[HỎI ĐÁP] SỐT XUẤT HUYẾT - NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG CHA MẸ CẦN BIẾT
ฝัง
- เผยแพร่เมื่อ 18 พ.ย. 2024
- Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi.
Bệnh diễn biến nhanh và nặng, có thể thành dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm
qua. Theo ước tính, có tới 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue
hàng năm ở trên 100 nước có bệnh dịch lưu hành, tức là gần một nửa dân số thế
giới có nguy cơ mắc bệnh.
Với mong muốn giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong việc nhận biết, xử trí và
chăm sóc đúng cách khi trẻ bị sốt xuất huyết để bệnh chóng khỏi và tránh các biến
chứng nguy hiểm, mời cha mẹ cùng xem phần HỎI - ĐÁP dưới đây hiểu thêm về
vấn đề này:
1. Các triệu chứng của sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết Dengue có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang
mầm bệnh đốt. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao kèm theo ít nhất là hai trong những
triệu chứng sau:
Đau đầu
Nhức sau hốc mắt
Buồn nôn, nôn
Sưng hạch bạch huyết
Đau mỏi cơ, xương hay khớp
Phát ban
2. Dấu hiệu nào cảnh báo sốt xuất huyết chuyển nặng?
Đau bụng, nôn nhiều
Bứt rứt, quấy khóc, vật vã, lừ đừ, li bì, chân tay lạnh, tím, vã mồ hôi
Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn máu
Tiểu ít, đi tiểu ra máu, đi ngoài phân đen
Khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần
nhất để kịp thời điều trị
3. Bị sốt xuất huyết 1 lần rồi có bị lại không?
Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 tuýp huyết thanh (DEN-1, DEN-2,
DEN-3 và DEN-4), ở Việt Nam có cả 4 tuýp trên. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo
thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp, nên một người đã
mắc sốt xuất huyết do 1 trong 4 tuýp thì vẫn có thể mắc các tuýp khác.
4. Có phải hết sốt là khỏi sốt xuất huyết?
Hết sốt không phải là đã hết bệnh, mà có thể chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Sốt
xuất huyết khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm,
phục hồi
Giai đoạn sốt
Trẻ nhỏ: bứt rứt, quấy khóc
Trẻ lớn: đau đầu, chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết, đau cơ khớp,
nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
Giai đoạn nguy hiểm
Thường vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh
Trẻ có thể vẫn còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương
Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc (biểu hiện: vật vã, bứt
rứt, li bì, tụt huyết áp, xuất huyết dưới da)
Giai đoạn phục hồi
Hết sốt, trình trạng sức khỏe cải thiện, thèm ăn,…
5. Cách chăm sóc và theo dõi trẻ sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?
Hạ sốt: Khi sốt ≥ 38,5 o C cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10 - 15
mg/ kg cân nặng, 4 - 6 giờ/ lần. Kết hợp chườm ấm để tránh biến chứng sốt
cao gây co giật
Cho trẻ uống nhiều nước: Nước Oresol (pha theo đúng liều lượng), nước lọc,
nước cam, nước dừa,…
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, thức ăn giàu vitamin, rau, nước quả
ép
Trẻ bị sốt cao từ ngày thứ 2 trở lên và ở trong khu vực có người bị sốt xuất
huyết nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi và
tư vấn điều trị, phòng bệnh.
6. Những điều gì cần tránh khi bị sốt xuất huyết?
Tuyệt đối không dùng nhóm thuốc hạ sốt Ibuprofen hoặc Aspirin
Không uống nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu
Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay
quá lạnh
Không tự ý uống kháng sinh
Không tự ý truyền dịch vì có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm bệnh
nặng hơn
7. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ sắp khỏi bệnh?
Nếu trẻ không diễn tiến nặng, sẽ có dấu hiệu hồi phục vào ngày thứ 6 kể từ
ngày sốt đầu tiên. Trẻ tỉnh táo, ăn uống ngon miệng hơn, nổi những mảng đỏ,
ngứa ở chân tay (ban hồi phục). Các biểu hiện nặng của trẻ dần dần thuyên
giảm.
8. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Không để muỗi đốt, ngủ màn, bôi kem chống muỗi đốt
Diệt muỗi bằng phun thuốc diệt muỗi, loại bỏ các ổ nước đọng quanh nhà
không cho bọ gậy phát triển
------------------------------------------------
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
🏥 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
☎️ Hotline tư vấn và CSKH: 0865.879.879
📧 Email: chamsockhachhang@nch.gov.vn
🌐 Website: benhviennhitru...
🔵 Fanpage: / bvnhitrunguong