Vâng, nó ít mật. Ngoài ra, khó có nơi nào nguồn hoa có quanh năm, ong dễ bị đói, suy tàn và bỏ đi. Được cái là khi có nguồn hoa nó phát triển rất nhanh, nhộng ong non chấm với mật ăn rất ngon, bổ dưỡng.
Dạ đúng rồi chú, con bắt được 3 tổ ngoài tự nhiên và mật nó ăn rất thơm ngon. Con xem clip và bữa nào bắt nuôi theo cách của chú thử. Ong này con để ý chỉ cần động vào cây là nó nó dọn tổ bỏ đi dần. Chú chỉ con bí quyết giữ ông chúa để nó khỏi đi với ạ.@@ngocdungle6254
Cách Nuôi ong này mình thấy nhiều cải tiến ưu điểm hơn 1: cách làm keo ong kiểu mới thuận tien hơn cho việc chia đan nhân giống thay btổ ong 2 : cắt ghép kéo dài bto làm đan tăng diện tích bầu mat vi đan ong xây mat phía trên 3: cách lấy mật hợp li
Chia đàn cần làm vào chiều tối là đúng, vì tránh được trường hợp ong bị loạn, đi tìm khi thấy mất chúa. Vì mất chúa đột xuất, mũ chúa không đủ hấp dẫn, chúng có thể bỏ bánh sáp để nhập vào đàn cũ hoặc tổ khác. Khi tối trời thì chúng đành phải chịu thua và giữ ổn định. Về chuyện ong lạc về tổ cũ thì ta có thể khắc phục được, như các bạn đã làm, đó là chuyển tổ cũ đi nơi khác. Khi đi làm về, không thấy tổ, ong sẽ đi tìm và nhập vào tổ gần đó. Ta điều chỉnh lượng ong mỗi tổ bằng cách đặt tổ gần hay xa vị trí cũ. Ong ruồi có đặc tính vượt trội về sự tìm kiếm vị trí mới. Tôi chuyển một tổ từ sân thượng xuống vườn cách xa khoảng 70m nhưng ong vẫn tìm được vị trí mới. Chỗ cũ chỉ còn mươi con bị lạc, bám vào cây, không đáng kể. Vấn đề cần khảo sát về ong ruồi là ta nuôi tối đa khoảng bao nhiêu đàn ong trong một vườn đối với một vùng ít hay nhiều mật phấn để có năng suất cao. Điều cần biết là vòng bán kính ong ruồi hoạt động là bao xa.
bạn cắt bánh to thì nên kéo dịch chuyển bto chính ra ngoài 4-5 cm 2 phần bto moi ghép lech vô trong vị trí cũ thì đan ong dễ tiếp nhận không bỏ to phần bánh tổ cắt được cấy ghép vào dễ hơn clip 1 mình thấy bạn cắt ghép ngang 1 bto ghep vao đàn ong không chịu tiếp đe trứng làm mat do sai vị va xa lech trí tô cũ quá nhiều tiếp nhận bto moi tùy tính từng đan ong khó hay de ma điều chỉnh cho hợp lí
Sẵn câu hỏi của bạn Thanh Lam, tôi hướng dẫn tạo mũ chúa và chia đàn như sau: Ta dùng dao cắt bánh tổ ra 1/2 hay 1/3, 1/4 theo chiều dọc, nhưng không lấy đi ngay. Cứ cắt trước để ong dọn sạch ấu trùng chết và để ong vẫn phủ đều lên nó. Chiều tối ta mới tách ra. Để biết phần bánh tổ nào không có ong chúa thì quan sát độ 30 phút sau. Bánh nào có ong xào xạc tìm ong chúa là bánh đó không có ong chúa. Nếu không có giờ quan sát, thì sáng hôm sau, phần nào không có ong chúa sẽ thấy có xây mũ chúa. Có 3 giải pháp để có mũ chúa: 1- Tách ra khi đàn ong đủ mạnh để nó tự tạo ong chúa cấp tạo. Khuyết điểm là mũ chúa cấp tạo kém chất lượng. Thời gian từ lúc tách ra cho đến lúc mũ chúa nở là khoảng 10 ngày, cộng thêm 10-12 ngày sau nó mới đẻ. Lúc đó, tầng ong hết ấu trùng, dễ bỏ đi. Cần thay cầu có ấu trùng khác thì mới khắc phục được. 2- Lấy mũ chúa vừa vít nắp từ một đàn đang muốn chia tự nhiên. Phải lấy sớm vì đàn đó sẽ phân đàn bốc bay sau khi mc vít nắp vài ngày. Dùng mc vừa vít kiểu này thì thời gian chờ ong chúa giao phối và đẻ cũng kéo dài, nên bất lợi. 3- Lấy mc vừa vít nắp từ một đàn muốn chia tự nhiên, nhưng lại gởi ở một đàn thứ hai, bị mất chúa, để ủ ấm. Ta chờ cho tới khi mc gìa sắp nở thì phân phối cho những đàn mà ta muốn chia hay cần có ong chúa. Cách này tốt hơn vì thời gian chờ ong chúa đẻ giảm đi, còn khoảng 12 ngày. - Khi thấy đàn bắt đầu xây mũ chúa tự nhiên thì ta dùng dây thép nhỏ uốn thành một chĩa hai có một cái cán nhỏ và hai cọng thép nhỏ song với nhau. Ta cắm nó xuyên qua phần trên gốc mũ chúa trước. Khi mc vừa vít ( được 2-5 cái) ta dao nhỏ hay kéo cắt bên trên phần dây thép để lấy mc ra. Ta cầm cây chĩa này, có mang mc, cắm vào đàn thứ hai ( vừa nhỏ, không có ong chúa) để ủ ấm mc và chờ nó già. Khi nó già sắp nở thì ta lại cầm cây chĩa ba để rút mc ra rồi cắm nó vào đàn mới chia ra. Nếu phân phối mc già chưa hết thì đưa mc nó vào rọ và vẫn để ở đàn ủ ấm này. Có thể giữ nhiều ong chúa mới nở vài ngày trong rọ ở đàn không có chúa. Nhớ là không để ong chúa tơ nào lọt ra ngoài. Nếu để 1 con ra ngoài thì ong thợ sẽ phò con này mà cắn chết những con khác. (Các bạn nuôi ong nội hay ong Ý cũng nên lấy kinh nghiệm này để lưu giữ nhiều ong chúa tơ trong cùng một đàn). Khi ong chúa đã nở vài ngày rồi thì đem giới thiệu vào đàn chia ra vào chiều tối để ong thợ tiếp thu ong chúa mới tốt. Kiểu dùng ong chúa tơ này để chia thì có nhiều ưu điểm vì rút ngắn thời gian cho giao phối, còn khoảng 10 ngày. Ong ít bỏ đi do bánh sáp vẫn còn ấu trùng. Trong khi đó, đàn xây mc tự nhiên vẫn tiếp tục xây những mc chúa tự nhiên khác. Hễ nó vừa vít nắp thì ta cứ cắt nó đi, gởi qua đàn thứ hai để ủ ấm cho đến khi ta dùng nó. Kiểu tạo và dùng mc này, là lấy kinh nghiệm từ nuôi ong mật chuyên nghiệp. Cái sáng kiến là dùng đàn xây mc tự nhiên chứ không dùng đàn chuyên cấy mc nhân tạo. Đàn ong ruồi tuy cấy mc được, nhưng khó khăn và công phu, nên không làm. Còn vấn đề khác là điều chỉnh lượng quân cho đàn chia ra, bạn hãy tìm hiẻu thêm, đã có đề cập ở các bình luận trước đây.
cắt bto ra đe gần nhau chua gia đe trưng trên các bto binh thuong khi mc gia màu cánh gian cà phê là sap no tách mu chua đc no 10 ngày kiểm tra lô banh tô có đe trưng là được nên tìm chua thì chia sẽ chắc ăn hơn việc ghép giới thiệu chúa tốn tgian tỉ lệ tiếp nhận chúa ko cao ko nen lấy mũ chúa non hoặc chưa vít nắp để ong chia tự nhiên rất be còi cọc to bằng nắm tay trẻ con nuoi len 8-9 lang 1to đủ tiêu chuẩn lấy mật rất lâu mất 1-2 tháng
Theo cách bắt tôi hướng dẫn ở P.1 thì đưa nguyên tổ về. Nó đã có mật. Chỉ lấy mật khi ong đã ổn định, ít là 1 tuần sau. Lấy mật bằng cách cắt bớt mật ở phần trên, nhưng chỉ vào mùa hoa dồi dào. Để tổ ong dưới mái hiên cũng tốt, nhưng đừng để sâu trong nhà, vì ong dựa theo hướng mặt trời để định hướng.
@@ngocdungle6254 dạ con đem về được rồi .mà con thấy tổ ong k có nhộng hình như tổ mới làm ạ .mà ong này nuôi trong thùng như ong mật có được không ạ .hay chỉ nuôi dưới bóng râm như của chú làm ạ
@@VinhNguyen-lt6lg Ong ruồi không nuôi được trong thùng. Bánh sáp mà không có ấu trùng và nhộng thì nó dễ bỏ đi lắm đó. Đàng nào thì cũng phải giữ yên tĩnh cho nó.
Dạ chú cho cháu hỏi. Cháu mới bắt 1 tổ ong ruồi mất chúa đã tạo 5 6 mũ chúa. Bây giờ cháu muốn giữ lại để nuôi thì bây giờ cháu phải làm sao ạ..cháu cảm ơn!!!
Cứ để nguyên để nó tự xử mũ chúa. Hoặc ta chọn một hay hai mũ chúa to dài để lại thôi. Hủy bỏ các mũ chúa khác. Ong chúa tơ nở ra sẽ đi giao phối. Khoảng 10-12 ngày sau khi nở, nếu thấy ong chúa đẻ trứng thì kể như thành công. Nếu không thì: - Cũng có thể ong chúa đi giao phối bị lạc hay bị địch hại, tai nạn chết. Khi đó đàn ong kể như hư. Cứu vãn thì cũng được nhưng cần có mũ chúa hay ong chúa khác giới thiệu cho nó. - Cũng có thể ong chúa nở được vài ngày rồi dẫn đàn bỏ đi vì bánh tổ thiếu ấu trùng hay điều kiện nơi tựu đàn không tốt.
chọn 1-3 mũ chúa to đep để lại thay chua moi ban co thê tach cat bto chia quân thanh 2 đan ong moi môi bto 1 mu chua chia hay ko thi tuy ko nên đê nhieu mu chua đan ong se chia đan lien tuc va bay mat quân nhiêu se yêu tô ong thâm chi la bay hêt tô ong đo nên ngan chan truoc
Không cần, vì loại ong này đông quân đậu xếp lớp, tạo phủ bằng cánh, nước trượt ra ngoài. Nếu có che thì cũng tốt, nhưng phải ở trên tổ ít là 10cm, vì đó là sân bay.
Chào bạn vui lòng cho hỏi khi cắt nửa tàng ong bên dưới ráp vào bên trên, ong ổn định rồi (11:20) muốn chia đàn vậy 2 sáp bánh tổ có dính chặt vào nhau khg hay phải lấy dao cắt rời ra? chờ khi nào có mũ chúa vít nắp thì tách ra hay tách ra lúc này để ong thợ tạo chúa sau?
Phải lấy dao cắt rời ra, nhưng không lấy đi ngay. Cứ cắt trước để ong dọn sạch ấu chết và để ong vẫn phủ đều lên nó. Chiều tối ta mới tách ra. Để biết phần bánh tổ nào không có ong chúa thì quan sát độ 30 phút sau. Bánh nào có ong xào xạc tìm ong chúa là bánh đó không có ong chúa. Nếu không có giờ quan sát, thì sáng hôm sau, phần nào không có ong chúa sẽ thấy có xây mũ chúa. Có 3 giải pháp để có mũ chúa : 1- Tách ra khi đàn ong đủ mạnh để nó tự tạo ong chúa cấp tạo. Khuyết điểm là mũ chúa cấp tạo kém chất lượng. Thời gian từ lúc tách ra cho đến lúc mũ chúa nở là khoảng 10 ngày, cộng thêm 10-12 ngày sau nó mới đẻ. Lúc đó tầng ong hết ấu trùng, dễ bỏ đi. Cần thay cầu có ấu trùng khác thì mới khắc phục được. 2- Lấy mũ chúa vừa vít nắp từ một đàn đang muốn chia tự nhiên. Phải lấy sớm vì đàn đó sẽ phân đàn bốc bay sau khi mc vít nắp vài ngày. Khi dùng mc vừa vít thì thời gian chờ ong chúa đẻ cũng kéo dài, nên bất lợi. 3- Lấy mc vừa vít nắp từ một đàn muốn chia tự nhiên, nhưng lại gởi ở một đàn thứ hai, bị mất chúa, để ủ ấm. Ta chờ cho tới khi mc gìa sắp nở thì phân phối cho những đàn mà ta muốn chia hay cần có ong chúa. Cách này tốt hơn vì thời gian chờ ong chúa đẻ giảm đi, còn khoảng 12 ngày. - Khi thấy đàn bắt đầu xây mũ chúa tự nhiên thì ta dùng dây thép nhở uốn thành một chĩa hai có một cái cán nhỏ và hai cọng thép nhỏ song với nhau. Ta cắm nó xuyên qua phần trên gốc mũ chúa trước. Khi mc vừa vít ( được 2-5 cái) ta dao nhỏ hay kéo cắt bên trên phần dây thép để lấy mc ra. Ta cầm cây chĩa này, có mang mc, cắm vào đàn thứ hai ( vừa nhỏ, không có ong chúa) để ủ ấm mc và chờ nó già. Khi nó già sắp nở thì ta lại cầm cây chĩa ba để rút mc ra rồi phân phối cho đàn mới chia ra. Nếu phân phối mc già chưa hết thì đưa mc nó vào rọ và vẫn để ở đàn ử ấm này. Khi ong chúa đã nở vài ngày rồi thì đem giới thiệu vào đàn chia ra vào chiều tối để ong thợ tiếp thu ong chúa mới tốt. Kiểu dùng ong chúa tơ này để chia thì có nhiều ưu điểm vì rút ngắn thời gian cho giao phối, còn khoảng 10 ngày. Ong ít bỏ đido bánh sáp vẫn còn ấu trùng. Trong khi đó đàn xây mc tự nhiên vẫn tiếp tục xây những mc chúa khác. Hễ nó vừa vít nắp thì ta cứ cắt nó đi, gởi qua đàn thứ hai để ủ ấm cho đến khi ta dùng nó. Kiểu tạo và dùng mc này, là lấy kinh nghiệm từ nuôi ong mật chuyên nghiệp. Cái sáng kiến là dùng đàn xây mc tự nhiên chứ không dùng đàn chuyên cấy mc nhân tạo. Đàn ong ruồi tuy cấy mc được, nhưng khó khăn và công phu, nên không làm.
Chào bạn, cám ơn rất nhiều và còn thắc mắc vụ này: vừa rồi có nuôi 1 đàn, ong thợ cứ bu dưới bánh tổ 1 chùm rồi rớt xuống bay tùm lum rồi bay lên rớt xuống cứ thế, vài ngày sau bỏ tổ bay mất tiêu luôn hiện nay có 1 tổ như vậy khg có mũ chúa tàng ong non còn vít nắp chưa nở nhưng cứ bu dưới tàng ong, có lẽ tàng ong nhỏ khg đủ chổ hay sao ấy (phỏng đoán) vậy trường hợp này phải làm sao mong bạn tư vấn, cám ơn.
@@thanhlam4912 Thường thì chúng tụ lại để cắn ong lạ. Cũng có hiện tượng bu, vây ong chúa tơ hoặc lạc từ đàn khác vào, hoặc từ của chính tổ đó. Đối với ong nội có hiện tượng xâm kích ong chúa tơ buộc nó phải bay ra ngoài để giao phối. Đối với ong ruồi, hiện tượng xâm kích mạnh hơn. Nhiều lần tôi thấy ong chúa tơ chạy nhanh trên tầng ong vì do ong thợ đuổi cắn và đôi khi vây quanh thành cục. Bốc cục đó bỏ ra ngoài thì thấy có ong chúa đang bị vây bọc. Cục ong này thường nằm ở dưới tầng ong. Thôi thì cứ để nó làm gì thì làm. Biết như vậy để bạn có thể đoán . Còn cụ thể như thế nào thì phải nhìn thực tế mới xác định được.
@@thanhlam4912 bôi ti xang huong cho ong đông hoa mui ko can đanh nhau do đan ong khac thiêu thuc mat phân hoa ong ruôi nuôi thung cung xay ra hiên tuong nay khi mua đông thieu hoa luc ng nuôi cho ong an
@@ngocdungle6254 Lấy mc vừa vít nắp từ một đàn tự nhiên ghep cho đan mât chua dung thay chua va chia đan la đon gian nhat chat luong ko co thi dung mu chua cap tao cung dc chon chua mu chât luong tôt xau phu thuôc nguon thuc an ong tho nuoi duong âu trung ong chua
Theo tự nhiên, đàn ong sẽ tự chia đàn trước khi ong chúa nở 3-4 ngày hoặc khi mũ chúa đã vít nắp được vài ba ngày. Nếu bạn muốn chờ đến khi ong chúa sắp nở như bạn nói thì hãy nhốt ong chúa già lại, hoặc chia trước đi. Nếu không, bạn sẽ bị mất quân do ong chúa già dẫn quân đi hơn một nữa đàn ong. Trong chuyên nghiệp, người ta thường lưu giữ nhiều mũ chúa trong một tổ mất ong chúa. Chờ sắp nở thì đem nó đi phân phối cho các đàn chia. Nếu đã nở trước khi kịp phân phối thì tạm nhốt vào lồng.
@@TruongNguyen-jn1iw Khi bay ra ngoài ong chúa nếu bị cắt cánh sẽ rớt xuống đất. Bạn không kip bắt thì nó sẽ bị chết, nhất là ở khu nhà có nhiều chim sẻ, rắn mối.
Chào chú nhé. Cho em gỏi, em có ổ ong ruồi không lớn lắm, em nghi đã mất chúa, vì không thấy nhộng con trên bánh tổ, vả lại ong đã làm mấy mũ chúa đã vít nắp. Giờ em làm cách nào để giữ ong lại, em ong bốc bay. Chú chỉ em, em mới tập nuôi ong ruồi ạ.
Trước tiên, tôi đoán là đàn ong này đã mất ong chúa. Các mũ chúa chỉ là mũ lép thôi. Khi không có ong chúa đàn ong sẽ không bỏ đi. Bạn hãy kiếm được một đàn ong khác và treo gần đó. khi đàn ong mới này đã ổn định một cách chắc chắn 100% rồi thì đến chiều tối nhập đàn mất chúa vào đàn này, bằng cách áp sát hai bánh tổ vào nhau. Ngày hôm sau bạn dồn quân vào tổ mới, bỏ đi bánh sáp tổ cũ. Trường hợp thứ hai là ong đang tình trạng ong chúa bị chết đột xuất, nên ong thợ xây mũ chúa. Trong trường hợp này, bạn cứ để yên cho nó thôi.
Sau khi đã ổn định, ong sinh hoạt bình thường rồi mới cắt cánh, để phòng trừ bị chia đàn sau này. Cắt cánh, hay nhốt, hay cột ong chúa, để buộc ong phải ở để nuôi là không thành công với loại ong này.
Hút hết mật và nếu thấy nó đi làm rất ít là dấu hiệu nó sẽ bỏ đi. Cũng khó xử, vì có nhốt chúa nó cũng bỏ đi. Có nhiều đàn để hổ trợ nhau và có kỷ thuật lành nghề mới giữ được.
Chia đàn bạn nhé ko tổ sẽ phát triển già và hỏng sinh sâu bệnh bỏ đi nhân giống đc thì sẽ có đan ong 🐝 hỗ trợ nhau để phát triển thay btổ ong sẽ ko bỏ đi
Chú chon con hỏi: nuôi mà cái tổ ong nó già không thấy nó đẻ nữa mà tổ nó đen thì làm sao cho nó đừng đi vậy chú. hay phải cắt bỏ phần sáp già cho nó đừng đi hay bắt chúa cắt cánh chuyển sang tổ mới vậy chú
khi chia đàn ong thành nhiều tổ nhỏ đáp ứng được thỏa mãn bản năng nhu cầu chia dan sinh học hoang dã thì ong phát triển tiếp tục bto ong được chia đến cực hạn là điều đương nhiên cắt ghép bto thì nên cắt bầu mat đàn ong sẽ làm mất tích cực hơn xây bầu mặt đều hơn lên cả phần tổ ghép
Là mũ chúa sắp nở dài nhọn dưới đáy tổ lấy từ đan mẹ ghép vô đan chia cắt btổ đó bạn sẽ thành đan mới hoặc chúa tơ mới nở ghép cho đan mất chúa gọi là bổ sung
@@thamle5809 Điều này có hướng dẫn ở P.1. về cách bắt nuôi, không được bắt ong chúa vì làm xao động đàn ong. Khi bị xao động dù bạn có nhốt hay cột ong chúa thì nó cũng sẽ bỏ ong chúa mà đi. Tôi cũng đã có hướng dẫn ở phần bình luận.
Tìm bắt ong chúa Ong ruồi, do lượng quân đông, phủ kín bánh sáp nên khó tìm ong chúa. Khi mới bắt về không nên vạch tìm ong chúa để nhốt hay cắt cánh, vì sẽ làm xao động đàn ong. Vậy chỉ nên tìm bắt ong chúa lúc đầu để cắt cánh hay nhốt lồng chỉ khi nào đàn ong đã bị xao động mạnh và tiên đoán nó sẽ bỏ đi. Thông thường, bạn đợi khi nào ong ổn định, đi làm mạnh mẽ , rồi mới tìm bắt ong chúa để cắt cánh. Cắt cánh lúc này là để đề phòng ong chia đàn hay bỏ đi trong tương lai. Để dễ dàng tìm bắt ong chúa, bạn nên chờ vào lúc ong bay xổ cánh, tức là ong bay ra để tập bay, làm quen với vị trí tổ. Khác với ong mật nuôi thùng, ong ruồi bay xổ cánh ào ạt, rất đông, đến cả hơn nữa tổ ong. Khi đó ong còn đậu trên bánh sáp ít đi, dễ tìm được ong chúa. Chỉ nên bắt bằng túm một cánh ong chúa, chứ không bốc nguyên con. Nếu cầm giữ thân ong chúa, nó dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm mùi tay bạn, khiến ông thợ cắn chết nó. Dùng kéo cắt 1/2 cánh của 1 cánh là được. Nên xoa một tí mật trên ngón tay khi bắt ong chúa, đề phòng ong thợ cắn ong chúa do mang mùi lạ từ ngón tay của bạn.
♥️Chú ơi Nếu bánh tổ bị hư hoàn toàn,lại ko có b tổ mới of tổ khác ,mình nhốt chúa,rồi treo vào kèo nó có xây mới ko. ♥️Còn bánh tổ qúa cũ,cũng ko có b tổ mới,thì làm sao để chúng xay mới vậy chú. Xin cảm ơn chú
Ong ruồi không thể ép nó xây tổ bằng cách nhốt hay cột tướng được. Bánh tổ quá cũ đành bỏ đi thôi. Nếu bầy ong đang còn phát triển tốt, thì cắt bỏ một phần bánh tổ cũ để cho nó xây phần mới khác. Nếu bầy ong yếu không phát triển được vì lý do nào đó thì đành chịu.
@@ngocdungle6254 nuôi thì có từ 4-6 tổ ong thì có thể hỗ trợ nhau phát triển btổ già hỏng thì cắt 1 phần btổ cũ hỏng bỏ đi nếu tổ còn trứng nhông nếu tổ 🐝 ong nở hết rùi thì cắt 1 phần btổ đan khác ghép vô tổ cần thay bỏ tổ cũ đi nuôi 1 đan ong đơn lẻ thì ko thể nuôi đc
Chú ơi con vừa mới bắt được một ổ to lắm chú ạ. Nhưng còn ko có cách nào tìm được ông chúa vì nó quá to. Còn tìm nguyên một buổi mà ko có. H có cách gì để giữ chúng ko đi ko chú. Chú chỉ giúp con. Chú có thể cho con xin sdt ko ạ. Cảm ơn chú
Bắt ong chúa để làm gì? Phương pháp mình nuôi ong ruồi thì không bắt ong chúa. Nếu là ong nuôi thùng mới bắt được thì cho vào mùng rồi tìm ong chúa. Nếu có sẵn bánh tổ tốt từ tổ ong khác ghép vào thì không cần bắt ong chúa.
Khó mà xác định một đàn ong tồn tại bao lâu vì nuôi ong người ta chia đàn. Đàn gốc có thể là ong chúa cũ hay mới. bánh tầng có thể thay đổi, hổ trợ lẫn nhau. Tại một địa điểm hay vườn nuôi khó có mật hoa tự nhiên quanh năm nên ong khó duy trì các đàn ong nếu không nuôi dưỡng thêm bằng đường và phấn hoa vào mùa thiếu mật.
@@ngocdungle6254 ♥️Dạ , Khi cho ăn,mình để gần thôi ,hay phải sát vào b tổ vậy Chú. (do tổ ngoài tự nhiên,nên thức ăn chắc phải che đậy ha chú )
@@ringuyen7227 Cắt một lọ nhựa tròn đường kính khoảng 5 cm, cao khoảng 6cm, móc treo vào khung sắt ở trên , đụng vào phần bánh mật ở trên hoặc đụng vào ong khoảng giữa bánh tầng; thêm vào ít lá cây cho ong khỏi chết đuối. Chế vào khoảng 50-100ml nước đường. Nếu bị ong tổ khác cướp thì mới cần che đậy cách nào đó để bảo vệ.
@@hungteuu9345 Cứ để tự nhiên, đừng quấy rầy nó. Được thì được, không được thì thôi. Nó khá khó, tay chuyên nghiệp mới biết tình trạng và xử lý hơn được.
Cháu chào chú. chú ơi cho cháu hỏi là nhà cháu cũng có 1 tổ ong ruồi, cháu đã treo lên dây kẽm giống của chú , mà bữa nay cháu thấy là bánh sáp hơi đậm màu với lại nhộng ong đực đã nở hết, vậy có phải là tổ sắp chia đàn rồi phải không chú..mong chú trả lời
@@taphong5995 Không có phần 3 đâu. Mỗi tuần kiểm tra 1 lần. Khi nào có mũ chúa bắt đầu vít nắp thì cắt đôi theo chiều từ trên xuống, mỗi phần đều có mật và nhộng ong, tách ra hai đàn vào chiều gần tối và đặt tại hai nơi cách xa chỗ cũ khoảng 1-2m . Tổ không có ong chúa thì có vẻ xào xạc (nhưng khi mũ chúa già thì không có hiện tượng này). Vài hôm sau cắt bỏ mũ chúa chỉ để lại một cái ở tổ không có ong chúa. Trong trường hợp tổ nào bị thưa quân thì đưa tổ đó ở gần vị trí cũ hơn để ong đi làm về bay vào tổ đó nhiều hơn. Tổ có ong chúa cũ có thể sẽ xây mũ chúa khác, thì cứ vặt bỏ và làm giảm quân nó. Tổ không có ong chúa nếu đông mà lại có hai mũ chúa thì nó sẽ chia đàn tự nhiên, vì vậy không để hai mũ chúa. Nếu có bánh tổ của tổ khác ghép vào thì chia thành 3 hay 4 thì tốt hơn, để quân không bị dồn đông.
Ong ruồi không nuôi trong thùng được đâu. Ong mật thông thường thì nuôi trong thùng . Thùng mới thì đừng có mùi gỗ nồng quá. Sang từ đàn cũ qua thùng mới thì ong ít bỏ đi. Nhưng nếu đưa đàn ong mới bắt về thì nó ít chịu thùng mới lắm. Tôi thấy ngày xưa các cụ dùng phân bò khô hòa nước rồi quét vào thùng mới để át mùi hôi gỗ.
Để giới thiệu ong chúa thì cần: 1- Tổ không còn ong chúa. 2- Nhốt ong chúa trong lồng có khe hẹp, ong thợ không thể chui vào để cắn. Hoặc có thể giới thiệu ong chúa vào lúc sẩm tối. Ong ruồi có cái hay là không cắn nhau vào buổi tối.
Muốn nuôi loại ong ruồi tầng đơn này khởi đầu thì cần kinh nghiệm nguồn giống nuôi 4-5 tổ hỗ trợ nhau thay chia ss ghép btổ khắc phục khi dịch bệnh xảy ra đc 40%-50 còn nuôi lẻ thì tỉ lệ 80 %that bại rất cao
Bạn muốn hỏi về hiện tượng chia đàn tự nhiên hay về chuyện mình chủ động chia đàn? Nếu bạn mới bắt đầu nuôi, thì khi thấy nó xây mũ chúa thì bạn có thể chia đàn được. Còn mũ chúa có hình như thế nào thì tôi thấy có đăng trên các video của những bạn làm video khác. Bạn tìm sẽ thấy.
Không rõ bạn hỏi đàn ong đang ở tình trạng nào nên kkông thể trả lời. Nói chung, trừ khi bức bách quá, ong không bỏ đi ngay, nhưng ngưng đi làm, cắn bỏ ấu trùng non, chờ ấu trùng đã thành nhộng nở hết thì nó bỏ đi. Nếu tính từ khi bắt về, bị xao động, muốn bỏ đi thì khoảng 1 tuần sau nó sẽ đi. Nếu biết chắc ong ruồi sẽ bỏ đi, người chuyên môn sẽ cách ly ong chúa sang đàn khác. Nó bị mất chúa thì nó sẽ xây mũ chúa cấp tạo, không bỏ đi. Từ đó mới xử lý kỷ thuật tiếp. Có chuyên môn mới xử lý tốt được. Đối với ong ruồi nhốt tướng hay cột tướng hầu như không có hiệu quả.
Lỗ ô ở phần nhỏ dưới bánh tổ thì lớn hơn một chút để ong chúa đẻ trứng và nở ra ong đực. Nếu nó xây nhiều nên vặt bỏ bớt đi để khỏi tốn công nuôi ong đực.
Không bỏ đi, miễn là lấy mật vào thời vụ nhiều mật và không quấy phá đàn ong. Dùng mươi que nhan xông khói từ trên cho ong dạt xuống dưới và làm cho ong hết hung dữ. Dùng dao cắt 3/4 bầu mật ở trên. Nhưng nếu ong đang thời gian ít mật, đói (tuy ong vẫn luôn duy trì bầu mật theo bản năng sinh tồn) thì việc lấy mật có thể làm ong chúa ngưng đẻ và bỏ đi sau khoảng 1 tuần lễ, khi ấu trùng nhộng dã nở hầu hết.
Khi chia đàn thành hai phần, phần không có ong chúa mà đưa đến vị trí mới thì hầu hết ong thợ sẽ bỏ bánh tổ để quay về phần có ong chúa ở chỗ cũ . Còn nếu phần có ong chúa mà đưa đến vị trí mới thì ong vẫn bay về chỗ cũ không có ong chúa rất đông. Vì vậy, cần chuyển dịch bánh tổ như trong video hướng dẫn.
Nên cắt bớt khoảng 80% phần ong đực. Nếu cắt hết ong thợ sẽ tích cực xây phần ong đực khác. Phần nhộng ong cắt ra chấm với mật ăn rất ngon, bổ dưỡng, đừng bỏ uổng!
@@ngocdungle6254 Dạ a mà e cắt bánh tầng làm 2 phần rùi và k thấy tổ xây mũ chúa, thế mình có chia bầy dc k a hay cứ để như z đợi xây mũ chúa, e cũng đã cắt cánh ong chúa rùi a
♥️🐝Chú cho hỏi Khi cắt nối bánh tổ,mình để sát nhau chúng ko coi là 1 tổ sao,Mà lại tạo mũ ở phần ko chúa như 2 tổ rieng biệt vậy chú , Khi nào thì chúng chấp nhận 2 phần đó là 1 tổ mà ko tạo mũ vậy Chú. Xin cảm ơn chú.
Đàn ong chịu chi phối sinh học bởi chất ong chúa, (một loại feromon). Chất này có tác dung: ngăn cản xây mũ chúa, ngăn cản sự phát triển buồng trứng ong thợ. Khi nối hai bánh tổ có thể phần kia thiếu chất ong chúa nên nó xây mũ chúa. Vậy sự sát nhau nhiều hay ít giữa hai bánh tổ sẽ khiến ong thợ xây mũ chúa.hay không.
@@ngocdungle6254 Dạ cảm ơn ạ. Vậy kc tối thiểu bao nhiêu cm thì thợ sẽ tạo mũ ạ. Cháu nghĩ khi tạo mũ sẽ xảy ra 3 trường hợp 1/ Chúa có bò sang tổ tạo mũ,sẽ phá mũ và họp nhất 1 tổ 2/ Chúa củ ko bò sag, a) Có mũ mình chi đàn b) Nếu ko chia kịp,chúa tơ nở,2 con khử nhau ,con sống sẽ họp nhất 1 tổ. 3/ Con bị đuổi sẽ đi cùng 1 số quân,con ở lại sẽ họp nhất thành 1 tổ. Chứ ko có trường họp 2 đàn 2 chúa,mà chỉ cách nhau có mấy cm phải ko Chú.
@@ringuyen7227 Thường thì không dùng cách này để tạo mc, vì kém chất lượng. Nó dùng chỉ để biết phần nào có chúa hay không. Hãy để cho đàn mạnh xây mc tự nhiên một cách liên tục trong thời gian dài để cung cấp mc cho các đàn chia khác. Có chỗ nào đó tôi đã viết về phuơng pháp này.
@@ringuyen7227 Mới bắt về cần yên tĩnh kẻo bỏ đi. Nó có thể đang thay ong chúa nên cứ để yên mũ chúa cho nó. Nếu có đàn khác cần mc thì có thể cắt lấy bớt khi mc già sắp nở để chi viện cho đàn đó.
với tổ lớn, ong sẽ tự động đi tới giai đoạn giới hạn của tự nhiên, tức là xây ông đực và xây mu chúa để chia đàn. Khi chiều dài đã là 35- 80 cm tùy giống chất lượng ong và loại ong bạn nuôi như trên video thì ong chỉ có thể xây thêm chiều cao tới mức 15 cm là tối đa nếu bạn ghép to cu ko xây thêm là điều đương nhiên nhưng ban ghep cho đàn ong khác dung để chia đan thì tổ ong cũ chật chội đông quân thiếu chỗ ở ong mới xây thêm bằng bánh tổ kích thước cực hạn cắt rồi mới chia đàn tùy thuộc đàn ong yêu mạnh mà chúng đưa ra quyết định xây mũ chúa chia hay phát triển thêm
Bạn không cần phải che mưa hay nắng nếu đặt dưới tàn cây hay bóng râm. Cần hổ trợ che thêm nếu tổ ong bị nắng quá gắt hay được đặt nơi bị giọt nước mưa lớn, ví dụ như ngay dưới mé mái nhà. Tôi thấy dùng lưới lan màu xanh che thêm thì tiện hơn, vì dễ cột, ít bị gió thổi bay.
@@trungtranamtrung563 Ong ruồi có thể làm tổ cả trong hiên nhà. Tôi đã thấy 2 tổ bám vào cây sắt của khung sắt, làm giá đặt máy quạt máy lạnh, dưới mái hiên nhà.
Ong ruồi khó tiếp nhận những bánh sáp già không còn ấu trùng. Cứ thử ghép vào một đàn đông quân nào đó. Nếu nó tiếp nhận thì ta có thể có được đàn lớn vì hạn chế được chia đàn. Nếu nó không tiếp nhận thì bỏ bánh tổ đó đi.
Có cắt cánh. Tuy nhiên, lúc mới bắt về, cần giữ ổn định, không cần tìm bắt ong chúa. Vạch tìm sẽ gây mất ổn định ong sẽ bỏ đi. Sau này, khi ong đã chịu ở tốt thì lúc nào rãnh, ta vạch tìm ong chúa để cắt 1/2 một cánh, đề phòng ong chia đàn hay bỏ đi mất cả bầy.
Cắt cánh hay không là tùy mục đích. Lúc mới bắt cốt yếu là giữ đàn ong được ổn định để nó vẫn muốn tiếp tục ở để phát triển. Không nên lục lọi bắt chúa làm xao động. Nó sẽ bỏ đi, dù chúa có bị nhốt hay cắt cánh. Sau này ta mới cắt cánh, để lỡ khi nó chia đàn thì còn giữ lại được quân. Sau đó ta chủ động chia đàn nhân tạo.
Chú giỏi và có nhiều sáng kiến rất hay và phù hợp với đời sống tự nhiẻn của ong ruồi ngoài tự nhiên
Một video chú làm rất kỳ công .phải quay mấy lần mớ thành .cảm ơn sự chia sẻ tận tâm của chú .đã đăng ký và luôn ủng hộ kênh của chú !
Ong này khó nuôi, mà chú nuôi được vậy là siêu rồi! Like!
Hay lắm cám ơn chú chúc chú luôn có nhiều sũ khoẻ để chia se nhiều kính nghiệm trong cuộc sống
Cám ơn bạn.
Bác chia sẻ rất tận tình... lúc nào cháu cũng lấy mật như bác nói vậy đấy
Đang nghien cứu không ngờ lại gặp dc anh này. Giống như vớ dc vàng. Cảm ơn nhé.
t nguyễn văn ban lam thanh cong chua vay ban
Anh giỏi lắm và chia sẻ rất ân cần, cảm ơn anh
Nuôi vui thôi chứ có mặt được bao nhieu đâu du sao cũng cam ơn chú da làm video có tâm quá
Vâng, nó ít mật. Ngoài ra, khó có nơi nào nguồn hoa có quanh năm, ong dễ bị đói, suy tàn và bỏ đi. Được cái là khi có nguồn hoa nó phát triển rất nhanh, nhộng ong non chấm với mật ăn rất ngon, bổ dưỡng.
Dạ đúng rồi chú, con bắt được 3 tổ ngoài tự nhiên và mật nó ăn rất thơm ngon. Con xem clip và bữa nào bắt nuôi theo cách của chú thử. Ong này con để ý chỉ cần động vào cây là nó nó dọn tổ bỏ đi dần. Chú chỉ con bí quyết giữ ông chúa để nó khỏi đi với ạ.@@ngocdungle6254
Rất tuyệt vời,chúc bác nhiều sức khỏe
Bác ra nhiều lip nữa đi.Em đang học hõi bác đây.Cám ơn bác nhiều laăm
Nhìn tổ ong thấy đã quá bạn.
Chú làm video về ong ruồi không bỏ tổ ở nhà đi .và luôn ở một vị trí nuôi đi ạ
Video phần P.1 có nói đến cách bắt và di chuyển về nhà. Bạn tìm xem.
@@ngocdungle6254 ý con hỏi là ong ở nhà mình được bao nhiêu năm là bỏ tổ đi .k thấy video nào chú dẫn cách giữ ong k bỏ tổ ạ .
Hay quá a ơi . Chúc a luôn thành công . Mong được giao lưu chia sẻ cùng a .
Rất hữu ích trong việc bắt đầu nuôi
Hay quá anh ơi, chắc Em học hỏi cách này của anh quá
Em củng đam mê lắm và em sẽ bắt đầu học làm theo
Hay quá chú ơi.
Tuyệt vời, cảm ơn anh!
chia sẻ rất tận tình
Mùa lạnh ở ngoài bấc liệu có nuôi được không anh?
Nhà Em ở chung cư có đàn ong ruồi về làm tổ ở cây chanh, giờ làm thế nào để cho vào hộp nuôi
Nhiêth tình chia xẻ ko vụ lợi, một người tốt
Cách Nuôi ong này mình thấy nhiều cải tiến ưu điểm hơn 1: cách làm keo ong kiểu mới thuận tien hơn cho việc chia đan nhân giống thay btổ ong 2 : cắt ghép kéo dài bto làm đan tăng diện tích bầu mat vi đan ong xây mat phía trên 3: cách lấy mật hợp li
Bạn nói rất đúng . Phương pháp nuôi ong tốt cần phải có thể lấy mật dễ dàng và nhân đàn một cách thuận tiện.
Chia đàn cần làm vào chiều tối là đúng, vì tránh được trường hợp ong bị loạn, đi tìm khi thấy mất chúa. Vì mất chúa đột xuất, mũ chúa không đủ hấp dẫn, chúng có thể bỏ bánh sáp để nhập vào đàn cũ hoặc tổ khác. Khi tối trời thì chúng đành phải chịu thua và giữ ổn định.
Về chuyện ong lạc về tổ cũ thì ta có thể khắc phục được, như các bạn đã làm, đó là chuyển tổ cũ đi nơi khác. Khi đi làm về, không thấy tổ, ong sẽ đi tìm và nhập vào tổ gần đó. Ta điều chỉnh lượng ong mỗi tổ bằng cách đặt tổ gần hay xa vị trí cũ.
Ong ruồi có đặc tính vượt trội về sự tìm kiếm vị trí mới. Tôi chuyển một tổ từ sân thượng xuống vườn cách xa khoảng 70m nhưng ong vẫn tìm được vị trí mới. Chỗ cũ chỉ còn mươi con bị lạc, bám vào cây, không đáng kể.
Vấn đề cần khảo sát về ong ruồi là ta nuôi tối đa khoảng bao nhiêu đàn ong trong một vườn đối với một vùng ít hay nhiều mật phấn để có năng suất cao. Điều cần biết là vòng bán kính ong ruồi hoạt động là bao xa.
bạn cắt bánh to thì nên kéo dịch chuyển bto chính ra ngoài 4-5 cm 2 phần bto moi ghép lech vô trong vị trí cũ thì đan ong dễ tiếp nhận không bỏ to phần bánh tổ cắt được cấy ghép vào dễ hơn clip 1 mình thấy bạn cắt ghép ngang 1 bto ghep vao đàn ong không chịu tiếp đe trứng làm mat do sai vị va xa lech trí tô cũ quá nhiều tiếp nhận bto moi tùy tính từng đan ong khó hay de ma điều chỉnh cho hợp lí
Sẵn câu hỏi của bạn Thanh Lam, tôi hướng dẫn tạo mũ chúa và chia đàn như sau:
Ta dùng dao cắt bánh tổ ra 1/2 hay 1/3, 1/4 theo chiều dọc, nhưng không lấy đi ngay. Cứ cắt trước để ong dọn sạch ấu trùng chết và để ong vẫn phủ đều lên nó. Chiều tối ta mới tách ra. Để biết phần bánh tổ nào không có ong chúa thì quan sát độ 30 phút sau. Bánh nào có ong xào xạc tìm ong chúa là bánh đó không có ong chúa. Nếu không có giờ quan sát, thì sáng hôm sau, phần nào không có ong chúa sẽ thấy có xây mũ chúa.
Có 3 giải pháp để có mũ chúa:
1- Tách ra khi đàn ong đủ mạnh để nó tự tạo ong chúa cấp tạo. Khuyết điểm là mũ chúa cấp tạo kém chất lượng. Thời gian từ lúc tách ra cho đến lúc mũ chúa nở là khoảng 10 ngày, cộng thêm 10-12 ngày sau nó mới đẻ. Lúc đó, tầng ong hết ấu trùng, dễ bỏ đi. Cần thay cầu có ấu trùng khác thì mới khắc phục được.
2- Lấy mũ chúa vừa vít nắp từ một đàn đang muốn chia tự nhiên. Phải lấy sớm vì đàn đó sẽ phân đàn bốc bay sau khi mc vít nắp vài ngày. Dùng mc vừa vít kiểu này thì thời gian chờ ong chúa giao phối và đẻ cũng kéo dài, nên bất lợi.
3- Lấy mc vừa vít nắp từ một đàn muốn chia tự nhiên, nhưng lại gởi ở một đàn thứ hai, bị mất chúa, để ủ ấm. Ta chờ cho tới khi mc gìa sắp nở thì phân phối cho những đàn mà ta muốn chia hay cần có ong chúa. Cách này tốt hơn vì thời gian chờ ong chúa đẻ giảm đi, còn khoảng 12 ngày.
- Khi thấy đàn bắt đầu xây mũ chúa tự nhiên thì ta dùng dây thép nhỏ uốn thành một chĩa hai có một cái cán nhỏ và hai cọng thép nhỏ song với nhau. Ta cắm nó xuyên qua phần trên gốc mũ chúa trước. Khi mc vừa vít ( được 2-5 cái) ta dao nhỏ hay kéo cắt bên trên phần dây thép để lấy mc ra. Ta cầm cây chĩa này, có mang mc, cắm vào đàn thứ hai ( vừa nhỏ, không có ong chúa) để ủ ấm mc và chờ nó già. Khi nó già sắp nở thì ta lại cầm cây chĩa ba để rút mc ra rồi cắm nó vào đàn mới chia ra.
Nếu phân phối mc già chưa hết thì đưa mc nó vào rọ và vẫn để ở đàn ủ ấm này. Có thể giữ nhiều ong chúa mới nở vài ngày trong rọ ở đàn không có chúa. Nhớ là không để ong chúa tơ nào lọt ra ngoài. Nếu để 1 con ra ngoài thì ong thợ sẽ phò con này mà cắn chết những con khác. (Các bạn nuôi ong nội hay ong Ý cũng nên lấy kinh nghiệm này để lưu giữ nhiều ong chúa tơ trong cùng một đàn). Khi ong chúa đã nở vài ngày rồi thì đem giới thiệu vào đàn chia ra vào chiều tối để ong thợ tiếp thu ong chúa mới tốt. Kiểu dùng ong chúa tơ này để chia thì có nhiều ưu điểm vì rút ngắn thời gian cho giao phối, còn khoảng 10 ngày. Ong ít bỏ đi do bánh sáp vẫn còn ấu trùng.
Trong khi đó, đàn xây mc tự nhiên vẫn tiếp tục xây những mc chúa tự nhiên khác. Hễ nó vừa vít nắp thì ta cứ cắt nó đi, gởi qua đàn thứ hai để ủ ấm cho đến khi ta dùng nó.
Kiểu tạo và dùng mc này, là lấy kinh nghiệm từ nuôi ong mật chuyên nghiệp. Cái sáng kiến là dùng đàn xây mc tự nhiên chứ không dùng đàn chuyên cấy mc nhân tạo. Đàn ong ruồi tuy cấy mc được, nhưng khó khăn và công phu, nên không làm.
Còn vấn đề khác là điều chỉnh lượng quân cho đàn chia ra, bạn hãy tìm hiẻu thêm, đã có đề cập ở các bình luận trước đây.
cắt bto ra đe gần nhau chua gia đe trưng trên các bto binh thuong khi mc gia màu cánh gian cà phê là sap no tách mu chua đc no 10 ngày kiểm tra lô banh tô có đe trưng là được nên tìm chua thì chia sẽ chắc ăn hơn việc ghép giới thiệu chúa tốn tgian tỉ lệ tiếp nhận chúa ko cao ko nen lấy mũ chúa non hoặc chưa vít nắp để ong chia tự nhiên rất be còi cọc to bằng nắm tay trẻ con nuoi len 8-9 lang 1to đủ tiêu chuẩn lấy mật rất lâu mất 1-2 tháng
@@trungtranamtrung563 Viết khó hiểu!
@@ngocdungle6254 may cui khó viết trên đt và máy tính khac nhau rất nhiều khó chính sửa lỗi có viết tắt
@@trungtranamtrung563 Tội nghiệp!
@Ngọc Dũng Lê ăn nói v hoa gia rui đừng để ngkhac kinh coi thuong ko tôn trong nguoi khac ah
Tuyệt vời trên mình k còn giống này rồi
Ong ruồi mình nuôi thời gian bao nhiêu thì nó mới bỏ di hả chú
Ông mới bắt về có cắt cánh hong a ?
Có cho ông ăn thêm gì k chú. Ở chổ tôi không nhiều hoa. Cũng muốn nuôi giống chú. Cho vui. Cảm ơn chú đã chia sẽ.
❤ rất hay
Tổ ong từ lúc bắt đầu làm tổ thì mấy ngày là có mật ạ và nuôi ong trong mái che trong nhà có được không hay phải nuôi dưới táng cây ạ
Theo cách bắt tôi hướng dẫn ở P.1 thì đưa nguyên tổ về. Nó đã có mật. Chỉ lấy mật khi ong đã ổn định, ít là 1 tuần sau. Lấy mật bằng cách cắt bớt mật ở phần trên, nhưng chỉ vào mùa hoa dồi dào. Để tổ ong dưới mái hiên cũng tốt, nhưng đừng để sâu trong nhà, vì ong dựa theo hướng mặt trời để định hướng.
@@ngocdungle6254 dạ con đem về được rồi .mà con thấy tổ ong k có nhộng hình như tổ mới làm ạ .mà ong này nuôi trong thùng như ong mật có được không ạ .hay chỉ nuôi dưới bóng râm như của chú làm ạ
@@VinhNguyen-lt6lg Ong ruồi không nuôi được trong thùng. Bánh sáp mà không có ấu trùng và nhộng thì nó dễ bỏ đi lắm đó. Đàng nào thì cũng phải giữ yên tĩnh cho nó.
@@ngocdungle6254 dạ .vậy bây giờ có cần cắt cánh ong chúa không chú
@@VinhNguyen-lt6lg Không tác dụng. Đối với ong ruồi, cắt cánh ong chúa không ép được đàn ong làm tổ.
Dạ chú cho cháu hỏi. Cháu mới bắt 1 tổ ong ruồi mất chúa đã tạo 5 6 mũ chúa. Bây giờ cháu muốn giữ lại để nuôi thì bây giờ cháu phải làm sao ạ..cháu cảm ơn!!!
Cứ để nguyên để nó tự xử mũ chúa. Hoặc ta chọn một hay hai mũ chúa to dài để lại thôi. Hủy bỏ các mũ chúa khác. Ong chúa tơ nở ra sẽ đi giao phối. Khoảng 10-12 ngày sau khi nở, nếu thấy ong chúa đẻ trứng thì kể như thành công. Nếu không thì:
- Cũng có thể ong chúa đi giao phối bị lạc hay bị địch hại, tai nạn chết. Khi đó đàn ong kể như hư. Cứu vãn thì cũng được nhưng cần có mũ chúa hay ong chúa khác giới thiệu cho nó.
- Cũng có thể ong chúa nở được vài ngày rồi dẫn đàn bỏ đi vì bánh tổ thiếu ấu trùng hay điều kiện nơi tựu đàn không tốt.
chọn 1-3 mũ chúa to đep để lại thay chua moi ban co thê tach cat bto chia quân thanh 2 đan ong moi môi bto 1 mu chua chia hay ko thi tuy ko nên đê nhieu mu chua đan ong se chia đan lien tuc va bay mat quân nhiêu se yêu tô ong thâm chi la bay hêt tô ong đo nên ngan chan truoc
Nuôi ong ruồi thích thật
Ong chúa củ có cần phải thay bằng ong chúa non mới ko
Khi thấy tổ ong ngoài tự nhiên muốn bắt về nuôi thì phải làm từng tự như thế nào vậy bạn
Phần P.1. có hướng dẫn đấy bạn. Tìm xem!
chú chó cháu hỏi chú bắt ông chúa thế nào vậy chú
Chú cho cháu hỏi, Mình có phải che mưa cho ong không vậy chú? Cháu cảm ơn chú!
Không cần, vì loại ong này đông quân đậu xếp lớp, tạo phủ bằng cánh, nước trượt ra ngoài. Nếu có che thì cũng tốt, nhưng phải ở trên tổ ít là 10cm, vì đó là sân bay.
Chào bạn vui lòng cho hỏi khi cắt nửa tàng ong bên dưới ráp vào bên trên, ong ổn định rồi (11:20) muốn chia đàn vậy 2 sáp bánh tổ có dính chặt vào nhau khg hay phải lấy dao cắt rời ra? chờ khi nào có mũ chúa vít nắp thì tách ra hay tách ra lúc này để ong thợ tạo chúa sau?
Phải lấy dao cắt rời ra, nhưng không lấy đi ngay. Cứ cắt trước để ong dọn sạch ấu chết và để ong vẫn phủ đều lên nó. Chiều tối ta mới tách ra. Để biết phần bánh tổ nào không có ong chúa thì quan sát độ 30 phút sau. Bánh nào có ong xào xạc tìm ong chúa là bánh đó không có ong chúa. Nếu không có giờ quan sát, thì sáng hôm sau, phần nào không có ong chúa sẽ thấy có xây mũ chúa.
Có 3 giải pháp để có mũ chúa :
1- Tách ra khi đàn ong đủ mạnh để nó tự tạo ong chúa cấp tạo. Khuyết điểm là mũ chúa cấp tạo kém chất lượng. Thời gian từ lúc tách ra cho đến lúc mũ chúa nở là khoảng 10 ngày, cộng thêm 10-12 ngày sau nó mới đẻ. Lúc đó tầng ong hết ấu trùng, dễ bỏ đi. Cần thay cầu có ấu trùng khác thì mới khắc phục được.
2- Lấy mũ chúa vừa vít nắp từ một đàn đang muốn chia tự nhiên. Phải lấy sớm vì đàn đó sẽ phân đàn bốc bay sau khi mc vít nắp vài ngày. Khi dùng mc vừa vít thì thời gian chờ ong chúa đẻ cũng kéo dài, nên bất lợi.
3- Lấy mc vừa vít nắp từ một đàn muốn chia tự nhiên, nhưng lại gởi ở một đàn thứ hai, bị mất chúa, để ủ ấm. Ta chờ cho tới khi mc gìa sắp nở thì phân phối cho những đàn mà ta muốn chia hay cần có ong chúa. Cách này tốt hơn vì thời gian chờ ong chúa đẻ giảm đi, còn khoảng 12 ngày.
- Khi thấy đàn bắt đầu xây mũ chúa tự nhiên thì ta dùng dây thép nhở uốn thành một chĩa hai có một cái cán nhỏ và hai cọng thép nhỏ song với nhau. Ta cắm nó xuyên qua phần trên gốc mũ chúa trước. Khi mc vừa vít ( được 2-5 cái) ta dao nhỏ hay kéo cắt bên trên phần dây thép để lấy mc ra. Ta cầm cây chĩa này, có mang mc, cắm vào đàn thứ hai ( vừa nhỏ, không có ong chúa) để ủ ấm mc và chờ nó già. Khi nó già sắp nở thì ta lại cầm cây chĩa ba để rút mc ra rồi phân phối cho đàn mới chia ra.
Nếu phân phối mc già chưa hết thì đưa mc nó vào rọ và vẫn để ở đàn ử ấm này. Khi ong chúa đã nở vài ngày rồi thì đem giới thiệu vào đàn chia ra vào chiều tối để ong thợ tiếp thu ong chúa mới tốt. Kiểu dùng ong chúa tơ này để chia thì có nhiều ưu điểm vì rút ngắn thời gian cho giao phối, còn khoảng 10 ngày. Ong ít bỏ đido bánh sáp vẫn còn ấu trùng.
Trong khi đó đàn xây mc tự nhiên vẫn tiếp tục xây những mc chúa khác. Hễ nó vừa vít nắp thì ta cứ cắt nó đi, gởi qua đàn thứ hai để ủ ấm cho đến khi ta dùng nó.
Kiểu tạo và dùng mc này, là lấy kinh nghiệm từ nuôi ong mật chuyên nghiệp. Cái sáng kiến là dùng đàn xây mc tự nhiên chứ không dùng đàn chuyên cấy mc nhân tạo. Đàn ong ruồi tuy cấy mc được, nhưng khó khăn và công phu, nên không làm.
Chào bạn, cám ơn rất nhiều và còn thắc mắc vụ này: vừa rồi có nuôi 1 đàn, ong thợ cứ bu dưới bánh tổ 1 chùm rồi rớt xuống bay tùm lum rồi bay lên rớt xuống cứ thế, vài ngày sau bỏ tổ bay mất tiêu luôn hiện nay có 1 tổ như vậy khg có mũ chúa tàng ong non còn vít nắp chưa nở nhưng cứ bu dưới tàng ong, có lẽ tàng ong nhỏ khg đủ chổ hay sao ấy (phỏng đoán) vậy trường hợp này phải làm sao mong bạn tư vấn, cám ơn.
@@thanhlam4912 Thường thì chúng tụ lại để cắn ong lạ. Cũng có hiện tượng bu, vây ong chúa tơ hoặc lạc từ đàn khác vào, hoặc từ của chính tổ đó. Đối với ong nội có hiện tượng xâm kích ong chúa tơ buộc nó phải bay ra ngoài để giao phối. Đối với ong ruồi, hiện tượng xâm kích mạnh hơn. Nhiều lần tôi thấy ong chúa tơ chạy nhanh trên tầng ong vì do ong thợ đuổi cắn và đôi khi vây quanh thành cục. Bốc cục đó bỏ ra ngoài thì thấy có ong chúa đang bị vây bọc. Cục ong này thường nằm ở dưới tầng ong. Thôi thì cứ để nó làm gì thì làm.
Biết như vậy để bạn có thể đoán . Còn cụ thể như thế nào thì phải nhìn thực tế mới xác định được.
@@thanhlam4912 bôi ti xang huong cho ong đông hoa mui ko can đanh nhau do đan ong khac thiêu thuc mat phân hoa ong ruôi nuôi thung cung xay ra hiên tuong nay khi mua đông thieu hoa luc ng nuôi cho ong an
@@ngocdungle6254 Lấy mc vừa vít nắp từ một đàn tự nhiên ghep cho đan mât chua dung thay chua va chia đan la đon gian nhat chat luong ko co thi dung mu chua cap tao cung dc chon chua mu chât luong tôt xau phu thuôc nguon thuc an ong tho nuoi duong âu trung ong chua
Hay quá a
Sao bạn không căn đúng thời điểm con chúa mới chui ra khỏi kén rồi hãy chia tổ ?
Theo tự nhiên, đàn ong sẽ tự chia đàn trước khi ong chúa nở 3-4 ngày hoặc khi mũ chúa đã vít nắp được vài ba ngày. Nếu bạn muốn chờ đến khi ong chúa sắp nở như bạn nói thì hãy nhốt ong chúa già lại, hoặc chia trước đi. Nếu không, bạn sẽ bị mất quân do ong chúa già dẫn quân đi hơn một nữa đàn ong.
Trong chuyên nghiệp, người ta thường lưu giữ nhiều mũ chúa trong một tổ mất ong chúa. Chờ sắp nở thì đem nó đi phân phối cho các đàn chia. Nếu đã nở trước khi kịp phân phối thì tạm nhốt vào lồng.
@@ngocdungle6254 cảm ơn bạn, nhưng ong chúa có thể cắt cánh mà.
@@TruongNguyen-jn1iw Khi bay ra ngoài ong chúa nếu bị cắt cánh sẽ rớt xuống đất. Bạn không kip bắt thì nó sẽ bị chết, nhất là ở khu nhà có nhiều chim sẻ, rắn mối.
Chú làm video update tình hình các tổ ong ruồi đi chú. Dào này không thấy chú ra video nữa
Có nên bỏ bớt nhộng chúa không chú.
Tổ cắt tách chia để 1-2 mũ chúa già vít nắp phòng cái kia hỏng trong tự nhiên đàn ong chia đàn 7-8 mũ chúa chia liên tuc nở hết quân thì sẽ bỏ tổ từ 1 tổ mẹ chia 2-3 đàn 2 tổ con 1 tổ mẹ chia xong chúa nở nên vặt bỏ mũ chúa đực ong ko cho chia nhiều đàn ong sẽ yếu còi cọc chậm phát triển lâu cho mật
Nuôi như vậy a có cần cắt cánh ong chúa không?
Chào chú nhé. Cho em gỏi, em có ổ ong ruồi không lớn lắm, em nghi đã mất chúa, vì không thấy nhộng con trên bánh tổ, vả lại ong đã làm mấy mũ chúa đã vít nắp. Giờ em làm cách nào để giữ ong lại, em ong bốc bay. Chú chỉ em, em mới tập nuôi ong ruồi ạ.
Trước tiên, tôi đoán là đàn ong này đã mất ong chúa. Các mũ chúa chỉ là mũ lép thôi. Khi không có ong chúa đàn ong sẽ không bỏ đi. Bạn hãy kiếm được một đàn ong khác và treo gần đó. khi đàn ong mới này đã ổn định một cách chắc chắn 100% rồi thì đến chiều tối nhập đàn mất chúa vào đàn này, bằng cách áp sát hai bánh tổ vào nhau. Ngày hôm sau bạn dồn quân vào tổ mới, bỏ đi bánh sáp tổ cũ.
Trường hợp thứ hai là ong đang tình trạng ong chúa bị chết đột xuất, nên ong thợ xây mũ chúa. Trong trường hợp này, bạn cứ để yên cho nó thôi.
Cảm ơn chú. Khi mình nhập tổ mất chúa vào tổ có chúa, nhập vào ban tối. nhưng có phải xông khói không ạ hay chỉ áp bánh tổ lại là được.
@@batolomeothoi9611 Không cần xông khói.
Chú chia sẻ giúp cháu cách ghép 2 đàn og ruồi lại 1 đc ko ạ!!!!
Tối đến ép hai tổ sát nhaum chỉ để 1 ong chúa. Nó hòa lẫn với nhau, không cắn như loại ong khác. Hôm sau lấy bớt bánh sáp dư.
Hay qua ban oi🌹🌹
Mới bắc về có cần các cánh ong chúc ko a
Theo phương pháp giữ ong ổn định khi bắt thì sau khoảng một vài tuần mới tìm bắt cắt cánh ong chúa.
Ong ruồi có tập tính cứ 1 thời gian khi tổ già sẽ bỏ tổ làm sao để khắc phục vậy bạn
Cắt 1p btô đàn khác ghép vô cho ong phát triển tiếp nuôi vài đàn hỗ trợ nhau nhân giông nuôi đơn lẻ là ko thể rất khó tỉ lệ % thất bại cao
@@trungtrung4388 cám ơn bạn nha
Quá hay sư phụ ơi
Nuôi như này là phải cắt cánh con o chúa đúng ko ạ
Sau khi đã ổn định, ong sinh hoạt bình thường rồi mới cắt cánh, để phòng trừ bị chia đàn sau này. Cắt cánh, hay nhốt, hay cột ong chúa, để buộc ong phải ở để nuôi là không thành công với loại ong này.
A ơi. Cho e hỏi ong này ngoài bắc mùa đông đến liệu có giữ dc k a.
Tổ ong ruồi mà con ong chúa đã chết rồi tgif phải làm sao hả chú
Nếu có tổ khác lớn mạnh thì có thể viện, mũ chúa hay bánh tầng non để cứu. Nếu không có thì đành bỏ.
Cho em hỏi, thường lấy mật vào buổi ngày hay tối ạ.
Lấy mật ban ngày.
Em mới bắt về thấy hình như nó hút hết mật. Có sao kô a?
Hút hết mật và nếu thấy nó đi làm rất ít là dấu hiệu nó sẽ bỏ đi. Cũng khó xử, vì có nhốt chúa nó cũng bỏ đi. Có nhiều đàn để hổ trợ nhau và có kỷ thuật lành nghề mới giữ được.
Kg nghe nói gì về con ong chúa, trong lúc làm như vậy thì ong chúa đang ở đâu và ong chúa có cắt canh hay kg.
Dạ chú có nhiều người nói nuôi ong ruồi lấy mật 2,3 lần là nó bỏ đi có phải không ạ có cách nào khắc phục không ạ và mình bắt chỉ 1 tổ thôi sau này chia đàn ra dc k ạ
Chia đàn bạn nhé ko tổ sẽ phát triển già và hỏng sinh sâu bệnh bỏ đi nhân giống đc thì sẽ có đan ong 🐝 hỗ trợ nhau để phát triển thay btổ ong sẽ ko bỏ đi
Chú chon con hỏi: nuôi mà cái tổ ong nó già không thấy nó đẻ nữa mà tổ nó đen thì làm sao cho nó đừng đi vậy chú. hay phải cắt bỏ phần sáp già cho nó đừng đi hay bắt chúa cắt cánh chuyển sang tổ mới vậy chú
chuyển sang tổ ghep mới bo tổ cu đi cho an bô xung ong ôn đinh đi lam thi thôi ghep ko no cung kho dê đi
Rất tuyệt vời!
Chia đàn ko cần ong chúa mới hả chú. Mủ chúa là đc hả chú
Có thể tách bầy vớii mũ chúa. Nhưng cần có con mắt kỷ thuật đánh giá bầy ong là có nên chia hay không. Nó không đơn giản bạn ạ
khi chia đàn ong thành nhiều tổ nhỏ đáp ứng được thỏa mãn bản năng nhu cầu chia dan sinh học hoang dã thì ong phát triển tiếp tục bto ong được chia đến cực hạn là điều đương nhiên cắt ghép bto thì nên cắt bầu mat đàn ong sẽ làm mất tích cực hơn xây bầu mặt đều hơn lên cả phần tổ ghép
bổ sung mủ chúa là như thế nào
Là mũ chúa sắp nở dài nhọn dưới đáy tổ lấy từ đan mẹ ghép vô đan chia cắt btổ đó bạn sẽ thành đan mới hoặc chúa tơ mới nở ghép cho đan mất chúa gọi là bổ sung
Nhìn vào tổ ong khi nào mình mới tách đàn vậy bác?
Đan tạo mũ chúa thi tách 1phan bto chua cũ và quân đi là thành 2 đàn mới
Nuôi vậy mình có cần nhốt ong chúa lại k chú
Nếu nhốt thì làm sao nó đẻ trứng và sinh sản được!
@@ngocdungle6254 chú chỉ cách cho con
Cách giử ong chúa khi mới bắt tổ ong về nuôi đi
Cám ơn chú nhiều
@@thamle5809 Điều này có hướng dẫn ở P.1. về cách bắt nuôi, không được bắt ong chúa vì làm xao động đàn ong. Khi bị xao động dù bạn có nhốt hay cột ong chúa thì nó cũng sẽ bỏ ong chúa mà đi. Tôi cũng đã có hướng dẫn ở phần bình luận.
Tìm bắt ong chúa
Ong ruồi, do lượng quân đông, phủ kín bánh sáp nên khó tìm ong chúa. Khi mới bắt về không nên vạch tìm ong chúa để nhốt hay cắt cánh, vì sẽ làm xao động đàn ong. Vậy chỉ nên tìm bắt ong chúa lúc đầu để cắt cánh hay nhốt lồng chỉ khi nào đàn ong đã bị xao động mạnh và tiên đoán nó sẽ bỏ đi. Thông thường, bạn đợi khi nào ong ổn định, đi làm mạnh mẽ , rồi mới tìm bắt ong chúa để cắt cánh. Cắt cánh lúc này là để đề phòng ong chia đàn hay bỏ đi trong tương lai.
Để dễ dàng tìm bắt ong chúa, bạn nên chờ vào lúc ong bay xổ cánh, tức là ong bay ra để tập bay, làm quen với vị trí tổ. Khác với ong mật nuôi thùng, ong ruồi bay xổ cánh ào ạt, rất đông, đến cả hơn nữa tổ ong. Khi đó ong còn đậu trên bánh sáp ít đi, dễ tìm được ong chúa. Chỉ nên bắt bằng túm một cánh ong chúa, chứ không bốc nguyên con. Nếu cầm giữ thân ong chúa, nó dễ bị tổn thương và dễ bị nhiễm mùi tay bạn, khiến ông thợ cắn chết nó. Dùng kéo cắt 1/2 cánh của 1 cánh là được. Nên xoa một tí mật trên ngón tay khi bắt ong chúa, đề phòng ong thợ cắn ong chúa do mang mùi lạ từ ngón tay của bạn.
Ong ruoi cho an gi ah bac
@@shinvy998 Vào mùa thiếu hoa, ong giảm đẻ và có thể bị suy tàn. Để cứu vãn có thể cho ăn nước đường.
@@ngocdungle6254 quan trong cho ong an = kiêu j loai tâng đon trên cây ko co chô đê khay nước đường nhu ong nuôi thung kho chô đo
Cach lam nay hay qua
Rất hay thank chú
♥️Chú ơi
Nếu bánh tổ bị hư hoàn toàn,lại ko có b tổ mới of tổ khác ,mình nhốt chúa,rồi treo vào kèo nó có xây mới ko.
♥️Còn bánh tổ qúa cũ,cũng ko có b tổ mới,thì làm sao để chúng xay mới vậy chú. Xin cảm ơn chú
Ong ruồi không thể ép nó xây tổ bằng cách nhốt hay cột tướng được. Bánh tổ quá cũ đành bỏ đi thôi. Nếu bầy ong đang còn phát triển tốt, thì cắt bỏ một phần bánh tổ cũ để cho nó xây phần mới khác. Nếu bầy ong yếu không phát triển được vì lý do nào đó thì đành chịu.
@@ngocdungle6254 Dạ,cảm ơn chú.
@@ngocdungle6254 nuôi thì có từ 4-6 tổ ong thì có thể hỗ trợ nhau phát triển btổ già hỏng thì cắt 1 phần btổ cũ hỏng bỏ đi nếu tổ còn trứng nhông nếu tổ 🐝 ong nở hết rùi thì cắt 1 phần btổ đan khác ghép vô tổ cần thay bỏ tổ cũ đi nuôi 1 đan ong đơn lẻ thì ko thể nuôi đc
@@trungtranamtrung563 Bạn Trung nói đúng như vậy.
Chú ơi con vừa mới bắt được một ổ to lắm chú ạ. Nhưng còn ko có cách nào tìm được ông chúa vì nó quá to. Còn tìm nguyên một buổi mà ko có. H có cách gì để giữ chúng ko đi ko chú. Chú chỉ giúp con. Chú có thể cho con xin sdt ko ạ. Cảm ơn chú
Bắt ong chúa để làm gì? Phương pháp mình nuôi ong ruồi thì không bắt ong chúa.
Nếu là ong nuôi thùng mới bắt được thì cho vào mùng rồi tìm ong chúa. Nếu có sẵn bánh tổ tốt từ tổ ong khác ghép vào thì không cần bắt ong chúa.
Bác ơi có thể nuôi tổ ong đó được bao nhiêu lâu vậy bác
Tuổi thọ đàn ong tùy thuộc điều kiện tự nhiên và kỷ thuật người nuôi. Vậy có thể nuôi được vài ngày hoặc cả vài năm, chưa kể đàn được chia ra.
Clip của chú rất hay, cháu chỉ thắc mắc không biết tổ ong chú đem về nuôi tỉ lệ thành công là bao nhiêu và chú đã có tổ nào sống được vài năm chưa ạ??
Khó mà xác định một đàn ong tồn tại bao lâu vì nuôi ong người ta chia đàn. Đàn gốc có thể là ong chúa cũ hay mới. bánh tầng có thể thay đổi, hổ trợ lẫn nhau.
Tại một địa điểm hay vườn nuôi khó có mật hoa tự nhiên quanh năm nên ong khó duy trì các đàn ong nếu không nuôi dưỡng thêm bằng đường và phấn hoa vào mùa thiếu mật.
@@ngocdungle6254
♥️Dạ , Khi cho ăn,mình để gần thôi ,hay phải sát vào b tổ vậy Chú.
(do tổ ngoài tự nhiên,nên thức ăn chắc phải che đậy ha chú )
@@ringuyen7227 Cắt một lọ nhựa tròn đường kính khoảng 5 cm, cao khoảng 6cm, móc treo vào khung sắt ở trên , đụng vào phần bánh mật ở trên hoặc đụng vào ong khoảng giữa bánh tầng; thêm vào ít lá cây cho ong khỏi chết đuối. Chế vào khoảng 50-100ml nước đường. Nếu bị ong tổ khác cướp thì mới cần che đậy cách nào đó để bảo vệ.
@@ngocdungle6254 Dạ cảm ơn chú nhiều.
Ổ chú nuoi nó ở lâu nhất là bao nhiêu tháng ạ.
Nó không chích hay vậy ad
Chú ơi con mới bắt 1 ổ về như chú mà treo trên cây ngoài sân có nắng, mưa. Vậy có nên che lại cho nó kh ạ?
Nắng mưa ít thì được, nhiều quá thì cần che. Nên lấy miếng lưới lan (gấp đôi) che bớt lại bên trên.
@@ngocdungle6254 cảm ơn chú. Ổ con treo đựoc 6 ngày ong vẫn ở v chắc ổn đúng kh ạ?
@@hungteuu9345 Thấy nó đi làm tha phấn về kha khá là OK. Còn nếu thỉnh thoảng mới đi lẻ tẻ vài con thì nó chờ nhộng nở hết rồi nó đi.
@@ngocdungle6254 con thấy tổ nhộng còn cũng ít và cũng kh có mật , v là chắc sắp đi hả chú.? Và có cách nào để giữ lại kh ạ?
@@hungteuu9345 Cứ để tự nhiên, đừng quấy rầy nó. Được thì được, không được thì thôi. Nó khá khó, tay chuyên nghiệp mới biết tình trạng và xử lý hơn được.
ong chúa ko bỏ đi sao?
Ong này nuôi trong thùng ko đc hả chú? Clip hay quá
Ong ruồi này không sống trong bọng tối.
Ngọc Dũng Lê cảm ơn chú.
Dạ a cho e hỏi nhờ xíu.chiều qua e bắt 1 tổ. mà tổ nhộng đã nở hết chỉ còn mật và sáp.còn sót lại vài cái nhộng chưa nở.giờ sử lý sao a...
Có lẽ đàn này có ong chúa tơ đang giao phối. Tình trạng như vậy thì ong dễ bỏ đi. Nếu có bánh tổ có ấu trùng tốt ở đàn khác thì ghép vào.
Kỷ thuật cao
Cháu chào chú. chú ơi cho cháu hỏi là nhà cháu cũng có 1 tổ ong ruồi, cháu đã treo lên dây kẽm giống của chú , mà bữa nay cháu thấy là bánh sáp hơi đậm màu với lại nhộng ong đực đã nở hết, vậy có phải là tổ sắp chia đàn rồi phải không chú..mong chú trả lời
Dấu hiệu muốn chia đàn nơi ong ruồi: 1- Tổ đã lớn, đường kính khoảng 22 cm trở lên, 2- Mùa hoa đang tốt, đầy đủ, 3- bắt đầu xây mũ ong chúa.
Nhà cháu chỉ có 1 bánh tổ đã hơn 22cm thì nên làm sao cho hợp lý nhất ạ.cháu đợi xem phần 3 của chú mà lâu quá hihi
@@taphong5995 Không có phần 3 đâu. Mỗi tuần kiểm tra 1 lần. Khi nào có mũ chúa bắt đầu vít nắp thì cắt đôi theo chiều từ trên xuống, mỗi phần đều có mật và nhộng ong, tách ra hai đàn vào chiều gần tối và đặt tại hai nơi cách xa chỗ cũ khoảng 1-2m . Tổ không có ong chúa thì có vẻ xào xạc (nhưng khi mũ chúa già thì không có hiện tượng này). Vài hôm sau cắt bỏ mũ chúa chỉ để lại một cái ở tổ không có ong chúa. Trong trường hợp tổ nào bị thưa quân thì đưa tổ đó ở gần vị trí cũ hơn để ong đi làm về bay vào tổ đó nhiều hơn. Tổ có ong chúa cũ có thể sẽ xây mũ chúa khác, thì cứ vặt bỏ và làm giảm quân nó. Tổ không có ong chúa nếu đông mà lại có hai mũ chúa thì nó sẽ chia đàn tự nhiên, vì vậy không để hai mũ chúa. Nếu có bánh tổ của tổ khác ghép vào thì chia thành 3 hay 4 thì tốt hơn, để quân không bị dồn đông.
Dạ cháu cảm ơn chú nhiều. Chúc chú và gia đình thật nhiều sức khỏe ạ
Chu oi cho con hoi thung ong con moi dong xong go con moi vay co tha ong vao nui duoc ko chu
Ong ruồi không nuôi trong thùng được đâu. Ong mật thông thường thì nuôi trong thùng . Thùng mới thì đừng có mùi gỗ nồng quá. Sang từ đàn cũ qua thùng mới thì ong ít bỏ đi. Nhưng nếu đưa đàn ong mới bắt về thì nó ít chịu thùng mới lắm. Tôi thấy ngày xưa các cụ dùng phân bò khô hòa nước rồi quét vào thùng mới để át mùi hôi gỗ.
@@ngocdungle6254 phan bo dung đe tret cho ghep thung bi cong nut tranh kien gian thien đich chui vô đe trung gay hai canh tranh voi ong nuôi
Em giới thiệu chúa ruồi non đã nở vào tổ thì bị ong thợ cắn chết là sao ạ.xin anh chỉ giúp
Để giới thiệu ong chúa thì cần: 1- Tổ không còn ong chúa. 2- Nhốt ong chúa trong lồng có khe hẹp, ong thợ không thể chui vào để cắn. Hoặc có thể giới thiệu ong chúa vào lúc sẩm tối. Ong ruồi có cái hay là không cắn nhau vào buổi tối.
Tổ có ko chua thì ghép vô cho chúa lò xo căm vô bto cho ong quen mùi chúa vài tiếng sau thì thả chúa ra được
Bạn có giọng đọc hay đấy.
Cám ơn bạn. Tôi chỉ nghĩ rằng mình diễn giải và giọng không tệ mà thôi.
Muốn nuôi loại ong ruồi tầng đơn này khởi đầu thì cần kinh nghiệm nguồn giống nuôi 4-5 tổ hỗ trợ nhau thay chia ss ghép btổ khắc phục khi dịch bệnh xảy ra đc 40%-50 còn nuôi lẻ thì tỉ lệ 80 %that bại rất cao
Khi nào và có dấu hiệu như thế nào để mình nhận biết và chia đàn được hả chú? Nếu được xin chu chỉ dùm và cho cháu xem hình ảnh minh họa với ạ
Bạn muốn hỏi về hiện tượng chia đàn tự nhiên hay về chuyện mình chủ động chia đàn? Nếu bạn mới bắt đầu nuôi, thì khi thấy nó xây mũ chúa thì bạn có thể chia đàn được. Còn mũ chúa có hình như thế nào thì tôi thấy có đăng trên các video của những bạn làm video khác. Bạn tìm sẽ thấy.
Chủ cho biết mình giữ được bao lâu thì nó sẽ bỏ di
Không rõ bạn hỏi đàn ong đang ở tình trạng nào nên kkông thể trả lời. Nói chung, trừ khi bức bách quá, ong không bỏ đi ngay, nhưng ngưng đi làm, cắn bỏ ấu trùng non, chờ ấu trùng đã thành nhộng nở hết thì nó bỏ đi. Nếu tính từ khi bắt về, bị xao động, muốn bỏ đi thì khoảng 1 tuần sau nó sẽ đi. Nếu biết chắc ong ruồi sẽ bỏ đi, người chuyên môn sẽ cách ly ong chúa sang đàn khác. Nó bị mất chúa thì nó sẽ xây mũ chúa cấp tạo, không bỏ đi. Từ đó mới xử lý kỷ thuật tiếp. Có chuyên môn mới xử lý tốt được. Đối với ong ruồi nhốt tướng hay cột tướng hầu như không có hiệu quả.
Khi btổ phát triển to xay mũ chúa chia đan là nó bỏ tổ khi nở hết quân là đi tách btổ quân chia là cách khắc phục duy nhất
7:06 tại sao ông lại tạo phần nhỏ dưới tổ mà lổ phần đó lại lớn hơn vậy chú
Lỗ ô ở phần nhỏ dưới bánh tổ thì lớn hơn một chút để ong chúa đẻ trứng và nở ra ong đực. Nếu nó xây nhiều nên vặt bỏ bớt đi để khỏi tốn công nuôi ong đực.
Chú ơi z khi mik cắt mật đi nó có bỏ k
Không bỏ đi, miễn là lấy mật vào thời vụ nhiều mật và không quấy phá đàn ong. Dùng mươi que nhan xông khói từ trên cho ong dạt xuống dưới và làm cho ong hết hung dữ. Dùng dao cắt 3/4 bầu mật ở trên.
Nhưng nếu ong đang thời gian ít mật, đói (tuy ong vẫn luôn duy trì bầu mật theo bản năng sinh tồn) thì việc lấy mật có thể làm ong chúa ngưng đẻ và bỏ đi sau khoảng 1 tuần lễ, khi ấu trùng nhộng dã nở hầu hết.
Chú chó con hỏi mình chia đàn khi không có ong chúa thì đàn nó có bỏ tổ ko
Khi chia đàn thành hai phần, phần không có ong chúa mà đưa đến vị trí mới thì hầu hết ong thợ sẽ bỏ bánh tổ để quay về phần có ong chúa ở chỗ cũ . Còn nếu phần có ong chúa mà đưa đến vị trí mới thì ong vẫn bay về chỗ cũ không có ong chúa rất đông. Vì vậy, cần chuyển dịch bánh tổ như trong video hướng dẫn.
Thưa chú,ong ruoi khác ong mật ha chú ,nghe nói ong mat cach 1km nó vẫn Tim về chổ củ phải ko chú.
Cho mình hỏi bạn có các cánh ông chúa không vậy
Có đấy bạn ạ.
E mới bắt dc tổ ong khá to, tổ nở 2 vòng trăng rùi giờ tổ đang xây ong đực thế e cần bỏ phần ong đực dưới cùng k a hay cứ để bình thường hả a.
Nên cắt bớt khoảng 80% phần ong đực. Nếu cắt hết ong thợ sẽ tích cực xây phần ong đực khác. Phần nhộng ong cắt ra chấm với mật ăn rất ngon, bổ dưỡng, đừng bỏ uổng!
@@ngocdungle6254 Dạ a mà e cắt bánh tầng làm 2 phần rùi và k thấy tổ xây mũ chúa, thế mình có chia bầy dc k a hay cứ để như z đợi xây mũ chúa, e cũng đã cắt cánh ong chúa rùi a
@@mivlog8121 cắt tách bto để gần nhau chúa đẻ trứng khi đàn có mũ chúa vít muốn chia thi mới tách ra dc tách btô xa nhau chua chỉ đẻ 1 btô khi quân nở hết trứng nhộng ong thợ sẽ bỏ bto ko chúa sang btô có chúa là hỏng hết tổ chia đàn
Có phải bắt ong chúa không ạ
Phương pháp này không bắt ong chúa, trừ khi nó có dấu hiệu bỏ đi.
Ở rừng thì đưa đi cho xa khi tách đàn ít ngày sau đưa về
♥️🐝Chú cho hỏi
Khi cắt nối bánh tổ,mình để sát nhau chúng ko coi là 1 tổ sao,Mà lại tạo mũ ở phần ko chúa như 2 tổ rieng biệt vậy chú ,
Khi nào thì chúng chấp nhận 2 phần đó là 1 tổ mà ko tạo mũ vậy Chú. Xin cảm ơn chú.
Đàn ong chịu chi phối sinh học bởi chất ong chúa, (một loại feromon). Chất này có tác dung: ngăn cản xây mũ chúa, ngăn cản sự phát triển buồng trứng ong thợ. Khi nối hai bánh tổ có thể phần kia thiếu chất ong chúa nên nó xây mũ chúa. Vậy sự sát nhau nhiều hay ít giữa hai bánh tổ sẽ khiến ong thợ xây mũ chúa.hay không.
@@ngocdungle6254 Dạ cảm ơn ạ.
Vậy kc tối thiểu bao nhiêu cm thì thợ sẽ tạo mũ ạ.
Cháu nghĩ khi tạo mũ sẽ xảy ra 3 trường hợp
1/ Chúa có bò sang tổ tạo mũ,sẽ phá mũ và họp nhất 1 tổ
2/ Chúa củ ko bò sag,
a) Có mũ mình chi đàn
b) Nếu ko chia kịp,chúa tơ nở,2 con khử nhau ,con sống sẽ họp nhất 1 tổ.
3/ Con bị đuổi sẽ đi cùng 1 số quân,con ở lại sẽ họp nhất thành 1 tổ.
Chứ ko có trường họp 2 đàn 2 chúa,mà chỉ cách nhau có mấy cm phải ko Chú.
@@ringuyen7227 Thường thì không dùng cách này để tạo mc, vì kém chất lượng. Nó dùng chỉ để biết phần nào có chúa hay không. Hãy để cho đàn mạnh xây mc tự nhiên một cách liên tục trong thời gian dài để cung cấp mc cho các đàn chia khác. Có chỗ nào đó tôi đã viết về phuơng pháp này.
@@ngocdungle6254 Dạ,cảm ơn Chú
Cháu hốt 1 ổ được 3ngày, Mat còn rat it, Bánh tổ khoảng 18cm,đã củ,vàng, Còn chúa,mot số au trùng và nhộng, Quan ko nhiều mà xây 3 mũ chúa.
Quan it chắc KO phải muốn chia.
Còn muốn bóc bay thì đâu làm mũ.
Chắc nó muốn thay chúa hay sao ấy.
Chú góp ý dùm,nên bỏ mũ hay tách ra đàn nhỏ để tạo chúa,rồi tính tiếp ,bỏ chúa tn cũng uổng.
Để nó xây b tổ mới,mình cần giử lại chút b tổ củ để có mùi sáp ko chú. Xin Cảm ơn Chú.
@@ringuyen7227 Mới bắt về cần yên tĩnh kẻo bỏ đi. Nó có thể đang thay ong chúa nên cứ để yên mũ chúa cho nó. Nếu có đàn khác cần mc thì có thể cắt lấy bớt khi mc già sắp nở để chi viện cho đàn đó.
A chỉ dùm e.sau lần nào e lấy mật cũng bị ông chích.
Dùng khoảng 10 cây nhan xông khói. Khói càng nhiều ong càng giảm hung hăng.
với tổ lớn, ong sẽ tự động đi tới giai đoạn giới hạn của tự nhiên, tức là xây ông đực và xây mu chúa để chia đàn. Khi chiều dài đã là 35- 80 cm tùy giống chất lượng ong và loại ong bạn nuôi như trên video thì ong chỉ có thể xây thêm chiều cao tới mức 15 cm là tối đa nếu bạn ghép to cu ko xây thêm là điều đương nhiên nhưng ban ghep cho đàn ong khác dung để chia đan thì tổ ong cũ chật chội đông quân thiếu chỗ ở ong mới xây thêm bằng bánh tổ kích thước cực hạn cắt rồi mới chia đàn tùy thuộc đàn ong yêu mạnh mà chúng đưa ra quyết định xây mũ chúa chia hay phát triển thêm
Sao phải cắt bỏ cây đi vậy
Lấy mật ong làm phía trên dùng quê xiên giữ btô trên kèo ong
nuôi ong ruồi tại nhà ở nơi có bóng râm vậy cho hỏi có cần che mưa khg ạ ??
Bạn không cần phải che mưa hay nắng nếu đặt dưới tàn cây hay bóng râm. Cần hổ trợ che thêm nếu tổ ong bị nắng quá gắt hay được đặt nơi bị giọt nước mưa lớn, ví dụ như ngay dưới mé mái nhà. Tôi thấy dùng lưới lan màu xanh che thêm thì tiện hơn, vì dễ cột, ít bị gió thổi bay.
chọn tán cây không có nhiều tiếng ồn mùi hoi thối mới đc
@@trungtranamtrung563 Ong ruồi có thể làm tổ cả trong hiên nhà. Tôi đã thấy 2 tổ bám vào cây sắt của khung sắt, làm giá đặt máy quạt máy lạnh, dưới mái hiên nhà.
Nếu vậy thì làm khung cho dài cứ cắt làm dài ra thì ong lúc nào cũng ở ổn định
khi btổ chia đan hỏng muốn bốc bay bỏ tổ ta cắt 1 phần btô nhiều trứng nhộng non của đàn 🐝khác ghép vô vứt bỏ tổ hỏng cho đàn ong nhận nuôi btô ghep mới tiếp tục phát triển trong quá trình này đàn 🐝 ong đói muốn bốc bay phải cho ăn đầy đủ đê ong thợ có sức tiếp nhận btô nuôi nhộng chúa đẻ trứng ong thợ đi làm rùi ổn định đàn ko phải cho ăn nữa nếu ghep btô ko cho ăn đàn ong muốn bốc sẽ bỏ tổ ghep do đói ko đủ sức nuôi sẽ chờ nở hết nhộng trên tổ sẽ bỏ đi cách cho ăn bình xịt phun tưới nước cây hoặc pha nước đường cho ăn điều chỉnh chế độ phun sương xịt nhẹ đều nước mật btô dính cho 🐝 ăn chia đàn cũng cho ăn nhằm mục đích tăng caotỉ lệ nuôi thành công
Bánh ong già ong ko đẻ trứng nữa xử lý sao chú
Ong ruồi khó tiếp nhận những bánh sáp già không còn ấu trùng. Cứ thử ghép vào một đàn đông quân nào đó. Nếu nó tiếp nhận thì ta có thể có được đàn lớn vì hạn chế được chia đàn. Nếu nó không tiếp nhận thì bỏ bánh tổ đó đi.
Ong chúa mình có cắt cánh không bác
Có cắt cánh. Tuy nhiên, lúc mới bắt về, cần giữ ổn định, không cần tìm bắt ong chúa. Vạch tìm sẽ gây mất ổn định ong sẽ bỏ đi. Sau này, khi ong đã chịu ở tốt thì lúc nào rãnh, ta vạch tìm ong chúa để cắt 1/2 một cánh, đề phòng ong chia đàn hay bỏ đi mất cả bầy.
Chua cần các canh ko
Cắt cánh hay không là tùy mục đích. Lúc mới bắt cốt yếu là giữ đàn ong được ổn định để nó vẫn muốn tiếp tục ở để phát triển. Không nên lục lọi bắt chúa làm xao động. Nó sẽ bỏ đi, dù chúa có bị nhốt hay cắt cánh. Sau này ta mới cắt cánh, để lỡ khi nó chia đàn thì còn giữ lại được quân. Sau đó ta chủ động chia đàn nhân tạo.