Bài 7: Tại sao có điều kiện vật liệu MMC LMC trong GD&T?
ฝัง
- เผยแพร่เมื่อ 6 ก.พ. 2025
- Video này sẽ giúp bạn hiểu vì sao người ta sinh ra MMC LMC.
Ở video trước thì mình đã giải thích về ký hiệu chữ M L về điều kiện vật liệu tối đa và điều kiện vật liệu tối thiểu trong bản vẽ cơ khí, do mình dùng nhiều từ ngữ chuyên ngành nên nhưng nhiều bạn comment là chưa hiểu, vậy nên mình đã làm một video khác để giải thích bằng ngôn từ dễ hiểu nhất, đưa ra ví dụ minh họa trực quan.
Hy vọng video này hữu ích cho bạn, nếu bạn có bất cứ thắc mắc cần giải đáp hay có nhu cầu về khóa học GD&T trực tiếp, vui lòng liên hệ hotline hoặc comment vào dưới video này.
Tìm hiểu thêm về khóa học xin liên hệ:
********
⛱ CÔNG TY CỔ PHẦN V-PROUD
⛱ Hotline: 0896 555 247
⛱ Email: xinchao@v-proud.vn
⛱ v-proud.vn/
⛱ qualitymastery...
Hastag: #MMC #LMC #dieukienvatlieutoida #dieukienvatlieutoithieu #dieukienvatlieu #bonus #tolerance
Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài học rất bổ ích
Cảm ơn chị
Em có thêm một thắc mắc mong chị giải đáp:
Vị trí 0.1(L)AB của lỗ tính như thế nào
Vị trí 0.1(M)AB của trục tính như thế nào ạ
Chúc kênh phát triển ạ
Thanks u!
giáo viên xinh, hướng dẫn dễ hiểu, kk
Mình có một góp ý là khi vẽ trục, lỗ, hoặc các biên dạng đối xứng thì cô giáo có thể thêm Đường Tâm vào cho "dễ nhìn" ạ!.
Cảm ơn bạn đã giải thích một cách rất dễ hiểu.
Mình có thêm một thắc mắc về vấn đề:
+Đối với lỗ ren thì có áp dụng MMC hay không?
+Nếu áp dụng thì cách áp dụng như thế nào?
Mong bạn sẽ phản hồi giúp mình vấn đề này.
chào bạn!
Lỗ ren không áp dụng MMC/LMC bạn nhé. Vì lỗ ren làm theo kích thước đường kính tiêu chuẩn để lắp ráp 1 chi tiết ốc. Nên không áp dụng được điều kiện vật liệu bạn nhé
Tọa độ lỗ ren vẫn áp dụng MMC đc chứ
@@Lehuy045 chào Huy, vốn dĩ MMC phụ thuộc vào điều kiện vật liệu, tức đường kính của đối tượng, cho nên lỗ ren không áp dụng được nha bạn
cảm ơn bài giảng dễ hiểu của bạn,
xin bạn ra video về cách tính MMC ở tại khung tham chiếu A,B, C được không ạ,
chân thành cảm ơn bạn
Được bạn nhé, khung tham chiếu miễn là có đường bao vật liệu là được (ví dụ trục, lỗ, rãnh, then,…)
cho mình hỏi rõ là dung sai vị trí hay là dung sai kích thước v ạ ?
Nếu áp dụng MMC thì dung sai vị trí phụ thuộc vào dung sai kích thước của tính năng bạn nhé
mình làm nhân viên đo 3d . khi do phần mềm đã in kết quả thực tế và phần dung sai vậy tại sao phải tính toán dung sai để làm gì .mình tay ngang vào nên k hiểu
Chào bạn, thường thì phần này máy CMM đã tính toán trong phần mềm, và hiện ở phần dung sai. Tuy nhiên để hiểu rõ lý do vì sao người ta áp dụng chữ M thì video này vừa giải thích rõ lý do bằng việt tính toán phần vật liệu
@@ThiNguyenVPJMSCDorisvậy khi dung sai lỗ +- 0.1 mà lỗ đo thực tế đc 9.05 vậy vượt quá dung sai theo yêu cầu bản vẽ khi đó kết quả đo phần mềm in ra báo lỗi màu đỏ ngay dư 0.4mm .khi đó báo đội kỹ thuật sửa máy CNC khoan lỗ đó pk ạ.
@@leeduwowng4413 không bạn, lỗ 9.05 vẫn nằm trong dung sai +- 0.1 mà bạn
1, Điều kiện trước tiên khi tính tới MMC là lỗ phải nằm trong dung sai cho phép phải ko ạ? Ví dụ lỗ 9,15 là NG lúc này không cần tính MMC
Đúng rồi bạn nhé
MÌNH GIA CÔNG 8 NĂM, MÌNH K CẦN HIỂU SÂU QUÁ, CỨ GẶP VẬY LÀ MÌNH BẬT CHO SÁT DUNG SAI TRÊN, KINH NGHIỆM THỰC TẾ NÓ THẤM ZÔ MÁU :d
Đúng rồi bạn, kinh nghiệm thực tế rất quan trọng trong sx gia công. Tuy nhiên tùy vào mỗi nhu cầu sử dụng của nhà máy/bộ phận mà việc hiểu sâu, hiểu đúng bản chất có cần thiết hay không.
giả sử trường hợp nhà máy bạn tự thiết kế bản vẽ, hay phải tranh cãi dung sai với khách hàng, thì việc hiểu đúng bản chất có phải rất quan trọng không ạ?
Nên giải thích theo tiếng việt và theo chương trình giáo dục tại trường , mình học cơ khí mà không biết MMC là gì luôn , nên giảng theo sách dung sai
Chào bạn, việt hóa được thì rất tốt, nhưng một số ngành mới cần thời gian để chuẩn hóa được các thuật ngữ chuyên môn. Quan trọng là người học hiểu được và áp dụng được GD&T trong thực tế. Thêm vào nữa, mình dạy cho nhiều người nên nếu việt hóa không tốt còn dẫn tới hiểu lầm hơn. Còn nếu có thể việt hóa theo chương trình giáo dục của trường thì mình nghĩ các thầy giáo sư, tiến sĩ trong trường đã làm được rồi. Cảm ơn bạn đã góp ý, chúc bạn tìm hiểu được nhiều kiến thức bổ ích
Cũng khó giải thích bằng tiếng việt, hiểu nôm na qua ví dụ này, bạn có 1 lỗ ví đụ phi 5+-0.5 (dung sai kích thước +- 0.5). Nếu trường lỗ của bạn đo ra phi 5.5 đi ->lỗ bự hơn -> ÍT VẬT LIỆU ĐI ít vật liệu so với MMC -> vị trí TRỤC ĐỐI XỨNG CỦA LỖ được phép cộng thêm 1 lượng dung sai. -> Trục đối xứng của lỗ nằm trong vùng dung sai lớn hơn.
MMC ở đây là MAX MATERIAL CONDITION -> điều kiện vật liệu nhiều nhất.
Nếu điều kiện xảy ra là bị hao hụt vật liệu thì được cộng thêm dung sai cho VỊ TRÍ TÂM LỖ.