Nhiều bạn cứ hỏi về cắt cánh ong chúa hay nhốt ong chúa. Xin hướng dẫn như sau: Ong ruồi, do lượng quân đông, phủ kín bánh sáp nên khó tìm ong chúa. Khi mới bắt về còn nguyên bánh sáp và ong đang bám vào đó thì không nên vạch tìm ong chúa để nhốt hay cắt cánh, vì sẽ làm xao động đàn ong. Chỉ khi nào đàn ong đã bị xao động mạnh và tiên đoán nó sẽ bỏ đi thì mới tìm bắt ong chúa lúc đầu để cắt cánh hay nhốt lồng, và sau đó tìm cách xử lý việc bỏ đi. Thông thường, bạn đợi khi nào ong ổn định và đi làm mạnh mẽ, khoảng vài tuần sau, rồi mới tìm bắt ong chúa để cắt cánh. Cắt cánh lúc này là để đề phòng ong chia đàn hay bỏ đi trong tương lai. Để dễ dàng tìm bắt ong chúa, bạn nên chờ vào lúc ong bay xổ cánh, tức là ong bay ra để tập bay, làm quen với vị trí tổ. Khác với ong mật nuôi thùng, ong ruồi bay xổ cánh ào ạt, rất đông, đến cả hơn nữa tổ ong. Khi đó ong còn đậu trên bánh sáp ít đi, dễ tìm được ong chúa. Chỉ nên bắt bằng túm một cánh ong chúa, chứ không bốc nguyên con. Nếu cầm giữ thân ong chúa, nó dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm mùi tay bạn, khiến ông thợ cắn chết nó. Dùng kéo cắt 1/2 cánh của 1 cánh là được. Nên xoa một tí mật trên ngón tay khi bắt ong chúa, đề phòng ong thợ cắn ong chúa do mang mùi lạ từ ngón tay của bạn.
Xin cho hỏi nguyên nhân đàn ong ruồi mật bỏ đi, để lại nguyên bánh sáp khô mật nhưng vẫn còn khá nhiều ong con chưa nở. Có khi nào do khu vực xung quanh đã hết mật?
Nuôi ong ruồi cách bắt và đi chuyển về sân vừa hay quá làm gì cũng phải có kinh nghiệm của nó chúc bạn vui vẻ hạnh phúc hẹn gặp lại video tiếp theo nhé
Nhìn cách bác nuôi ong ruồi, chắc sẽ có nhiều bạn như m muốn sở hữu một tổ ong ruồi “nuôi làm cảnh”, nhưng sau khi lướt các comment của bác mới thấy rằng: Để nuôi và thuần đc một tổ ong ruồi là ko hề đơn giản và dễ dàng như mới thấy.
Bình thường theo tự nhiên là vậy vì tùy thuộc vào mùa màng thời tiết và bánh tổ sẽ già đi. Kỷ thuật tốt sẽ khác phục được điều đó, như việc tôi kéo dài bánh sáp để có thể thay từng phần. Không đơn giản.
a cho e hỏi.gần nhà e có tổ ong ruồi mà e sợ họ trộm quá e muốn đưa về sát nhà.mà thời tiết miền trung mùa này có mưa nhỏ lai rai thì có nên đem về hk ạk.
Nếu đàn ong mật đầy đủ, ấu trùng phát triển tốt thì có thể di chuyển nó đi. Cần làm cách êm, tránh xao động hết mức có thể. Không được cắt bớt bánh tổ. Nếu nó ở gần nhà thì có thể cắt cànhcây tổ ong vào ban đêm, cầm tay đi bộ về nhà hoặc ngồi sau xe honda nhờ người khác chở. Đến nhà thì gác lên chỗ nào đã định sẵn. Nếu phải làm ban ngày thì kiếm thùng giấy to hơn như đã chỉ dẫn.
Xin cho hỏi nguyên nhân đàn ong ruồi mật bỏ đi, để lại nguyên bánh sáp khô mật nhưng vẫn còn khá nhiều ong con chưa nở. Có khi nào do khu vực xung quanh đã hết mật?
ong bỏ đi co nhiêu nguyên nhân do chia đan liên tuc no se gia hong btô no hêt quân ban nang tu nhiên bo đi xây tô moi khac ko nhu ong nuôi thung do sâu buom đe trung can pha btô ong an trung nhông chô nuôi co mui hôi thui tiêng ôn nhiêu
Có chỗ nào đó tôi có cắt lấy mật. Đơn giản là chỉ hớt bớt bầu mật ở trên cùng vào mùa mật. Mật ong ruồi chỉ thu được khoảng 50- 200gr cho mỗi lần cắt mật. Một vài tuần sau là có thể cắt tiếp nếu vào mùa hoa. Cái khó là làm sao khống chế chia đàn vào mùa mật. Bởi vậy phải biết nới rộng bánh sáp như tôi đã hướng dẫn (xem p.2 đã đăng).
Tôi chuyên về ong nội. Chỉ tìm xem có cách thức nào để nuôi ong ruồi, sao cho có thể lấy mật và nhân đàn cách dễ dàng. Kiến thức phần lớn nhờ nuôi ong nội lâu năm. Có điều gì bạn cứ trao đổi.
Nuôi ong ruồi cũng tương tự như nuôi loại ong mật trong thùng, vì đặc điểm sinh học khá giống nhau. Tài liệu về nuôi ong mật thì khá nhiều, về tạo ong chúa, chia đàn, nuôi dưỡng, thay tầng đen cũ... bạn nên học hỏi và tham khảo để áp dụng cho ong ruồi, mình không thể nói hết các chi tiết kỷ thuật. Điểm khó đối với ong ruồi là nó chỉ có 1 bánh sáp duy nhất. Chỉ có cách là làm thế nào cho ong xây bánh sáp dài ra và ta có thể cắt dễ dàng để chia đàn, hay để thay bánh sáp cũ bằng bánh mới. Hoặc khi bạn tạo được đàn mới thì đàn có bánh sáp quá cũ hay tổ yếu quá thì cũng nên loại bỏ đi, hay nhập vào đàn khác.
Nếu đang mùa hoa tốt và đang còn ấu trùng nhộng tốt thì có thể cắt bớt tầng cũ để tập trung quân, giúp nó tự bảo vệ và phát triển Nếu đã mất ong chúa hay thiếu hoa thì khó xử lý, đành bỏ đàn ong đó đi thôi.
Thật ra, điều kiện nơi ở có nhiều hoa hay không và mùa hoa đó có kéo dài hay không, là quan trọng để có thể nuôi ong. Nếu muốn cho ăn thì móc một hũ nhỏ 50-100ml nước đường (1 đường, 1 nước) ngay sát tổ ong. Cho vào đó ít lá cây cho ong khỏi bị chết đuối.
Nuôi ong không đơn giản. Trường hợp đó, tôi nghĩ đàn này đã chết ong chúa. Vì nếu có ong chúa thì nó đã bỏ đi rồi. Bây giờ chỉ có cách là ghép nó vào đàn khác vào chiều tối. Nếu không có đàn khác để ghép thì đành để kệ nó. Tìm đàn khác mà nuôi.
Tổ ong 🐝 phát to nó sẽ xây mũ chúa ong đực chia đan khi nở hết con non nó sẽ bỏ đi xây tổ mới ta chia nhỏ bánh tổ mũ chúa quân tác thành đan mới nhan giống tổ cũ hỏng gia cắt btổ đan khác ghép ong ko bỏ tổ đi
mình góp ý thế này bắt ong về nuôi thì cần 1 thanh keo ong bang tre hoặc sắt thì sẽ bền hơn và 2 cuộn dây 1 thép dẻo và dây ni lông dùng buộc bto bat ve cat bau mat va buoc len keo ong dung thep deo co dinh banh tô vao vi tri canh cay muon treo nuôi sẽ đơn giản hơn ko phức tạp quá nếu làm kiểu bạn
Cách cắt bầu mật ra và cột bánh tổ lại thì đơn giản nhưng dễ bị ong bỏ đi, nhất là ở vùng ít mật. Cách của mình có điểm tiện lợi là bánh tổ cắt ra có đầy đủ mật phấn và ấu trùng, ong cũng còn bám vào bánh tổ đó, nên ít khi bị bỏ đi. Bạn biết đó, nhiều tổ, khi tưởng tơ nở được 6-7 ngày và có khi gần đẻ thì bỏ đi vì bánh tổ thiếu mật và thiếu ấu trùng. Mặt khác, khi muốn bổ xung bánh tổ có đầy đủ mật và ấu trùng cho một đàn bánh tổ đã khô khan thì cũng dễ dàng; sát nhập hai đàn lại cũng dễ dàng, vì có khung sắt làm thanh tựa, khỏi phải cột dây. Khi cột dây cũng đã làm cho ong bị xao động.
Phải có biện pháp khống chế chia đàn. Đối với ong ruồi thì khó khống chế, chỉ tay chuyên nghiệp mới làm được. Nếu không, phải để nó xây mũ chúa và chia đàn cho nó.
Xin hỏi Anh em mới bắt được 1 tổ ong ruồi về nuôi chơi lần đầu tiên.nhốt chúa và bị chết và đàn đã bỏ đi về chỗ cũ.Xin Anh cho em hỏi bao lâu thì tổ tạo ra được ông chúa mới bắt lại về được.xin cao nhân cho biết cảm ơn Anh
Nếu còn bánh tổ và bánh tổ này còn trứng hay ấu trùng tối đa 2-3 ngày tuổi thì ong mới từ đó mà cho ăn sủa chúa để trở thành ong chúa. Nếu không có thì bạn kiếm một bánh tổ mà có điều kiện như trên để đưa vào cho nó xây mũ chúa. Nếu không có ấu trùng hoặc không kiếm được bánh tổ có ấu trùng thì chịu thua.
Cùng với sự tự vệ do sức mạnh, ong ruồi có phòng vệ kiến bằng trét keo dính ở hai đầu cành cây của bánh tổ, hay ở phần tiếp giáp nào giúp kiến đi vào bánh tổ.
Cho em hỏi. Em bắt được ổ ong ruồi, em làm dập bánh tổ, ấu trùng, nên em làm thay bánh tổ sáp nhân tạo thì có đuọc không ạ. Ong ruồi có thích làm bánh tổ nhân tạo không ạ.
@@batolomeothoi9611 Hoàn toàn không được. Nó sẽ bỏ đi. cho dù nhốt ong chúa. Cứ giữ nguyên bánh tổ bị dập với ong thợ bám trên đó. Giết ong chúa hay cách ly ong chúa, nó sẽ không bỏ đi và tự tạo ong chúa khác nhờ vào ấu trùng non trên bánh tổ. Đó là cách cuối cùng nhưng rất khó thành công đối với người mới tập nuôi.
@@ngocdungle6254 nhà cháu cũng ở kien giang cháu cũng có sở thích giống chú nhà cháu cũng có nuôi 4 tổ ông nhưng qua tết cháu lại lên bình dương làm khi có Việc về thì bất nuôi tiếp
Con cũng có đam mê giông chú ngo le dung nhưng đã thất bại nhiều lần trong việt giử bầy ong. Nếu ong tạo chúa.cố ý cắt bỏ mũ chúa và ong đực thì nó lại xây lại mũ chúa khác.vậy có cách nào không ah
@@ktkt-ux1lt cắt ong đực mũ chúa để ong ko chia đàn lấy mật dc nhiều lần hơn ong đực chỉ ăn tốn mật nên cắt bỏ muốn giữ thì phải chia đàn tô ong khi đe trứng tô sẽ già cũ hỏng tô ong sẽ tự bỏ đi xây mới chia đàn bỏ tô đi là bản năng tự nhiên duy trì noi giống để tránh bệnh dịch xảy ra với đàn ong
Nếu vùng bạn ở mà ong sống và sinh sản được thì bạn cứ hỏi thăm, thế nào bạn cũng thấy có tổ ong ruồi. Bạn xin bắt hay mua lại, chắc cũng dễ thôi. Có điều là đôi khi ong làm tổ ở phần ngọn, không bắt được, hoặc bắt rất nguy hiểm.
Ong chúa phải được tự do để sinh đẻ. Nuôi ong cần phải tạo điều kiện tốt với nhiều kỷ thuật để nó phát triển, chứ không đơn giản ở chỗ bắt hay nhốt ong chúa.
Cần phải phòng ngừa trước khi ong có ý định (phản xạ) bỏ đi. Ví dụ, trong thời gian vài tuần cho ong chúa tơ đi giao phối, bánh sáp hết ấu trùng, hóa đen, ong sẽ bỏ đi. Phòng ngừa bỏ đi bằng cách thay bánh sáp cũ bằng bánh sáp mới có trứng ấu trùng, lấy từ đàn mạnh khác. Đây là điều khó vì ong ruồi chỉ có một bánh tổ. Ở video sau tôi sẽ nói đến cách làm cho đàn ong xây bánh sáp dài ra, để ta có thể cắt thành vài ba phần. Trong trường hợp bạn biết ong đã có ý định bỏ đi rồi và nó đang thời gian chuẩn bị đi (không nuôi hoặc cắn bỏ ấu trùng non, ăn nhiều mật để tạo dự trữ năng lượng trong cơ thể, thì bạn hãy chấm dứt ý định đó bằng cách tách ong chúa ra để tạo đàn ong mất chúa 5-7 ngày. Sau đó bổ xung ong chúa và bánh sáp nếu bánh sáp cũ đã hết ấu trùng.
Ong có thể bị suy tàn hay bỏ đi do thiếu mật phấn hoa. Ong chúa giảm đẻ, quân thưa dần, bánh sáp ít ấu trùng, hóa đen. Cần phải cho ăn siro đường trước khi ong suy giảm đẻ.
@@ngocdungle6254 theo mình nghĩ có vẻ như ong thợ ong ruồi có khả năng sinh sản đặc biệt do ong chúa đẻ trứng nuôi thành ong thợ nhưng sót lại 1 ít tinh của ong đực tồn tại trong cơ thể cấu tạo của ong thợ đc ăn sữa chúa đẻ đc 1 lần trứng thụ tinh duy nhất vậy nên chúng mới hay bỏ chúa đi dù cắt cánh nhốt lồng đi và xây tổ mới mà ko lo bị tuyệt chủng ko sinh sản đc
@@trungtrung4388 Khả năng theo ong chúa cũng tùy vào loại ong. Ví dụ ong dú, không theo ong chúa dù bạn bắt giữ ong chúa. Đàn ong mật đang nuôi ở trong thùng, nếu bạn bắt ong chúa đi ra ngoài hay khi kiểm tra ong chúa bị rớt ra ngoài, thì ong thợ cũng không bỏ tổ để theo ong chúa. Ong nuôi thùng đôi khi cũng không theo ong chúa khi ta treo ong chúa nơi bất lợi cho chúng. Ong ruồi lại càng dễ bỏ chúa hơn ong thùng.
Nuôi được hay không và có mật nhiều hay không còn tùy vào nguồn hoa. Mỗi lần cắt ụ mật trên bánh sáp có thể được khoảng 100 - 500ml. Mùa mật có thể một vài tuần cắt mật một lần. Cần có kỷ thuật bổ xung thêm bánh sáp mới giữ được đàn ong lớn và lấy nhiều mật, vì ong này phát triển nhanh trong mùa mật và hay chia đàn.
@@ngocdungle6254 e chào bác, đẻ bổ sung thêm bánh sáp làm bằng cách nào ạ. mình chia đàn như thế nào ạ, bác cho ra video chia đàn để chia sẻ cho mọi người cùng nuôi biết cách dc ko ạ. e xin cảm ơn nhiều
Tìm xem đọc phần 1 tôi đã hướng dẫn cách bắt. Nghe theo các video bắt cột hay nhốt ong chúa thì hầu như bị thất bại. Điều căn cơ là 1- phải giữ đàn ong không bị xáo trộn quá mức khi bắt và di chuyển về nhà, 2- Không tìm bắt ong chúa, 3- không cắt mật hay làm vỡ bánh tổ, 4- đặt ở nơi phù hợp yên tĩnh. Ngoài ra, bắt ong cần thực hiện vào mùa mà thiên nhiên có thể cung cấp cho nó đày đủ mật phấn.
Chú ơi cho con hỏi mình gửi chúa ở tổ khác. thì tổ kia có chúa ko, nếu có thì hai con chúa cắn nhau chết sao. Và con chúa đem đi giử phải cắt cánh rồi chứ.
Tổ kia không có chúa, chỉ có mũ chúa, có thể chỉ là tổ nhỏ để cho phối ong chúa. Ong chúa gởi nhốt trong lồng, ghép vào buổi tối và sau này dễ dàng lấy cả lồng đi và trả trở lại tổ của nó. Chú ý: trong một tổ có hai ong chúa cũng thường bị giết một con, cho dù một con được nhốt trong lồng (sẽ bị giết). Một tổ có thể chứa nhiều ong chúa nhốt trong nhiều lồng khác nhau nhưng không được có ong chúa nào để tự do ngoài lồng cả, trừ khi nó đã già yếu mà ong thợ muốn thay.
Vậy lúc mình nhân đàn thì điều kiện bắt buộc bánh sáp cũ phải có mũ chúa rồi ta mới tách ong chúa già với cùng 1 nửa ong thợ phải không chú. Nếu ta tách đàn khi chưa có mũ chúa thì điều gì sẽ xảy ra với đàn không có ong chúa, liệu nó có xây mũ chúa không hay sẽ thất bại và bỏ đi.
@@tongnguyen4938 Đàn không chúa sẽ cấp tốc xây mũ chúa cấp tạo, xây to ra từ một ô lăng ấu trùng 1-2-3 ngày tuổi, chứ không bỏ đi. Mũ chúa cấp tạo kém nên ít khi dùng. Đàn ong khi tách ra mà không chúa thì không bỏ đi nhưng nó dễ bay về chỗ cũ bỏ bánh tổ trơ trọi và bị hư đi. Do đó cần có kỷ thuật chia đàn, đã có nói trên video và các bình luận chia sẻ, để có thể giữ lượng quân đều ở hai bánh tổ.
@@tongnguyen4938 chia đàn tô ong phải có trứng nhộng non và mũ chúa vit nắp sắp nơ để chia tách đàn ko có mc chia đàn sẽ ko dc khoảng thời gian tô ong chờ xây tạo mc chờ chúa đe trứng tô ong sẽ nơ hết con non ong sẽ bỏ tô đi và thất bại
Nuôi 1tgian lấy mật tổ cũ hỏng sinh do nhiều thế hệ ong nở ra thứ 2 do bản năng sinh sản bạn nhé chia ra tổ nhỏ ong sẽ phát triển tiếp ko bị gia sâu bệnh tấn công
@@huutruong2293 Nó là thùng hộp đựng giấy A4 mình cắt dán lại cho hẹp bớt. Bạn có thể dùng thùng bia bằng giấy , cắt bớt chiều dài và dán đáy lại. Không cần làm một nắp rời, dùng ngay nắp gấp của thùng giấy cũng được. Nói chung là tùy sáng tạo, không quan trọng kích thước.
Cần bắt ong vào thời điểm có đủ mật hoa và giữ được ổn định lúc bắt và di chuyển về nhà. Tôi có nuôi một số ong nội để nghiên cứu bệnh thối ấu trùng tuổi lớn và một số ong dú để xem xét cách thiết kế thùng ong sao cho rẽ và tiện lợi cho cách lấy mật và nhân đàn. Không có thời gian để đóng gói và ship đi nên không có bán.
Chưa biết phải làm sao. Hãy thử xem. Nguy hiểm nhất là ong vò vẽ vì nó thường làm tổ gần đó và hoạt động tích cực. Kiếm một loại thuốc trừ kiến hay mối mà trừ được tận gốc, loại không mùi vị. Dùng vợt bắt được một vài con vo vẽ bôi thuốc đó trên mình nó. Nó sẽ tự diệt cả đàn. Hãy thử xem. Có lần tôi bị chết cả đàn ong nội do một vài con rơi xuống đất có thuốc trừ kiến. Nó bay được về tổ làm cho cả đàn bị chết trong vài ngày. Vì vậy khi dùng thuốc phải cẩn thận.
Ko nên gõ rũ xua quân 🐝🐝 khỏi bto bay loạn xạ khi lấy mật sẽ làm lộ vi trí tổ ong nuôi thú hút các dòng ong rừng săn mồi ăn tạp sẽ tới phá ăn btổ nhộng sẽ ko nuôi đc
Khi mới bắt, bạn không nên cột ong chúa hay cắt cánh nó. Điều quan trọng là trong qua trình cắt cành và di chuyển bầy ong được ổn định. Trong trường hợp bị xao động thì ong sẽ bỏ đi sau khoảng 1 tuần. Bạn có cắt cánh hay cột ong chúa cũng vô ích vì ong ruồi có thể bỏ ong chúa hoặc không chịu xây tổ mà cứ tìm cách bỏ đi. Sau vài ba ngày mà bạn thấy ong đi làm rất ít và thấy ong không nuôi ấu trùng non nữa thì đó là dấu hiệu nó muốn bỏ đi. Bạn phải bắt ong chúa gởi ở tổ khác để tạo bầy ong mất chúa. Nó sẽ không bỏ đi nữa mà ở lại xây mũ chúa cấp tạo. Khoảng 4-7 ngày sau mới trả tướng về cho nó và nếu bổ xung thêm bánh sáp có ấu trùng non thì càng tốt. Phần kỷ thuật này đòi hỏi chuyên môn. Chỉ khi đã có được một bầy ong chịu ở, ổn định, đi lấy mật tấp nập rồi thì mới nên tìm ong chúa để cắt bớt 1/2 một cánh, để đề phòng bỏ đi hay chia đàn sau này.
@@vumobile9816 Ong thợ đâu có suy nghĩ được rằng: "Ong chúa bị cắt cánh rồi, không bay đi được, vậy ta phải ở lại mà làm việc xây tổ thôi!". Nuôi ong không đơn giản chỉ là cột hay cắt cánh ong chúa để buộc chúng ở lại. Người ta cắt cánh ong chúa chỉ là để đề phòng ong bỏ đi hay chia đàn bất ngờ. Nếu ong bỏ đi, ong chúa bị rớt và bị chết thì ta vẫn còn được bầy ong, vì chúng quay lại tổ cũ, chứ không bị bay mất. Rồi sau đó ta kiếm con ong chúa khác để thay. Giải pháp cắt cánh chỉ để phòng ngừa, chứ không có tác dụng làm cho ong chịu ở hay không chịu ở. Nuôi ong mình cần tạo điều kiện tốt thuận theo tự nhiên để nó được tự do sinh sản và phát triển.
Nuôi ong không đơn giản là chỉ bắt được ong chúa rồi cột hay nhốt nó lại như người ta thường nghĩ. Có nhiều kỷ thuật cần học hỏi mới dẫn tới thành công. Video này chỉ hướng dẫn cách cắt cành tổ ong và đưa đàn ong về vườn nuôi. Nó mới chỉ là giai đoạn ban đầu của nuôi ong. Ở đoạn này, cần thiết là luôn phải giữ đàn ong được ổn định từ lúc cắt cành cho đến lúc treo tại vườn mình. Làm được vậy, tỷ lệ sẽ đạt 100%. Tỷ lệ sẽ giảm như gặp đàn ong nằm ở nơi khó cắt khiến rung cành gây xao động, hoặc di chuyển đi xa quá, hộp ong bị nóng ngộp... Các cách khác như cắt bánh tổ, lấy mật, treo bánh tổ có nhộng trở lại, nhốt ong chúa để ép ong bám vào bánh tổ... có tỷ lệ thành công rất ít.
Bạn không cần cột ong chúa hay cắt cánh nó. Điều quan trọng là trong qua trình cắt cành và di chuyển bầy ong được ổn định. Trong trường hợp bị xao động thì ong sẽ bỏ đi sau khoảng 1 tuần. Bạn có cắt cánh hay cột ong chúa cũng vô ích vì ong ruồi có thể bỏ ong chúa hoặc không chịu xây tổ mà cứ tìm cách bỏ đi. Sau vài ba ngày mà bạn thấy ong đi làm rất ít và thấy ong không nuôi ấu trùng non nữa thì đó là dấu hiệu nó muốn bỏ đi. Bạn phải bắt ong chúa gởi ở tổ khác để tạo bầy ong mất chúa. Nó sẽ không bỏ đi nữa mà ở lại xây mũ chúa cấp tạo. Khoảng 4-7 ngày sau mới trả tướng về cho nó và nếu bổ xung thêm bánh sáp có ấu trùng non thì càng tốt. Phần kỷ thuật này đòi hỏi chuyên môn.
Chú có dùng facebook hay zalo gì ko chú cho con xin con hỏi ít kinh nghiệm.con cũng thích nuôi ong ruồi lắm.đã bắt 1 tôt nuôi ko thành cộng.mới bắt 1 tổ khác nhưng ko biết thành công ko
Các bạn cần lưu ý đến mùa hoa. Bắt và chuyển đàn ong mùa thiếu hoa thường bị bỏ đi. Miền Trung tháng 10 đến hết tháng 11 thường mua gió, không nên bắt ong. Tháng 12 và tháng 1 nếu trời nhiều mây và gió bấc thì bầy ong cũng bị đói, bỏ đi hay suy tàn.
Xông ít khói cho ong hết hung dữ rồi dùng dao cắt bầu mật phía trên. Phần ấu trùng và nhộng vẫn còn nguyên nên ong vẫn ổn định, không bỏ đi, vẫn tiếp tục đi lấy mật khác. Nếu vùng có mật hoa dồi dào thì 1-2 tuần sau bầu mật lại to ra trở lại. Ta cứ cắt mật lần thứ hai... Mật này được kể là tốt như mật ong rừng, vì hoàn toàn lấy mật tự nhiên.
Được, nhưng nó sẽ cắn chết một con, ngoại trừ trường hợp cá biệt. Một ong chúa trẻ khỏe đôi khi cũng cùng chung sống với ong chúa già. Nên nhốt trong lồng 1 con, cũng đặt tại đàn đó. Nếu nó còn sống dai thì đôi lúc cần đến nó.
Chú cho cháu hỏi nhà cháu có đàn ong về làm tổ trên cây lộc vừng có cách nào giữ đàn ong lại được lâu nhất cỏ thể không chú? Mình có thể khai thác mật được không? Con cảm ơn chú nhiều
Chuyển nó xuống thấp để có thể chăm sóc. Tìm xem phần II tôi đã hướng dẫn lấy mật , chia đàn và tìm học hỏi các kỷ thuật nuôi ong nói chung để có kiến thức nuôi ong.
Chắc là không có ai bán tổ ong ruồi. Nếu vùng bạn ở có nhiều cây cối thì thế nào bạn cũng tìm được tổ ong ruồi trong tự nhiên. Bắt hay xin chủ nhà cho bắt để về nuôi.
Thử tìm nguyên nhân đi! Xem nguồn mật phấn có đủ không; nơi nuôi có gì độc hại hay nguy hiểm cho ong không; mình có lấy mật quá mức không...? Nếu mới nuôi được vài tổ, chưa có kinh nghiệm thì chuyện nó bỏ đi là bình thường.
Ong thường nuôi lấy mật trong thùng là loại ong khác, đa tầng (Apis Cerana, Apis Mellifica). Ong ruồi (Apis Florea) trong video này là khác; có đặc tính là đơn tầng (một bánh sáp) gắn bao phủ và dưới một cành cây nhỏ khoảng bằng ngón tay; sống ngoài tàn cây, bụi rậm, không ở trong bọng tối , nên không ở trong thùng gỗ, mái nhà, trụ điện, hốc đá.... Ngoài ra còn loại ong lấy được nhiều mật đơn tầng khác, sống ngoài cây, tầng bám dưới cành cây to, vào những kèo ong người ta gác sẵn ở các rừng tràm. Nó lớn con hung dữ, gọi là ong thế, ong khoái (Apis Dorsata)... Do đơn tầng, nên ong ruồi và ong thế, khó được tách ra và nhân đàn. Vì không nhân đàn được thì ta chỉ có thể lưu giữ ông được một thời gian rồi nó tàn hoặc bỏ đi.Trong video sắp tới tôi sẽ hướng dẫn cách nhân đàn một cách cơ bản cho ong ruồi, cách riêng là về việc tách được một phần bánh tổ. Nếu người đã có kiến thức về ong sẽ nắm bắt dễ dàng và có thể phát triển nhanh chóng việc nuôi loại ong ruồi. Và một cách tương tự, ta có thể nuôi cả ong thế ở vườn cây lớn, thuộc vùng có nhiều mật phấn. Nuôi ong đơn tầng thì không tốn kém thùng ong và cầu ong, nhưng khó mà di chuyển ong hàng loạt.
Bạn có thể dùng sắt 3 ly hay 4 ly để uốn thành khung. Sắt đâm ngang thì cở khoảng 2 ly. Có thể mua ở cửa hàng sắt thép, xây dựng... Bạn có thể dùng tre để làm khung, tùy sáng kiến.
@@ngocdungle6254 Từ TP.HCM đến chỗ em xe đò 26 tiếng thôi bác ạ. Em chỉ sợ là ở xứ này mưa bão nhiều nuôi ngoài trời sẽ phải xử lý nhiều vấn đề thôi. 😇😇😇 có lẽ vì thế xứ em ít ong ruồi. Thanks bác 😇😇😇
Nhiều bạn cứ hỏi về cắt cánh ong chúa hay nhốt ong chúa. Xin hướng dẫn như sau:
Ong ruồi, do lượng quân đông, phủ kín bánh sáp nên khó tìm ong chúa. Khi mới bắt về còn nguyên bánh sáp và ong đang bám vào đó thì không nên vạch tìm ong chúa để nhốt hay cắt cánh, vì sẽ làm xao động đàn ong. Chỉ khi nào đàn ong đã bị xao động mạnh và tiên đoán nó sẽ bỏ đi thì mới tìm bắt ong chúa lúc đầu để cắt cánh hay nhốt lồng, và sau đó tìm cách xử lý việc bỏ đi. Thông thường, bạn đợi khi nào ong ổn định và đi làm mạnh mẽ, khoảng vài tuần sau, rồi mới tìm bắt ong chúa để cắt cánh. Cắt cánh lúc này là để đề phòng ong chia đàn hay bỏ đi trong tương lai.
Để dễ dàng tìm bắt ong chúa, bạn nên chờ vào lúc ong bay xổ cánh, tức là ong bay ra để tập bay, làm quen với vị trí tổ. Khác với ong mật nuôi thùng, ong ruồi bay xổ cánh ào ạt, rất đông, đến cả hơn nữa tổ ong. Khi đó ong còn đậu trên bánh sáp ít đi, dễ tìm được ong chúa. Chỉ nên bắt bằng túm một cánh ong chúa, chứ không bốc nguyên con. Nếu cầm giữ thân ong chúa, nó dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm mùi tay bạn, khiến ông thợ cắn chết nó. Dùng kéo cắt 1/2 cánh của 1 cánh là được. Nên xoa một tí mật trên ngón tay khi bắt ong chúa, đề phòng ong thợ cắn ong chúa do mang mùi lạ từ ngón tay của bạn.
Hướng dẫn chia đàn ong lun a ơi
Xin cho hỏi nguyên nhân đàn ong ruồi mật bỏ đi, để lại nguyên bánh sáp khô mật nhưng vẫn còn khá nhiều ong con chưa nở. Có khi nào do khu vực xung quanh đã hết mật?
Con học theo chú và đã nuôi thành công 11 tổ , cảm ơn chú nhiều
Chúc thành công.
Chu oi co can cat canh ong chua ko chu
xin sdt cua ban dc ko
Nuôi ong ruồi cách bắt và đi chuyển về sân vừa hay quá làm gì cũng phải có kinh nghiệm của nó chúc bạn vui vẻ hạnh phúc hẹn gặp lại video tiếp theo nhé
Chú hướng dẫn Chi tiết và Thu vị lắm. Cảm ơn chú nhiều
Sau khi xem clip của ông, tôi thấy rất quí mến và kính trọng. Hoàn toàn khác biệt với bọn trẻ trâu làm clip
Mình cũng thấy giống b
Cám ơn Chú đã chia sẽ,rất chi tiết và bổ ích ạ!
Cách nuôi ong ruồi rất hay 👍 chúc chú năm mới thật nhiều sức khỏe và luôn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.
bạn làm clip hướng dẫn về làm kèo cầu ong để nuôi ong ruồi đỏ đi nhiều bạn ko biết cách làm
Nhìn cách bác nuôi ong ruồi, chắc sẽ có nhiều bạn như m muốn sở hữu một tổ ong ruồi “nuôi làm cảnh”, nhưng sau khi lướt các comment của bác mới thấy rằng: Để nuôi và thuần đc một tổ ong ruồi là ko hề đơn giản và dễ dàng như mới thấy.
Thế là hơi non
Nó sẽ không khó đâu bạn về phần kỹ thuật. Cái khó là nguồn hoa không đủ quanh năm và ong này lại dễ bỏ đi khi đói để tìm vùng hoa mới.
@@ngocdungle6254à thì ra do vùng xung quanh nhà mình hết hoa
Chào chú. Con rất thích mô hình của chú .
Trời mưa có ảng hưởng kg nó có bay đi kg? Chân tình cảm ơn em cho anh chị kiến thức này
Có ảnh hưởng. Trong tự nhiên ong ruồi chọn nơi làm tổ dưới tàn cây rậm rạp để có thể tránh mưa nắng, địch hại.
Con nghe ong ruồi nuôi lấy mật tầm 1 2 lần là ong bỏ di phải khong bác mong bác chia sẽ kinh nghiệm
Bình thường theo tự nhiên là vậy vì tùy thuộc vào mùa màng thời tiết và bánh tổ sẽ già đi. Kỷ thuật tốt sẽ khác phục được điều đó, như việc tôi kéo dài bánh sáp để có thể thay từng phần. Không đơn giản.
@@ngocdungle6254 vì con muốn nuôi thì mua lại của người đi bắt mà trước khi bán cho mình thì người ta đã lấy mật hết rồi có nên mua không bác
@@lebathemle3612 Loại đó nó sẽ bỏ đi, không nên mua. Chỉ mua để bổ xung thêm, hoặc quân hoặc bánh ấu trùng cho tổ đang nuôi mà thôi.
Con thấy thích quá, mà sợ bị đốt huhu
Rồi lấy mật thế nào bác để nó khỏi bỏ tổ
a cho e hỏi.gần nhà e có tổ ong ruồi mà e sợ họ trộm quá e muốn đưa về sát nhà.mà thời tiết miền trung mùa này có mưa nhỏ lai rai thì có nên đem về hk ạk.
Tổ rất to đường kính tầm hơn 30x 30 vậy làm sao di chuyển ạk.có cần cắt bớt gi ko.nhờ a chỉ giúp
Nếu đàn ong mật đầy đủ, ấu trùng phát triển tốt thì có thể di chuyển nó đi. Cần làm cách êm, tránh xao động hết mức có thể. Không được cắt bớt bánh tổ. Nếu nó ở gần nhà thì có thể cắt cànhcây tổ ong vào ban đêm, cầm tay đi bộ về nhà hoặc ngồi sau xe honda nhờ người khác chở. Đến nhà thì gác lên chỗ nào đã định sẵn. Nếu phải làm ban ngày thì kiếm thùng giấy to hơn như đã chỉ dẫn.
Xin cho hỏi nguyên nhân đàn ong ruồi mật bỏ đi, để lại nguyên bánh sáp khô mật nhưng vẫn còn khá nhiều ong con chưa nở. Có khi nào do khu vực xung quanh đã hết mật?
ong bỏ đi co nhiêu nguyên nhân do chia đan liên tuc no se gia hong btô no hêt quân ban nang tu nhiên bo đi xây tô moi khac ko nhu ong nuôi thung do sâu buom đe trung can pha btô ong an trung nhông chô nuôi co mui hôi thui tiêng ôn nhiêu
Cám ơn bác đã chia sẽ.....
chú ơi cho con hỏi, khoảng cách từ nơi bắt về đến nhà bao xa là hơp lý để đàn ong k bị ngột chú
Cho con hỏi con đang định dời tổ ong ruồi cách nhà con khoảng 50 m về nhà nuôi thì làm sao ạ.ong ruồi có chích không chú
thật tuyệt vời uc j mung co nha riêng cũng nuôi y ông
Một phương pháp mới, tôi kg thấy một clip nào thực hiện như thế nầy.
Phải nuôi 🐝 học hỏi đúng sai nhiều người thất bại rất nhiều rùi rút ra bài học kinh nghiệm cải tiến kĩ thuật nuôi để thành công bạn ơi
Hướng dẫn chi tiết và rõ ràng,nhưng kg hướng dẫn phương pháp lấy mật ong.
Có chỗ nào đó tôi có cắt lấy mật. Đơn giản là chỉ hớt bớt bầu mật ở trên cùng vào mùa mật. Mật ong ruồi chỉ thu được khoảng 50- 200gr cho mỗi lần cắt mật. Một vài tuần sau là có thể cắt tiếp nếu vào mùa hoa. Cái khó là làm sao khống chế chia đàn vào mùa mật. Bởi vậy phải biết nới rộng bánh sáp như tôi đã hướng dẫn (xem p.2 đã đăng).
Xứ em hình như ko có ong ruồi. Muốn nuôi quá. Bác mà ship cho 1 tổ nho nhỏ thì đẹp ạ. Em ở Nghệ An. Nghe giọng bác chắc trong nam ạ 🥰🥰🥰
Trước làm công nhân làm ở thủy điện Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An), bắt được khá nhiều.
Nuôi ong ruòi thơi gian dược 1 năm ko anh
Trời mưa ong có bị chết k chú
A cho em hỏi sân thượng nhà em có tổ ong ruồi giờ em muốn nuôi và tách bầy nuôi thì làm sao a
Khi nó có mũ chúa vít nắp nở thì cắt 1mũ 1p btô trung nhộng quân từ đàn mẹ làm kèo và buộc cây khác thành tổ nhỏ mới nếu ko chia đan mẹ sẽ tự chia khi tổ già nở hết quân nó đi xây tổ mới
Công thức nuôi ông. Rất hay. Có diệp anh em mình giao lưu về ông a.
Tôi chuyên về ong nội. Chỉ tìm xem có cách thức nào để nuôi ong ruồi, sao cho có thể lấy mật và nhân đàn cách dễ dàng. Kiến thức phần lớn nhờ nuôi ong nội lâu năm. Có điều gì bạn cứ trao đổi.
@@ngocdungle6254 xin chu sdt dc ko a
Chú cho con hỏi.nếu tổ ông ruồi khai thác mật đến 1 thời giang tổ ong già ko còn nhộng con và tổ đen phải sử lý sao chú
Nuôi ong ruồi cũng tương tự như nuôi loại ong mật trong thùng, vì đặc điểm sinh học khá giống nhau. Tài liệu về nuôi ong mật thì khá nhiều, về tạo ong chúa, chia đàn, nuôi dưỡng, thay tầng đen cũ... bạn nên học hỏi và tham khảo để áp dụng cho ong ruồi, mình không thể nói hết các chi tiết kỷ thuật. Điểm khó đối với ong ruồi là nó chỉ có 1 bánh sáp duy nhất. Chỉ có cách là làm thế nào cho ong xây bánh sáp dài ra và ta có thể cắt dễ dàng để chia đàn, hay để thay bánh sáp cũ bằng bánh mới. Hoặc khi bạn tạo được đàn mới thì đàn có bánh sáp quá cũ hay tổ yếu quá thì cũng nên loại bỏ đi, hay nhập vào đàn khác.
Hơi của hương nhang sẽ làm ong say ạ?
Có cần nhốt ong chúa ko a
Bạn đọc các hướng dẫn đã có.
Mới bắt về tổ già mà còn có sâu nữa làm sao khắt phụt hả chú
Nếu đang mùa hoa tốt và đang còn ấu trùng nhộng tốt thì có thể cắt bớt tầng cũ để tập trung quân, giúp nó tự bảo vệ và phát triển Nếu đã mất ong chúa hay thiếu hoa thì khó xử lý, đành bỏ đàn ong đó đi thôi.
Loại bỏ bớt p btô già sâu ong sẽ xây mới phát triển tiếp
Kỹ thuật tách như thế nào bạn
Xem phần P.2. để biết kỹ thuật tách đàn.
ad cho hỏi nuôi ong ruồi mình có cho ăn thêm khi nguồn cung nó ít quá ?
Thật ra, điều kiện nơi ở có nhiều hoa hay không và mùa hoa đó có kéo dài hay không, là quan trọng để có thể nuôi ong. Nếu muốn cho ăn thì móc một hũ nhỏ 50-100ml nước đường (1 đường, 1 nước) ngay sát tổ ong. Cho vào đó ít lá cây cho ong khỏi bị chết đuối.
Bánh sáp k có ấu trùng và không có mật .nhìn màu vàng đậm .thì làm sao cho ong k bỏ tổ ạ.con đem về nhà đc 3 ngày rồi ạ
Nuôi ong không đơn giản. Trường hợp đó, tôi nghĩ đàn này đã chết ong chúa. Vì nếu có ong chúa thì nó đã bỏ đi rồi. Bây giờ chỉ có cách là ghép nó vào đàn khác vào chiều tối. Nếu không có đàn khác để ghép thì đành để kệ nó. Tìm đàn khác mà nuôi.
Nuôi được Nuôi rồi bắt về để lên thì được
Chú cho hỏi. Cháu mới bắt về nuôi mà tìm ko ra chúa. Ong thợ đẻ đầy bánh. Ong ko đi lm vậy lm sao chú
Không chữa được nữa. Bỏ đi thôi.
@@ngocdungle6254 buồn hiu
Ah oi cho em hỏi xiu duok ..em có nuoi một dàn ong nhug jo chúa đẻ nhộng ong đực...nhiu lắm em nge nguoi ta nói đẻ nhộng ong đực là nó bỏ tổ đi hả ah
Tổ ong 🐝 phát to nó sẽ xây mũ chúa ong đực chia đan khi nở hết con non nó sẽ bỏ đi xây tổ mới ta chia nhỏ bánh tổ mũ chúa quân tác thành đan mới nhan giống tổ cũ hỏng gia cắt btổ đan khác ghép ong ko bỏ tổ đi
Mình cùng đồng hành và tương tác nha❤
mình góp ý thế này bắt ong về nuôi thì cần 1 thanh keo ong bang tre hoặc sắt thì sẽ bền hơn và 2 cuộn dây 1 thép dẻo và dây ni lông dùng buộc bto bat ve cat bau mat va buoc len keo ong dung thep deo co dinh banh tô vao vi tri canh cay muon treo nuôi sẽ đơn giản hơn ko phức tạp quá nếu làm kiểu bạn
Cách cắt bầu mật ra và cột bánh tổ lại thì đơn giản nhưng dễ bị ong bỏ đi, nhất là ở vùng ít mật. Cách của mình có điểm tiện lợi là bánh tổ cắt ra có đầy đủ mật phấn và ấu trùng, ong cũng còn bám vào bánh tổ đó, nên ít khi bị bỏ đi. Bạn biết đó, nhiều tổ, khi tưởng tơ nở được 6-7 ngày và có khi gần đẻ thì bỏ đi vì bánh tổ thiếu mật và thiếu ấu trùng. Mặt khác, khi muốn bổ xung bánh tổ có đầy đủ mật và ấu trùng cho một đàn bánh tổ đã khô khan thì cũng dễ dàng; sát nhập hai đàn lại cũng dễ dàng, vì có khung sắt làm thanh tựa, khỏi phải cột dây. Khi cột dây cũng đã làm cho ong bị xao động.
Bác cho hỏi, cháu thấy mấy con màu đen tuyền, to hơn mấy con khác là sao ạ
Đó là ong đực.
Bác ơi phần nhọn duới cùng là nhộng ong chúa phải không ạ
@@nguyenhongquan3153 Đúng rồi, gọi là mũ chúa.
Chú ơi.tại sao ong khì xây mũ chúa đã cắt đi rồi sao lại xây thêm mũ chúa khác là sao ah
Phải có biện pháp khống chế chia đàn. Đối với ong ruồi thì khó khống chế, chỉ tay chuyên nghiệp mới làm được. Nếu không, phải để nó xây mũ chúa và chia đàn cho nó.
Ít bữa rồi nó có đi ko anh
Tùy theo kỷ thuật. Tìm xem phần 2, có hướng dẫn
Xin hỏi Anh em mới bắt được 1 tổ ong ruồi về nuôi chơi lần đầu tiên.nhốt chúa và bị chết và đàn đã bỏ đi về chỗ cũ.Xin Anh cho em hỏi bao lâu thì tổ tạo ra được ông chúa mới bắt lại về được.xin cao nhân cho biết cảm ơn Anh
Nếu còn bánh tổ và bánh tổ này còn trứng hay ấu trùng tối đa 2-3 ngày tuổi thì ong mới từ đó mà cho ăn sủa chúa để trở thành ong chúa. Nếu không có thì bạn kiếm một bánh tổ mà có điều kiện như trên để đưa vào cho nó xây mũ chúa. Nếu không có ấu trùng hoặc không kiếm được bánh tổ có ấu trùng thì chịu thua.
Nhập đàn như nào a. Mong a hướng dẫn
Chiều tối áp hai tổ vào nhau là xong. Ong ruồi không cắn nhau ban đêm.
Cho con hỏi là chú ko sợ treo vậy thì kiến lên ah chú
Cùng với sự tự vệ do sức mạnh, ong ruồi có phòng vệ kiến bằng trét keo dính ở hai đầu cành cây của bánh tổ, hay ở phần tiếp giáp nào giúp kiến đi vào bánh tổ.
Vậy mấy hôm no co bỏ đi ko ban
Nuôi ong mà không có kỷ thuật thì tất nhiên nó sẽ bỏ đi!
Cho em hỏi, em bắt được ổ ong ruồi, nhốt chúa trong lồng. Thợ bỏ ong chúa đi. tai sao chú.
Kinh nghiêm cho thấy, nhốt ong chúa không có hiệu quả. Bạn cứ đọc các hướng dẫn tôi ghi thì sẽ rõ.
Cho em hỏi. Em bắt được ổ ong ruồi, em làm dập bánh tổ, ấu trùng, nên em làm thay bánh tổ sáp nhân tạo thì có đuọc không ạ. Ong ruồi có thích làm bánh tổ nhân tạo không ạ.
@@batolomeothoi9611 Hoàn toàn không được. Nó sẽ bỏ đi. cho dù nhốt ong chúa. Cứ giữ nguyên bánh tổ bị dập với ong thợ bám trên đó. Giết ong chúa hay cách ly ong chúa, nó sẽ không bỏ đi và tự tạo ong chúa khác nhờ vào ấu trùng non trên bánh tổ. Đó là cách cuối cùng nhưng rất khó thành công đối với người mới tập nuôi.
Cám ơn chú nhiều ạ.
Chú ơi, mình nuôi ong mật dưới gốc cây, và nuội ong ruồi trên cùng một cây có đẠt không chú. Em thấy có đôi con ong mật bay lên cắn ong ruồi.
Cũng vì mấy ông mà dân bắt ong tụi tui đi bán mật kêu ong ruồi này nuôi
rồi mật thu hoạch thế nào vậy Bác .
Bạn tìm xem P.2. đã được đăng tại th-cam.com/video/hq2iPRa-WhI/w-d-xo.html
Sáng tao qua bác
Chú ơi khi đàn ông chương thành chu thấy tang ông có nhọng nhọn dưới đáy tàng thì chú cắt bỏ đi gì đó là ông chúa khi nở nó sẽ tách đang đi đó
Đúng vậy. Cám ơn cháu. Nó tách đàn đi trước khi mũ chúa nở.
@@ngocdungle6254 nhà cháu cũng ở kien giang cháu cũng có sở thích giống chú nhà cháu cũng có nuôi 4 tổ ông nhưng qua tết cháu lại lên bình dương làm khi có Việc về thì bất nuôi tiếp
Con cũng có đam mê giông chú ngo le dung nhưng đã thất bại nhiều lần trong việt giử bầy ong.
Nếu ong tạo chúa.cố ý cắt bỏ mũ chúa và ong đực thì nó lại xây lại mũ chúa khác.vậy có cách nào không ah
@@ktkt-ux1lt cắt ong đực mũ chúa để ong ko chia đàn lấy mật dc nhiều lần hơn ong đực chỉ ăn tốn mật nên cắt bỏ muốn giữ thì phải chia đàn tô ong khi đe trứng tô sẽ già cũ hỏng tô ong sẽ tự bỏ đi xây mới chia đàn bỏ tô đi là bản năng tự nhiên duy trì noi giống để tránh bệnh dịch xảy ra với đàn ong
Hay quá.
Em muốn nuôi trên cây dừa của mình đc ko ạ
Vẫn được, nhưng nuôi dưới thấp cho dễ chăm sóc.
Nuôi hoài được ko anh
ở xa quá kg thì cháu xin mua của chú một đàn nuôi thử! khi nào có dị ghé nha trang cho cháu tham quan với nhé!
Nếu vùng bạn ở mà ong sống và sinh sản được thì bạn cứ hỏi thăm, thế nào bạn cũng thấy có tổ ong ruồi. Bạn xin bắt hay mua lại, chắc cũng dễ thôi. Có điều là đôi khi ong làm tổ ở phần ngọn, không bắt được, hoặc bắt rất nguy hiểm.
@@ngocdungle6254 bạn có cắt cánh ong chúa ko
Anh ơi sao em không thấy anh hướng dẫn cố định ông chúa ạ?
Ong chúa phải được tự do để sinh đẻ. Nuôi ong cần phải tạo điều kiện tốt với nhiều kỷ thuật để nó phát triển, chứ không đơn giản ở chỗ bắt hay nhốt ong chúa.
Hay cảm ơn ban
Nuôi thế . Trời mưa thì sao ?😊
Ong này luôn đông quân, đậu xếp với nhau, làm mưa trợt ra ngoài.
Vậy nếu tràng ong bi đen lại thì ong có bỏ đi ko anh nế bỏ di thì có kỹ thuật nào giử ong ruôi lại được ko ạ xin cam ơn
Cần phải phòng ngừa trước khi ong có ý định (phản xạ) bỏ đi. Ví dụ, trong thời gian vài tuần cho ong chúa tơ đi giao phối, bánh sáp hết ấu trùng, hóa đen, ong sẽ bỏ đi. Phòng ngừa bỏ đi bằng cách thay bánh sáp cũ bằng bánh sáp mới có trứng ấu trùng, lấy từ đàn mạnh khác. Đây là điều khó vì ong ruồi chỉ có một bánh tổ. Ở video sau tôi sẽ nói đến cách làm cho đàn ong xây bánh sáp dài ra, để ta có thể cắt thành vài ba phần.
Trong trường hợp bạn biết ong đã có ý định bỏ đi rồi và nó đang thời gian chuẩn bị đi (không nuôi hoặc cắn bỏ ấu trùng non, ăn nhiều mật để tạo dự trữ năng lượng trong cơ thể, thì bạn hãy chấm dứt ý định đó bằng cách tách ong chúa ra để tạo đàn ong mất chúa 5-7 ngày. Sau đó bổ xung ong chúa và bánh sáp nếu bánh sáp cũ đã hết ấu trùng.
Ong có thể bị suy tàn hay bỏ đi do thiếu mật phấn hoa. Ong chúa giảm đẻ, quân thưa dần, bánh sáp ít ấu trùng, hóa đen. Cần phải cho ăn siro đường trước khi ong suy giảm đẻ.
@@ngocdungle6254 theo mình nghĩ có vẻ như ong thợ ong ruồi có khả năng sinh sản đặc biệt do ong chúa đẻ trứng nuôi thành ong thợ nhưng sót lại 1 ít tinh của ong đực tồn tại trong cơ thể cấu tạo của ong thợ đc ăn sữa chúa đẻ đc 1 lần trứng thụ tinh duy nhất vậy nên chúng mới hay bỏ chúa đi dù cắt cánh nhốt lồng đi và xây tổ mới mà ko lo bị tuyệt chủng ko sinh sản đc
@@trungtrung4388 Khả năng theo ong chúa cũng tùy vào loại ong. Ví dụ ong dú, không theo ong chúa dù bạn bắt giữ ong chúa. Đàn ong mật đang nuôi ở trong thùng, nếu bạn bắt ong chúa đi ra ngoài hay khi kiểm tra ong chúa bị rớt ra ngoài, thì ong thợ cũng không bỏ tổ để theo ong chúa. Ong nuôi thùng đôi khi cũng không theo ong chúa khi ta treo ong chúa nơi bất lợi cho chúng. Ong ruồi lại càng dễ bỏ chúa hơn ong thùng.
bạn nên nuôi từ 3-4 đàn ong khi nào có tổ ong già đen sắp bỏ tổ đi thi ta có thể cắt 1 phần bánh tổ đàn khác đang phát triển ghép vô là đc
Cam on a ,the ong nay dc nhiêu mat ko ha a
Nuôi được hay không và có mật nhiều hay không còn tùy vào nguồn hoa. Mỗi lần cắt ụ mật trên bánh sáp có thể được khoảng 100 - 500ml. Mùa mật có thể một vài tuần cắt mật một lần. Cần có kỷ thuật bổ xung thêm bánh sáp mới giữ được đàn ong lớn và lấy nhiều mật, vì ong này phát triển nhanh trong mùa mật và hay chia đàn.
@@ngocdungle6254 e chào bác, đẻ bổ sung thêm bánh sáp làm bằng cách nào ạ. mình chia đàn như thế nào ạ, bác cho ra video chia đàn để chia sẻ cho mọi người cùng nuôi biết cách dc ko ạ. e xin cảm ơn nhiều
@@ThienThien-gq7nz Đã ra phần 2 rồi đó bạn.
Chú cho em hỏi, mình bắt ổ ong ruồi về nuôi mà mình cắt mật thì đàn ong có bỏ đi không ạ.
Ko nó tiếp tục làm mât dự trữ nuôi con phá mất tổ nó sẽ đi họác do nguồn hoa ăn ko đủ
Phải anh ở gần em mua vài tổ về nươi
Chú ơi, tại sao em bắt ong ruôi về nuôi mà cứ được mấy ngày là ong bốc bay. Tại sao chú.
Tìm xem đọc phần 1 tôi đã hướng dẫn cách bắt. Nghe theo các video bắt cột hay nhốt ong chúa thì hầu như bị thất bại. Điều căn cơ là 1- phải giữ đàn ong không bị xáo trộn quá mức khi bắt và di chuyển về nhà, 2- Không tìm bắt ong chúa, 3- không cắt mật hay làm vỡ bánh tổ, 4- đặt ở nơi phù hợp yên tĩnh. Ngoài ra, bắt ong cần thực hiện vào mùa mà thiên nhiên có thể cung cấp cho nó đày đủ mật phấn.
Tổ bắt phải có trứng nhộng con non ko thì ko nuôi đc btô già đen hỏng sẽ bỏ đi
Chú ơi cho con hỏi mình gửi chúa ở tổ khác. thì tổ kia có chúa ko, nếu có thì hai con chúa cắn nhau chết sao. Và con chúa đem đi giử phải cắt cánh rồi chứ.
Tổ kia không có chúa, chỉ có mũ chúa, có thể chỉ là tổ nhỏ để cho phối ong chúa. Ong chúa gởi nhốt trong lồng, ghép vào buổi tối và sau này dễ dàng lấy cả lồng đi và trả trở lại tổ của nó.
Chú ý: trong một tổ có hai ong chúa cũng thường bị giết một con, cho dù một con được nhốt trong lồng (sẽ bị giết).
Một tổ có thể chứa nhiều ong chúa nhốt trong nhiều lồng khác nhau nhưng không được có ong chúa nào để tự do ngoài lồng cả, trừ khi nó đã già yếu mà ong thợ muốn thay.
Vậy lúc mình nhân đàn thì điều kiện bắt buộc bánh sáp cũ phải có mũ chúa rồi ta mới tách ong chúa già với cùng 1 nửa ong thợ phải không chú. Nếu ta tách đàn khi chưa có mũ chúa thì điều gì sẽ xảy ra với đàn không có ong chúa, liệu nó có xây mũ chúa không hay sẽ thất bại và bỏ đi.
@@tongnguyen4938 Đàn không chúa sẽ cấp tốc xây mũ chúa cấp tạo, xây to ra từ một ô lăng ấu trùng 1-2-3 ngày tuổi, chứ không bỏ đi. Mũ chúa cấp tạo kém nên ít khi dùng. Đàn ong khi tách ra mà không chúa thì không bỏ đi nhưng nó dễ bay về chỗ cũ bỏ bánh tổ trơ trọi và bị hư đi. Do đó cần có kỷ thuật chia đàn, đã có nói trên video và các bình luận chia sẻ, để có thể giữ lượng quân đều ở hai bánh tổ.
Vâng cảm ơn chú đã chia sẻ những thông hữu ích này ,
@@tongnguyen4938 chia đàn tô ong phải có trứng nhộng non và mũ chúa vit nắp sắp nơ để chia tách đàn ko có mc chia đàn sẽ ko dc khoảng thời gian tô ong chờ xây tạo mc chờ chúa đe trứng tô ong sẽ nơ hết con non ong sẽ bỏ tô đi và thất bại
Bat vay ve nuoi dc thoi gian con no no het thi noi cung bo di ha
Nuôi 1tgian lấy mật tổ cũ hỏng sinh do nhiều thế hệ ong nở ra thứ 2 do bản năng sinh sản bạn nhé chia ra tổ nhỏ ong sẽ phát triển tiếp ko bị gia sâu bệnh tấn công
Ở ngoài bắc tôi đố nuôi nó ở,bỏ cả chúa đi luôn
Mình nghĩ chú này là kỹ sư hay sao ấy kiến thức chú rất rộng
Điểm chính là thích nghiên cứu về ong. Nên xem bài BỆNH THỐI ẤU TRÙNG TUỔI LỚN (DẠNG TÚI, SACBROOD) NƠI ONG NỘI - CERANA. VÀI PHÒNG TRỊ HỮU HIỆU
@@ngocdungle6254 cái thùng giấy đựng ong ruồi đó bác mua ở đâu vậy ạ
@@huutruong2293 Nó là thùng hộp đựng giấy A4 mình cắt dán lại cho hẹp bớt. Bạn có thể dùng thùng bia bằng giấy , cắt bớt chiều dài và dán đáy lại. Không cần làm một nắp rời, dùng ngay nắp gấp của thùng giấy cũng được. Nói chung là tùy sáng tạo, không quan trọng kích thước.
Mình bắt về nuoi nhung nó ko ở loại này hoi khó. Nhìn trong video ban vó nuoi ong dú nữa hả bạn giá cả sao ạ
Cần bắt ong vào thời điểm có đủ mật hoa và giữ được ổn định lúc bắt và di chuyển về nhà. Tôi có nuôi một số ong nội để nghiên cứu bệnh thối ấu trùng tuổi lớn và một số ong dú để xem xét cách thiết kế thùng ong sao cho rẽ và tiện lợi cho cách lấy mật và nhân đàn. Không có thời gian để đóng gói và ship đi nên không có bán.
@@ngocdungle6254 cám on chia sẽ cua bạn
Xin số đt để giao lưu có đc k a
@@thanhhatran4561 0988214072, vào lúc 7-8 giờ tối.
mình bắt về nuôi nhưng bị các loài ong khác phá và cắn chết. như ong vò vẽ phải làm sao
Chưa biết phải làm sao. Hãy thử xem. Nguy hiểm nhất là ong vò vẽ vì nó thường làm tổ gần đó và hoạt động tích cực. Kiếm một loại thuốc trừ kiến hay mối mà trừ được tận gốc, loại không mùi vị. Dùng vợt bắt được một vài con vo vẽ bôi thuốc đó trên mình nó. Nó sẽ tự diệt cả đàn. Hãy thử xem. Có lần tôi bị chết cả đàn ong nội do một vài con rơi xuống đất có thuốc trừ kiến. Nó bay được về tổ làm cho cả đàn bị chết trong vài ngày. Vì vậy khi dùng thuốc phải cẩn thận.
Ko nên gõ rũ xua quân 🐝🐝 khỏi bto bay loạn xạ khi lấy mật sẽ làm lộ vi trí tổ ong nuôi thú hút các dòng ong rừng săn mồi ăn tạp sẽ tới phá ăn btổ nhộng sẽ ko nuôi đc
Mình làm vậy chúa bay rồi nuôi dc ko
Tổ ong mất chúa thì cần có kỷ thuật nuôi khá mới xử lý được.
Mình bắt về hả bạn
Chú có cắt cánh chúa ko vậy.
Khi mới bắt, bạn không nên cột ong chúa hay cắt cánh nó. Điều quan trọng là trong qua trình cắt cành và di chuyển bầy ong được ổn định. Trong trường hợp bị xao động thì ong sẽ bỏ đi sau khoảng 1 tuần.
Bạn có cắt cánh hay cột ong chúa cũng vô ích vì ong ruồi có thể bỏ ong chúa hoặc không chịu xây tổ mà cứ tìm cách bỏ đi.
Sau vài ba ngày mà bạn thấy ong đi làm rất ít và thấy ong không nuôi ấu trùng non nữa thì đó là dấu hiệu nó muốn bỏ đi. Bạn phải bắt ong chúa gởi ở tổ khác để tạo bầy ong mất chúa. Nó sẽ không bỏ đi nữa mà ở lại xây mũ chúa cấp tạo. Khoảng 4-7 ngày sau mới trả tướng về cho nó và nếu bổ xung thêm bánh sáp có ấu trùng non thì càng tốt. Phần kỷ thuật này đòi hỏi chuyên môn.
Chỉ khi đã có được một bầy ong chịu ở, ổn định, đi lấy mật tấp nập rồi thì mới nên tìm ong chúa để cắt bớt 1/2 một cánh, để đề phòng bỏ đi hay chia đàn sau này.
K cần cắt cánh ong chúa chúng có chịu ở lại làm k chú dũng ơi
@@vumobile9816 Ong thợ đâu có suy nghĩ được rằng: "Ong chúa bị cắt cánh rồi, không bay đi được, vậy ta phải ở lại mà làm việc xây tổ thôi!". Nuôi ong không đơn giản chỉ là cột hay cắt cánh ong chúa để buộc chúng ở lại. Người ta cắt cánh ong chúa chỉ là để đề phòng ong bỏ đi hay chia đàn bất ngờ. Nếu ong bỏ đi, ong chúa bị rớt và bị chết thì ta vẫn còn được bầy ong, vì chúng quay lại tổ cũ, chứ không bị bay mất. Rồi sau đó ta kiếm con ong chúa khác để thay. Giải pháp cắt cánh chỉ để phòng ngừa, chứ không có tác dụng làm cho ong chịu ở hay không chịu ở. Nuôi ong mình cần tạo điều kiện tốt thuận theo tự nhiên để nó được tự do sinh sản và phát triển.
Nếu nhà không có cây xanh thì có thể đặt kèo ong ở mái hiên...được không anh?
Co cat canh ong chua hok chu
Chú ơi cho con hỏi làm cái đó tỉ lệ thành công là cỡ bao nhiêu vậy chú chỉ cho con biết đi chú
Nuôi ong không đơn giản là chỉ bắt được ong chúa rồi cột hay nhốt nó lại như người ta thường nghĩ. Có nhiều kỷ thuật cần học hỏi mới dẫn tới thành công. Video này chỉ hướng dẫn cách cắt cành tổ ong và đưa đàn ong về vườn nuôi. Nó mới chỉ là giai đoạn ban đầu của nuôi ong.
Ở đoạn này, cần thiết là luôn phải giữ đàn ong được ổn định từ lúc cắt cành cho đến lúc treo tại vườn mình. Làm được vậy, tỷ lệ sẽ đạt 100%. Tỷ lệ sẽ giảm như gặp đàn ong nằm ở nơi khó cắt khiến rung cành gây xao động, hoặc di chuyển đi xa quá, hộp ong bị nóng ngộp... Các cách khác như cắt bánh tổ, lấy mật, treo bánh tổ có nhộng trở lại, nhốt ong chúa để ép ong bám vào bánh tổ... có tỷ lệ thành công rất ít.
Hay.
Vậy mình đưa ong về vào ban đêm được kog
Di chuyển ong vào ban đêm rất tốt vì ong ổn định hơn.
ong tự nhiên mình di chuyển gần thì mình có cần dùng nhang để hơ ko a
cho con xin link face hay gì đó kết bạn để con hỏi xíu, con lấy tổ về nhưng cắt cánh chúa thôi, nên là để nó tự tách đàn với lại ong nó hung dữ lắm.
Mình không dùng face về vấn đề này. Thông cảm !
Chú giử chúa thế nào ah.hay chỉ diy chuyển bánh tổ về thôi.nếu ko bột chúa hay cắt cánh sẻ có nguy cơ mất chúa và bốc bay
Bạn không cần cột ong chúa hay cắt cánh nó. Điều quan trọng là trong qua trình cắt cành và di chuyển bầy ong được ổn định. Trong trường hợp bị xao động thì ong sẽ bỏ đi sau khoảng 1 tuần. Bạn có cắt cánh hay cột ong chúa cũng vô ích vì ong ruồi có thể bỏ ong chúa hoặc không chịu xây tổ mà cứ tìm cách bỏ đi. Sau vài ba ngày mà bạn thấy ong đi làm rất ít và thấy ong không nuôi ấu trùng non nữa thì đó là dấu hiệu nó muốn bỏ đi. Bạn phải bắt ong chúa gởi ở tổ khác để tạo bầy ong mất chúa. Nó sẽ không bỏ đi nữa mà ở lại xây mũ chúa cấp tạo. Khoảng 4-7 ngày sau mới trả tướng về cho nó và nếu bổ xung thêm bánh sáp có ấu trùng non thì càng tốt. Phần kỷ thuật này đòi hỏi chuyên môn.
Chú có dùng facebook hay zalo gì ko chú cho con xin con hỏi ít kinh nghiệm.con cũng thích nuôi ong ruồi lắm.đã bắt 1 tôt nuôi ko thành cộng.mới bắt 1 tổ khác nhưng ko biết thành công ko
Các bạn cần lưu ý đến mùa hoa. Bắt và chuyển đàn ong mùa thiếu hoa thường bị bỏ đi. Miền Trung tháng 10 đến hết tháng 11 thường mua gió, không nên bắt ong. Tháng 12 và tháng 1 nếu trời nhiều mây và gió bấc thì bầy ong cũng bị đói, bỏ đi hay suy tàn.
@@ngocdungle6254 chu có thể nói thêm chúc kinh nghiệm ko ạ .cách lấy mat ong thế nào ạ
Xông ít khói cho ong hết hung dữ rồi dùng dao cắt bầu mật phía trên. Phần ấu trùng và nhộng vẫn còn nguyên nên ong vẫn ổn định, không bỏ đi, vẫn tiếp tục đi lấy mật khác. Nếu vùng có mật hoa dồi dào thì 1-2 tuần sau bầu mật lại to ra trở lại. Ta cứ cắt mật lần thứ hai... Mật này được kể là tốt như mật ong rừng, vì hoàn toàn lấy mật tự nhiên.
Chú ơi nhập 2 đàn với nhau thì thì để 2 chúa luôn được k ạ
Được, nhưng nó sẽ cắn chết một con, ngoại trừ trường hợp cá biệt. Một ong chúa trẻ khỏe đôi khi cũng cùng chung sống với ong chúa già.
Nên nhốt trong lồng 1 con, cũng đặt tại đàn đó. Nếu nó còn sống dai thì đôi lúc cần đến nó.
Con chích choè lửa ồn quá
Chú quê ở đâu vậy
Chú cho cháu hỏi nhà cháu có đàn ong về làm tổ trên cây lộc vừng có cách nào giữ đàn ong lại được lâu nhất cỏ thể không chú? Mình có thể khai thác mật được không? Con cảm ơn chú nhiều
Chuyển nó xuống thấp để có thể chăm sóc. Tìm xem phần II tôi đã hướng dẫn lấy mật , chia đàn và tìm học hỏi các kỷ thuật nuôi ong nói chung để có kiến thức nuôi ong.
Chú con muốn nuôi mua giống ở đâu chú
Chắc là không có ai bán tổ ong ruồi. Nếu vùng bạn ở có nhiều cây cối thì thế nào bạn cũng tìm được tổ ong ruồi trong tự nhiên. Bắt hay xin chủ nhà cho bắt để về nuôi.
Tôi kinh ne ong nay
Ong ruoi cho an gi ah bac
Lm dống vậy mà dc time nó bỏ đi hết
Thử tìm nguyên nhân đi! Xem nguồn mật phấn có đủ không; nơi nuôi có gì độc hại hay nguy hiểm cho ong không; mình có lấy mật quá mức không...? Nếu mới nuôi được vài tổ, chưa có kinh nghiệm thì chuyện nó bỏ đi là bình thường.
Bạn cho mình xin sdt
Xao ko cho vào thung a
Ong thường nuôi lấy mật trong thùng là loại ong khác, đa tầng (Apis Cerana, Apis Mellifica). Ong ruồi (Apis Florea) trong video này là khác; có đặc tính là đơn tầng (một bánh sáp) gắn bao phủ và dưới một cành cây nhỏ khoảng bằng ngón tay; sống ngoài tàn cây, bụi rậm, không ở trong bọng tối , nên không ở trong thùng gỗ, mái nhà, trụ điện, hốc đá.... Ngoài ra còn loại ong lấy được nhiều mật đơn tầng khác, sống ngoài cây, tầng bám dưới cành cây to, vào những kèo ong người ta gác sẵn ở các rừng tràm. Nó lớn con hung dữ, gọi là ong thế, ong khoái (Apis Dorsata)... Do đơn tầng, nên ong ruồi và ong thế, khó được tách ra và nhân đàn. Vì không nhân đàn được thì ta chỉ có thể lưu giữ ông được một thời gian rồi nó tàn hoặc bỏ đi.Trong video sắp tới tôi sẽ hướng dẫn cách nhân đàn một cách cơ bản cho ong ruồi, cách riêng là về việc tách được một phần bánh tổ. Nếu người đã có kiến thức về ong sẽ nắm bắt dễ dàng và có thể phát triển nhanh chóng việc nuôi loại ong ruồi. Và một cách tương tự, ta có thể nuôi cả ong thế ở vườn cây lớn, thuộc vùng có nhiều mật phấn. Nuôi ong đơn tầng thì không tốn kém thùng ong và cầu ong, nhưng khó mà di chuyển ong hàng loạt.
Sắt này chú tự làm từ sắt nào vậy
Bạn có thể dùng sắt 3 ly hay 4 ly để uốn thành khung. Sắt đâm ngang thì cở khoảng 2 ly. Có thể mua ở cửa hàng sắt thép, xây dựng...
Bạn có thể dùng tre để làm khung, tùy sáng kiến.
Anh bán cho tôi một tô nhỏ anh có bán cho em số điện thoại của anh
Ban e 1to ve nuôi thu a
Đâu nhìu quá z
Chú cho sổ đt liên hệ mình muỏn học nghề chủ
Hay lam anh .kenh e cung moi thanh lap anh ung ho giup e nha
Yuf
Bán cho em một tổ cho em số điện thoại của anh
Nuôi mật không co là bao. Làm để giêt time thôi
Cho em biết số điện thoại của anh
Xứ em hình như ko có ong ruồi. Muốn nuôi quá. Bác mà ship cho 1 tổ nho nhỏ thì đẹp ạ. Em ở Nghệ An. Nghe giọng bác chắc trong nam ạ 🥰🥰🥰
Ong ruồi không thể ship đi xa được.
@@ngocdungle6254 Từ TP.HCM đến chỗ em xe đò 26 tiếng thôi bác ạ. Em chỉ sợ là ở xứ này mưa bão nhiều nuôi ngoài trời sẽ phải xử lý nhiều vấn đề thôi. 😇😇😇 có lẽ vì thế xứ em ít ong ruồi.
Thanks bác 😇😇😇
Xứ em hình như ko có ong ruồi. Muốn nuôi quá. Bác mà ship cho 1 tổ nho nhỏ thì đẹp ạ. Em ở Nghệ An. Nghe giọng bác chắc trong nam ạ 🥰🥰🥰