Sutra "The Four Noble Truths": Afflictions - Kinh "Tứ Diệu Đế": Vọng Tưởng

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 5 ธ.ค. 2024
  • Afflictions which are related to the Noble Truth of the Origin of Suffering are defined as “certain mental states arising in our own mental continuum that make our general mind “unclear.”
    In order for us to understand these afflictions, Khensur Rinpoche gave two examples over two consecutive Saturdays to illustrate afflictions. One example is the current “foggy” and “overcast” weather in Dharamsala, where you barely see the trees up in the mountains or houses down in the valley. Another example is a calm and clear water stream being stirred by a stick. Both of these examples demonstrate “afflictions,” and how they make our mind “unclear.”
    Following this, Khensur Rinpoche quoted a verse in Shantideva’s “A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life” (chapter 5, verse 13) to explain the importance of learning how to deal with our own afflictions instead of external factors. Through this verse, Khensur Rinpoche said that it is impossible to make all living beings be our friends; however, it is possible to train our minds so we can perceive all beings as our friends. Similarly, it is impossible to change other beings’ minds; however, it is possible for us to train our own minds so that we do not lose our tempers or get angry when meeting unfavorable conditions.
    To cover the surface of the earth with leather,
    Where could such amounts of skin be found?
    But by covering one’s soles with leather shoes,
    It is like covering the entire surface of the earth.
    After that, Khensur Rinpoche talked about how the Buddha and subsequent Buddhist masters explained afflictions further.
    Afflictions can be divided into 2 kinds: innate afflictions (afflictions that we accumulate from previous lifetimes and they are a part of our mental continuum when we are born) and acquired afflictions (afflictions collected in this lifetime due to circumstances, cultures etc.).
    Afflictions can also be categorized into afflictions “with a view, reasoning, or using rationale” (even though the reasons and the rationale are wrong) and afflictions based on pure emotion.
    Afflictions can also be categorized into “root” afflictions and “secondary” afflictions. Khensur Rinpoche said that the “root” afflictions are those which are able to create conditions for other afflictions to occur, whereas the “secondary” afflictions don’t have this ability.
    Zoom ID: 84236731835 Passcode: 590086
    Direct Zoom's link: us02web.zoom.u.... i
    Facebook : SeraMey Khensur Rinpoche Tashi
    www.facebook.c...
    Vọng tưởng hay phiền não vốn liên hệ đến Tập Đế được định nghĩa là “những trạng thái tâm mà khi chúng khởi lên trong dòng tâm thức, chúng làm tâm của chúng ta “không sáng tỏ.”
    Để giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về những vọng tưởng này, thầy Cựu Viện Trưởng Khensur Rinpoche đã dùng hai ví dụ minh họa về vọng tưởng trong hai ngày thứ Bảy liên tiếp vừa qua. Một ví dụ nói đến thời tiết hiện tại ở Dharamsala “sương mù” và “trời u ám” mà chúng ta gần như không thể thấy được cây ở trên núi hay những ngôi nhà ở dưới thung lũng. Một ví dụ khác là dòng nước trong và phẳng lặng bị một cây gậy khuấy động. Cả hai ví dụ này cho chúng ta thấy rõ “vọng tưởng” và cách thức mà chúng làm tâm của chúng ta “không sáng tỏ.”
    Tiếp theo, thầy Khensur Rinpoche trích dẫn một đoạn kệ trong “Nhập Bồ Đề Hành Luận” của Ngài Đại Tịch Thiên (chương 5, đoạn kệ 13) để giải thích về tầm quan trọng trong việc tu học cách xử lý với vọng tưởng của mình thay vì với những yếu tố bên ngoài. Qua đoạn kệ này, thầy Khensur Rinpoche nói rằng chúng ta không thể nào làm tất cả mọi người trở thành bạn của mình; tuy nhiên, điều khả dĩ là chúng ta có thể rèn luyện tâm của chính mình để xem tất cả mọi người là bạn. Tương tự như vậy, chúng ta không thể nào thay đổi tâm của người khác; tuy nhiên, điều khả dĩ là rèn luyện tâm của chính mình và như thế chúng ta không bị mất bình tĩnh hay khởi lên sự tức giận khi gặp phải những nghịch duyên.
    Làm sao có đủ lượng da
    Trải trên đại địa để mà êm chân?
    Chỉ cần mảnh nhỏ dưới chân
    Cũng như lót thảm toàn phần đất đai.
    (Cố Sư Cô Thích Nữ Trí Hải)
    Sau đó, thầy Khensur Rinpoche nói về cách thức mà đức Phật và các bậc đại sư noi theo đã giải thích thêm về các vọng tưởng.
    Vọng tưởng có thể chia làm 2 phân loại: vọng tưởng bẩm sinh (các vọng tưởng đã tích tụ từ những kiếp trước, và khi chào đời, chúng đã là một phần trong dòng tâm thức của chúng ta) và vọng tưởng thu thập (các vọng tưởng được thu lượm trong kiếp sống hiện tại do hoàn cảnh, văn hóa v.v.).
    Vọng tưởng cũng được phân loại là vọng tưởng “với quan điểm, lập luận, hay lý trí” (mặc dù lập luận và lý trí sai lầm) và vọng tưởng dựa trên cảm xúc đơn thuần.
    Vọng tưởng còn được phân loại là vọng tưởng “cội rễ” và vọng tưởng “thứ yếu”. Thầy Khensur Rinpoche nói rằng vọng tưởng “cội rễ” là những điều mà có khả năng để tạo duyên cho những vọng tưởng khác khởi lên, trong khi vọng tưởng “thứ yếu” không có khả năng này.

ความคิดเห็น •