2:39 Tiểu Cúc nói đến PUBG, còn Cửu Lang thì nói đến CS. Đều là 2 tựa game bắn súng, PUBG thì mn biết rõ rồi ha, còn CS chắc là cả một bầu trời tuổi thơ. Cái game CS e search thì thấy nó có từ hồi năm 99, 2000 luôn ấy. Khúc này cũng gất xin lũi mn vì e k có chơi 2 trò này @@ Nên là lúc dịch sẽ k biết mấy từ “chuyên ngành” ở trỏng. Ai biết thì chỉ em với chứ e mù mờ lắm, nghe k hiểu :((( 4:04 Nhắc tới Cao Tiểu Bối: Ừ thì trước buổi này 1 hôm (2022.11.01) Cửu Lang diễn với Tiểu Bối á, diễn vở “Học tứ tỉnh” ấy, bạn nhỏ cũng cưng lắm. Xem vở bạn nhỏ diễn e chỉ ngồi ngắm bạn ấy thôi chứ có thèm nghe gì đâu :))) Đợi bữa nào tâm e tịnh e sẽ xem lại, rảnh thì sub cho mn dẩy chung :))) Đợi tới ngày đó chắc hơi lâu à nha! 4:43 Vở “Thác thê hiến tử” : vở này Tiểu Cúc với Cửu Lang diễn cùng nhau bữa ngày 7/4 á. Còn vở “Học khiêu vũ” thì diễn ngay ngày hôm sau (8/4/2022). Đều ở Tam Khánh luôn. Còn vở “Bái mã quái” thì ôi má ơi, là hôm 6/4, bộ 3 Cúc - Linh - Lang diễn ấy ạ. Ta nói chứ… 3 ổng vừa mới bước lên sân khấu chưa nói câu nào khán giả đã cười gần chết :))) Cái vở “Bái mã quái” đó vốn dĩ đã bất ổn rồi, lại thêm cái tổ hợp cũng bất ổn nốt. Gì mà… “Thượng Tiểu Cúc quần khẩu với đội trưởng đội 9 và phu nhân đội trưởng đội 8” :))) Xong người “độ kiếp” và bị đúm nhiều nhất chính là Tiểu Cúc đáng thương :))) 6:38 “Sổ lai bảo” - 数来宝 : một môn nghệ thuật dân gian truyền thống lưu truyền ở vùng phía Bắc Trung Quốc. Là vừa gõ bản vừa hát ấy ạ. Mà lời của mấy bài này từ xưa chủ yếu được người hát tự biên ra, kể một câu chuyện nào đó, dựa trên những sự vật sự việc họ bắt gặp trong đời sống, thiên về ngẫu hứng, kiểu là xuất khẩu thành thơ ấy. Không hẳn là thơ, mà sẽ có nhịp điệu khá đặc biệt. Nghe mấy vở tướng thanh “Đối tọa sổ lai bảo” là mn hiểu mà đúng hông. Nên nghe của Cao Phong lão sư nè! Thầy đỉnh lắm ạ, nghe thầy gõ bản, xướng một khúc Sổ lai bảo là không uổng phí một đời. (Khen hơi lố :vv). Lịch sử của môn nghệ thuật này e không nhắc nữa nhe. Theo thời gian thì môn này được đưa vào các vở tướng thanh, trở thành 1 kỹ năng của diễn viên tướng thanh. 6:45 Dự kịch (豫剧): trong mấy vở trước e cũng có nhắc rồi ấy. Là 1 trong 5 nhánh lớn của hí kịch truyền thống, phổ biến ở Hà Nam và lan rộng ra toàn TQ. 5 nhánh lớn của hí kịch Trung Hoa gồm có: Kinh kịch (京剧), Việt kịch (越剧), Hoàng Mai kịch (Hoàng Mai hí - 黄梅戏), Bình kịch (评剧) và Hà Nam kịch (Dự kịch - 豫剧). 6:49 Nhạc Vân Bằng: này chắc khỏi nói ha. Sư phụ của Tiểu Cúc. Sư ca của Cửu Lang. Nói chứ… cái bối phận của xã thì… Thôi k nói nữa nha :))) 7:10 Thường Hương Ngọc, Tiểu Hương Ngọc (常香玉, 小香玉): Bà Thường Hương Ngọc (1923 - 2004) là lão nghệ nhân hát Dự kịch, Tiểu Hương Ngọc (SN 1965 - tên thật là 陈百玲 ) là cháu của bà ấy (không phải cháu ruột), cô cũng là diễn viên hát Dự kịch chuyên nghiệp. Kinh Vận Đại Cổ (京韵大鼓), Kinh Đông Đại Cổ (京东大鼓), Bắc Kinh cầm thư (北京琴书): là những thể loại diễn xướng có đi kèm nhạc cụ truyền thống (trống, đàn dây,...), có lẽ là phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc. Kinh Vận Đại Cổ chắc là mọi người quen thuộc vì sư nương và lão Lôi hát thể loại này ha. Quan Học Tăng (关学曾): nghệ sĩ hát Bắc Kinh cầm thư nổi tiếng.
7:59 “Có một vị Mã đại tỷ, bà ấy đúng là kẻ nhàn rỗi…”: Câu đầu tiên trong bài hát mở đầu bộ phim hài có tên là “Mã đại tỷ” - tên đầy đủ là《闲人马大姐》, này là kiểu phim hài thể loại sitcom (một tập ngắn tầm 2 chục phút, tổng cộng chiếu hơn 200 tập luôn á). Bộ phim này cũng khá lâu đời, bắt đầu chiếu hồi năm 2000. Bài hát mở đầu bộ phim do chính Quan Học Tăng lão sư hát, đương nhiên là hát theo lối Bắc Kinh cầm thư. Cửu Lang nhắc lại câu hát này, còn bắt chước giọng điệu cho giống nữa. (câu này tạm dịch như vậy thôi vì e không rõ nội dung phim cho lắm) 8:12 “Trộm bình ắc-quy”: có một tên trộm bình điện (bình ắc-quy) khá nổi tiếng trên mạng vì những phát ngôn gây sốc khi bị bắt. Cái này e cũng không rõ lắm. 8:56 “Nón bảo hiểm”: miếng hài của vở “Thác thê hiến tử” mà Cửu Lang diễn với Tiểu Cúc hôm 7/4 :))) Coi sơ qua thì nó là: Tiểu Cúc bịa chuyện Cửu Lang bị tai nạn tới mức đầu bay mất luôn (hơi kinh dị xíu @@), bịa một hồi cũng tâm huyết lắm, xong Tiểu Cúc kêu ổng phải mang cái đồ gì đó (hình như là cái hộp hay cái bao j j á) để đựng đầu của Cửu Lang mang về. Cửu Lang mới hỏi là “mang nón bảo hiểm tới đựng hả”, rồi kêu “tui mà đội nón bảo hiểm từ đầu thì đã không thành ra cơ sự này rồi”. Nghe thì giống quăng miếng tại chỗ luôn chứ không tính trước. Khán giả cười điên đảo. Tiểu Cúc ổng cũng bất ngờ với cái miếng này của Cửu Lang, ổng kêu không hề nghĩ tới luôn, còn kêu là từ giờ tới kết vở chắc không còn miếng hài nào vượt mặt được cái miếng “mũ bảo hiểm” này nữa :)))) Sơ sơ là vậy, e k nhớ chính xác, cũng k biết có hiểu sai nghĩa chỗ nào k, nhưng mà cái miếng hài này nghe nó sợ ma quá :))))
10:39 Nhắc tới Chu Hạc Tùng: Bạn Chu Chu nói nhiều chắc mn cũng biết, ổng tấu phụ là lúc nào cũng bức điên tấu chính mà. Lúc bạn Chu Chu diễn cùng Tiểu Cúc thì cũng làm Tiểu Cúc muốn phát điên. Tiểu Cúc phải phàn nàn với Chu Chu là ví dụ anh nghe tui nói mà thấy có gì không đồng tình thì từ từ mình nói, đừng có vội, đừng có ngắt lời tui miết như vậy. Còn kêu Chu Chu là nói nhiều lãng phí hết cả thời gian, thấy có “ngu xuẩn” quá không. Để mà phải bức xúc tới mức đó thì bạn nhỏ Tiểu Cúc đúng là cũng không dễ dàng gì chịu nổi :))) Thẳng thắn nói mà không nể nang gì như này thì chỉ có đồ đệ Nhạc môn mới dám thôi :))) 11:07 “Cảnh báo”: khúc này k biết dịch kiểu gì, e để tạm như vậy cho dễ hiểu thôi nha chứ nó không sát nghĩa cho lắm. Liên quan đến 1 cái thông báo pop-up trên điện thoại về dịch bệnh á. Kiểu là nếu có lịch sử từng đến vùng dịch, mà muốn về lại Bắc Kinh thì hệ thống sẽ gửi cảnh báo tới điện thoại (qua hình thức 1 thông báo hiện nổi lên màn hình) tức là không được phép đi vào, phải cung cấp thông tin, lịch trình,... để hệ thống duyệt, được duyệt thì mới được vào, rồi phải cách ly gì đó nữa. (Thông tin có thể không chính xác nha!) 11:17 Hùng An (雄安): Tân khu Hùng An - được quyết định thành lập năm 2017. Đây là một đô thị mới được xây dựng, cách Bắc Kinh tầm 100 km. Có vai trò như 1 trung tâm hành chính, phụ trợ cho thủ đô Bắc Kinh, những cơ quan hành chính, văn phòng công,... không quá quan trọng được chuyển về đây để giảm tải cho Bắc Kinh. 11:55 “Cái Hà Nam” (盖河南): Tên gọi khác của nghệ sĩ Kiều Thanh Tú (乔清秀) nổi tiếng với kinh nghiệm hát trụy tử (河南坠子) - một thể loại hát nói của tỉnh Hà Nam. 19:29 本戏 (nếu chiếu theo cách gọi của tuồng cổ ở Việt Nam thì là “tuồng pho”): Là loại kịch dài, có nhiều trích đoạn, để diễn hết trọn vẹn một vở thì phải diễn trong nhiều buổi. Ý Cửu Lang ở khúc này có lẽ là nói vở kịch “Đậu Công Huấn Nữ” là một vở kịch dài và có nhiều trích đoạn như vậy. Nội dung của vở kịch này (cũng như hầu hết các vở kinh kịch khác) được xây dựng gần giống kiểu tiểu thuyết chương hồi ấy, dựa trên các câu chuyện kinh điển nổi tiếng mà nhiều người biết tới. Tuồng cổ của Việt Nam mình chịu ảnh hưởng nhiều từ kinh kịch Trung Quốc nên cũng gần giống vậy á. Chúng ta hay nghe người ta nói “Trích đoạn tuồng + …” gì gì đó, một trích đoạn như chúng ta thường thấy đó thì cũng khá dài, thường trong một buổi diễn sẽ diễn 1 trích đoạn, và một vở tuồng thì có nhiều trích đoạn như vậy, hợp lại mới thành một vở hoàn chỉnh. Dưới đây là link cho ai muốn tìm hiểu rõ hơn về tuồng nha! Chứ e cũng mù mờ. E thấy bài viết này có vẻ chi tiết và còn so sánh với kinh kịch nữa. Còn giả dụ mấy chị mấy cô biết rồi thì thôi. Hehe^^ ladigi.vn/tuong-la-gi-chi-tiet-ve-tuong-moi-nhat-2021-2 Khúc này có nhiều “kiến thức chuyên ngành” quá ạ ~~ Cả vụ tên 8 đoạn của vở nữa. Cửu Lang ổng nhớ được cũng siêu thiệt sự. 21:21 “Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương” : Nguyên văn là: “窦燕山,有一方,教五子,名俱扬” (Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương, giáo ngũ tử, danh câu dương). Là những câu quen thuộc trong “Tam tự kinh”, gọi là “kinh” có lẽ vì ý nghĩa của cuốn sách này khá đặc biệt, dùng để dạy vỡ lòng, điều hay lẽ phải, luân thường đạo lý,... cho trẻ con thời xưa, chứ không phải là “kinh” kiểu kia đâu ạ. Nội dung trỏng cũng dài á mn, cứ mỗi câu lại có 3 từ. Nhưng mà đoạn đầu chắc chắn là mn biết nè, là “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” á! Ủa quên. Đang nói về nhân vật Đậu Yên Sơn mà ha. Ý nghĩa của mấy câu trên là nhắc tới Đậu Yên Sơn là người có cách dạy con khôn khéo, phương pháp giáo dục con cái đúng đắn (hữu nghĩa phương), ông dạy dỗ 5 người con trai (giáo ngũ tử), về sau 5 người con đó đều giỏi giang, thành tài, tiếng tăm vang xa (danh câu dương). Ngoài ra thì… người con gái của ông xuất hiện trong vở kịch thì hình như là con nuôi, ổng nhận nuôi vì lòng nhân hậu thương người. 21:29 “Cày đồng đang buổi ban trưa…”: Câu đầu trong bài ca dao khá quen thuộc. Nguyên văn tiếng Trung là 1 câu trong bài thơ “Mẫn nông” của nhà thơ Lý Thân thời nhà Đường (tinyurl.com/baithomannong). Bản thơ Đường là viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, còn bản tiếng Việt là được chuyển sang thể lục bát. Bài thơ này lưu truyền phổ biến trong dân gian VN, “đại đa số bộ phận người dân đều không rõ nguồn gốc của nó và xem nó là ca dao” (Ý kiến của Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng). 25:20 Meituan (美团点评): dịch vụ giao đồ ăn (Trên áo mấy anh shipper có ghi “美团外卖” - “Giao hàng Meituan”) tương tự như Shopee Food, Grab, BEAMIN,... Này là app ship đồ ăn khá nổi bên đó. Chính là mấy anh shipper áo vàng mà chuyện gì cũng biết làm ấy :))) 25:29 “Hành đầu” (行头): người trong nghề gọi trang phục của nghệ sĩ hí kịch là “hành đầu”. 29:16 叫板: Cửu Lang nhắc tới việc “gọi nhịp” trong hí kịch, kiểu hắng giọng trước khi bắt đầu hát ấy. 36:28 麸子: Tiểu Cúc nhắc đến “trấu cám”, ý là cám cho heo ăn ấy. 37:47 “...tấu hề chứ làm thiếp cái gì!” : Nguyên văn từ mà Cửu Lang nói Tiểu Cúc là từ “怯勺” - từ này nguồn gốc của nó là tiếng địa phương ở Bắc Kinh (phương ngữ Bắc Kinh), ý chỉ người từ địa phương khác (không phải người Bắc Kinh gốc) có cách dùng từ ngữ, cách diễn đạt câu chữ trong lời nói không giống với cách người Bắc Kinh thường dùng, kiểu như vậy sẽ hơi “ngớ ngẩn”, hơi “khác người”, làm trò cười cho mọi người. 44:31 《拉洋片》: một vở tướng thanh truyền thống, lấy phim chiếu bóng (chiếu bóng thùng) làm chủ đề. Cửu Lang nhắc tới vì trong vở này có đoạn tấu chính dùng quạt để đánh lên đầu tấu phụ, lý do là vì tấu chính đóng vai người làm nghề chiếu bóng, mời năm lần bảy lượt mà tấu phụ không chịu xem nên dùng “biện pháp mạnh” để ép tấu phụ phải xem. Từ đầu tới cuối vở thì tấu phụ bị “đánh” như vậy cũng khá nhiều. Nói ra thì hơi bạo lực nhưng mà vở này vui lắm á, lúc mô phỏng thùng chiếu bóng thì diễn viên sẽ kê cái bàn lệch sang 1 bên để giả làm thùng chiếu bóng, tấu phụ sẽ cúi xuống để coi, kiểu nửa ngồi nửa đứng nên nó mắc cười thiệt sự, lúc quạt gõ lên đầu thì kêu hơi to nhưng chắc các anh nhẹ tay, với cả dùng phần giấy của quạt để đánh nên chắc không đau ~~ đó là e nghĩ thế chứ nhìn thì cũng thấy hơi xót. Vở này gần đây có vẻ ít được biểu diễn, chắc vì chủ đề “chiếu bóng” này hơi cũ, không quá phổ biến, hiện giờ cũng hiếm thấy. Nói chứ e chưa được thấy cái thùng chiếu bóng bao giờ luôn á ~~ 46:45 “Con ngựa rớt vô tách trà…”: Miếng hài trong vở 《扒马褂》(Bái mã quái). Này chắc mọi người cũng coi nhiều rồi, mỗi vở đều có những miếng hài riêng được các diễn viên sáng tạo cho riêng mình nhưng cái miếng “con ngựa” này là miếng quen thuộc nè.
2:39
Tiểu Cúc nói đến PUBG, còn Cửu Lang thì nói đến CS. Đều là 2 tựa game bắn súng, PUBG thì mn biết rõ rồi ha, còn CS chắc là cả một bầu trời tuổi thơ. Cái game CS e search thì thấy nó có từ hồi năm 99, 2000 luôn ấy. Khúc này cũng gất xin lũi mn vì e k có chơi 2 trò này @@ Nên là lúc dịch sẽ k biết mấy từ “chuyên ngành” ở trỏng. Ai biết thì chỉ em với chứ e mù mờ lắm, nghe k hiểu :(((
4:04
Nhắc tới Cao Tiểu Bối: Ừ thì trước buổi này 1 hôm (2022.11.01) Cửu Lang diễn với Tiểu Bối á, diễn vở “Học tứ tỉnh” ấy, bạn nhỏ cũng cưng lắm. Xem vở bạn nhỏ diễn e chỉ ngồi ngắm bạn ấy thôi chứ có thèm nghe gì đâu :))) Đợi bữa nào tâm e tịnh e sẽ xem lại, rảnh thì sub cho mn dẩy chung :))) Đợi tới ngày đó chắc hơi lâu à nha!
4:43
Vở “Thác thê hiến tử” : vở này Tiểu Cúc với Cửu Lang diễn cùng nhau bữa ngày 7/4 á. Còn vở “Học khiêu vũ” thì diễn ngay ngày hôm sau (8/4/2022). Đều ở Tam Khánh luôn.
Còn vở “Bái mã quái” thì ôi má ơi, là hôm 6/4, bộ 3 Cúc - Linh - Lang diễn ấy ạ. Ta nói chứ… 3 ổng vừa mới bước lên sân khấu chưa nói câu nào khán giả đã cười gần chết :)))
Cái vở “Bái mã quái” đó vốn dĩ đã bất ổn rồi, lại thêm cái tổ hợp cũng bất ổn nốt. Gì mà… “Thượng Tiểu Cúc quần khẩu với đội trưởng đội 9 và phu nhân đội trưởng đội 8” :))) Xong người “độ kiếp” và bị đúm nhiều nhất chính là Tiểu Cúc đáng thương :)))
6:38
“Sổ lai bảo” - 数来宝 : một môn nghệ thuật dân gian truyền thống lưu truyền ở vùng phía Bắc Trung Quốc. Là vừa gõ bản vừa hát ấy ạ. Mà lời của mấy bài này từ xưa chủ yếu được người hát tự biên ra, kể một câu chuyện nào đó, dựa trên những sự vật sự việc họ bắt gặp trong đời sống, thiên về ngẫu hứng, kiểu là xuất khẩu thành thơ ấy. Không hẳn là thơ, mà sẽ có nhịp điệu khá đặc biệt. Nghe mấy vở tướng thanh “Đối tọa sổ lai bảo” là mn hiểu mà đúng hông. Nên nghe của Cao Phong lão sư nè! Thầy đỉnh lắm ạ, nghe thầy gõ bản, xướng một khúc Sổ lai bảo là không uổng phí một đời. (Khen hơi lố :vv). Lịch sử của môn nghệ thuật này e không nhắc nữa nhe. Theo thời gian thì môn này được đưa vào các vở tướng thanh, trở thành 1 kỹ năng của diễn viên tướng thanh.
6:45
Dự kịch (豫剧): trong mấy vở trước e cũng có nhắc rồi ấy. Là 1 trong 5 nhánh lớn của hí kịch truyền thống, phổ biến ở Hà Nam và lan rộng ra toàn TQ. 5 nhánh lớn của hí kịch Trung Hoa gồm có: Kinh kịch (京剧), Việt kịch (越剧), Hoàng Mai kịch (Hoàng Mai hí - 黄梅戏), Bình kịch (评剧) và Hà Nam kịch (Dự kịch - 豫剧).
6:49
Nhạc Vân Bằng: này chắc khỏi nói ha. Sư phụ của Tiểu Cúc. Sư ca của Cửu Lang. Nói chứ… cái bối phận của xã thì… Thôi k nói nữa nha :)))
7:10
Thường Hương Ngọc, Tiểu Hương Ngọc (常香玉, 小香玉): Bà Thường Hương Ngọc (1923 - 2004) là lão nghệ nhân hát Dự kịch, Tiểu Hương Ngọc (SN 1965 - tên thật là 陈百玲 ) là cháu của bà ấy (không phải cháu ruột), cô cũng là diễn viên hát Dự kịch chuyên nghiệp.
Kinh Vận Đại Cổ (京韵大鼓), Kinh Đông Đại Cổ (京东大鼓), Bắc Kinh cầm thư (北京琴书): là những thể loại diễn xướng có đi kèm nhạc cụ truyền thống (trống, đàn dây,...), có lẽ là phổ biến ở miền Bắc Trung Quốc. Kinh Vận Đại Cổ chắc là mọi người quen thuộc vì sư nương và lão Lôi hát thể loại này ha.
Quan Học Tăng (关学曾): nghệ sĩ hát Bắc Kinh cầm thư nổi tiếng.
7:59
“Có một vị Mã đại tỷ, bà ấy đúng là kẻ nhàn rỗi…”: Câu đầu tiên trong bài hát mở đầu bộ phim hài có tên là “Mã đại tỷ” - tên đầy đủ là《闲人马大姐》, này là kiểu phim hài thể loại sitcom (một tập ngắn tầm 2 chục phút, tổng cộng chiếu hơn 200 tập luôn á). Bộ phim này cũng khá lâu đời, bắt đầu chiếu hồi năm 2000. Bài hát mở đầu bộ phim do chính Quan Học Tăng lão sư hát, đương nhiên là hát theo lối Bắc Kinh cầm thư.
Cửu Lang nhắc lại câu hát này, còn bắt chước giọng điệu cho giống nữa.
(câu này tạm dịch như vậy thôi vì e không rõ nội dung phim cho lắm)
8:12
“Trộm bình ắc-quy”: có một tên trộm bình điện (bình ắc-quy) khá nổi tiếng trên mạng vì những phát ngôn gây sốc khi bị bắt. Cái này e cũng không rõ lắm.
8:56
“Nón bảo hiểm”: miếng hài của vở “Thác thê hiến tử” mà Cửu Lang diễn với Tiểu Cúc hôm 7/4 :))) Coi sơ qua thì nó là: Tiểu Cúc bịa chuyện Cửu Lang bị tai nạn tới mức đầu bay mất luôn (hơi kinh dị xíu @@), bịa một hồi cũng tâm huyết lắm, xong Tiểu Cúc kêu ổng phải mang cái đồ gì đó (hình như là cái hộp hay cái bao j j á) để đựng đầu của Cửu Lang mang về. Cửu Lang mới hỏi là “mang nón bảo hiểm tới đựng hả”, rồi kêu “tui mà đội nón bảo hiểm từ đầu thì đã không thành ra cơ sự này rồi”. Nghe thì giống quăng miếng tại chỗ luôn chứ không tính trước. Khán giả cười điên đảo. Tiểu Cúc ổng cũng bất ngờ với cái miếng này của Cửu Lang, ổng kêu không hề nghĩ tới luôn, còn kêu là từ giờ tới kết vở chắc không còn miếng hài nào vượt mặt được cái miếng “mũ bảo hiểm” này nữa :))))
Sơ sơ là vậy, e k nhớ chính xác, cũng k biết có hiểu sai nghĩa chỗ nào k, nhưng mà cái miếng hài này nghe nó sợ ma quá :))))
Đúng là xem kỹ mới thấy độ ăn ý giữa các cặp đôi lâu năm khi khống chế điều chỉnh tình huống :))) vở này mở đầu khá ổn đó.
dễ thương thiệt !! Coi cười muốn xỉu🤣🤣
Yêu cô! Tui nghe đồn vở này dễ thương lắm mà chưa kịp xem, giờ sẵn có vietsub của cô tui sẽ xem thật trọn vẹn 🙆♀️ cảm ơn cô nhiều nhá 😉
10:39
Nhắc tới Chu Hạc Tùng: Bạn Chu Chu nói nhiều chắc mn cũng biết, ổng tấu phụ là lúc nào cũng bức điên tấu chính mà. Lúc bạn Chu Chu diễn cùng Tiểu Cúc thì cũng làm Tiểu Cúc muốn phát điên. Tiểu Cúc phải phàn nàn với Chu Chu là ví dụ anh nghe tui nói mà thấy có gì không đồng tình thì từ từ mình nói, đừng có vội, đừng có ngắt lời tui miết như vậy. Còn kêu Chu Chu là nói nhiều lãng phí hết cả thời gian, thấy có “ngu xuẩn” quá không. Để mà phải bức xúc tới mức đó thì bạn nhỏ Tiểu Cúc đúng là cũng không dễ dàng gì chịu nổi :))) Thẳng thắn nói mà không nể nang gì như này thì chỉ có đồ đệ Nhạc môn mới dám thôi :)))
11:07
“Cảnh báo”: khúc này k biết dịch kiểu gì, e để tạm như vậy cho dễ hiểu thôi nha chứ nó không sát nghĩa cho lắm. Liên quan đến 1 cái thông báo pop-up trên điện thoại về dịch bệnh á. Kiểu là nếu có lịch sử từng đến vùng dịch, mà muốn về lại Bắc Kinh thì hệ thống sẽ gửi cảnh báo tới điện thoại (qua hình thức 1 thông báo hiện nổi lên màn hình) tức là không được phép đi vào, phải cung cấp thông tin, lịch trình,... để hệ thống duyệt, được duyệt thì mới được vào, rồi phải cách ly gì đó nữa. (Thông tin có thể không chính xác nha!)
11:17
Hùng An (雄安): Tân khu Hùng An - được quyết định thành lập năm 2017. Đây là một đô thị mới được xây dựng, cách Bắc Kinh tầm 100 km. Có vai trò như 1 trung tâm hành chính, phụ trợ cho thủ đô Bắc Kinh, những cơ quan hành chính, văn phòng công,... không quá quan trọng được chuyển về đây để giảm tải cho Bắc Kinh.
11:55
“Cái Hà Nam” (盖河南): Tên gọi khác của nghệ sĩ Kiều Thanh Tú (乔清秀) nổi tiếng với kinh nghiệm hát trụy tử (河南坠子) - một thể loại hát nói của tỉnh Hà Nam.
19:29
本戏 (nếu chiếu theo cách gọi của tuồng cổ ở Việt Nam thì là “tuồng pho”): Là loại kịch dài, có nhiều trích đoạn, để diễn hết trọn vẹn một vở thì phải diễn trong nhiều buổi.
Ý Cửu Lang ở khúc này có lẽ là nói vở kịch “Đậu Công Huấn Nữ” là một vở kịch dài và có nhiều trích đoạn như vậy.
Nội dung của vở kịch này (cũng như hầu hết các vở kinh kịch khác) được xây dựng gần giống kiểu tiểu thuyết chương hồi ấy, dựa trên các câu chuyện kinh điển nổi tiếng mà nhiều người biết tới. Tuồng cổ của Việt Nam mình chịu ảnh hưởng nhiều từ kinh kịch Trung Quốc nên cũng gần giống vậy á. Chúng ta hay nghe người ta nói “Trích đoạn tuồng + …” gì gì đó, một trích đoạn như chúng ta thường thấy đó thì cũng khá dài, thường trong một buổi diễn sẽ diễn 1 trích đoạn, và một vở tuồng thì có nhiều trích đoạn như vậy, hợp lại mới thành một vở hoàn chỉnh.
Dưới đây là link cho ai muốn tìm hiểu rõ hơn về tuồng nha! Chứ e cũng mù mờ. E thấy bài viết này có vẻ chi tiết và còn so sánh với kinh kịch nữa. Còn giả dụ mấy chị mấy cô biết rồi thì thôi. Hehe^^
ladigi.vn/tuong-la-gi-chi-tiet-ve-tuong-moi-nhat-2021-2
Khúc này có nhiều “kiến thức chuyên ngành” quá ạ ~~ Cả vụ tên 8 đoạn của vở nữa. Cửu Lang ổng nhớ được cũng siêu thiệt sự.
21:21
“Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương” : Nguyên văn là: “窦燕山,有一方,教五子,名俱扬” (Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương, giáo ngũ tử, danh câu dương). Là những câu quen thuộc trong “Tam tự kinh”, gọi là “kinh” có lẽ vì ý nghĩa của cuốn sách này khá đặc biệt, dùng để dạy vỡ lòng, điều hay lẽ phải, luân thường đạo lý,... cho trẻ con thời xưa, chứ không phải là “kinh” kiểu kia đâu ạ.
Nội dung trỏng cũng dài á mn, cứ mỗi câu lại có 3 từ. Nhưng mà đoạn đầu chắc chắn là mn biết nè, là “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” á!
Ủa quên. Đang nói về nhân vật Đậu Yên Sơn mà ha. Ý nghĩa của mấy câu trên là nhắc tới Đậu Yên Sơn là người có cách dạy con khôn khéo, phương pháp giáo dục con cái đúng đắn (hữu nghĩa phương), ông dạy dỗ 5 người con trai (giáo ngũ tử), về sau 5 người con đó đều giỏi giang, thành tài, tiếng tăm vang xa (danh câu dương). Ngoài ra thì… người con gái của ông xuất hiện trong vở kịch thì hình như là con nuôi, ổng nhận nuôi vì lòng nhân hậu thương người.
21:29
“Cày đồng đang buổi ban trưa…”: Câu đầu trong bài ca dao khá quen thuộc. Nguyên văn tiếng Trung là 1 câu trong bài thơ “Mẫn nông” của nhà thơ Lý Thân thời nhà Đường (tinyurl.com/baithomannong).
Bản thơ Đường là viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, còn bản tiếng Việt là được chuyển sang thể lục bát.
Bài thơ này lưu truyền phổ biến trong dân gian VN, “đại đa số bộ phận người dân đều không rõ nguồn gốc của nó và xem nó là ca dao” (Ý kiến của Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng).
25:20
Meituan (美团点评): dịch vụ giao đồ ăn (Trên áo mấy anh shipper có ghi “美团外卖” - “Giao hàng Meituan”) tương tự như Shopee Food, Grab, BEAMIN,... Này là app ship đồ ăn khá nổi bên đó. Chính là mấy anh shipper áo vàng mà chuyện gì cũng biết làm ấy :)))
25:29
“Hành đầu” (行头): người trong nghề gọi trang phục của nghệ sĩ hí kịch là “hành đầu”.
29:16
叫板: Cửu Lang nhắc tới việc “gọi nhịp” trong hí kịch, kiểu hắng giọng trước khi bắt đầu hát ấy.
36:28
麸子: Tiểu Cúc nhắc đến “trấu cám”, ý là cám cho heo ăn ấy.
37:47
“...tấu hề chứ làm thiếp cái gì!” : Nguyên văn từ mà Cửu Lang nói Tiểu Cúc là từ “怯勺” - từ này nguồn gốc của nó là tiếng địa phương ở Bắc Kinh (phương ngữ Bắc Kinh), ý chỉ người từ địa phương khác (không phải người Bắc Kinh gốc) có cách dùng từ ngữ, cách diễn đạt câu chữ trong lời nói không giống với cách người Bắc Kinh thường dùng, kiểu như vậy sẽ hơi “ngớ ngẩn”, hơi “khác người”, làm trò cười cho mọi người.
44:31
《拉洋片》: một vở tướng thanh truyền thống, lấy phim chiếu bóng (chiếu bóng thùng) làm chủ đề. Cửu Lang nhắc tới vì trong vở này có đoạn tấu chính dùng quạt để đánh lên đầu tấu phụ, lý do là vì tấu chính đóng vai người làm nghề chiếu bóng, mời năm lần bảy lượt mà tấu phụ không chịu xem nên dùng “biện pháp mạnh” để ép tấu phụ phải xem. Từ đầu tới cuối vở thì tấu phụ bị “đánh” như vậy cũng khá nhiều.
Nói ra thì hơi bạo lực nhưng mà vở này vui lắm á, lúc mô phỏng thùng chiếu bóng thì diễn viên sẽ kê cái bàn lệch sang 1 bên để giả làm thùng chiếu bóng, tấu phụ sẽ cúi xuống để coi, kiểu nửa ngồi nửa đứng nên nó mắc cười thiệt sự, lúc quạt gõ lên đầu thì kêu hơi to nhưng chắc các anh nhẹ tay, với cả dùng phần giấy của quạt để đánh nên chắc không đau ~~ đó là e nghĩ thế chứ nhìn thì cũng thấy hơi xót.
Vở này gần đây có vẻ ít được biểu diễn, chắc vì chủ đề “chiếu bóng” này hơi cũ, không quá phổ biến, hiện giờ cũng hiếm thấy. Nói chứ e chưa được thấy cái thùng chiếu bóng bao giờ luôn á ~~
46:45
“Con ngựa rớt vô tách trà…”: Miếng hài trong vở 《扒马褂》(Bái mã quái). Này chắc mọi người cũng coi nhiều rồi, mỗi vở đều có những miếng hài riêng được các diễn viên sáng tạo cho riêng mình nhưng cái miếng “con ngựa” này là miếng quen thuộc nè.
Củm ưn cô nha ❤