Xin quý vị đồng tu chú ý ! Tôi hỏi là Thật Tín hay là Giả Tín ?Tóm một câu là không buông xuống được

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 8 พ.ย. 2024
  • PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.
    Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân
    Trích đoạn khai thị...Tập 30 - 25 - 18 - 20
    Sau cùng là nói tới làm sao trở thành tấm gương tốt của niệm Phật thành Phật. Làm thế nào để trở thành tấm gương tốt của niệm Phật thành Phật? Tôi khái quát năm điều sau đây để mọi người tham khảo.
    Điều thứ nhất: không cần gì cả, chỉ cần A Di Đà Phật. Tại sao người học Phật nhiều mà người vãng sanh lại ít? Căn cứ vào sự quan sát và thể ngộ của tôi trong 20 năm học Phật, chính là chúng ta muốn quá nhiều thứ, không chuyên nhất. Thứ bạn muốn còn chưa hoàn toàn thỏa mãn thì thọ mạng đã tận, không có thành tựu thì đã mất thân người. Tôi nghe hiểu rồi, cũng thấy rõ rồi. Đời này của tôi nhất định không dính tới chút danh văn lợi dưỡng nào. Tôi không cần bất kì điều gì, chỉ cần A Di Đà Phật. Tôi tin rằng A Di Đà Phật nhất định sẽ thỏa mãn ước nguyện của tôi, cơ duyên chín muồi ngài sẽ tới đón tôi về nhà. Tôi sẽ giống như lão hòa thượng thượng Hải hạ Hiền, lão Bồ Tát Lưu Tố Thanh, lão Bồ Tát Lưu Minh Hoa vậy, biết trước thời gian, tự tại vãng sanh, dẫn theo vô lượng vô biên chúng sanh quay về Cực Lạc, làm tấm gương tốt của niệm Phật thành Phật, báo ơn Phật, báo ơn thầy, báo ơn chúng sanh.
    Điều thứ hai: đầy đủ Tam Tư Lương, bảo đảm vãng sanh. Có người hỏi, niệm Phật thành Phật có bí quyết gì không? Nói như thế này, có thể nói là có, cũng có thể nói là không có. Nếu như nói có thì phải làm tốt ba chuyện. Chuyện thứ nhất đó là thật sự tin. Thật sự tin tưởng vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc là sự thật vô cùng chính xác, không chút hoài nghi nào. Đối với thế giới này còn chút lưu luyến cũng không thể vãng sanh được. Chuyện thứ hai là nguyện khẩn thiết, thật sự muốn tới thế giới Tây Phương Cực Lạc thân cận A Di Đà Phật, hơn nữa nguyện vọng này rất chân thật, rất khẩn thiết. Chuyện thứ ba là thực hành. Hành là phải thật làm; làm, phải thành thật từng bước một mà thật làm, không thể giả dối, không thể làm giả, phải thật sự làm. Không thể một dạ hai lòng, vừa muốn tới thế giới Cực Lạc, vừa không nỡ bỏ danh văn lợi dưỡng trước mắt, vậy thì không thể vãng sanh.
    Ba chuyện tôi vừa nói chính là tam tư lương thường ngày của chúng ta. Bạn nói đó là bí quyết thì đó là bí quyết, bởi vì nó có tác dụng; bạn nói đó không phải là bí quyết thì không phải là bí quyết, bởi vì mọi người đều biết, không có gì bí mật cả. Đầy đủ tam tư lương rồi, bảo đảm vãng sanh. Nhớ kỹ hai chữ “đầy đủ” này. Tại sao có người hình như đã đầy đủ tam tư lương mà lại không vãng sanh được? Theo sự quan sát của tôi, người như vậy có hai chướng ngại lớn: một là quá nhiều vướng mắc, quá nhiều âu lo, quá nhiều nguyện vọng. Tóm một câu là không buông xuống được; hai là oan gia trái chủ chướng ngại đạo. Oan gia trái chủ từ đâu tới? Đều là do chính họ bổ nhiệm? Bổ nhiệm như thế nào? Coi thường người này, bổ nhiệm một người; nhìn không thuận mắt người kia, lại bổ nhiệm một người. Bạn tự tính xem, bạn đã bổ nhiệm bao nhiêu oan gia trái chủ? Trên thực tế oan gia trái chủ chỉ có một, đó là bản thân bạn. Tôi nói lời này, có bao nhiêu người hiểu được? Có bao nhiêu người có thể tiếp nhận? Có tín, có nguyện, có hành, đầy đủ ba điều điện, lại vui vẻ hướng tới, không ai không vãng sanh. Tôi rất tự tin, đời này tôi nhất định thành tựu, tam tư lương của tôi trên cơ bản là đầy đủ, lúc nào cũng sẵn sàng về nhà.
    Thật sự thấy được pháp môn này, nghe được pháp môn này, có thể tin tưởng không nghi ngờ thì đối với họ cũng là thâm mật, bởi vì họ tin tưởng.
    Nhưng hầu hết mọi người đều không tin pháp môn này, không chỉ một mình Thích Ca Mâu Ni Phật nói như vậy, mà chư Phật Như Lai mười phương cũng nói như vậy, đều khẳng định pháp môn này là pháp khó tin. Cho nên tu học pháp môn này, có người nửa đường thoái tâm, đổi sang pháp môn khác, thậm chí hủy báng pháp môn Tịnh Độ, chuyện này cũng không có gì hiếm lạ. Không những không hiếm lạ mà còn là chuyện bình thường. Nguyên nhân gì vậy? Họ không có thiện căn lớn, không có phước báo lớn. Kinh Di Đà nói về pháp môn này rất hay, “Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh vào cõi ấy”. Mặc dù ta có nhân duyên, có cơ hội gặp được, nhưng thiện căn phước đức của chúng ta không đủ, cho nên nhìn thấy pháp môn khác sẽ động tâm, không thể kiên trì học đến cùng. Nếu có thể không bị dao động bởi cảnh giới bên ngoài , kiên trì học đến cùng thì tám vạn bốn ngàn pháp môn cũng không thể làm họ dao động, vô lượng pháp môn cũng không làm họ dao động. Không phải họ không tiếp xúc, mà tiếp xúc rồi vẫn như như bất động, giống như Thiện Tài Đồng Tử vậy.
    Trong Kinh Hoa Nghiêm, 53 lần tham bái của Thiện Tài Đồng Tử, Thiện Tài Đồng Tử tu pháp môn gì? Tín nguyện trì danh, cầu sanh Tịnh Độ. Trong pháp hội của Văn Thù Bồ Tát, ngài đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đây gọi là căn bản trí. 53 lần tham bái là để thành tựu hậu đắc trí của ngài. Hậu đắc trí tức là không gì không biết, căn bản trí là vô tri, bát nhã vô tri, lúc khởi tác dụng thì không gì không biết.

ความคิดเห็น •