#2 Tiếng Anh dễ không?! 🎬 Nỗi khổ của Phiên Dịch Viên 🎧 VRI/OPI

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 19 ต.ค. 2024
  • Mời mọi người xem tiếp phần 2 của series "Nỗi khổ của Phiên Dịch Viên"
    Một số video khác liên quan đến nghề phiên dịch:
    • Phiên Dịch Viên
    00:12 Learning English Grammar 📖
    01:08 Learning about Numbers
    02:18 Learning about Tenses
    03:11 Learn/Practice Listening & Pronunciation
    05:38 Learning English Sentence Structures
    07:52 Converse Corner
    09:05 Bloopers 😁
    Nếu mọi người cũng gặp những tình huống tương tự như trên video trong công việc, hãy cùng chia sẻ lại với Liam trong phần comment nhé!
    Instagram @liam.universal
    #phiendichvien #interpreter #tienganh #remote #opi #vri
    --------------------------------------------------------------------------
    © Bản quyền thuộc về LIAM Universal
    © Copyright by LIAM Universal ☞ Do not Reup
    --------------------------------------------------------------------------

ความคิดเห็น • 23

  • @anxanh-ye9lt
    @anxanh-ye9lt หลายเดือนก่อน +1

    OMGGGG so true ❤❤❤❤❤❤ e cám ơn anh! Vid nào cũng chất té ghế!

    • @LiamUniversal
      @LiamUniversal  หลายเดือนก่อน

      cảm ơn bạn đã ủng hộ kênh

  • @lananhnguyen7415
    @lananhnguyen7415 2 ปีที่แล้ว +1

    Cảm ơn anh về video bổ ích cùng mang tính giải trí này. Anh có thể giới thiệu cho em một vài nguồn gíup học dịch tiếng Anh trong lĩnh vực ý tế mà anh dùng và cảm thấy ổn được không ạ? Em muốn theo ngành y bên này nhưng khả năng giao tiếp của em chưa ổn lắm ạ.

    • @LiamUniversal
      @LiamUniversal  2 ปีที่แล้ว

      Đa phần mình dùng nguồn trên mạng là chính vì chúng dễ truy cập, có khả năng được cập nhật cao hơn và đặc biệt là chúng... free.
      Một số nguồn mình thường dùng bao gồm các trang như: cdc.gov, mayoclinic.org, webmd.com, medlineplus.gov, v.v... Thường mình sẽ kết hợp với một số nguồn từ các trang tiếng Việt và đối chiếu xem chất lượng thông tin thế nào trước khi tin dùng.
      Ngoài ra, đối với một số bệnh hiếm gặp thì thường mình nhờ google tra các trang khác để có thêm thông tin.
      Đó là về chuyên môn khi bạn đã có thể giao tiếp rành thì mới có thể ung dung vừa nghe vừa kiếm nguồn hoặc hỏi bác sĩ về từ chuyên khoa lạ. Khi giao tiếp chưa nhuần nhuyễn thì sự lúng túng và hồi hộp sẽ rất dễ xãy ra làm cho bạn khó hoàn thành công việc / buổi phiên dịch của bạn một cách chuyên nghiệp.
      Từ từ rèn luyện, theo thời gian sẽ khá thôi bạn. Mình ngày xưa cũng bặp bẹ tiếng Anh và thiếu tiếng Việt.
      Hãy cố gắng nhé!

  • @Nothing-tw5vc
    @Nothing-tw5vc 2 ปีที่แล้ว +1

    hi ad!

  • @jasminele4541
    @jasminele4541 6 หลายเดือนก่อน +1

    Hello a 😊

  • @Nothing-tw5vc
    @Nothing-tw5vc 2 ปีที่แล้ว +1

    ra trường mà gặp vầy chắc ác mộng T.T xỉu ngang

    • @LiamUniversal
      @LiamUniversal  2 ปีที่แล้ว +1

      giờ thì bạn biết "sự thật phũ phàng" rồi đó, bạn chuẩn bị tâm lý trước nhé đừng xỉu ngang :)

  • @joeycamaron6362
    @joeycamaron6362 2 ปีที่แล้ว +1

    That’s funny. Good job 👍

  • @vnwithvn3219
    @vnwithvn3219 2 ปีที่แล้ว +1

    Mặt a lúc "he do" hài ghê ha ha

  • @ThuyDuong-dg4uu
    @ThuyDuong-dg4uu 2 ปีที่แล้ว +1

    Anh ơi vậy những lúc như vậy ta sẽ xử lý và dùng ngữ pháp gì để đúng ạ. Mong những clip tiếp theo của anh ạ

    • @LiamUniversal
      @LiamUniversal  2 ปีที่แล้ว +2

      Chào bạn,
      Với những lúc như vậy thì ngữ pháp không hẳn là cách phù hợp để giải quyết, nhất là đoạn dịch cho bệnh nhân tâm thần vì một số bệnh nhân trong trường hợp này sẽ nói không đâu vào đâu cả nên chúng ta không thể có cấu trúc hoàn chỉnh hoặc ít nhất là phrases để còn dịch lại cho client. Trong trường hợp như vậy thông thường là nghe và dịch lại theo word for word thay vì for meaning. Bác sĩ/client sẽ tự biết đánh giá sự rối loạn về ngôn ngữ, suy nghĩ và tư duy của bệnh nhân thông qua những gì nghe dịch lại từ phiên dịch viên. Dĩ nhiên, khi bệnh nhân nói quá nhiều, quá nhanh và không liên kết liên quan gì với nhau thì client cũng thông cảm và cũng có client chỉ kêu tóm tắt lại cách dùng từ và đề tài/ngữ cảnh trong câu trả lời của bệnh nhân thôi chứ không cần nghe lại hết mọi thứ.
      Những trường hợp trong video thì đại đa số sẽ cần phiên dịch viên tuân thủ theo protocols để làm đúng công việc của người phiên dịch, thu thập những thông tin mà mình chưa rõ, dò context và tra cứu trong đầu các từ liên quan để 'bắt tần số' để dịch cho đúng từ chuyên môn và ngữ cảnh. Và không hẳn là lúc nào cũng phải dịch đúng ngữ pháp vì chính cách nói của LEP.
      Để xử lý tốt thì sẽ cần khả năng nghe tốt, nhanh nhạy đoán từ và ngữ cảnh, có nhiều từ vựng và kiến thức chuyên ngành, ghi note nhanh và chính xác, tùy cơ ứng biến và giữ bình tĩnh. Đặc biệt là chúng ta cũng sẽ cần một chút may mắn nữa. Vì dù có giỏi đến đâu, không phải lúc nào phiên dịch viên cũng có được sự hợp tác tốt của clients và LEP để hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo.

    • @ThuyDuong-dg4uu
      @ThuyDuong-dg4uu 2 ปีที่แล้ว

      @@LiamUniversal hay quá anh ơi

  • @nguyenlinh580
    @nguyenlinh580 2 ปีที่แล้ว

    Anh cho em hỏi nếu muốn tự học phiên dịch viên thì học qua nguồn nào trước ạ.

    • @LiamUniversal
      @LiamUniversal  2 ปีที่แล้ว +1

      Chào bạn,
      Học nguồn nào còn tùy thuộc vào việc bạn sẽ làm phiên dịch trong ngành nào nữa. Nhìn chung thì có lẽ bạn có thể học thông qua các nguồn khác nhau trên mạng được cả bao gồm luôn quy tắc đạo đức khi hành nghề phiên dịch (interpreter's code of ethics). Nhưng có những cái cần tiếp thu thông qua một số chuyên viên/gia trong ngành đó để được học hỏi thêm vì không phải lúc nào bạn cũng sẽ biết cần kiếm từ khóa là gì để tìm thông tin tham khảo.
      Ví dụ, nếu bạn phiên dịch cho công ty cổ phần, trong hoàn cảnh là họp doanh nghiệp về tài chính và số liệu chung chung, không nói nhiều chi tiết về chuyên môn, thì bạn sẽ cần xem qua một số tài liệu như Financial Statements và nếu bạn không trong ngành thì chắc sẽ cần ai đó giải thích sơ lượt và tóm tắt cho bạn hiểu thay vì bạn phải học mấy năm quản trị kinh doanh để hiểu.
      Một ví dụ khác là nếu bạn làm phiên dịch y khoa thì ngoài việc biết các từ y khoa, bạn sẽ cần biết những quy trình liên quan từ lúc bệnh như vào ghi danh / đăng ký để được khám cho đến lúc ra về; bạn sẽ cần biết thêm về bảo hiểm xã hội nữa.
      Tóm lại, ngoài việc thu thập thông tin và từ vựng trên mạng cũng như sách vở, bạn sẽ cần học tập thêm từ những người trong ngành và nắm quy trình làm việc của clients cũng như nơi làm việc của clients. Đồng thời, kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn học được rất nhiều.

    • @nguyenlinh580
      @nguyenlinh580 2 ปีที่แล้ว +1

      @@LiamUniversal Cảm ơn anh đã chia sẻ chi tiết cụ thể với em ạ. Đúng là không gì bằng thực chiến và sự học hỏi, trau dồi từ cuộc sống hàng ngày. Có điều em muốn tự tìm hiểu trước qua các phương pháp, cách thức dịch ban đầu để tiếp cận trước, sau đấy em nghĩ sẽ tìm một chuyên ngành cụ thể để theo dịch như anh chia sẻ sau ạ.
      Thực sự là hiện tại em đang hơi hoang mang về lộ trình mình sắp bước tiếp. Bởi em không theo học một trường hay một khóa học nào cả nên rất hi vọng có được nguồn tài liệu tham khảo chẳng hạn như tên đầu sách hay - coi đó sẽ là bước đệm ban đầu để tiếp cận nghề.
      Chúc anh một ngày tốt lành ạ🍀

    • @LiamUniversal
      @LiamUniversal  2 ปีที่แล้ว

      Liam xin nói thêm rằng có sự khác biệt rất lớn khi dịch cho các hội nghị hoặc chương trình mà mọi người đa phần đều nói chuyện đầy đủ rõ ràng và vô chủ đề so với việc dịch cho những cuộc hội thoại trong các tình huống khác (với mình thì là trong phòng khám/bệnh viện) khi mà người Việt lẫn Clients rất thường hay nói trỏng, ko đầy đủ đầu đuôi, và thậm chí có lúc ko nhận biết chính mình đang nói cái gì. Do vậy, việc tìm hiểu từ vựng chuyên môn tuy quan trọng, nhưng việc học cách đối phó với sự ko rõ ràng trong ngôn ngữ nó càng thử thách hơn vì nhiều lúc mọi thứ với người đứng giữa như phiên dịch viên thì sự việc nó rất rõ ràng và có logic, nhưng với một số clients và LEPs thì... haiz, rầu ko lời ngắn gọn nào có thể tả được.

    • @nguyenlinh580
      @nguyenlinh580 2 ปีที่แล้ว +1

      @@LiamUniversal em hiểu vấn đề hơn rồi anh. Cảm ơn anh nhé.

  • @thienduyen8676
    @thienduyen8676 2 ปีที่แล้ว +1

    you made it really funny :)))

  • @HieuNguyen-gz4zy
    @HieuNguyen-gz4zy 2 ปีที่แล้ว +1

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰