Tất nhiên là được và cũng rất dơn giản. Nếu cần hướng dẫn, bạn cứ cho biết. Bạn xem video này: th-cam.com/video/9B9CIAEecj4/w-d-xo.html Chúc luôn vui với Hóa.
cảm ơn thầy, ngày nào em cũng vào đợi video của thầy, có thể tham khảo thêm các bài tập nước ngoài đặc biệt là các bài tập có biểu đồ thực nghiệm như thầy đã dẫn chứng ở trang nào thưa thầy, mong thầy chia sẻ ạ. Chúc thầy nhiều sức khỏe ạ.
Cảm ơn bạn vì giúp được chút gì. Có thể khi nào đó thuận tiện tôi sẽ có một trao đổi chi tiết về cách làm việc của tôi. Hiện thì thời gian rất eo hẹp nên không thể trả lời những chi tiết như vậy. Chúc luôn vui với Hóa.
Em cảm ơn thầy vì bài học siêu bổ ích này ạ. Nhân tiện em có một câu hỏi nhỏ là các ester như isopropyl acetate hay sec-butyl propionate thì có được gọi là mạch carbon phân nhánh không ạ?
Thưa thầy cho em hỏi một vấn đề ngoài lề một chút: Theo em được biết ví dụ như glucose hay fructose đều tổn tại cả dạng vòng pyran và furan, đồng ý là sgk k đề cập đến nhưng đâu có vẫn có các câu hỏi khẳng định cho rằng Glucose CHỈ có vòng 6 cạnh hay Fructose CHỈ có vòng 5 cạnh trong tự nhiên thì như thế có hợp lí k thầy? Và em cũng thắc mắc như thầy đề cập trong video trước về % các dạng mạch của glucose hay fructose tồn tại, trong đó k có % nào cho vòng furan của glucose hay pyran của fructose hết à thầy? Em cảm ơn
Bạn chắc không phải là học sinh rồi. Cần nhớ đây là chương trình trung học phổ thông nên các tác giả viết sách không đề cập đến là rất hợp lí theo cách nhìn của nhà giáo dục. Kiến thức là vô hạn (dù còn biết bao điều con người còn chưa biết), mà trí nhớ lại hữu hạn, nên điều quan trọng nhất trong giảng dạy là trọng tâm để đạt đến mục tiêu đặt ra. Trong carbohydrates, theo tôi, để các bạn nhỏ nhớ từng ấy công thức trong thời gian ít ỏi đã là khó rồi, giờ còn đề cập lan man đến những chi tiết không cần thiết, không có ích, sẽ làm loãng bài giảng, mất trọng tâm, và lệch mục tiêu đã định. Người dạy học thì chỉ dạy một môn mà mình đã học nhiều năm, đã dạy còn nhiều năm hơn. Trong khi các bạn nhỏ thì cùng lúc phải học đủ thứ môn, trong đó hóa học chưa chắc đã là môn lựa chọn. Vậy nên như thế là đủ. Trong video, tôi không đề cập đến glucofuranose vì vừa ít (< 1%), vừa không quan trọng, nhưng lại có nhắc đến fructopyranose (tại đây: th-cam.com/video/j0eY0fgWL6o/w-d-xo.html ) vì là dạng tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể. Hàm lượng ở cân bằng tôi cũng không đề cập vì số liệu khác nhau giữa các nguồn. Chúc luôn vui với Hóa.
Thầy ơi: Trong phản ứng của glucose với CH3OH/HCl, nguyên tử H trong nhóm -OH ở vị trí carbon số 1 của glucose bị thay thế bằng gốc -CH3 của alcohol. Đúng hay sai ạ
Không phải nguyên tử H, mà cả nhóm *-OH* hemiacetal được thay bằng cả nhóm *-OCH₃* như ghi trong phần mở đầu về phản ứng tạo hemiacetal và acetal: th-cam.com/video/j0eY0fgWL6o/w-d-xo.html Đúng là sau đó phần dùng màu (chỉ để nhấn mạnh sự thay đổi các nguyên tử, chứ _không có ý mô tả cơ chế phản ứng_ như lúc đầu) làm bạn thắc mắc. Tôi sẽ nhắc điều này trong phần mô tả dưới video để các bạn không nhầm lẫn. Chúc luôn vui với Hóa.
Vui vì giúp được bạn. Đã trả lời nhiều lần về phần mềm tôi sử dụng. Hiện tôi đang cân nhắc xem có thể tổ chức một seminar để hướng dẫn các bạn đang giảng dạy về cách xử lí phổ trong phòng thí nghiệm công nghiệp hiện nay (không phải là phòng thí nghiệm của các trường Đại học hoặc viên Nghiên cứu vì tiêu chuẩn khác nhau). Khi ấy các bạn sẽ làm quen vói một số phần mềm tương đối ít gặp. Vấn đề là thu xếp được thời gian, cả thời gian chuẩn bị lẫn thời gian thực hiện... Thôi thì cứ chờ xem sao đã! Chúc luôn vui với Hóa.
câu hỏi số 5 có thể dựa vào phổ IR để kết luận ngay chất đó là methyl acetate không Thầy, vì em thấy trên phổ IR không có các peak đặc trưng của lk =C-H của nhóm -CH=O ở vùng số sóng khoảng 2700-2800 cm^-1
Không được đâu, bạn à. Chính vì thế mà tôi đã từng nêu "Hóa học không phải là Toán học" và ta không thể cứ máy móc _"điền vào chỗ trống"_ hoặc _"thay vào công thức"_như thế. Tôi sẽ viết chi tiết trong một blog về điều này khi có thời gian. Bạn chờ xem nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT Dạ em cảm ơn Thầy, có có 1 câu hỏi ở bài Alcohol Hoá 11 và nhiều câu hỏi khác nữa ở chương trình Hoá 10, mong Thầy sắp xếp thời gian để đọc và trả lời giúp. Em cảm ơn Thầy rất nhiều ạ ❤️.
e cảm ơn thầy nhiều, chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ
Cảm ơn bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
Cảm ơn thầy rất nhiều, toàn là bài luyện tập rất chất và chất thầy ạ...! E chúc thầy thật nhiều sức khỏe để "ra lò" hết cả Hóa 12 lun thầy ạ...!
Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích.
Chúc luôn vui với Hóa.
E ngóng bài giảng của thầy mãi! Chúc thầy sức khoẻ ạ!
Vui vì bạn thấy có ích.
Chúc luôn vui với Hóa.
Bài giảng của thầy rất hay, cảm ơn thầy nhiều.
Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích.
Chúc luôn vui với Hóa.
thầy ơi cho em hỏi nếu vẽ B-fructose bằng chemsket có xem 3D coi dc góc liên kết không ạ
Tất nhiên là được và cũng rất dơn giản. Nếu cần hướng dẫn, bạn cứ cho biết.
Bạn xem video này: th-cam.com/video/9B9CIAEecj4/w-d-xo.html
Chúc luôn vui với Hóa.
cảm ơn thầy, ngày nào em cũng vào đợi video của thầy, có thể tham khảo thêm các bài tập nước ngoài đặc biệt là các bài tập có biểu đồ thực nghiệm như thầy đã dẫn chứng ở trang nào thưa thầy, mong thầy chia sẻ ạ. Chúc thầy nhiều sức khỏe ạ.
Cảm ơn bạn vì giúp được chút gì. Có thể khi nào đó thuận tiện tôi sẽ có một trao đổi chi tiết về cách làm việc của tôi. Hiện thì thời gian rất eo hẹp nên không thể trả lời những chi tiết như vậy.
Chúc luôn vui với Hóa.
Em cảm ơn thầy vì bài học siêu bổ ích này ạ. Nhân tiện em có một câu hỏi nhỏ là các ester như isopropyl acetate hay sec-butyl propionate thì có được gọi là mạch carbon phân nhánh không ạ?
Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/07/phan-nhanh-khong-phan-nhanh-co-mot-cau.html
@@HocHoaTT Em cảm ơn câu trả lời của thầy ạ!
Rất biết ơn thầy ạ.
Thưa thầy cho em hỏi một vấn đề ngoài lề một chút:
Theo em được biết ví dụ như glucose hay fructose đều tổn tại cả dạng vòng pyran và furan, đồng ý là sgk k đề cập đến nhưng đâu có vẫn có các câu hỏi khẳng định cho rằng Glucose CHỈ có vòng 6 cạnh hay Fructose CHỈ có vòng 5 cạnh trong tự nhiên thì như thế có hợp lí k thầy? Và em cũng thắc mắc như thầy đề cập trong video trước về % các dạng mạch của glucose hay fructose tồn tại, trong đó k có % nào cho vòng furan của glucose hay pyran của fructose hết à thầy? Em cảm ơn
Bạn chắc không phải là học sinh rồi. Cần nhớ đây là chương trình trung học phổ thông nên các tác giả viết sách không đề cập đến là rất hợp lí theo cách nhìn của nhà giáo dục. Kiến thức là vô hạn (dù còn biết bao điều con người còn chưa biết), mà trí nhớ lại hữu hạn, nên điều quan trọng nhất trong giảng dạy là trọng tâm để đạt đến mục tiêu đặt ra.
Trong carbohydrates, theo tôi, để các bạn nhỏ nhớ từng ấy công thức trong thời gian ít ỏi đã là khó rồi, giờ còn đề cập lan man đến những chi tiết không cần thiết, không có ích, sẽ làm loãng bài giảng, mất trọng tâm, và lệch mục tiêu đã định. Người dạy học thì chỉ dạy một môn mà mình đã học nhiều năm, đã dạy còn nhiều năm hơn. Trong khi các bạn nhỏ thì cùng lúc phải học đủ thứ môn, trong đó hóa học chưa chắc đã là môn lựa chọn. Vậy nên như thế là đủ.
Trong video, tôi không đề cập đến glucofuranose vì vừa ít (< 1%), vừa không quan trọng, nhưng lại có nhắc đến fructopyranose (tại đây: th-cam.com/video/j0eY0fgWL6o/w-d-xo.html ) vì là dạng tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể. Hàm lượng ở cân bằng tôi cũng không đề cập vì số liệu khác nhau giữa các nguồn.
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT vâng em cảm ơn thầy
Thầy ơi: Trong phản ứng của glucose với CH3OH/HCl, nguyên tử H trong nhóm -OH ở vị trí carbon số 1 của glucose bị thay thế bằng gốc -CH3 của alcohol. Đúng hay sai ạ
Không phải nguyên tử H, mà cả nhóm *-OH* hemiacetal được thay bằng cả nhóm *-OCH₃* như ghi trong phần mở đầu về phản ứng tạo hemiacetal và acetal: th-cam.com/video/j0eY0fgWL6o/w-d-xo.html
Đúng là sau đó phần dùng màu (chỉ để nhấn mạnh sự thay đổi các nguyên tử, chứ _không có ý mô tả cơ chế phản ứng_ như lúc đầu) làm bạn thắc mắc. Tôi sẽ nhắc điều này trong phần mô tả dưới video để các bạn không nhầm lẫn. Chúc luôn vui với Hóa.
Dạ Thầy ơi! Thầy có thể cung cấp thêm thông tin phần mềm ở #25.46 không ạ Thầy? Bài giảng hay quá Thầy ạ! Em cảm ơn Thầy!
Vui vì giúp được bạn.
Đã trả lời nhiều lần về phần mềm tôi sử dụng. Hiện tôi đang cân nhắc xem có thể tổ chức một seminar để hướng dẫn các bạn đang giảng dạy về cách xử lí phổ trong phòng thí nghiệm công nghiệp hiện nay (không phải là phòng thí nghiệm của các trường Đại học hoặc viên Nghiên cứu vì tiêu chuẩn khác nhau). Khi ấy các bạn sẽ làm quen vói một số phần mềm tương đối ít gặp. Vấn đề là thu xếp được thời gian, cả thời gian chuẩn bị lẫn thời gian thực hiện... Thôi thì cứ chờ xem sao đã!
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT dạ vâng. Em cảm ơn Thầy! Các bài giảng của Thầy thật tuyệt Thầy ạ!
câu hỏi số 5 có thể dựa vào phổ IR để kết luận ngay chất đó là methyl acetate không Thầy, vì em thấy trên phổ IR không có các peak đặc trưng của lk =C-H của nhóm -CH=O ở vùng số sóng khoảng 2700-2800 cm^-1
Không được đâu, bạn à. Chính vì thế mà tôi đã từng nêu "Hóa học không phải là Toán học" và ta không thể cứ máy móc _"điền vào chỗ trống"_ hoặc _"thay vào công thức"_như thế. Tôi sẽ viết chi tiết trong một blog về điều này khi có thời gian. Bạn chờ xem nhé.
Chúc luôn vui với Hóa.
@@HocHoaTT Dạ em cảm ơn Thầy, có có 1 câu hỏi ở bài Alcohol Hoá 11 và nhiều câu hỏi khác nữa ở chương trình Hoá 10, mong Thầy sắp xếp thời gian để đọc và trả lời giúp. Em cảm ơn Thầy rất nhiều ạ ❤️.