10 BÀI ĐẠO CA - [Thơ: Phạm Thiên Thư - Nhạc: Phạm Duy]
ฝัง
- เผยแพร่เมื่อ 3 ธ.ค. 2024
- 10 BÀI ĐẠO CA
Thơ: Phạm Thiên Thư
Nhạc: Phạm Duy (Sanh: 05/10/1921 - Mất: 27/01/2013)
Hòa âm: Hồ Đăng Tín - Duy Cường bổ túc phối khí
Trình bày: Thái Thanh (Sanh: 05/08/1934 - Mất: 17/03/2020)
- - - -
ĐẠO CA & THIỀN CA - PHẠM DUY TRÊN ĐĂNG TRÌNH ĐẾN VÔ CỰC - (Thụy Khuê) - 00:01
01: Pháp thân - 21:58
02: Đại nguyện - 26:33
03: Chàng dũng sỹ và con ngựa vàng (Ảo hóa) - 31:33
04: Quán Thế Âm (Hóa thân) - 38:29
05: Một cành mai - 43:00
06: Lời ru, bú mớm, nâng niu - 47:34
07: Qua suối mây hồng (Vô ngôn) - 53:22
08: Giọt chuông Cam Lộ (Duy tuệ) - 59:11
09: Chắp tay hoa (Quy - y) - 01:03:46
10: Tâm xuân (Tam Giáo Đồng Nguyên) - 01:08:07
- - - -
ĐẠO CA GIỮA THÀNH VÁCH SƯƠNG MÙ
ĐẠO như một con đường dẫn ta thoát ly ra khỏi khu rừng rậm của tâm tưởng sai lầm, là một thái độ sống hay chính là bản chất của sự sống; đạo không phải là một số ý niệm, giáo điều nhằm khép kín tâm linh để rồi đồng hóa sự sống trên những hạn hữu phiến diện; như vậy đạo chỉ là một chùm sao để ta rõi(?) đến một chân trời giải thoát, như một biểu tượng để cá nhân vượt qua tất cả vực bờ, thể nhập vào chân thể vũ trụ; chân tướng ấy không bao giờ là một danh hiệu mà là sự hiện hữu mầu nhiệm trong tiếng bừng reo của kẻ giác ngộ như tiếng chim ca hát giữa thành vách sương mù.
Đạo ca chính là tiếng hát khiến cá nhân tái sinh trong những tâm tưởng cao đẹp nhất như một hòa điệu mênh mang giữa nhân-giới, nhiên-giới và siêu-nhiên-giới.
ĐẠO CA 1 - PHÁP THÂN - ở đây vũ trụ hiện bày như một toàn thể sinh hóa, một tương duyên mật thiết, không còn một vực bờ hữu hạn, xóa bỏ tất cả ý thức về NGÃ và PHI NGÃ, mọi dấu chân tìm kiếm ngoại vật - một là tất cả - tất cả là một.
ĐẠO CA 2 - ĐẠI NGUYỆN - từ quan điểm toàn thể trên, dẫn đến một tâm linh bao la, diệu vời; đó là lòng từ-bi, là ý lực cứu độ muôn loài như cứu chính mình.
ĐẠO CA 3 - CHÀNG DŨNG SỸ VÀ CON NGỰA VÀNG hay là ẢO HÓA - đó là diễn trình cá nhân vượt thoát ảo ảnh, tự thân để thể nhập vào chân lý hay là con đường biểu tượng hóa của NHÃN-THỨC (sự phân biệt của con mắt) trong duy thức học.
ĐẠO CA 4 - QUÁN THẾ ÂM hay là HÓA THÂN - đó là biểu tượng hóa quá trình cá nhân bước vào đại thể hay là con đường nhập thế của NHĨ-THỨC (sự phân biệt của tai) - nghe khắp tiếng kêu thương của cuộc đời để hóa thân cứu độ.
ĐẠO CA 5 - MỘT CÀNH MAI - đó là hiện thân của kẻ vượt thắng nổi nỗi lo sợ về sự chết; vì chết và sống chỉ là sự đắp đổi, thăng hóa trong một toàn thể miên viễn; ở đây diễn tả hương thơm đặc trưng của TỶ-THỨC (sự phân biệt của mũi).
ĐẠO CA 6 - LỜI RU, BÚ MỚM, NÂNG NIU - nói về hiện thể Tạo-Hóa của người mẹ đã khiến cho đứa con một nền tảng tâm linh, hiền hòa giữa tạo vật; nhân sinh không còn là tù ngục với con người; đạo ca này nói về ý nghĩa của THÂN-THỨC (sự cảm nhận của xúc giác).
ĐẠO CA 7 - QUA SUỐI MÂY HỒNG hay là VÔ NGÔN - diễn tả cuộc chiến tranh giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh, tranh nhau trái tim Mỵ Nương, tượng trưng cho ý thức sáng tạo; sau cùng Sơn Tinh, sự vắng lặng của ý niệm ngôn ngữ, cùng người đẹp hóa thân vào đại thể, còn lưu lại đỉnh núi bản siêu hùng ca là cuốn thiên thư không chữ và cây sáo thần không lỗ, tiếng sáo biểu hiện bản thể mầu nhiệm trong cõi giới hiện tượng, tiếng sáo thúc giục loài người vượt thoát ý niệm, ngôn ngữ, thể nhập vào uyên cõi tịch mịch; đạo ca này diễn tả về THIỆT-THỨC (sự phân biệt của lưỡi).
ĐẠO CA 8 - GIỌT CHUÔNG CAM LỘ hay là DUY TUỆ - diễn tả cuộc bình minh của tâm thức trong ba động của tiếng chuông chùa; tiếng đại hồng như giọt nước làm tràn mạch suối tâm linh, với hình ảnh thiền sư Vạn Hạnh, chống gậy trúc xuống núi, cưu mang cả một mùa đông trong lòng tay ngọc hồng hào; đạo ca 8 diễn bày công hạnh của Ý-THỨC.
ĐẠO CA 9 - CHẮP TAY HOA hay là QUY-Y - diễn tả một thái độ cung kính yêu thương vạn vật chung quanh, vì tất cả đều hiện bày một bản thể mầu nhiệm xô đổ tất cả mọi nấc thang giá trị; bài này nói về MẠT-NA THỨC (năng lực chấp ngã).
ĐẠO CA 10 - TÂM XUÂN hay là TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN - đó là con đường trở về thiên nhiên, gia đình, xã hội và siêu nhiên khiến cho cá nhân quân bình giữa cảm xúc, tri thức và hành động; đó là một nền đạo lý tổng hợp tối diệu ba nguồn tư tưởng Phật-Lão-Khổng của Việt tộc; mùa hồi sinh của tạo vật cũng chính là sự bừng sống mãnh liệt của tâm tư; đạo ca này nói về công năng của tạng thức A-LẠI-DA, nơi huân tộc(?) và hiện hành các chủng tử (hạt giống) ý niệm.
10 bài đạo-ca ở đây như 10 khung cửa mở rộng tâm linh để cá nhân bước vào đại thể, từ quan điểm đến ý lực hành động rồi thắng vượt ảo hóa để bước vào đại thể, tự tại trước tử-sinh, hiền hòa giữa nhiên-giới, xa lìa ngữ-ngôn, chào mừng trí-tuệ, cung kính cỏ-cây để rồi mở ra một mùa xuân tâm-thức bao la vời vợi.
10 ca khúc này có thể coi như 10 trình độ thể nghiệm tâm-linh như 10 bức họa con trâu (thập ngưu đồ) của đạo-thiền; vài danh từ Phật-Giáo được dùng ở đây xin được hiểu như là những biểu tượng của tự tâm thanh tịnh, những hình ảnh đặc thù của nền đạo-học Đông-Phương, nhất là con đường BÁT-THỨC của Pháp Tướng Tông Phật-Giáo!
(Phạm Thiên Thư)
..."Sau thành công với những ca khúc có thể xem là tình ca phổ từ thơ Phạm Thiên Thư, nhạc sỹ Phạm Duy đã tìm đến một thể loại đặc biệt, được ông gọi là “Đạo Ca giữa thành vách sương mù”, phổ từ thơ của Tuệ Không tu sỹ (tức thi sỹ Phạm Thiên Thư).
Vì sao gọi là “thành vách sương mù”? Đó là vì cả 2 ông đều nhìn thấy thực tại ê chề, với sự lừa lọc, dối trá, tạo thành một bức thành vách làm từ bức sương mù, hư hư ảo ảo giữa cõi nhân gian. Đạo Ca như là một người cầm đuốc đi giữa đám sương mù đó.
Nhạc sỹ Phạm Duy đã nói về Đạo Ca như sau: “Cái may mắn cho tôi là gặp được nhà thơ Phạm Thiên Thư. Sau khi có được vài bài thơ của anh để soạn thành vài bài tình ca rất trong sáng như Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này (Mooth Thoáng Hương Qua), và Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (trích trong Đoạn Trường Vô Thanh) … tôi đả động tới chuyện cùng nhau soạn nhạc đạo, vì chúng ta đã đánh mất đạo giáo và đang tìm đường trở về Đạo Việt Nam.
Và Đạo Ca tuần tự ra đời… Quên chuyện thực tại rất ê chề đi, chúng tôi cùng nhau đi vào cõi siêu hình. Không còn là tả thực (realism) trong âm nhạc nữa, đạo ca dùng cốt truyện, âm điệu, nhất là hợp âm, để diễn tả những ý tưởng trừu tượng (abstract). Đạo ca đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của tôi, không còn có những yếu tố cận nhân tình như quê hương, dân tộc, xã hội”…
phamduy.com/en/van-nghien-cuu/nhung-trang-hoi-am/5850-dao-ca
Thật tuyệt vời. Cảm ơn.