Đỉnh cao nghệ thuật Chiến dịch Hồ Chí Minh | SỬ VIỆT AZ

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 7 ก.ย. 2024
  • Đỉnh cao nghệ thuật Chiến dịch Hồ Chí Minh | SỬ VIỆT AZ
    Trải qua hơn một tháng liên tục Tổng tiến công và nổi dậy, với các Chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Trị-Thiên-Huế, Đà Nẵng và Chiến dịch Xuân Lộc giành thắng lợi to lớn, đã tạo ra thế và lực mới cho quân và dân ta mở chiến dịch quyết chiến chiến lược đánh vào Sài Gòn-Gia Định, sào huyệt cuối cùng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhằm kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...
    QĐND - Trải qua hơn một tháng liên tục Tổng tiến công và nổi dậy, với các Chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Trị-Thiên-Huế, Đà Nẵng và Chiến dịch Xuân Lộc giành thắng lợi to lớn, đã tạo ra thế và lực mới cho quân và dân ta mở chiến dịch quyết chiến chiến lược đánh vào Sài Gòn-Gia Định, sào huyệt cuối cùng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhằm kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nắm vững thời cơ chiến lược mới, ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch tiến công giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định (ngày 14-4-1975 đổi tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh).
    Chiến dịch Hồ Chí Minh được chuẩn bị chu đáo và diễn ra từ ngày 26-4-1975 đến ngày 30-4-1975, với phương châm chỉ đạo tác chiến là: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Trước khi diễn ra chiến dịch, ta đã kịp thời nắm bắt đúng thời cơ chiến lược, hạ quyết tâm chiến dịch chính xác, kịp thời. Sau thắng lợi vang dội ở Tây Nguyên, ta nhanh chóng tiêu diệt Quân khu 1 và lực lượng còn lại của Quân khu 2 địch, không cho chúng co cụm về Sài Gòn. Vùng giải phóng được mở rộng, chiếm 3/4 đất đai và gần 1/2 dân số miền Nam. Một cục diện mới trên chiến trường mở ra thời cơ chưa từng có để quân và dân ta tiến lên giải phóng miền Nam đã đến. Trước thời cơ chiến lược đó, trong phiên họp ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị chủ trương: Tập trung lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng xong Sài Gòn-Gia Định trước mùa mưa (tháng 5-1975).
    Cùng với việc tạo thời cơ, nắm bắt và tranh thủ thời cơ chiến lược, ta tập trung lực lượng lớn bộ đội chủ lực, biệt động và các lực lượng vũ trang tại chỗ, trong đó 4 quân đoàn chủ lực và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn) làm nòng cốt, hình thành thế bao vây, từ 5 hướng tiến công vào nội thành Sài Gòn, kết hợp chặt chẽ với lực lượng đặc công, biệt động, lực lượng vũ trang địa phương ở bên trong, cùng với quần chúng nổi dậy. Đây là sự vận dụng nghệ thuật tập trung lực lượng tạo ưu thế hơn hẳn địch trên một địa bàn chiến dịch trong thời điểm quyết định giành thắng lợi cuối cùng.
    Trong thời gian rất ngắn, ta đã tạo lập được thế trận hợp vây lớn, chia cắt địch hiểm. Trước chiến dịch, ta tổ chức các đợt chiến đấu tạo thế rộng, thực hiện hợp vây lớn và chia cắt tập đoàn phòng ngự của địch, bịt chặt mọi đường rút chạy của địch ở hướng tây và tây nam về Đồng bằng sông Cửu Long, hướng đông đi Vũng Tàu ra biển, đập tan mọi sự phản kháng của địch, nhanh chóng hình thành thế trận bao vây chặt Sài Gòn-Gia Định trên tất cả các hướng: Đông, Bắc, Tây Bắc, Tây Nam và Nam. Đây là thế trận rất hiểm hóc dựa trên cơ sở lực lượng toàn chiến dịch, gồm cả lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, lực lượng chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương, trong đó các binh đoàn chủ lực cơ động là nòng cốt quyết định đánh thắng nhanh, đẩy quân địch mau chóng thất bại.
    * Kể chuyện lịch sử Việt Nam #suvietaz
    ---------------------------------
    * Kết nối với chúng tôi:
    - Tiktok: / suviet.az
    - Facebook:

ความคิดเห็น •