Polysaccharides: Tinh bột & Cellulose

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 15 ต.ค. 2024
  • Nội dung video: 1203C: Polysaccharide - Tinh bột & Cellulose
    0:50 Phần ôn.
    1:15 Tinh bột: cấu tạo.
    4:10 Cellulose: cấu tạo.
    4:48 Tinh bột & Cellulose: tính chất vật lý.
    5:21 Đọc thêm: Tại sao cellulose dạng sợi và không tan trong nước?.
    8:05 Tinh bột & Cellulose: tính chất hóa học.
    9:53 Tạo sao tinh bột có tác dụng màu với dung dịch I₂/KI?
    14:04 Chuyện bên lề: Tại sao có màu xanh tím?
    16:07 Đọc thêm: Tại sao cellulose tan được trong dung dịch Schweiser?
    16:44 Luyện tập.
    Chú ý:
    1. Tại 9:15 vui lòng sửa "C₁₂H₁₂O₁₁" thành "C₁₂H₂₂O₁₁".
    2. Tại 24:55 vui lòng sửa "cellulose" thành "tinh bột" trong bài tập 5.13, đồng thời enzyme là "amylase & maltase" thay vì "cellulase" (do copy & paste 2 phản ứng từ 5.12 nhưng quên không điều chỉnh cho phù hợp! 😥.
    3. Tại 30:29 vui lòng sửa "silver nitrate" thành "silver" ở hàng đầu tiên bài tập 4.19.
    và thêm: lượng AgNO₃ cần dùng: (7200x170/108)x(100/90) =12 592,593 (𝑔)
    Blog & giải đáp: chemjoy-tt.blo...
    © Nguyen Trong Tho - 2024
    @HocHoaTT
    #hoahoc12 #hóahọc12 #chemistry #polysaccharides #tinhbot #starch #cellulose #carbohydrate

ความคิดเห็น • 47

  • @phuongdao3140
    @phuongdao3140 หลายเดือนก่อน +2

    Em thật may mắn vì được biết đến kênh của thầy ạ! Em cảm ơn thầy rất nhiều!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      Vui vì giúp được bạn.
      Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!

  • @HangNguyen-wb8ng
    @HangNguyen-wb8ng 12 วันที่ผ่านมา +1

    Tuyệt vời quá Thầy ơi! Cảm ơn Thầy đã cung cấp những kiến thức bổ ích và cách trình bày trên video rất dễ hiểu Thầy ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  11 วันที่ผ่านมา

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @toiay2634
    @toiay2634 หลายเดือนก่อน +2

    Rất cảm ơn Thầy. Bài giảng của Thầy rất hay, kiến thức rất sâu, rất rõ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @tooanh-t9e
    @tooanh-t9e หลายเดือนก่อน +1

    Bài giảng của thầy hay quá ạ! E mong chờ hàng tuần. Chúc thầy luôn khoẻ ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  26 วันที่ผ่านมา +1

      Vui vì bạn thấy thích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @haiph12
    @haiph12 หลายเดือนก่อน +2

    Bài này hay quá Thầy ạ. Em cám ơn Thầy. Xem bài giảng của thầy em mới biết chỗ I3- chui vào vòng xoắn.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @sonnguyenphuonghoai9341
    @sonnguyenphuonghoai9341 หลายเดือนก่อน +2

    Dạ thầy, bữa nào thầy làm bài amino acid thầy nói rõ phần tính điện di tại pH-6 lysine ở dạng cation và glumic acid ở dạng anion, nhờ thầy làm rõ chỗ này, cảm ơn thầy nhiều.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      Sẽ chú ý.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @ThamPhan-t3k
    @ThamPhan-t3k หลายเดือนก่อน +1

    Thầy ơi làm sao để e có đủ bài giảng của thầy từ lớp 10 đến 11 và bài 12 vậy thầy? kiến thức thầy quá sâu rộng, em ngưỡng mộ thầy quá!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      Bạn đến đây và check các playlist. Riêng lớp 12 thì còn đang thực hiện từ từ: tiny.cc/hochoatt
      Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

    • @ThamPhan-t3k
      @ThamPhan-t3k หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT dạ em cảm ơn thầy rất nhiều ạ.

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu4181 หลายเดือนก่อน +2

    Dạ thầy ơi! Em chào thầy ạ! Em có một câu hỏi xin phép được hỏi thầy ạ. Thầy cho em hỏi là tại sao aniline lại có nhiệt độ sôi hơi cao so với phenol một tí (184°C so với 182°C) ạ? Em nghĩ lực liên kết hydrogen giữa các phân tử phenol sẽ mạnh hơn giữa các phân tử aniline cộng với trạng thái tồn tại của phenol là rắn và aniline là lỏng nên nhiệt độ sôi của phenol sẽ cao hơn chứ ạ? Hôm trước em làm bài tập có suy nghĩ như thế nhưng sau khi tra số liệu sách giáo khoa thì lại ngược lại ạ! Mong thầy giải đáp giúp em ạ! Nếu được mong thầy có thể đưa vào nội dung về bài amine để dễ hình dung hơn ạ! Em cảm ơn thầy nhiều ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      (1) Chương trình phổ thông chỉ đề cập đến những kiến thức cơ bản. Khi so sánh nhiệt độ sôi, ta chỉ bàn đến: liên kết hydrogen và phân tử khối (tương tác Van der Waals, tuy lẽ ra phải xét là phân tán London).
      (2) Thật ra nhiệt độ sôi còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như moment lưỡng cực (dipole moment), hình dạng phân tử và bề mặt tiếp xúc (dẫn đến lực phân tán London mạnh hay yếu), ... Không học, không xét, tất nhiên không thể giải thích hết được. Tôi có đề cập đến hình dạng phân tử bất thường của aniline trong bài giảng về Amine.
      (3) Luật lệ: trong luật thường có lệ (ngoại lệ). Hoá học không phải là toán học, không thể lấy một công thức và cứ y thế mà áp dụng cho mọi trường hợp như với toán.
      (4) So sánh nhiệt độ sôi trong trường hợp chỉ chênh nhau một, hai ⁰C như trường hợp này cũng gian nan lắm.
      Tóm lại, giải thích được, nhưng không thể chỉ với những gì các bạn trẻ đang học ở phổ thông hiện nay.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @DanhNguyen-st1lw
    @DanhNguyen-st1lw 19 วันที่ผ่านมา +1

    Dạ thầy cho em hỏi, thật sự nếu như cùng khối lượng, cùng điều kiện thì amylose tan tốt hơn amylopectin trong nước nóng phải không ạ? Có thể giải thích do cấu trúc của nó phải k ạ...? E đang phân vân giữa 2 "chú" này ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  19 วันที่ผ่านมา +1

      Không cần đi quá sâu vào những chi tiết có thể gây "nhức đầu". Nếu chỉ là "cho biết" thì cũng gây bối rối, còn định lồng vào bài giảng thì thật không nên. Bắt đầu bối rối nhé: *_amylopectin tan trong nước tốt hơn amylose_* !
      Trong một khảo sát 22 cuốn sách hoá học hữu cơ thì chỉ có bốn cuốn ghi đúng, chín cuối sai (ghi ngược lại), và chín cuốn mô tả thí nghiệm tách bằng nước nóng (đúng về hiện tượng quan sát, sai về giải thích bản chất). Các tác giả viết sách đại học còn bị sa lầy như thế, liệu ta có nên?
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @DanhNguyen-st1lw
      @DanhNguyen-st1lw 19 วันที่ผ่านมา

      @@HocHoaTT dạ vâng thầy... Đúng là e mất mấy đêm trắng để ráng tìm minh chứng... Đúng như thầy nói, sách viết A, rồi sách viết B, ..E hỏi cả ban biên soạn CD thì cũng không thấy hồi đáp...! Đúng e bị "tẩu hỏa" luôn thầy ạ!

  • @cambinh6168
    @cambinh6168 หลายเดือนก่อน +1

    Thí nghiệm ở phút 10:00 là thí nghiệm ảo đúng không thầy? Cho em xin phần mềm để thiết kế thí nghiệm này với ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน

      Thí nghiệm mô phỏng thì có lẽ đúng hơn chăng. Tôi chỉ dùng Powerpoint để thực hiện thí nghiệm này.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @toiay2634
      @toiay2634 หลายเดือนก่อน +2

      @@HocHoaTT kỹ năng powerpoint của Thầy tốt quá. Mọi người xem mà như thí nghiệm ảo!

  • @donalddung5070
    @donalddung5070 หลายเดือนก่อน +1

    Thưa thầy, Tinh bột và cellulose có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam không ạ, nếu không thì tại sao vậy ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  26 วันที่ผ่านมา

      Bạn cứ theo đúng bài giảng. Không có ngoại lê. Nói cách khác, cả hai đều không. Cu(OH)₂ khác với phức [Cu(NH₃)₄](OH)₂ của nước Schweitzer.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @tranminhduc_chemistry
    @tranminhduc_chemistry 16 วันที่ผ่านมา +1

    Dạ Thầy cho em hỏi ? Cellulose phản ứng với HNO3 đặc có mặt H2SO4 đặc, đun nóng có phải là phản ứng oxi hóa khử không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  15 วันที่ผ่านมา

      Phản ứng này là phản ứng thế: thay thế nhóm hydroxyl -OH bằng nhóm nitrate -ONO₂, không có sự thay đổii số oxi hoá.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @anhvu20101981
    @anhvu20101981 18 วันที่ผ่านมา +1

    Thầy cho em hỏi với ạ: Thực tế người ta có sử dụng phản ứng của cellulose với HNO3( H2SO4 đặc) để xác định mỗi mắt xích có 3 nhóm OH không thầy?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  18 วันที่ผ่านมา +1

      Không, vì phản ứng nitro hoá có mục đích hoàn toàn khác. Để xác định 3 nhóm -OH trên mỗi đơn vị glucose trong cellulose, ta có thể dùng:
      1. Methyl hoá các nhóm -OH, thuỷ phân, acetyl hoá rồi xử lí bằng GC-MS (sắc kí khí ghép khối phổ). Phương pháp này chính xác, biết rõ nhóm -OH nào, ở đâu, ... Nhưng hơi tốn thời gian một chút.
      2. Dùng phổ H-NMR, cách này đơn giản, và nếu tinh tế thì cũng không kém phần chính xác.

    • @anhvu20101981
      @anhvu20101981 14 วันที่ผ่านมา +1

      @@HocHoaTT vâng em cảm ơn Thầy ạ

  • @huynhthao9748
    @huynhthao9748 15 วันที่ผ่านมา +1

    Dạ thầy ơi cho em hỏi quá trình quang hợp tạo ra cellulose. E thấy câu này k hợp lý lắm ạ vì e nghĩ quang hợp chỉ là giai đoạn đầu thôi rồi glucose mới kết hợp ạ. Mong thầy giải đáp giúp em ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  15 วันที่ผ่านมา

      Câu hỏi của bạn muốn đề cập cụ thể điều gì, hãy nói rõ tài liệu nào, trang mấy, hoặc đường dẫn... Không xét đủ ngữ cảnh thì không hiểu.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 19 วันที่ผ่านมา +1

    Thầy ơi! Có phải thầy bị nhầm 1 vài chỗ không ạ.
    +) Phút 9:15 là C12H22O11
    +) Phút thứ 30:30 thầy tính khối lượng của Ag, ở đề là khối lượng của AgNO3

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  19 วันที่ผ่านมา +1

      Hay lắm. Rất vui vì giờ đây bạn đã đọc kỹ và giúp phát hiện những sai sót, thậm chí còn kỹ hơn cả người soạn! Cảm ơn. Tôi đã ghi chú thêm điều này trong phần mô tả (description) phía dưới video.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 19 วันที่ผ่านมา +1

      @@HocHoaTT Em cảm ơn thầy ạ! Em học em ghi từng phần thầy giảng vào vở ạ. Thầy ơi, thầy chỉ em hợp chất mà tạp chức thì có là đồng phân bền không ạ, với đề yêu cầu tìm số CTCT thì có tính đồng phân hình học không ạ thầy, tại nhiều câu hay hỏi như vậy ạ.

  • @HuongLeLan-p8o
    @HuongLeLan-p8o หลายเดือนก่อน +1

    Thầy ơi. Thầy dạy bài amine và amino acid đi ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      Đang làm, và tôi làm video rất chậm bạn à. Bạn chờ xem nhé.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @Minho-do5ht
    @Minho-do5ht หลายเดือนก่อน +1

    thầy ơi,bao giờ có bài amine vậy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +2

      Khi nào soạn xong. Tôi làm video chậm lắm. Bạn chờ xem.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @Minho-do5ht
      @Minho-do5ht หลายเดือนก่อน +1

      @@HocHoaTTvâng ạ,em cảm ơn thầy

  • @nguyenhoaiphong3490
    @nguyenhoaiphong3490 20 วันที่ผ่านมา +1

    Dạ thầy ơi tại sao Tinh bộ với cellulose có nhóm OH liền kề mà không tác dụng được với Cu(OH)2 ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  20 วันที่ผ่านมา +1

      Một câu hỏi thú vị. Bạn chờ xem trên blog, không viết ở đây vì không minh họa được. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể tự nghĩ lại và chắc sẽ tự tìm được câu trả lời thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @nguyenhoaiphong3490
      @nguyenhoaiphong3490 20 วันที่ผ่านมา +1

      @@HocHoaTT Dạ em cảm ơn thầy ạ.

    • @truongphambuu4181
      @truongphambuu4181 4 วันที่ผ่านมา +1

      ​​@@HocHoaTT dạ thầy cho em hỏi thêm là tinh bột không có phản ứng, nhưng nếu cho tinh bột vào nước nóng rồi lấy dung dịch hồ tinh bột vẫn còn nóng đó cho tác dụng với Cu(OH)2 thì phản ứng có xảy ra không ạ? Vì em nghĩ là thứ nhất là tinh bột sẽ trở thành dạng keo lỏng. Thứ 2 là lúc đang còn nóng thì cấu trúc vòng bị phá vỡ nên có thể sẽ xuất hiện màu xanh thẫm 1 lúc ạ. Em cảm ơn ạ. Mong thầy giải đáp ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 วันที่ผ่านมา

      Đơn giản quá: bạn chỉ cần thực hiện thí nghiệm y như cách bạn nói (Hoá học là khoa học thực nghiệm mà!), từ đó rút ra kết luận thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @giangNguyen-sk2nr
    @giangNguyen-sk2nr หลายเดือนก่อน +1

    thầy ko ra video mới ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  26 วันที่ผ่านมา

      Tôi làm video chậm lắm, và cũng không muốn nhanh!
      Chúc luôn vui với Hóa.