Topic này thật sự rất thú vị và cũng là cái mà em suy nghĩ ngày xưa. Em học Năng Khiếu và xuất phát từ trường làng trong Sài Gòn, lúc bước vào lớp thì em phát hiện ra là hơn 50% học sinh của lớp là học sinh chuyên Trần Đại Nghĩa cấp 2. Không hề có ý tiêu cực gì ở đây (vì em cũng chơi với các bạn ấy và mọi người cũng cực kì dễ thương dù xuất thân như thế nào) nhưng em nghĩ ai cũng có thể nhận thấy những pattern chung của học sinh cấp 2 TĐN đó là: cha mẹ thuộc tầng lớp tri thức và có định hướng giáo dục cho con (hiển nhiên vì tiểu học là độ tuổi quá bé để một đứa trẻ tự biết định hướng), gia đình có kinh tế tương đối tốt để cho con tham gia các hoạt động phát triển năng lực như học tiếng Anh, chơi thể thao, học thêm, ôn thi đội tuyển, du học, etc. và gia đình có truyền thống hoặc sự tôn trọng nhất định với học thuật. Cả ba pattern trên thì background của em thật sự là không có cái nào luôn, sau này khi nhìn lại thì em nghĩ là em được đậu vào NK là do (1) em có sự kiên trì lì lợm và năng khiếu học tập ở mức ổn, (2) do gia đình em dù không có điều kiện và truyền thống học thuật nhưng thương yêu và ủng hộ em đủ để em tiếp tục và (3) là do may mắn (em nói nghiêm túc không đùa). Em nghĩ mình thuộc nhóm outliers (trường hợp ngoại lai) trong NK, và thật sự thì mặc dù có những trải nghiệm khá là "khó nuốt" và đau đớn khi học ở đây, em thật sự nghĩ là mình được nhiều hơn mất khi được học trường chuyên. Em nghĩ vấn đề mà mọi người tranh biện ở đây xuất phát chủ yếu do sự hạn chế về nguồn lực để đào tạo phổ thông sao cho chất lượng nhất cho tất cả các đối tượng học sinh, cho nên mới có quan điểm cho là ý tưởng nhóm (group) những học sinh với khả năng học thuật tốt lại sẽ củng cố bất bình đẳng. (Ý kiến của em thì) lý tưởng nhất là việc thành lập những cơ sở giáo dục có tính đồng đẳng ở mọi phân khúc và nhóm học sinh, vì trên thực tế mọi người cũng có thể thấy không chỉ học sinh năng khiếu có trường chuyên mà những học sinh khiếm khuyết cũng cần có các cơ sở giáo dục chuyên biệt như trường khuyết tật hay trường cho trẻ tự kỉ. Vấn đề ở chỗ phân khúc giáo dục phổ thông cho đại đa số học sinh (giáo dục đại trà) có cách vận hành thiếu hiệu quả bởi lí do hạn chế về nguồn lực (và có thể do những yếu tố khác nữa) để giúp cho từng học sinh phát huy năng lực riêng của người đó tốt nhất, nên việc đòi dẹp bỏ trường chuyên (theo em) trông giống như mong đợi "cào bằng" hơn là mục đích tạo ra thế giới đồng đẳng. Tất nhiên nói đi cũng phải nói lại, chuyện bất bình đẳng khi vận hành trường chuyên là có thật, và em nghĩ sự bất bình đẳng nói chung là một thứ không bao giờ có thể hoàn toàn bị loại bỏ nhưng mình có thể hạn chế nó thông qua một số biện pháp như: 1. Tiêu chí đầu vào tạo điều kiện và cơ hội nhất có thể: các trường chuyên ở VN tuyển sinh bằng đề thi chuyên của Sở hoặc của riêng trường đó (merit-based) với điều kiện để được thi khá thoải mái (như ở NK thì học sinh cần có học lực từ khá và hạnh kiểm tốt), tất nhiên nó không hoàn toàn công bằng (học sinh có background học thuật tốt có khả năng đậu cao hơn) nhưng vẫn tốt hơn là tuyển sinh theo khả năng đóng học phí hay những tiêu chí mang tính phân biệt trực tiếp khác. 2. Quy mô trường chuyên mở rộng ở mức độ vẫn giữ được chất lượng đào tạo đạt chuẩn nhưng nới rộng đủ cho một số lượng kha khá trường hợp ngoại lai (:v): ý em là nên mở rộng quy mô ( và xem xét cách thức tuyển sinh sao cho) đủ để có thể nhận thấy sự đa dạng của background học sinh ở mức độ nào đó nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn về năng lực học vấn ở học sinh. 3. Cố gắng giữ học phí và chi phí vận hành của trường chuyên ở mức độ vừa phải để nhiều gia đình có thể đáp ứng được. Ngoài ra phải đảm bảo phong cách hoạt động của mỗi cơ sở trường học tương tự như dịch vụ công (không có sự phân biệt trong cùng một ngôi trường kiểu như đóng tiền nhiều hơn để được học thầy tốt hơn.) 4. Tăng tính exploratory, giảm bớt tính exploitative (em không biết dùng cách diễn đạt nào dễ hiểu hơn), cho học bổng dạng need based hoặc tăng yếu tố "ngẫu nhiên" trong khâu tuyển học sinh đầu vào (ý em là đôi khi nên tạo cơ hội cho những học sinh không phù hợp với kì vọng về năng lực học thuật thông thường nhưng có những dấu hiệu đặc biệt khác) vì đôi khi có một số người trông có vẻ không có tiềm năng nhưng chỉ cần một cơ hội thì họ sẽ có thể làm nên những điều mà người khác không ngờ tới. Em nghĩ những tiêu chí này sẽ giúp cho mô hình trường chuyên có thể tận dụng lợi thế của nó cho nhiều đối tượng học sinh hơn (nhóm elite và những nhóm khác), giúp xây dựng động lực phát triển cho nhiều bạn hơn, và cũng gia tăng sự đồng cảm và thấu hiểu giữa những học sinh có các background khác nhau (các bạn nhà giàu thường bị chỉ trích là thiếu sự thấu hiểu với học sinh đại trà nhưng thật ra khi em học trường chuyên thì em lại nghĩ mình có thể có cơ hội thấu hiểu các bạn ấy hơn, và theo quan sát của em thì sự thiếu thấu hiểu không phải là một cái gì đó tương quan đến background tốt của các bạn ấy.) Tất nhiên nói thì luôn dễ hơn làm, nếu có trường nào vẫn chưa làm được thì là chuyện quá bình thường, em chỉ nghĩ là mình nên có suy nghĩ về những principles như vậy để có kim chỉ nam tốt hơn cho mình thôi. Túm cái quần lại là theo góc nhìn và trải nghiệm của em thì trường chuyên (cụ thể là PTNK) đem lại nhiều điều hay cho bản thân em, và em ủng hộ quan điểm duy trì trường chuyên. NK đúng là có tough, khi nhìn các bạn được đi du học còn em phải ở lại nước đúng là có tủi thân, bản thân bị lu mờ trước những ngôi sao quá sáng đúng là có đem lại mặc cảm tự ti, nhưng NK còn dạy em những thứ quan trọng khác: giá trị của sự nỗ lực, vẻ đẹp của tinh thần học thuật chân chính, tiềm năng của bản thân và tiềm năng của người khác, và cuối cùng là NK cho em biết trên đời này luôn có một nơi mà mình sẽ thuộc về, và mình không phải là dị hợm, mọt sách, mà mình có giá trị, có sự tôn trọng và có ích cho cuộc sống này. ^.^
Hay quá Tóm tắt bằng Chat GPT cho ae lười đọc giống tôi ### Tóm tắt ý chính của đoạn văn: 1. **Trải nghiệm cá nhân ở trường chuyên:** - Người viết xuất phát từ hoàn cảnh không có truyền thống học thuật, điều kiện kinh tế hay định hướng rõ ràng, nhưng đã vào PTNK nhờ sự kiên trì, hỗ trợ gia đình, và may mắn. - Trải nghiệm học trường chuyên mang lại cả khó khăn lẫn giá trị, đặc biệt là các bài học về nỗ lực, giá trị bản thân, và tinh thần học thuật. 2. **Quan sát về học sinh trường chuyên:** - Phần lớn học sinh trường chuyên xuất thân từ gia đình trí thức, có điều kiện kinh tế và định hướng rõ ràng. - Dù vậy, sự đa dạng về hoàn cảnh giúp tạo ra những góc nhìn khác biệt và cơ hội giao lưu, thấu hiểu. 3. **Vấn đề bất bình đẳng trong trường chuyên:** - Nhóm học sinh trường chuyên thường được xem là củng cố bất bình đẳng giáo dục. - Vấn đề nằm ở sự hạn chế nguồn lực để cải thiện giáo dục đại trà, chứ không hoàn toàn ở sự tồn tại của trường chuyên. 4. **Đề xuất cải thiện mô hình trường chuyên:** - Mở rộng quy mô nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện cho các trường hợp xuất thân đa dạng. - Giữ chi phí vận hành hợp lý, tránh phân biệt đối xử trong nội bộ trường. - Tăng cơ hội cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua học bổng và yếu tố ngẫu nhiên trong tuyển sinh. - Giảm tính "khai thác" (exploitative), tăng tính "khám phá" (exploratory) để phát hiện tiềm năng ẩn giấu. 5. **Quan điểm về trường chuyên:** - Trường chuyên mang lại lợi ích vượt trội khi được vận hành đúng cách. - Không nên dẹp bỏ trường chuyên mà cần tối ưu hóa mô hình để mang lại cơ hội đồng đều hơn. - Trường chuyên giúp học sinh nhận ra tiềm năng, giá trị bản thân và có cảm giác thuộc về. Tóm lại, người viết ủng hộ duy trì trường chuyên và nhận thấy những trải nghiệm tại PTNK đã giúp bản thân trưởng thành và có cái nhìn đa chiều hơn về giáo dục và bất bình đẳng xã hội.
Nếu xem trường chuyên chỉ là nơi để tạo 1 môi trường chung cho các học sinh giỏi, tài năng thì xã hội phải ủng hộ duy trì, bởi sự thật đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà xã hội, chính trị Việt xuất sắc có xuất phát từ trường chuyên. Vấn đề xảy ra là phụ huynh, giáo viên và học sinh lại tự đề cao quá mức cần thiết, tự tạo ra áp lực quá mức nên dễ dẫn đến các tiêu cực. Hãy xem môn chuyên giống 1 môn năng khiếu của mỗi cá nhân như hội hoạ, âm nhạc, thể thao thôi, cần có môi trường để các em học sinh phát triển trong đó. Việc học môn chuyên, vào lớp chọn, trường chuyên sẽ vô nghĩa hết nếu các em không thực sự yêu thích và vui vẻ khi học mà các em chỉ chăm chăm vào thành tích này kia để có lợi ích sau vào đại học, du học. Việc học cấp phổ thông 3 năm, đại học 4-5 năm cũng chỉ là một khoảng thời gian nhỏ trong cuộc đời mỗi người, nó phù hợp vào giai đoạn phát triển của riêng từng người, đừng so sánh bản thân mình với người khác qua trường này trường kia. Các em học sinh phải biết mình thực sự muốn cái gì, các phụ huynh tôn trọng ý kiến của các em, còn giáo viên chỉ nên là người hỗ trợ, định hướng các con đường cho các em đi. Thực sự việc học không hề dễ dàng, vì vậy hãy học vì yêu thích và cảm thấy thoải mái.
😮 Vấn đề là nếu bảo học sinh giỏi có cách học khác với học sinh khác thì học sinh cá biệt hay quậy phá thì sai chả lẽ cũng phải thành lập trường cá biệt à hay những học sinh giỏi thể thao thì có trường phổ thông chuyên cho thể thao không?
@@hoanguyenthanh2576 Tôi nghĩ bạn nên hiểu bản chất của vấn đề được đề cập ở đây là môi trường học tập của cả 1 nhóm người phân cấp theo năng lực đầu vào, không phải là theo cách học của từng người, không phải theo tính cách từng người. Ở nước ta có trường THPT Năng Khiếu Thể Dục Thể Thao có thể tạm đại diện cho phía nhóm trường chuyên đấy. Nếu không có trường chuyên thì các em đam mê và giỏi Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật từ bỏ hết ư? Chắc là không vì chúng ta còn có các clb, trung tâm rèn luyện thi Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể thao.
@@hoanguyenthanh2576 Còn về vấn đề liên quan đến học sinh cá biệt, tỉ lệ học sinh cá biệt (lưu ý không đánh đồng học sinh cá biệt chỉ là học sinh quậy phá nhé) là bao nhiêu so với tỉ lệ học sinh khá, giỏi trong 1 lượng rất lớn học sinh đầu vào hàng năm, hơn nữa việc tạo ra 1 môi trường (lớp, trường) toàn những học sinh cá biệt đã là giải pháp tốt để phát triển việc học, tâm lý của các em không? Làm sao để phân loại học sinh cá biệt, chúng ta dựa trên đánh giá hạnh kiểm các năm ư? Vậy chúng ta mặc định cho là em năm lớp 9 là học sinh cá biệt thì lên lớp 10 cũng là học sinh cá biệt, thế chúng ta giáo dục trong cấp THPT chỉ về năng lực thôi sao. Vấn đề liên quan học sinh cá biệt nó là 1 vấn đề rất phức tạp mà chúng ta phải hiểu bản chất các nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp, nó khác với vấn đề được đề cập trong video của Hội Đồng Cừu.
@@khangha6567 Hừm Trường chuyên ở THPT có làm thay luôn chức năng của bậc Đại học với Cao học luôn hay không? Nếu học sinh đã giỏi thì có đặc quyền học trước các học sinh không học trường chuyên sao?. Sao mấy học sinh đó không học vượt cấp lên ĐH hay Cao học luôn cần gì học THPT làm gì đằng nào mấy môn khác cũng phụ có học THPT sao này chả dùng đến
@@khangha6567 Dù sao trường chuyên cũng chỉ phân loại đầu vào bằng 1 cuộc thì cũng không phản ánh gì nhiều cũng chẳng dám chắc đầu ra trường chuyên như thế nào có khi không bằng trường không chuyên cũng nên.
Mình hồi trước đã từng thi trượt trường chuyên và học cấp 3 ở trường huyện. Thời điểm 12:31, Trung nói đúng tâm tư của mình sau khi học hết cấp 3: quả thực học trường huyện không có môi trường ganh đua nhưng lại giúp mình tiếp xúc với nhiều bạn với những tố chất khác biệt, ngoài khả năng học tốt và rốt cuộc, quãng thời gian THPT lại cho mình nhiều kỉ niệm nhất trong các cấp học.
Mình cũng trải qua thời gian tiểu học, THCS làm "tinh hoa" của lớp học, mà thực tế chỉ là "thằng chột làm vua xứ mù" thôi. Lên THPT, đại học nó khác hẳn :)).
Mình học trường huyện, đậu vào YDS, may mắn được học tập và làm việc cùng các bạn từ các trường chuyên lớn trên cả nước, nói thật là đa số các bạn là giỏi toàn diện và tư duy rộng mở, làm việc cùng các bạn mình được học hỏi rất nhiều không chỉ về chuyên môn mà còn thay đổi tư duy tích cực hơn nữa. Mình ủng hộ trường chuyên, nó từng là ước mơ của mình.
Quan điểm của mình trước khi xem video: vẫn nên có trường chuyên lớp chọn, để dành cho những hs giỏi, vì làm gì cũng phải có môi trường những người cùng chí hướng với mình. Môi trường rất là quan trọng, ở đúng môi trường thì mới phát huy được hết khả năng của mình. Những người giàu thường hay chơi với nhau, và giỏi thì thường cũng thế, ngưu tàm ngưu, nếu ngưu tầm mã thì rất khó (vẫn chơi được nhưng ít hơn) để chơi được với nhau, những thằng suốt ngày chơi game với nhau sẽ có chuyện để nói chuyện với nhau suốt ngày, việc học cũng tương tự. Cùng tần số mới thân với nhau được. Sau khi xem: quan điểm cũng k thay đổi 😂
Tôi là học sinh chuyên, sau đó, đi dạy học 35 năm, thì thấy rằng Trường chuyên rất có lợi cho cá nhân học sinh năng khiếu. Vì ở đó, có môi trường ganh đua, có thầy giỏi , có sách vở tài liệu đầy đủ và các điều kiện khác . Nhưng sau này đi dạy, lại rất ghét trường chuyên, vì trường chuyên hút hết học sinh khá. Trong khi, trong 1 tập thể lớp học bình thường, rất cần chừng mươi lăm em khá giỏi để làm động lực đẩy phong trào học tập của cả lớp tiến lên. Thực sự trong một cộng đồng, rất cần 1 bộ phận tinh hoa để lan tỏa cái hay cái tốt , từ đó phát triển cả cộng đồng.
@@kkkmp5327 đồng tính và ko ba phải mình thấy ok. Bạn nghe trung mà bạn cũng trung lập rồi đứng nhìn là bạn hiểu sai trung rồi, trung nói để giải thích wan điểm chứ ko phải là wan điểm trung lập của trung là đúng. Việc học sinh giỏi trong giai đoạn tiến lên chuyên học cũng khổ chết mẹ vs những học sinh ko cùng hướng rồi. Cô đơn lắm man
Nếu trường chuyên là nơi để phát triển tài năng đặc biệt (nhạc, hoạ, thơ, văn, toán, lý, hoá, sinh ...) của các bạn trẻ thì nên khuyến khích. Bắt đầu sớm cũng tốt chứ đâu phải chờ tới cao đẳng, đại học. Có một nhóm cùng hội cùng thuyền nghiên cứu, học tập, hợp tác sẽ thuận lợi hơn nhiều chứ. Cuộc sống của các bạn ấy cũng đâu chỉ gói gọn trong cái trường học đâu mà lo
Ở Mỹ thì mình không rõ, vì chưa qua đó bao giờ, nhưng ở VN sau khi được học ở cái gọi là trường chuyên rồi, thì mình thấy những nghiên cứu của Mỹ không áp dụng được cho Việt Nam, những học sinh trường chuyên mặt bằng chung năng lực cao và rộng hơn các trường bình thường, và thực sự là các event từ học sinh trường chuyên tổ chức mình thấy rõ cái sự "tinh hoa" của học sinh trường chuyên và cách mà các bạn ấy tận dụng được điều tinh hoa đó. Chứ nếu mà cào bằng hết toàn bộ học sinh thì đó mới là thui chột tài năng của mọi người. Xã hội công bằng là xã hội bình đẳng về mặt cơ hội chứ không phải là bình đẳng về mặt kết quả. Nên trường chuyên và trường thường đều vô cùng cần thiết
Mình học bên ngành giáo dục thì thực ra là phân chia học sinh theo lực học là một phương pháp tân tiến hơn "chuột chạy cùng sào". Mỗi học sinh đều có khả năng tiếp thu khác nhau và không thể bị áp đặt trong cùng một chương trình dạy, điều này sẽ dẫn đến học sinh năng lực yếu cảm thấy nản vì chương trình quá khó, trong khi đó học sinh giỏi trở nên kiêu căng và chán nản vì chương trình học quá dễ. Trong môi trường lý tưởng thì giáo viên sẽ phân học sinh ra từng nhóm dựa theo học lực và dạy các nhóm này theo chương trình học phù hợp với khả năng của mình. Nhưng trong thực tế điều này là quá sức quản lý của mỗi giáo viên. Vì vậy hệ thống trường chuyên và trường thường sẽ giúp các em học trong chương trình phù hợp với khả năng của bản thân. Hình như là ở Mỹ cũng áp dụng mô hình này trong từng trường học, học sinh giỏi sẽ được đẩy lên cấp độ cao hơn để học, còn học sinh yếu vẫn sẽ học những lớp cơ bản cho đến khi đạt trình độ cao hơn. Chủ yếu là định kiến của xã hội về việc học giỏi thì sẽ có tương lai tốt hơn, kiếm nhiều tiền hơn, đây không phải là một định hướng tốt. Trong một xã hội tân tiến mọi người có thể đều giỏi trong lĩnh vực riêng của mình không nhất thiết là học thuật (có thể là về nghệ thuật, sửa chữa máy móc, công ích xã hội), và có được một cuộc sống hạnh phúc từ đó.
theo quan điểm của em là hs học trường chuyên có khả năng đậu đh bằng điểm khối tuyển sinh cao hơn gấp 2-3 lần hs trường ko chuyên hay trường quê. Vì thầy cô chuyên cập nhật bộ đề từ bộ nhậy hơn và biết hs cần học những gì😢, hs trường thường phải nổ lực rất nhiều trong việc chọn lựa tài liệu ôn thi
@@tuannguyenquang3145 Trường hợp mình thì thấy trường thường tốt thì thầy cô ôn thi đh tốt hơn hẳn trường chuyên. Do trường chuyên bị áp lực thi môn chuyên kiếm thành tích, mà nội dung môn chuyên thì k match vs nội dung thi đại học. Nên cuối cấp mà vẫn chấp niệm vs môn chuyên là phải 1 mất 1 còn vs nó để có giải quốc gia a.k.a tuyển thẳng đh.
@@lionboom113 uk tui cũng nghĩ trường thường mà gv giỏi thì ôn êm hơn, mà tiếc là ở thành phố tui mấy môn phụ cho điểm mấy bạn chuyên luôn, rồi chương trình học mấy bạn cũng sát với đề đh (vd toán, hóa, sinh, lý), nên coi ds đâu j đh toàn tên trường chuyên 1/6 ds rồi
@@lionboom113học sinh chuyên nó giỏi sẵn, do điểm đầu vào cao chót vót nên tư chất học tập cao sẵn, tự ôn cũng ngon chứ cần gì thầy cô kèm. Bằng chứng là học sinh trường chuyên đỗ ĐH tỉ lệ cao chót vót. Sinh viên Ngoại thương cũng rất nhiều từ trường chuyên, k muốn nói là đa số.
@@tuannguyenquang3145 là một người từng học Chuyên nhưng không thi Quốc gia mà chỉ thuần ôn thi Đại học, mình có thể cho bạn một góc nhìn mới đó là về việc ‘tự học’: các bạn lớp mình nói riêng và trường mình nói chung thì chúng mình dành thời gian tự học rất nhiều - chúng mình tự tìm tài liệu và các thầy dạy online để luyện đề, nói không ngoa thì 80% thời gian học lớp 12 (giai đoạn ôn thi nước rút) của chúng mình tự học và thầy cô và chính bạn bè sẽ là người giải đáp thắc mắc. Và vì sao chúng mình tự học hiệu quả, vì khi học những kiến thức nền tảng thì thầy cô đã cung cấp kiến thức cho chúng mình một cách logic và ‘yêu cầu’ chúng mình hiểu bản chất của vấn đề. Còn mình không thể so sánh ở Việt Nam trường Chuyên hay trường thường ôn thi Đại học hiệu quả hơn được vì mình chưa thu thập được số liệu thống kê cụ thể và thậm chí thì mô hình đào tạo của trường Chuyên ở mỗi tỉnh lại khác nhau nên so sánh thế khá khập khiễng. Điều khiến hệ chuyên khác biệt với hệ thường là vấn đề chuyên sâu về môn chuyên chứ không phải là việc thi Đại học. Nhưng chúng mình cũng không phủ nhận những điều tốt chúng mình có được từ môi trường học tập, điều kiện tiếp cận với các kiến thức nên về vấn đề đó thì được giải quyết bằng việc ‘điểm cộng khu vực’ trong thi ĐH của học sinh Chuyên là thấp hơn học sinh trường thường cùng khu vực Còn nếu nói về vấn đề cập nhật bộ đề thì với vai trò một người từng đi làm thêm bằng việc gia sư ôn thi Đại học cho vài học sinh, người muốn cập nhật bộ đề và xu hướng đề là người bỏ thời gian ra nghiên cứu và xem xét các đề từ năm trước, các đề luyện của năm ôn thi - tức là chính học sinh ôn luyện thi có thể là người làm việc đó (mình đã áp dụng hồi ôn thi ĐH và hồi mình đi gia sư). Và nếu nói về thực tế tiêu cực của việc leak đề, lộ đề ĐH thì đó không phải là vấn đề trường chuyên hay trường thường mà là vấn đề người ôn thi ĐH có tìm được người để lấy được đề hay không - rất tiếc đó không phải là giáo viên của đa số các trường chuyên mà là từ một bộ phận khác nhạy cảm mình không thể nhắc tên, lùm xùm lớn nhất gần đây mà có thể bạn sẽ biết là trung tâm gv THT. - Kết luận lại qua bài hơi dài của mình thì thực tế những quyền lợi về việc ôn luyện thi ĐH cho học sinh trường Chuyên không như nhiều người tưởng tượng - Điều mà học sinh Chuyên được hưởng nhiều hơn là vấn đề môn chuyên và những vấn đề xã hội khác nên có lẽ không nên dùng việc thi ĐH để làm luận điểm cho thấy học sinh trường Chuyên ‘được gì’ hơn học sinh trường khác. Và về những vấn đề nhạy cảm, mặt trái trong tuyển sinh thì nó không nằm ở phạm trù ‘trường Chuyên - trường thường’ mà nằm ở một phạm trù khác. P/s: Thời gian mình thi là 2018, cách bây giờ cũng khá lâu rồi nên các vấn đề học tập có thể thay đổi rất nhiều nhưng kể cả lên bậc ĐH hay sau này thì có hai vấn đề rất quan trọng với một người để phát triển đó là ‘tự học/tự rèn luyện’ và tìm kiếm cho mình người dẫn dắt phù hợp: việc này bây giờ nếu chỉ xét về học lý thuyết không chuyên sâu để thi ĐH thì khá dễ dàng vì việc học online và tìm kiếm tài liệu số cả miễn phí và trả phí đều khá dễ - còn các tài liệu chuyên sâu về từng ngành hay các nghiên cứu cho các bậc học cao hơn THPT thì sẽ khó tìm kiếm hơn
Trải nghiệm thực tế của mình khi học bậc đại học ở một trường X, trường này có chương trình trộn các bạn có các giải quốc gia, hoặc học bổng vào các lớp thường, một lớp 20 người thì sẽ có tầm 5 bạn xuất sắc như vậy. Ý tưởng của họ là tạo ra sự thúc đẩy học tập cho các sinh viên còn lại cũng như tạo ra danh tiếng cho trường. Và với một sinh viên ở mức bình thường như mình thì nó chỉ tạo ra một áp lực khiến mình muốn bỏ cuộc, bởi vì nhưng cá nhân này sẽ luôn là người hiểu bài giảng một cách nhanh nhất, giải một bài tập khó một cách dễ dàng, và chắc chắn sẽ có một suất học bổng trong học kỳ. Sau này đi làm, những kiến thức mà mình không học "kịp" lại có thể tiếp thu nhanh chóng khi không có những bức tường không thể vượt qua như vậy. Nếu trình độ giữa các cá nhân trong một lớp học có sự phân hóa quá cao, thì đó không phải là một môi trường cạnh tranh học tập lành mạnh, mà còn có thể gây ra sự nản chí cho phần còn lại.
@@dattran1824 theo mình "cái gì cũng có hai mặt" là cách nói không bao giờ giải quyết một vấn đề triệt để. bạn dựa vào đâu nói là "không có kiến thức phản biện", đây là trải nghiệm cá nhân của mình nhằm đưa ra một đánh giá về giáo dục, mình "quy chụp đối phương để nâng cái tôi" chỗ nào vậy bạn. Hay chính bạn mới đang làm điều đó :) ?
@@tiembanhbongbot đã được đi học đại học rồi còn suy nghĩ này nọ, người giỏi hơn học vượt hơn thì sẽ có học bổng có gì sai đâu, hay bạn muốn kiến nghị đặc cách cho người ta học thẳng lên tiến sĩ khỏi học chung với bạn thì họ cũng vui lắm đó. Tại sao không nghĩ về tương lai của mình mà cứ nghĩ về tiêu cực, không lẽ người giỏi phải tàng hình, hoặc bay ra khỏi vũ trụ khác thì bạn mới vui sống được ?
Mình vẫn thích có sự phân hoá trường chuyện/trường thường . Môi trường sinh ra phù hợp nhu cầu, không có đúng/sai trong " áp lực tạo ra kim cương ". Có cạnh tranh, đó tham vọng, có nhu cầu thì xã hỗi mới phát triển đa dạng và "giàu" được . Giàu về kiến thức, học thuật, tiền tài, giá trị ... Mình học trường thường, tiếp xúc nhiều với các em trường chuyên do tính chất công việc, và đừng nói là các em ấy thiên về học thuật . Đấy là môi trường thật sự dành cho những cái đầu vượt trội, nhiều khi việc bạn phải cố gắng thì tụi nhỏ đó chỉ làm giống như việc thở hàng ngày, rất tự nhiên.
em từng là học sinh trường thường, trường quốc tế, và du học sinh. Ngoài ra có chị ruột và bạn bè là những học sinh trường chuyên từ TPHCM tới HN. Em nhận định là không nên bỏ trường chuyên vì sau khi đc tiếp xúc với các bạn trường chuyên thì 1 điều phải công nhận là các bạn rất giỏi, như là sinh ra để học và phát triển về mặt học thuật. Nên là cần phải có trường chuyên để tap into cái năng lực đó của các bạn.
Là alumni ptnk, mình rất ủng hộ các trường chuyên (xu hướng scholarly capital). Mình nghĩ alumni của LHP hay ptnk hay amsterdam có thể hiểu cảm giác này, mình luôn có một mối gắn kết chung về khía cạnh đạo đức và cuộc sống với alumni các trường chuyên dù ở bất kỳ môi trường nào khác (đại học, công sở, hoặc quán cafe, v.v). Mối gắn kết này không phải là kiểu thể hiện chủ nghĩ thượng đẳng, mà là sự tương đồng của những con người khác biệt trong xã hội (có các mối quan tâm intellectual, hoặc cách socal behavior mà đa phần xã hội không quan tâm, thậm chí đánh giá là weirdos) Dẹp trường chuyên, đồng nghĩa tước đạt cơ hội được phát triển bản thân, được là chính bản thân mà không sợ bị xét nét của những con người khác biệt đó.
Tôi ủng hộ mô hình trường chuyên, Tuy nhiên ở Việt Nam, phải cải tạo lại hệ thống trường chuyên hiện giờ, vì nó có rất nhiều bất cập và bất công, chỉ có lợi cho người học tại ngôi trường đó chứ không có lợi cho đa số. Tại sao chúng ta nói như vậy ? 1. Chạy theo thành tích Chúng ta thưởng hàng trăm triệu cho huy chương vàng, huy chương bạc quốc tế. Thưởng cho cả giáo viên. Rồi sau đó những học sinh này sẽ ra nước ngoài chứ đâu có đóng góp gì cho nên khoa học, kinh tế nước nhà? Những người này liệu có đưa ra đột phá, sáng chế gì cho quốc gia hay rồi lại đi làm công và định cư ở xứ người ? Chuyên USA, chuyên UK à ? Chúng tôi không cần huy chương giải toán, chúng tôi cần sự đột phá về các công trình nghiên cứu, các sáng chế, các sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. Những học sinh giỏi này phải là những đầu tàu trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, chứ không phải là giải 1 bài toán có sẵn. 2. Ít đóng góp vào sự phát triển đất nước dù được đầu tư lớn. Trường chuyên là nơi, mà ai cũng hiểu là nơi đào tạo nhân tài, những người tạo ra đột phá và phát triển đất nước. Vậy cái đột phá đó đâu rồi ? Chuyên Sử thì liệu có làm nhà nghiên cứu sử học không ? Chuyên toán thì đã ra làm nghiên cứu toán chưa ? Chuyên Anh thì liệu có nghiên cứu và công trình chuyên sâu về tiếng anh không ? Hay thực ra cái thứ trường "CHUYÊN" đó chỉ là 1 trường chất lượng cao, tạo sự bất công cho giáo dục ? Tại trường chuyên, cơ sở vật chất và giáo viên tốt gấp nhiều lần trường thường, vậy cuối cùng đóng góp được gì cho nền khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật của nước nhà, hay toàn ra nước ngoài du học rồi định cư ở đó vì lợi ích cá nhân ? Đa số học sinh còn lại thì vào đại học với điểm cao, nhờ được hưởng giáo viên và nền giáo dục gấp nhiều lần. Chỉ có những học sinh chuyên mới vui vì họ là người được hưởng, còn với đa số chắc chắn là bất công. => Theo tôi, chúng ta cần cải tạo trường chuyên theo hướng trường chuyên + nghề nghiệp. Ví dụ như trường năng khiếu thể thao, trường năng khướu âm nhạc, trường năng toán - tin...v..v Các học sinh này sẽ vào trường không chỉ thông qua các bài thi văn hóa, mà còn thông qua các hồ sơ dự tuyển, thông qua thư giới thiệu, bài thi năng lực...v...v và có 1 hội đồng chuyên môn về năng khiếu đó đánh giá. Học sinh tới từ khắp nơi trên cả nước và có cơ chế tài trợ, hỗ trợ cho họ trong quá trình theo học. .Học sinh tại các trường này phải học chương trình năng, thậm chí như năm 1 năm 2 đại học. Và được ưu tiên bỏ qua các năm đào tạo ở chương trình đại học. Thậm chí tạo điều kiện học lên thạc sỹ, tiến sỹ tùy khả năng...v...v Các trường chuyên hiện tại arm, chu văn an...v...v sẽ chuyển thành trường trung học chất lượng cao, tự chủ tài chính. Các em học sinh khó khăn đỗ vào sẽ có cơ chế học bổng, cơ chế vay vốn....hỗ trợ các em trong quá trình học. Những phụ huynh các trường này đa số khá giả, nên sẽ phải tính học phí cao. Nhà nước sẽ không hỗ trợ đầu tư nữa.
Mình thấy hầu hết những mô hình mà ở VN và nước ngoài đều có thì ở VN thường sẽ bị biến tướng theo mục đích thiếu lành mạnh và chủ yếu nhằm đạt được thành tựu tạm thời trường chuyên rõ ràng là tạo ra môi trường rất phù hợp cho 1 lượng đối tượng học sinh phù hợp tuy nhiên càng ngày càng nhiều học sinh bị ( gia đình, lối sống xã hội ) ép học hành một cách cực đoan trong trường chuyên nhằm mục đính thi đua là chính khiến các em bị phát triển lệch lạc khó khăn hơn trong cuộc sống sau này ( khó khắn ở đây không có nghĩa là khó kiếm tiền )
Trường chuyên thực ra nằm trong một hệ thống lớn hơn đó là tính chuyên môn hoá của xã hội. Hiểu đơn giản là ai có năng khiếu và đam mê về lĩnh vực nào thì sẽ học hỏi và làm việc ở lĩnh vực ấy. Bản chất nó không có tính phân biệt đối xử mà chẳng qua hiện nay số lượng trường chuyên về các khối ngành không đủ dẫn tới việc người ta tự cho ra trường chuyên là trường giỏi còn trường thường là trường kém. Ví dụ 1 đứa trẻ học toán kém không vào được trường chuyên toán, nó lại vẽ rất đẹp nhưng lại không có trường chuyên vẽ còn xã hội lại định kiến "vẽ đẹp để làm gì?" Vậy nên việc tồn tại trường chuyên là tất yếu và rất quan trọng để đào tạo nhân tài, còn những "khuyết điểm" mà người ta đang nói chủ yếu đến từ việc thiếu cơ sở giáo dục, điều kiện kinh tế, chính sách giáo dục của quốc gia. 1 con ngựa chạy nhanh thì phải được rèn luyện trong trường đua chứ không phải tập leo cây, con cá bơi giỏi thì cần ra sông biển lớn chứ không phải là đi học đàn hát...
@@thanhtu7227 đầu óc, ngu toàn diện vẽ cũng ko đẹp đâu ông, kiến thức vẽ nó cũng kiểu hơi nhiều vs giáo điều đấy bro, ko phải dành cho dạng người bruh bruh đâu
@@thanhtu7227 mình ko hiểu ý bạn, :) mình vẫn đang làm những cái việc bạn cho là ko thực tế hằng ngày đây, chắc mình ko cùng thực tại với bạn. Cuộc sống mình vẫn ổn định còn bạn bè ngày xưa có khẩu khí như bạn mình thấy cũng chật vật á. Mình theo đuổi sự ưu tú còn các bạn đòi có tiền ngay, ít nổ lực , khỏi đam mê thì. next
@@thanhtu7227 để bạn nào định hướng được sớm thì vào chứ sao man. Học trường thường du đãng nhiều vl. Chung nhóm vs mấy thằng ko có khả năng học thuật nữa. Mình ko rãnh để con em mình phải gánh nó đâu nha
Em theo phe bỏ trường chuyên, nhưng đúng là xem thêm một số lập luận phía sau của anh thì thấy bỏ cũng không làm gì. Rất hay, cảm ơn anh Trung. Bài nói rất thấu đáo, nhẹ nhàng, ai muốn hiểu sao thì hiểu không áp đặt
Hi vọng kênh sẽ phát hành nhiều sản phẩm tri thức như này ! Mình thật sự cần các bạn vì mình quá ngu trong 1 môi trường quá nhiều người thông minh như này ! Cảm ơn kênh ạ
Các nghiên cứu ông hội đồng đưa ra kỳ này rất hay. Tuy nhiên theo mình thấy, đây đều là các nghiên cứu của giới học giả ngoại quốc, (chủ yếu là giới học giả Âu Mỹ) nên có vẻ như không điểm đúng cái vấn đề tồn tại ở trường chuyên Việt Nam. Mình cũng chỉ xuất thân là học sinh trường làng, hiện vẫn đang theo đuổi con đường học thuật. Mình thấy rằng vấn đề chính ở trường chuyên Việt Nam không phải là vấn đề tồn tại hay không tồn tại, mà là ở chỗ nó tồn tại một cách lệch lạc. Một số trường chuyên ở thành phố lớn (như tp.HCM, Hà Nội) có vẻ như được đầu tư về định hướng và môi trường tốt hơn, và có thể các bạn được đào tạo từ những trường chuyên này không hiểu hết về những trường chuyên còn lại trên cả nước. Trên thực tế, đa phần trường chuyên VN tồn tại không vì để đào tạo ra giới tinh hoa "elite", mà chỉ tập trung đào tạo ra các "đấu sĩ" (shcolar gladiator), những đợt thi học sinh giỏi cấp này cấp nọ là những đấu trường giác đấu thời La Mã. Nhằm để thỏa cái trí óc háo danh, thích thắng thua, sát phạt của phụ huynh. Giáo viên và những cái "lò" họ tạo ra cũng đã kiếm được lợi ích không nhỏ từ việc đó. Một đấu sĩ giỏi không phải là một chiến binh giỏi, một "gà đá học đường" không nhất định là một học giả giỏi. Vì để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong các kỳ thi, các bạn sẽ được dạy cho một phần kiến thức của bậc đại học (mà học sinh bình thường không được học), tuy nhiên, cái kiến thức này không được truyền đạt một cách hệ thống trọn vẹn, mà chỉ đơn thuần là mánh lới, chiêu thuật, sau khi giải quyết các đề thi học búa thì vứt chứ không dùng được vào việc gì. Tuy nhiên, cái tai hại ở chỗ: khi lên bậc đại học, các bạn học sinh bây giờ đã là sinh viên lại sinh ảo tưởng về cái kiến thức manh mún đó, nghĩ rằng mình biết nhiều hơn, ghê gớm hơn các sinh viên bình thường và sau đó nhanh chóng bị bỏ lại đằng sau. Cho nên, vấn đề ở Việt Nam là: không nằm ở chỗ trường chuyên có nên tồn tại hay không, mà là cái tư duy nào định hướng cho hoạt động của các trường chuyên.
Bạn chưa học trường chuyên bao giờ nên phát biểu có vẻ liều. Một môn chuyên cả trăm học sinh thì cũng chỉ 4-5 em được chọn làm gà chọi còn đại đa số cũng học như thường, môn chuyên học nâng cao so với trường thường. Và vì có ngân sách lớn từ tỉnh nên được học nhiều kỹ năng, ngoại khóa và có học bổng nhé.
Học sinh trường chuyên đây và mình không đồng ý =)) 99% học sinh trường mình không có nhiều tiếp xúc lắm với thi học sinh giỏi và đội tuyển, chúng mình vẫn đi học bình thường, phụ huynh đa phần cũng chẳng ganh đua gì cả. Dù trường mình chắc nổi nhất về thi học sinh giỏi quốc gia quốc tế rồi, mình chuyên KHTN Hà Nội
học sinh trường chuyên không phải ai cũng được thi học sinh giỏi với olimpic đâu, chương trình học đường nhiên sâu hơn và phù hợp với những em thích học những môn đấy. Ngoài ra học sinh trường thường cũng có nhiều người được thi học sinh giỏi và cũng được học kiểu gà đá như vậy, Quan trọng là bọn trẻ có tài và có năng khiếu ngoài ra nó còn phải thích thú nó mới học nổi kiểu gà đá, ông nghĩ dễ học kiểu gà đá hay sao.
Vấn đề ko nằm ở trường chuyên hay trường thường, mà quan trọng là kỳ vọng, áp lực ở ba mẹ. Những ai vô học trường chuyên chỉ vì muốn có thành tích tốt hay ước muốn của ba mẹ mà ko vì đam mê môn chuyên thì chắc chắn sẽ xảy ra tiêu cực
Theo quang điểm cá nhân của mình thì không cần trường chuyên. Chúng ta cần các thầy cô có chuyên môn thật sự cao trong "ngành giáo dục" Vì thực tế giáo dục ở Việt Nam chưa có khả năng đánh giá được " Như thế nào là chuyên thật sự", hay chỉ giỏi giải bài tập. Các thầy cô có chuyên môn về giáo dục cao sẽ biết được thật sự các bạn đó có giỏi " Thật" Hay không? Từ đó có hướng để hỗ trợ phát triển tài năng đó một cách hiểu quả. Chứ không phải cứ cắm đầu giải đề rồi gọi đó là chuyên. Nếu như chỉ làm được như vậy thì thật ra các bạn đó chỉ có trí nhớ tốt hơn các bạn khác thôi. Chúng ta cần giáo viên tốt ở tất cả các trường.
Mình học trường thường ở tỉnh thi đại học thì cũng ko áp lực gì, điểm còn cao hơn vài bạn trường chuyên quê mình. Học xong đh thì mình đc học bổng phd ở mỹ về stem, giờ chuẩn bị tốt nghiệp. Mình thấy chuyên hay ko chuyên ko quan trọng bằng ba mẹ có gây áp lực cho con hay ko. Nhà mình thì ba mẹ mình cũng chả áp lực gì cả, lúc nào cũng nhắc tụi mình đừng stress quá nha con 😂
Mấy ngày trước em có đăng một số cảm nghĩ riêng của em trong câu chuyện này nên giờ em cũng hóng video của HĐC có thêm 1 góc nhìn toàn diện hơn cho chủ đề này.
Tuy không thích trường chuyên nhưng phải thừa nhận rằng nó vẫn tốt hơn so với xhcn hoá mô hình giáo dục để rồi khiến cho học sinh giỏi phải giới hạn ở mức trần. Nếu có gì phải phàn nàn thì có lẽ nằm ở việc ngân sách dành cho trường chuyên cao hơn nhiều so với trường thường trong khi số lượng trường chuyên ít dẫn đến nghịch lý: một bên thì tiêu không hết, bên còn lại thì lần không ra. Một trong những đối tượng mà video không đề cập đến có thể là sẽ là cứu cánh trong thời kỳ bất ổn hiện nay là giáo dục tư nhân nhưng bởi vì là đối tượng ngoài lề nên không nói sâu hơn được
Nếu bạn chú ý lại thời điểm 2:33 thì Trung có từ chối đi chi tiết vào tình trạng trường chuyên ở Việt Nam. Vấn đề giáo dục tư nhân bạn đề cập, ở Việt Nam cũng đã nở rộ rồi và đang hình thành một nếp nghĩ: "giáo dục tư nhân đắt đỏ nhưng hướng đến phát triển toàn diện, cắt bỏ học thêm và dành nhiều thời gian thấu hiểu hơn".
Mô hình trường chuyên không phù hợp với VN đâu bạn, về cơ bản hs vào đa số là môi trường tốt hơn chứ không phải hs có chủ đích muốn học chuyên môn đó, với cả ảnh hưởng của vc xã hội VN là học trg chuyên là toàn hs giỏi. Nó tạo nên nghịch lý là thay vì hs vào chuyên để pt môn năng khiếu của mình, thì những bạn vào trg chuyên giỏi đa số họ cũng giỏi những môn còn lại nữa. Và cũng có phân cấp chuyên theo môn nữa vd như chuyên toán hơn chuyên địa. Với mục đích đào tạo nhân tài chuyên về các lĩnh vực riêng nhưng khâu hướng nghiệp để tận dụng hầu như ko có cũng ko đc trú trọng.
@@tuannguyenquang3145 Trường chuyên dạy cũng "dính" gì đâu bạn. Cái trường dạy tốt/GV tốt là có thể giáo dục học sinh học được kiến thức thường thức và kiến thức chuyên môn đúng nghĩa; hiểu được cái mình đang học là gì; chứ không phải kiểu "học vẹt" mà dính với chả dính gì. Tuy nhiên, phải công nhận 1 điều, môi trường giáo dục bây giờ bị "thương mại" hóa, và rất nhiều tiêu cực xảy ra.
Không ai muốn mình kém hơn hoặc là kẻ thua cuộc cả. Chẳng phải công việc của giáo dục hay chính sách xã hội là làm con người hạnh phúc hơn, làm cho khoảng cách giữa các giới ngắn lại sao? Trường chuyên là nơi đào tạo chuyên sâu kiến thức cho học sinh. Mỗi học sinh ở đây sẽ chuyên 1 lĩnh vực. Đâu phải học trường chuyên là giỏi hết. Vì vậy những học sinh nào có đủ nền tảng, đam mê yêu thích thì nên tạo điều kiện. Chẳng phải xã hội bây giờ khuyến khích con người theo đuổi đam mê ước mơ, mà lại đi bài trừ trường chuyên thì cũng lạ. Vấn đề gây nên sự tranh luận phần lớn là ở khía cạnh phụ huynh, có thể các bậc phụ huynh ko hiểu từ những câu chuyện ko tốt về trường chuyên khiến họ bài trừ, hoạc những phụ huynh nuôi con theo ước mơ của mình gây sự thúc ép với trẻ nhỏ.
Mình học chuyên cũng lâu rồi, cách đây hơn 10 năm môi trường cũng lành không có quá nhiều tiêu cực ngoại trừ áp lực thi hsg các cấp. Mình có học thêm vài buổi với các bạn ở trường thường thì tốc độ giảng bài bị chậm dẫn đến mình bị mất hứng thú, nên việc phân loại lớp theo năng lực học sinh mình vẫn thấy khá cần thiết. Thật ra thì cơ chế nào thì cũng sẽ sản sinh ra vấn đề thôi, quan trọng là tư duy học để làm gì, vẫn còn bệnh thành tích, học để thi, để đạt kỳ vọng phụ huynh… thì dẫu có giữ hay bỏ chuyên cũng không có khác biệt nhiều
Chú 76 tuổi chú rất tự hào về thế hệ trẻ các cháu , các cháu rất giỏi xong chú cũng thấy hơi buồn một chút là không hiểu do yếu tố gì mà hầu hết các cháu đều lựa chọn học xong thì ít khi về nước
Theo các đánh giá về năng lực con người thì vốn mọi người đều chỉ ở mức trung bình ở gần như mọi mặt trong cuộc sống, mỗi người thường chỉ hơn nhau ở một vài điểm nổi trội nên việc chọn "nhân tài" thông qua trường chuyên nó đúng là phương pháp tốt nhất. Chỉ có một việc cần xem xét là quy định lại khả năng của "nhân tài" mà trường chuyên cung cấp nó phải đúng thứ thiết yếu cho xã hội hiện tại. Còn việc tại sao nhiều người phản đối trường chuyên một phần là do sự "dân chủ" trong xã hội tăng lên nên mọi người đều muốn mình hoặc con cái mình được đối xử "bình đẳng". Nói thật, với những người ở cương vị đang lãnh đạo và dẫn dắt đất nước họ sẽ luôn ưu tiên đường lối mang lại lợi ích cho đất nước, mà ở đây là "trường chuyên" rõ ràng sẽ đóng góp được tài năng tốt hơn.
Cảm ơn nhóm vì 1 video rất hay và đa chiều, đúng là quay đi quẩn lại thì quay về Elitism vs pluralism, và làm sao cân bằng cả hai. Mình thấy hiện chỉ có mấy nước bắc Âu dư tiền và xã hội chủ nghĩa mới kết hợp hai hệ thống này được. VD mình sang Nauy học cấp 3 thấy hệ thống của họ rất hay, học sinh vào 1 lớp bình thường để học những môn cơ bản như sử, địa, thể dục, văn học cơ bản, tôn giáo, xã hội học (không có toán lý hóa nhé), nhưng ngoài ra thì cũng có 4 môn tự chọn để học các môn mình mạnh, ví dụ toán thì sẽ có toán xác xuất, toán cao cấp 1, 2, hay các môn về khoa học xã hội, tâm lý học. Nếu anh học giỏi toán thì năm học sau sẽ chọn môn toán khó hơn, để học với những người ngang hàng mình. Còn đến lúc xét tuyển đại học thì ví dụ ngành công nghệ hay khoa học máy tính sẽ yêu cầu những môn học bắt buộc trong bảng điểm để ứng tuyển (vd phải có vật lý 2, toán cao cấp 2 chẳng hạn). Đương nhiên để vào trường cấp 3 ở Nauy thì vẫn cần xét tuyển từ điểm cấp 2 nên vẫn có khái niệm tương tự với trường chuyên, nhưng một lớp ở trường top 1 bên này nó khá toàn diện, từ những hs tham gia chính trị từ lúc đi học đến nhưng vận động viên tiềm năng đến những quái vật về STEM.
trường chuyên nên cần phải duy trì, mỗi bạn sẽ có các mục tiêu khác nhau. Nếu bạn nào muốn thoải mái thì học trường thường, các bạn có mục tiêu về học vấn và đủ khả năng thì học trường chuyên, lớp chuyên. Chắc chăn không thể phủ nhận việc cạnh tranh của lớp chuyên và trường chuyên thúc đẩy cho các bạn bứt phá ra nền tảng cơ bản mặt bằng chung. vì mặt bằng chung ko thể đào tào đại tra được như vậy.
Triết lý giáo dục Khổng giáo ví người thầy giống như một thợ làm vườn giỏi, thành công của giáo dục là biến cây tùng thành cây tùng vươn cao nhất, cây mai thành cây mai nở hoa đẹp nhất, chứ không phải bắt cây tùng nở hoa mai! Vấn đề của trường chuyên ở Việt Nam là biến một môi trường đào tạo năng khiếu (tương tự như nghệ thuật hay thể thao) thành một môi trường tinh hoa phân biệt giai cấp và chủng tộc. Mà ở đó áp lực hình thức khiến cho phụ huynh và giáo viên chỉ tìm mọi cách để đưa con em mình vào đó nhằm tìm kiếm danh vọng, chứ ko phải hướng tới mục tiêu cao quý cuối cùng là đóng góp giá trị cho toàn xã hội. Nhưng thay vì chỉ tập trung tranh luận về trường chuyên. Một vấn đề khác cũng rất cần tranh luận liên quan khoảng cách giữa học sinh chuyên với học sinh phổ thông là chất lượng giáo dục phổ thông ở VN hiện nay thực sự yếu kém. Ko chỉ là vấn đề chuyên môn mà quan trọng hơn là ko tạo ra đc môi trường đạo đức, kỷ luật, cạnh tranh và hợp tác v.v lành mạnh thực sự hiệu quả cho học sinh. Sao cho các bạn ấy có được các kỹ năng xã hội, thế giới quan vững chắc, giá trị đạo đức đúng đắn, khả năng đồng cảm và ý thức tôn trọng sự khác biệt, tư duy phản biện, sáng tạo và khai phóng v.v. Từ đó nâng cao mặt bằng dân trí và kéo gần khoảng cách giữa hs phổ thông với hs chuyên. Tôi tin rằng những kỹ năng và tư duy đó ko đc quyết định bởi tài năng thiên bẩm trong một chuyên môn hẹp nào cả. Đó là thứ ai ai cũng học được và cần phải học trong bối cảnh ngày nay. Vậy mà mtrg gd phổ thông ở VN chưa thể đáp ứng đc, trong khi mtrg gd chuyên lại làm rất tốt. Đấy mới là sự thiệt thòi và bất bình đẳng thực sự sẽ quyết định tương lai của mỗi cá nhân và của cả đất nước. Bởi vì dù tầng lớp tinh hoa của chúng ta giỏi đến mấy mà thiếu một môi trường văn hoá và xã hội phù hợp ủng hộ họ, làm cơ sở cho họ phát triển, thì cũng giống như con cua bị bó càng mà thôi! Ấy cũng là một trong những nguyên nhân của nạn chảy máu chất xám rất nghiêm trọng ở VN bây giờ. Tóm lại, giáo dục tinh hoa là cần thiết. Nhưng ko nên dồn toàn bộ nguồn lực cho gd tinh hoa mà quên mất việc nâng cao chất lg giáo dục phổ thông. Đích đến của gd ko phải là đào tạo ra bao nhiêu nhân tài, mà là biến tài năng ấy thành thứ thực sự có ích cho toàn xh.
Theo mình thấy thì mọi người dường như chỉ đang chia hs thành 2 nhóm giỏi-dốt mà quên mất rằng vẫn còn những em có năng lực ở mức TRUNG BÌNH KHÁ, có mức năng khiếu trội hơn so với hs bình thường nhưng lại không đủ để đọ lại những hs gifted ( học chương trình thường thì có thể dễ dàng hiểu bài nhưng lại không đủ khả năng tiếp thu kiến thức từ chương trình chuyên) mình nói ở đây không phải có ý muốn giảm độ khó ct chuyên hay tăng độ khó ct phổ thông mà là để mong phụ huynh có thể nhận thức đúng năng lực của con em, nếu bị ép vào một môi trường quá cạnh tranh sẽ khiến những em này lãng phí năng lực của bản thân, thậm chí ảnh hưởng tới tâm lý bởi các em đang trong độ tuổi teen đang có những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý. Ngoài ra phụ huynh cũng nên tôn trọng sở thích của các em, bởi mỗi người chỉ có thể phát huy năng lực của bản thân trong môi trường họ cảm thấy thoải mái.
Thấy video này của Hội đồng Cừu, mình nhớ tới cuộc tranh luận nổ ra một thời, bắt nguồn từ bài viết của Monster box cũng vào thời gian này của 3-4 năm trước thì phải. Dẫn tới việc các phương tiện thông tin đại chúng thời điểm đó đều lên bài về việc này. Sau này được biết là người viết bài đó là 1 học sinh trường chuyên. Người này sau khi viết bài đã nhận được rất nhiều ủng hộ lẫn chỉ trích + gia đình có biến cố nên dẫn tới việc bạn ấy phải dừng công việc tại Monster Box. Và đến mãi sau này, khi sự việc đi vào thoái trào thì sáng lập Monster Box có lên bài chia sẽ thêm về các sự kiện có liên quan. Quay trở lại chủ đề chính, theo mình, quan trọng là cách hệ thống giáo dục vận hành và cách nhìn nhận giáo dục của cá thể trong xã hội sẽ ảnh hưởng tới góc nhìn của vấn đề này. Nếu như có góc nhìn đầy đủ về mỗi cá thể như: hoàn cảnh, tính cách, xu hướng, thế mạnh, điểm yếu, góc nhìn tư duy, khả năng vận động... blah blah thì chúng ta mới có thể chọn trường chuyên hay trường thường để phục vụ "yêu cầu, nhu cầu, khả năng" của người học. Lựa chọn không có đúng, sai. Chỉ có là tư duy ở thời điểm đưa lựa chọn ở mức nào mà thôi.
Thực ra khi nghĩ về vấn đề này em nghĩ tới một số cách nhìn như sau. 1. Về công bằng, các bạn học sinh vào được trường chuyên nhờ nắng khiếu hay tư bản tốt hơn có phải là bất công bằng với các bạn không vào được trường chuyên hay không? Vì nếu xét ra đến tận cùng thì việc một ai đó có hay không có năng khiếu nào đó cũng không được lựa chọn nên không thể gọi là công bằng. 2. Về giáo dụ, rõ ràng việc học trường chuyên sẽ tạo ra môi trường học tập phù hợp nhất cho các bạn học sinh có năng khiếu chuyên biệt và có được đội ngũ GV, chương trình học phù hợp hơn nên mô hình trường chuyên đáng nhẽ phải được phổ biến đến tận địa phương, các quận, huyện. Em ủng hộ trường chuyên nhưng không ủng hộ việc bố mẹ bắt buộc con phải cố gắng thi vào chuyên (các môn cơ bản hoặc hot để dễ thi vào nhóm ngành dễ xin việc ở đại học) mà cần có cách đánh giá đầu vào sao cho các bạn chuyên biệt về năng lực nào được xếp vào lớp có năng lực đó.
🤔 bạn nói sai rồi, ở bên mẽo nó cũng có kiểu đào tạo đặc biệt mà, nếu bạn giỏi thì bạn có quyền được đầu tư nhiều hơn để sau này phát triển đất nước chứ
Mình học trường chuyên (cụ thể là chuyên anh), ở một lớp có tầm 21 học sinh. 15 năm sau, cả lớp chỉ còn đúng 2 bạn sống ở Vietnam, còn lại thì tụi mình đi du học, đại học thạc sĩ tiến sĩ rồi sống và làm việc ở nước ngoài hết. Mình nghĩ còn một điều là chảy máu chất xám ở trường chuyên là khá cao.
"Gifted" này không chỉ ám chỉ năng lực mà còn ám chỉ những thứ cha mẹ cho con nữa 😅 Mình nghĩ trước khi công nghệ phát triển thì kể cả ngày trước các cụ có thể xuất thân bần nông nhưng vẫn thi đỗ khoa bảng thì chỉ có 1% là cùng, chứ 99% còn lại chắc chắn phải có bệ đỡ từ gia đình. Và đến giờ quy luật này vẫn vậy, có điều phổ biến hơn và ngày càng hiển nhiên hơn thôi. Vì vậy không bao giờ có được sự bình đẳng, và utopia đúng là ảo tưởng 😢
Gifted: having exceptional talent or natural ability. Bạn lấy đâu ra con số 1% và 99% vậy? Hay chỉ dựa trên suy luận và những định kiến cá nhân thì lập luận này vô căn cứ.
@@bellang717 Gifted của bạn là lấy định nghĩa của từ điển, nhưng Gifted của mình là lấy ra sau khi nghiên cứu về xã hội. Bạn có thể nghiên cứu thêm về xuất thân của những nhà lãnh đạo, những nhân tài xuất chúng, những tỉ phú tài phiệt xem nền móng của họ từ đâu. Ở Việt Nam thì bạn có thể thấy những tấm gương nhà nghèo vượt khó, thủ khoa đại học chỉ ôn sgk, và các bạn này chỉ chiếm 1%. Nhưng xin thưa với bạn là mình đã làm trong ngành giáo dục để mà chắc chắn rằng các bạn có học bổng của các trường quốc tế đến 99% là nhà có điều kiện để cho các bạn ấy tiếp cận với nền giáo dục tân tiến. Bạn bảo nhà không có tiền thì làm sao biết học IELTS, biết ôn SAT, biết chứng minh tài chính, biết viết luận??? Cơm không đủ no thì lấy sức đâu mà ăn với chả học hở bạn?
@@bellang717 Bạn xem video của Hội đồng Cừu đó, những thành viên trong team của anh Trung phần đa được học ở trường Chuyên ở thành phố trực thuộc Trung Ương. Học phí ở trường Chuyên cũng không phải quá đắt nhưng bố mẹ không có tiền thì cũng không dám mơ tới bạn ạ. Chứ bạn nghĩ sao mà một bạn ở khu vực 1, vùng sâu vùng xa lại có điều kiện tiếp xúc với những tri thức này?
@@arolyn7997 mình thấy bạn nên học hành đàng hoàng hơn là loạn ngôn như vậy. Cái bạn đang nói là cần điều kiện gì để 1 người được cho là gifted chứ nó ko phải nghĩa gifted trong câu, càng ko có cái chuyên quan điểm của tôi về từ gifted trong khi từ này nếu ko có ngữ cảnh thì là 1 từ vựng, nghĩa là fact. Ý kiến gì?Góc nhìn gì ở 1 cái fact? Cái việc nhờ có a mà có b xong suy ra b là a à? Suy luận ảo vậy. Còn cái nghĩa pragmatic như cái cách bạn loạn ngôn á thì cái câu này mới đúng nè. He’s so gifted, thanks to his parents’ wealth - he never had to work a day in his life! Thì đúng theo cái nghĩa pragmatic thì gifted ở đây nó kháy vào việc là anh chàng này đầu thai tốt chứ cũng ko đặc biệt gì. Pragmatic meaning nó phụ thuộc vào context chứ ko phải là góc nhìn của tôi quan điểm của anh. Pragmatics theo ý của ông được định nghĩa là the branch of linguistics dealing with language in use and the contexts in which it is used, including such matters as deixis, the taking of turns in conversation, text organization, presupposition, and implicature. .ờ nó cần 1 context cụ thể thì mới suy ra được hàm ý(implicit). Ông đặt cái She is a gifted violinist, nó chả có cái nghĩa hàm ẩn gì cả, vì nó có context đâu. Đây đơn giản là 1 lời nhận xét bình thường chả nói lên gì cả. Ông có đem sang trung cũng nói thế thôi, và trung cũng chia sẽ rồi mà, đừng bao giờ dùng câu hỏi tại sao để nghiên cứu 1 vấn đề. Bởi mình rất là ko ủng hộ mọi người xem trung 1 cách mù quáng và ko có hệ thống kiến thức. Mình có xem trung và hdc nhưng mà khán giả của kênh nhiều đứa chả có cái tư duy gì như bạn ấy. Các bạn ko có cái kiến thức của trung, cách suy luận của trung mà cứ nhái lại 1 cách ko não. Các bạn dùng những từ trung dùng mà ko có đi tra cái từ điển luôn mà. @@ Những kẻ ngụy tri thức xem trung như để bọn nó thấy bản thân cao cấp hơn trong khi cái đầu rỗng tuếch và chả có 1 nền tảng triết học nào. Kênh thì hay mà bình luận trnah luận dưới cmt rặc 1 lũ thảm hại a dua. Bây chả khác nào đám da trắng xem Shirley đánh đàn trong greenbook.
@@DartNguyen Thế tự dưng mà một người được cho là gifted? Một người được cho là gifted, không phải dựa vào bối cảnh xã hội và hoàn cảnh xung quanh nhỉ? Lấy ví dụ: She is a gifted violinist. Thế nào là "gifted'? Ai đặt ra câu này? Chủ thể "she" là ai? Nói ngắn gọn, "gifted" ở đây bao gồm: tài năng về âm nhạc thiên bẩm + cơ hội được tiếp xúc với violin + môi trường có người biết đến violin. Chứ cô ấy sinh ra ở một khu nghèo khó, không ai biết violin là gì, thì liệu cô ấy có được cho là gifted? Bạn đang hiểu nghĩa của từ "gifted" theo lối semantics (ngữ nghĩa), còn tôi diễn giải từ "gifted" theo lối pragmatics (ngữ dụng). Tôi và bạn không chung lối suy nghĩ.
theo tôi thì thật ra nếu xã hội đủ tiến bộ và đủ nguồn lực thì mỗi người sẽ dc nhận 1 sự giáo dục khác nhau, phù hợp với mỗi người. Cho nên mọi lí luận về việc mọi người cần phải dc giáo dục giống nhau là đi ngược với sự tiến bộ (điều đó chưa có nghĩa trường chuyên là phù hợp, chỉ là lập luận kiểu giáo dục ngang bằng là chưa hợp lí) Thứ 2, trường chuyên và trường thường cũng giống như thi đấu thể thao mà chúng ta có chia ra các cấp độ khác nhau dựa trên giới tính, hạng cân và độ tuổi vậy. Ví dụ bóng đá có chia bóng đá nam/ bóng đá nữ, U16/U21 ..., các môn cử tạ, đấm bốc chia theo hạng cân. Việc này nhằm chia mọi người vào các nhóm có năng lực k quá chênh lệch, khích lệ tinh thần và tạo sân chơi phù hợp cho mọi người. Trường chuyên và trường thường cũng có phần giống như vậy. Thứ 3, nếu cho rằng trường chuyên lớp chọn làm gia tăng khoảng cách giữa các học sinh (bất chấp việc này đến từ năng lực thiên phú của các em, hay đến từ khả năng kinh tế của gia đình) cho nên xóa bỏ trường chuyên. Như vậy khác nào kéo gần khoảng cách giữa 2 bên bằng cách kéo top cao xuống cho gần với top thấp, đồng nghĩa với tổng thể chất lượng bị kéo thấp xuống. Vì sao k hướng đến những phương án nâng cao chất lượng giáo dục trường thường, để đưa top dưới lên gần với top trên? Đương nhiên sẽ khó hơn, nhưng đó mới là cái cần hướng tới và chúng ta chấp nhận đi đường dài, k phải vì khó nên cứ chọn những phương án mì ăn liền. Thứ 4 là một quan sát cá nhân. Suốt quá trình học đại học, tôi k thấy sự khác biệt quá lớn giữa các bạn đến từ trường chuyên so với các bạn đến từ trường thường. Vậy liệu rằng lợi thế về lâu dài của các bạn học trường chuyên có quá lớn như ngta vẫn thường nói?
Tui đồng ý 1,2,3 với bạn. Còn ý 4 thì bạn nên xem xét trên 1 tập mẫu nhóm tương đồng, ví dụ 10 bạn trường chuyên ( top 10 tại trường chuyên) với 10 bạn trường thường (top 10 tại trường thường) trong kì đầu năm 1 thì lúc đó khác biệt mới xảy ra, chứ so top 10 trường thường vời top 50 trường chuyên thì không có khác biệt lớn trong môi trường đại học đâu. Và nói chung là mỗi người sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau nữa, có người tốt hơn, có người chùng xuống vì không còn hứng thú nữa, vào môi trường đại học 4-5 năm có nhiều yếu tố thay đổi 1 sinh viên lắm.
@@khangha6567 Tôi biết là ý 4 của tôi có nhiều sơ hở. Nhưng thật ra xét trên tập mẫu tương đồng của bạn thì cũng quá bất công với trường thường, vì vốn mẫu đầu vào của trường thường và trường chuyên cũng đã khác nhau rồi (top 10 trường chuyên nếu lúc đầu học ở trường thường cũng đã đủ hơn những bạn top 10 trường thường). Tôi muốn nói 1 ý chung là học trường chuyên cũng chẳng đến nỗi là 1 bước ngoặc cuộc đời, một khi k vào được là k bao h có cơ hội để sánh bằng ngta. Đương nhiên vẫn có tác động, nhưng k phải là rất nhiều như cái cách mà bên phản đối trường chuyên ngta đang nói. "Và nói chung là mỗi người sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau nữa, có người tốt hơn, có người chùng xuống vì không còn hứng thú nữa, vào môi trường đại học 4-5 năm có nhiều yếu tố thay đổi 1 sinh viên lắm." đoạn này của bạn cũng là 1 phần ý của tôi hướng tới. Sau nhiều biến động thì yếu tố trường chuyên cũng k cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong môi trường đại học. Vậy thì sự khác biệt, sự bất công, sự phân hóa xã hội mà ngta đang chỉ trích liệu rằng có đang quá lời?
20:20 đến đây tôi không biết nói thế nào, vì thiếu 1 vài ví dụ. Ví dụ: tôi từng coi 1 vài phim nói về môi trường học tập của nước ngoài, có 1 vài phim nói về việc dạy những đứa trẻ hư hỏng và ngu không thể tả (xin lỗi vì dùng ẩn dụ của việt nam), nhưng bản thân thầy cô đó đã có thể thay đổi được 1 lớp nằm bét bảng điểm ở mọi môn, từ từ trỗi dậy. Tôi tin vào tư duy phát triển của thầy cô sẽ thúc đẩy, hơn là một môi trường tốt như lớp "chọn" hay trường chuyên.
Nhớ hồi xưa trong lớp học có một vài bạn nhà ở tận hóc môn củ chi sáng đi học sớm bằng bus tới trường và thậm chí là nhiều bạn khác xuống xe bus thì đủ thấy có rất nhiều bạn đã rất nỗ lực để học tập và vươn lên hoàn cảnh mà vào học ở môi trường tốt, hứa hẹn cho họ tương lai tươi sáng, thay đổi cs. Chứ nói là hs hay phhs họ ảo tưởng háo danh chạy đua thành tích là ko đúng. Thậm chí cá biệt lớp 10 có cô giáo dạy lý đi dạy bằng xe bus nhé vì nhà cô ở xa mà lúc nào dạy cũng ân cần vui vẻ, rất nhiệt huyết mở cả lớp ngoài giờ chứ ko hề chạy bài cho có. Bạn bè ở trường đều luôn ý thức dc việc nỗ lực học hành, có tương lai tốt hơn, có rất nhiều cơ hội để đạt học bổng quốc tế nữa… Thật sự, nghe nhiều bạn kể ra thấy hiếm trường nào ở vn được hưởng những thuận lợi như trường cấp 3 mà tôi từng dc học. Quá nhiều định kiến và lời đồn đoán về trường chuyên ở vn, vì bị biến tướng ở khắp các tỉnh thành trên đất nước này. Chẳng có con đường thoát nghèo nào bằng con đường đi học!
tui từng huấn luyện đội tuyển quốc gia môn tin ở vài trường chuyên khu vực miền Bắc thì nhận thấy đa số mọi người nhìn nhận và hiểu sai những gì các em đang học và đưa ra những nhận xét rất chủ quan không đúng thật tế. 1. học trường chuyên, không có nghĩa là giỏi môn chuyên. một lớp chuyên chỉ có 1 2 3 4 5 em theo được môn chuyên. Còn lại học các môn trên lớp như các bạn khác, rất ít em theo được chương trình môn chuyên nhất là các môn tự nhiên. 2. các trường chuyên ở tỉnh môi trường học các môn chính quy sẽ khác với các trường ở HCM hay HN như chuyên Sư Phạm, KHTN, PTNK. Tui không biết bây giờ các em học các môn chính quy khác với thế hệ tui ra sao, nhưng điểm số cho rất thoáng, nếu nói áp lực là không hề có ở các trường chuyên tỉnh. Ví dụ một trường ở miền Bắc, cả lớp tin gần như hs suất sắc, điểm TB các bạn chỉ lệch vài chấm lẻ không ý nghĩa, nhưng bài vở bài thi các môn chính quy không khác gì các bạn trường thường. Riêng đối với các trường chuyên ở các thành phố tại HN và HCM thì các môn chính quy sẽ khá nặng. 3. các em thi môn chuyên vì năng lực tư duy các em có khả năng thì các em thi thôi, và tự bản thân các em tự đã có ý chí cạnh tranh rất cao. không có ý chí cạnh tranh thì có nài nỉ cũng không theo được. Hầu hết các em học chương trình chuyên thi xong không nhiều em chọn tiếp tục theo đuổi môn chuyên, mà sẽ rẻ hướng và xem như việc thi cử là một hình thức giải trí, kỷ niệm thời hs. 4. vẫn nên phân hóa giữa các trường để các em có môi trường cạnh tranh, rèn luyện bản thân, và một môi trường giúp em phát triển được tư duy. Một giáo viên trường thường rất khó để đào tạo được 1 em có đủ năng lực đi thi giải quốc tế lẫn quốc gia, hoặc không thể nào đưa ra các bài toán cho bạn thể hiện được. 5. tại sao mọi người quan tâm vấn đề học chuyên bị học lệch? không đều các môn? các em tìm ra được sở thích để theo đuổi không phải tốt hơn sao? 6. tui không đồng tình những luận điểm của bạn trong video trong hoàn cảnh tại vn. Các bạn học chuyên tại vn cần bạn hs có nghị lực theo đuổi vấn đề cao và có tư duy năng lực tốt chứ không có phân biệt gì về hoàn cảnh gia đình. Nhiều bạn xuất thân trong gia cảnh khó khăn, bố mẹ làm công việc có thể nói là rất tầm thường. Và khi theo một lớp chuyên, không ai ngăn cấm bạn theo đuổi một chủ đề khác và việc theo đuổi môn chuyên chỉ là một lựa chọn không bắt buộc.
Mình là người đã may mắn được học ở cả 2 trường, là 1 trường thường và 1 trường cận chuyên ( trường thường có lớp chuyên ) thì mình thấy là trường thường có lớp chuyên tạo cho mình cảm giác học tập thiên về học thuật và chuyên sâu rất nhiều , còn về trường thường ( trường thường nhưng điểm chuẩn cũng phải tốt ) thì thiên về sáng tạo , hiểu biết rộng , môi trường ở đó rất thoải mái và mình thấy sẽ phù hợp cho những người có tư tưởng " khởi nghiệp " , còn trường chuyên thì nên là giành cho người thích tính "học thuật". Đây là trải nghiệm của mình. Đối với mục đích cuộc đời mình mà nói thì học ở cả 2 trường đều phù hợp với mình , nhưng mình nghĩ trường thường thì điểm cũng phải cao chút thì mới đảm bảo được trải nghiệm như mình nói , còn trường chuyên hay cận chuyên thì mình nghĩ trường nào cũng sẽ có trải nghiệm như mình trình bày.
Thra học sinh chuyên lợi nhất là môi trường phát triển mindset, network và có nhiều cơ hội th. Chứ 80% học sinh chuyên k theo môn chuyên sau khi tốt nghiệp
ปีที่แล้ว +1
Về mặt triết lý giáo dục trên thế giới thì có rất nhiều quan điểm nên cũng khó mà xác định được là nên giữ hay bỏ trường chuyên. Nhưng mà đối với tình trạng ở Việt Nam thì chúng ta cũng không cần phải xoá bỏ trường chuyên, thay vào đó là cải cách mô hình hoạt động của trường chuyên theo hướng thuận tiện, bớt gây những áp lực không cần thiết là được. Vấn đề nổi cộm ở trường chuyên hiện nay là trường chuyên nhận ngân sách giáo dục cao hơn gần gấp 3 so với trường thường nhưng mà những đóng góp của trường chuyên cho khu vực công thì rất ít ỏi. Điều đó tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục, khi mà gia đình của những học sinh không học trường chuyên lại phải đóng thuế để nuôi học sinh trường chuyên (bây giờ phần lớn là học sinh nhà giàu) tự nhiên nó thành một nghịch lý là lấy của người nghèo để nuôi người giàu. Chúng ta có thể thay đổi mô hình hoạt động của trường chuyên hiện nay bằng cách chuyển đổi trường chuyên thành trường chất lượng cao, theo đó trường chuyên sẽ nhận ngân sách giống như trường phổ thông bình thường, còn phần chênh lệch sẽ do phụ huynh học sinh trường chuyên đóng góp. Như vậy sẽ tạo được sự công bằng trong giáo dục mà học sinh trường chuyên vẫn có môi trường để phát triển năng khiếu.
wan điểm của mình là ủng hộ trường chuyên nhưng cần là cần nhiều hơn nữa trường chuyên để bao đủ các khối ngành, sự đau khổ khi trầm mình vào những kẻ ko có chung kiến thức vs mình nó rất nặng nề, nói chuyện rất khó, chuyên môn cũng ko trao đổi được, nhiều đứa còn tầm thường nữa, lười biếng bạo lực abc. Mình ủng hộ theo đuổi sự ưu tú và tìm kiếm môi trường giống mình vì thật sự thì bạn phải bát ái lắm mới chịu nổi sự trộn lẫn giữa những cá nhân giác ngộ vs phần còn lại
trường chuyên hay trường không chuyên thì không có vấn đề phân biệt nhiều. điều quan trọng nhất là phải tạo ra được hệ thống giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc gia đồng nhất để sau này khi tuyển dụng thì sẽ được tuyển chọn bình đẳng không được thiên vị trường chuyên thì được tuyển chọn, còn trường không chuyên thì không được tuyển chọn! nhóm chăm học khác với nhóm lười học, nhóm học giỏi khác với nhóm học dốt, nhóm thông minh khác với nhóm thông manh, nhóm yêu đời khác với nhóm chán đời, nhóm tích cực khác với nhóm tiêu cực, nhóm cộng sản khác với nhóm tư sản, chân lý khác với giả lý 😢😅 vv. chủ yếu vẫn là công đoạn tuyển chọn nhân tài phải đúng với quy định, nếu không có lỗ lực thì học kiểu gì cũng không bằng con ông cháu cha, như vậy thì chỉ thích hợp cho kiểu gia đình trị như vua chúa và các tập đoàn gia đình trị và kinh doanh gia đình, còn các tập đoàn và các công ty công nhất định phải bình đẳng quyền để tuyển chọn và chỉ cạnh tranh bằng tài năng thì công bằng! cảm ơn sự chia sẻ.
Ở phần cuối. Nếu đặt học sinh có năng khiếu chung với những đứa như nó có thể kiềm hãm tư duy thượng đẳng ở cấp độ cá nhân, còn ở cấp độ cao hơn thì chưa chắc 😂
Ngày trước có trường năng khiếu. Học sinh ở đó không phải từ các gia đình khá giả mà học giỏi thực sự và các thày cô giáo ở đó cũng được lựa chọn nghiêm ngặt.
Bàn cho vui thôi chứ xã hội lúc nào cũng có phân tầng cả. Từ thời cổ đại đã có trường dành riêng cho con cháu quý tộc rồi. Từ nước tư bản như Mỹ đến nước XHCN (🤭) như TQ thì cũng có trường chuyên, trường top với trường nhàng nhàng. Mọi người cứ bàn cãi về kinh phí cho trường chuyên chứ VN mình đầu tư cho trường chuyên chả ăn thua gì với các nước khác. Người ta tập trung đào tạo nhân tài để thúc đẩy phát triển đất nước, còn VN giờ thích cào bằng để ai cũng đi bán BĐS cho khoẻ đây mà. Nói thật là năng lực của mỗi người mỗi khác, ráng nhét vô chung một môi trường thì k có lợi cho ai cả.
Thật ra thì bản chất sự tồn tại của trường chuyên không sai, nó lại cần thiết cho sự phát triển của đất nước là đằng khác. Nhưng cái sai ở VN hiện nay là hầu hết trường chuyên lại được đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn rất nhiều so với trường thường, trong khi lại cùng là trường công. Điều này lại như người lớn chúng ta đang nói với những đứa trẻ non nớt rằng "con học không giỏi thì con không có tư cách được hưởng một ngôi trường có cơ sở vật chất tốt" vậy. Trong khi xã hội này đâu phải chỉ cần mỗi người tài?
16:05 mở đầu tôi thấy khá ok. Vì bản thân chữ "chuyên", tôi nghĩ nó nên giống tây phương 1 tý, gọi là "chuyên nghành", điều này sẽ giúp bóc tách cái mã trường chuyên, mà việt nam gọi là "gà nòi".
Tại sao các trường quốc tế được xem là bt vì muốn chọn môi trường học tập tốt nhất ph phải tự trả tiền đó là công bằng. Trường chuyên dùng nguồn lực quốc gia thậm chí là chi phí cho 1 hs gấp đôi 1 hs trường thường gây bất bình đẳng còn hiệu quả đóng góp của hs ngược lại cho xh thì còn nhiều tranh cãi
Thêm 1 góc nhìn khác, ví dụ như giờ đào tạo cho 1 học sinh có thể đi thi Olympic Toán học tốn 100tr/học sinh/năm. Thì có nên đào tạo tất cả học sinh, kể cả những em không giỏi toán để đi thi lấy huy chương hay không? Hay chỉ lựa một số học sinh thực sự có năng lực và quan tâm tới việc lấy huy chương và đầu tư cho nhóm này. Cái nào hiệu quả hơn?
:))) bạn nói buồn cười thế, cái quan trọng nhất là năng lực, như tôi học ở c3 chuyên khtn, trường có bề dày thành tích thi toán tại quốc tế, thì tôi thấy ai trong đội tuyển cũng rất giỏi, có những người lớp 11 đã nhận huân chương lao động hạng 3, vấn đề ở đây là nếu không có năng lực thì 100 triệu cũng chỉ là để mua đề.
@@namkhanhang9666 Bạn đang nói gì vậy, giải thích kỹ hơn cho mọi người hiểu được không. Mình thì thấy câu trả lời của bạn đang không liên quan câu hỏi của mình lắm. Bạn cứ trả lời thoải mái, cởi mở thôi, mình không có ý gì đâu.
1 góc nhìn từ 1 người đi làm . Một con người có chút khả năng nổi trội hơn khi bị ghép vào một môi trường không có người giỏi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tính cách của người đó ( tính thượng đẳng ) và giảm khả năng phát triển của người đó . Một con người có khả năng cần được đặt trong môi trường những người có trình độ và suy nghĩ tương đương mới có thể tiến lên được . Còn không họ sẽ bị suy giảm về cả tính cách và kĩ năng , không thể phát triển được
Áp lực thì đến từ bố mẹ với bản thân là chính thôi chứ học chuyên vẫn tốt mà. Nếu bạn ko xác định đâm đầu vào thi hsg thì chuyên cũng chẳng nặng hơn thường là mấy đâu, mình học 1 trường chuyên ở hn và cũng quen nhiều bạn trường chuyên khác thấy các hoạt động ngoại khoá với gvien tạo điều kiện hơn hẳn những trường thường, bâyh xét tuyển đh cũng toàn ưu tiên chuyên nên mình thấy học chuyên có khi ít áp lực hơn ý.
Trong phản ứng tư duy tự nhiên, khi có người khác đề nghị một chuyện gì hoặc ta muốn làm một việc gì mới, thì xưa nay suy nghĩ và phát ngôn đầu tiên là để nghiên cứu...! Phải chăng do môi trường ở Việt Nam có sự nhầm lẫn nên đã dẫn đến sự học, vì nếu gọi học để nghiên cứu thì mọi chức năng đều được xắp xếp đúng sở trường và năng khiếu xuất phát từ đam mê, nhưng hầu hết ở Việt Nam chúng ta không xuất phát từ sự học để đối phó với tham vọng rất rất...
Có ai ở đây đỗ vào trường chuyên bằng 1 cách thức ngớ ngẩn như mình ko? Mang tiếng là thi trường chuyên nhưng phương thức xét điểm là cộng tổng điểm các môn rồi lấy từ cao xuống thấp. Hệ quả là có những bạn có năng khiếu và khát khao thực sự lại trượt do điểm 3 môn Toán, Văn, Anh có môn thấp làm tổng điểm thấp. Còn như mình thì đỗ vì 3 môn đấy cao nhưng thi 1 môn chuyên ôn trong 1 tháng vì mẹ bảo giờ còn mỗi thầy môn Địa nhận luyện thi :)) Mình đi học chuyên với một tâm thế rất xấu hổ luôn. Vì theo phương thức xét điểm cũ thì môn chuyên phải từ 6đ trở lên và sau đó mới xét đến tổng điểm. Và nếu theo cách đó, mình đã trượt thẳng cẳng. Do đó một đứa ko có năng lực như mình lại đi học ở một môi trường ko hề phù hợp và ko thể bỏ vì lúc đó mẹ mình ko cho phép điều đó. Cái mác "trường chuyên" đối với mẹ mình quá đẹp. Còn một đứa trẻ "não trạng châu Á" chỉ biết nghe lời như mình thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi lý do "đây là trường tốt". Nên mình nghĩ trường chuyên ko phải là vấn đề, mà cách thức tuyển sinh và nhận định của cá nhân, gia đình về giáo dục mới là vấn đề. Trường chuyên vẫn là nơi rất tốt dành cho những bạn đã xác định mục tiêu học thuật cho riêng mình. Còn những bạn thích một mạng lưới quan hệ xã hội rộng hơn, đa dạng hơn và muốn thử nhiều cơ hội hơn thì nên chọn trường thường. Vì một khi đã học chuyên, bạn muốn chuyển ngành học rất khó, vì mình vẫn buộc phải học môn chuyên, và mình bị khống chế, áp lực bởi yếu tố phụ huynh rất nhiều.
Trong khi nước tập trung phát triển toàn diện giáo trình, giáo viên và chất lượng chuyên môn từ Cấp 1 đến Đại học, xây dựng tư duy nhân bản, khoa học vốn rất thiết yếu cho cuộc sống các em thì VN lại đầu tư vào số lượng ít các em có tố chất, thiên phú hay được gọi là HSG để đi thi thố quốc tế rồi giành về các huy chương danh hiệu mà phải... bán thanh xuân số đông các em. Việc này là không sai nhưng chưa thực sụ thiết thực để hướng đến sự phát triển đất nước. Các em sau CT đào tạo ở VN hơn 80% là có việc làm, đáng buồn hay đáng mừng khi nhiều em chạy Grab, giúp việc nhà, lao công, giữ xe...
Về cấp độ xã hội, luôn phải có trường chuyên! Mà chúng ta ở đây bàn xem có hay không thì cũng chả để làm gì, vậy nên theo mình câu hỏi đúng là "Có nên theo học trường chuyên hay không?". Theo mình thì mình sẽ chọn một ngôi trường mà mình chắc chắn nằm trong top 25% nhưng top 10 hay 5 thì phải nỗ lực rất nhiều -> vừa có thể học hỏi được ở những người giỏi hơn, vừa được tiếp xúc với nhiều tố chất khác biệt, không quá áp lực mà cũng không bị sa lầy trì trệ chểnh mảng. Trường nào đáp ứng được vậy thì chọn thôi. Mà để chúng ta có sự lựa chọn thì trên thị trường phải có cái để mình chọn => vẫn phải có nhưng học hay không tùy người hen.
Dạo gần đây nổ ra tranh luận giữa "trường chuyên vs trương thường" nên có rất nhiều video nói về chủ đề này. Vì vậy nên em đã tìm các tâm sự, chia sẻ của các anh chị trong những comment của các video đó và thấy đa số đều nói kiểu kiểu như "mình hối hận vì ngày xưa đã chọn vào trường chuyên" hay "mình cảm thấy may mắn vì ngày xưa đã không chọn trường chuyên"... Điều này khiến em vô cùng lo lắng vì mới 3 hôm trước em nhận đc tin mình trúng tuyển vào trường chuyên mà bây giờ các anh chị lại nói như vậy làm em sợ lắm ạ, vì em biết ở trường chuyên toàn bạn giỏi mà bản thân em chỉ học đều với tiếp thu tốt nhưng ko có sự nhạy bén hay thông minh nên rất sợ sau này sẽ bị thụt lùi (dù điểm thi của em cũng trong top 5 của lớp) vậy các anh chị có lời khuyên, đánh giá hay góc nhìn khách quan nào khác ko ạ chứ trước đây em ngưỡng mộ và rất muốn vào trường chuyên mà giờ lại cảm thấy lo quá.
bạn k phải sợ, những người khác dù có bảo thế nào nhưng vẫn chỉ là ý kiến của riêng họ. Mỗi người có một trải nghiệm khác nhau và tất cả hoàn toàn là cá nhân hóa. Cá nhân mình có học trường chuyên (cấp 2) và vừa nhận giấy trúng tuyển vào cấp 3, và mình đúc kết ra rằng thứ quý giá nhất mà các trường chuyên có chính là môi trường. Mình đảm bảo dù thế nào thì bạn vẫn sẽ thừa hưởng được một môi trường rất tốt, bạn bè xịn ở trường chuyên. Bạn có tận dụng được điều đó không thì lại là ở bạn. Mình nghĩ rằng ở trường chuyên thì bạn nào cũng giỏi hoặc khá về mặt học thuật nên cái khiến các bạn phải nể phục là tư cách và tài năng con người bạn, chứ không phải điểm sổ, nên cũng đừng lo quá .
bạn ở đâu? năm t thi hcm vừa đổi kiểu đề mới nên đối với t là đề dễ và t đã có thể vào được 1 trường tốt trong khu vực (không phải chuyên). t nghĩ 1 phần do hoàn cảnh gia đình nên t đã có 1 khoảng thời gian cấp 2 khá yên bình, không cần bỏ quá nhiều công sức mà vẫn hsg đều đều, có khi là do không ai muốn cho t con 0 nào. thành ra vào trường cấp 3 đó, t học không được. t nhận ra bản thân phải cắm mặt vào học nghĩa đen và xung quanh đều đã có trước những kiến thức t không hề có, có thể là vì họ học thêm, hoặc vì trường cấp 2 của họ tốt hơn t nên đã được dạy trước túm cái váy lại là bạn xác định chịu nổi học ngày học đêm để qua được cấp 3 thì cứ tiếp tục nha~ lớp 10 môi trường mới có điểm thấp cũng đừng sốc, có gì cố nhận ra lỗi rồi hk2 sửa lại
Bất cập ở đây là hệ thống trường chuyên được ưu đãi quá mức về mọi mặt đặc biệt về tài chính. Như phân tích ngay đầu video thì chúng ta đầu tư rất nhiều tiền cho con em của tầng lớp giàu có trong xã hội😢
Một điều nữa, trường chuyên ở VN chủ yếu là trường công và chiếm ngân sách nhiều hơn đáng kể so với trường còn lại thay vì là trường tư tự funding như nước ngoài. Bên cạnh đó như Trung nói thì chủ yếu người vào được trường chuyên là những người gia đình có điều kiện --> tạo ra sự bất bình đẳng k đáng có
Vấn đề "đánh" trường chuyên còn là do 1 (số) nhóm lợi ích nhất định muốn nuốt trọn lợi ích từ việc bỏ/tư nhân hóa trường chuyên nữa. Nếu các trường chuyên bị bỏ thì ai sẽ hưởng lợi nhiều nhất ;) ?
Trường chuyên là dành cho các bạn có đam mê thực sự với môn học chuyên, bản thân mình đã học và cảm thấy là sai lầm đầu tiên trong cuộc sống. Nên cân nhắc trước khi chọn.
trong chỗ mình ở không có trường chuyên nhưng mình là hsg tỉnh, thì mình có thể đậu vào trường chuyên gần nhất cách mình 1 tiếng chạy xe và mình không thi. Vậy cho mình hỏi, trường chuyên đó có dựa vào tiêu chí địa điểm không bởi vì mình chắc chắn đậu nhưng mình không ở gần đó để học được, còn lại thì các bạn khác chưa chắc giỏi hơn nhưng đủ để lọt vào chỉ tiêu và được học vì đơn giản là các bạn sinh ra, sống tại thành phố có trường chuyên. Đó chưa phải là vấn đề lớn, vấn đề lớn là khi một trường đại học ở Úc theo mình biết - chỉ chấp nhận đầu vào là học sinh từ trường chuyên tại VN, điều này mang tính phân biệt, loại bỏ sạch những học sinh không có điều kiện sống tại thành phố lớn và đây chính là điều sai trái nhất của trường chuyên bởi vì nó không thể có mặt tại những vùng thị trấn nhỏ, những vùng sâu vùng xa được nên nó không thể lấy làm thước đo sự thành công của một học sinh. 1. Loại bỏ tiêu chí để được vào đại học thì phải qua trường chuyên vì nó còn dựa trên nhiều yếu tố khác như tài chính, nơi sinh sống... chứ không phải học lực và năng khiếu 2. Không cần loại bỏ trường chuyên nhưng phải có lớp chuyên, lớp giỏi tại những vùng sâu vùng xa để loại bỏ sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn, các bạn ở đâu vẫn được học chuyên ở nơi các bạn sinh ra và lớn lên. 3. nếu không thể làm (2) thì phải hỗ trợ tài chính, nơi ở... cho các bạn giỏi lên thành phố để học trường chuyên (học bổng chẳng hạn)
Cái (1) thì bạn nói khá đúng, mặc dù nó có đi ngược lại với hiến pháp khi ngăn cản công dân có được sự giáo dục theo nguyện vọng, cái (2) thực ra có tồn tại, ở mỗi trường THCS và THPT quy mô nhỏ có tồn tại lớp chọn giúp trường tham gia các hoạt động như thi học sinh giỏi, còn cái (3) thì khá khó nói, nhà trường luôn tài trợ các chuyến đi tham gia sự kiện ở tường chuyên, tạo cơ hội cho các học sinh lớp chọn trong trường thường, còn học bổng thì luôn giới hạn và sẽ quyết định bởi giáo viên chứ không phải bạn. Không thể trách trường thường được khi mà nó chiếm hơn 75% số trường cả nước nhưng chỉ nhận được chưa tới 25%, nghĩa là trung bình thường chuyên sẽ được cấp gấp 3 lần trường thường
Cái ý địa điểm trường Chuyên mình thấy không liên quan lắm. Trường Chuyên luôn tuyển sinh theo quy mô tỉnh/thành phố chứ không phải theo hộ khẩu hay địa điểm sinh sống, vậy nên bạn lựa chọn không thi vì nó xa đó là lựa chọn của chính bạn chứ không thể lấy đó làm lý do cho việc cản trở được. Như trường của mình, họ có hệ thống ktx cho các bạn học sinh ở xa, được hỗ trợ điện nước và 1 khoản nhỏ sinh hoạt phí và nhiều bạn không thích ktx đều thuê trọ ở gần trường để ở cho tiện. Vì trường mình chuyển ra xa trung tâm thành phố nên có rất nhiều các bạn ở huyện ngay cạnh có thể đi xe bus mất tầng hơn 1 tiếng lên học, các bạn ý thậm chí dậy từ 5h sáng để bắt bus đi học cơ và đó cũng là lựa chọn của các bạn đấy.
@@hungvuduy5769 ý của bạn đó là đôi khi điều kiện vật chất có thể gây ảnh hưởng tới điều kiện giáo dục, nghèo không có nghĩa là không được học trường chuyên, nhưng ở tỉnh có khá nhiều nơi xa thành phố không có hệ thống xe buýt, ký túc xá thì nó chả khác gì việc giam học sinh theo hộ khẩu cả
Hệ thống giáo dục phương Tây không chú trọng trường chuyên nhưng vẫn sáng tạo ra rất nhiều thứ có ích cho nhân loại. Bởi họ quan tâm đến con người chứ không phải quan tâm đến thành tích mà con người đó có thể mang lại cho tập thể đó. Trong khi ở Việt Nam quá chú trọng vào đào tạo học sinh chuyên chọn để đến nỗi lãng quên nói là học sinh lớp thường thì nên dừng cuộc thi chạy đua lại vì mấy em đó đã lỡ chạy chậm rồi. Mặc dù trình độ học sinh chuyên rất cao nhưng có vẻ mấy em giống như gà chọi học vượt mớm kiến thức từ rất sớm nên trở nên là kẻ biết trước (giống như một so sánh một học sinh thế kỉ 21 với Einstein thì chắc chắc Einstein sẽ dốt hơn là cái chắc). Kết quả là mọi thứ có vẻ đáp ứng rất tốt mong muốn của tập thể đào tạo học sinh chuyên nhưng lại không mang lại nhiều lợi ích về nhân văn và cao hơn là phát triển xã hội bền vững.
@@trankyvi520 Thứ tôi đang nói về nguyên lý giáo dục chứ không nói về vài hiện tượng khác biệt, không thể nói trong 1000 ngôi trường xuất sắc trong đó có 10 trường chuyên thì gọi là hệ thống giáo dục tập trung chuyên chọn. Nếu bạn chịu khó bỏ thời gian xem các thước phim và tài liệu về giáo dục khắp thế giới thì có thể thấy rất nhiều trường hợp học sinh nhỏ tuổi học vượt (13-14 tuổi) học chung với lớp học cuối cấp nơi các học sinh 17-18 tuổi ở các ngôi trường bình thường. Để tạo ra được môi trường như vậy cần sự bình đẳng và thấu hiểu cao trong môi trường dạy học. Đó chính là cái mà hệ thống giáo dục giáo điều của tư tưởng phong kiến Châu Á nói chung và đặc biệt khoa trương ưu tiên chuyên chọn như VN và TQ thì càng không thể với tới. Tuy nhiên cũng không hẳn là văn hóa á đông có vấn đề mà do quy hoạch giáo dục rất tệ hại đến mức chủ trương chi tiêu vào trường chuyên, tất nhiên có cung thì có cầu, nhu cầu học trường chuyên cao thì sẽ có người chi vào đó. Nhưng theo tôi thấy sự đào thải trường chuyên đang diễn ra cho thấy nhận thức về sự khai phóng trong giáo dục đang lấn áp dần sự chuyên chế của hệ thống giáo dục đặt nặng chuyên chọn như trước đây.
Xin chào bạn, HDC không có video này có tiêu đề lạ như vậy cả. Nếu nói về vấn đề gây tranh cãi chút thì nhóm có một vài video về vấn đề nạo phá thai thôi ạ. bạn có thể check lại trong phần nội dung nhé.
@@tuannguyenquang3145 hs trường thường nào học chương trình trường chuyên xà lơ hả trời :)))) k thấy đứa nào k theo kịp được chương trình năm 12 cuối, mấy đứa thi quốc gia cũng sẽ có học bổng hết, còn k ôn 12 thì cũng đi du học
Theo tôi học trường chuyên và trường thường nói về so sánh là rất khập khiểng có thể .VD về cuộc thi quốc tế thì trường chuyên gần như có mặt ( có TH hs trường thường nó chỉ chiếm chưa đến 1%) còn trường thường gần như là 0.Vì họ có tài liệu học,có thầy cô giỏi, có điều kiện học rất tốt trong khi đó HS trường thường thì tất cả những điều trên là ko có hs phải tự tìm tài liệu ( điều này rất khó) cho dù có những hs trường thường thực lực ko kém hs trường thường.Với lại hs trường chuyên luôn được có sự thiên vị về gd và học tập tỉnh là ví dụ như thế từ giải học đến cả xã hội trường chuyên luôn nhất thật khó hiểu dù có những bài hay hơn rất nhiều.Thề là tôi muốn có nền gd như Bắc Âu nơi mà ko có sự thiêng vị nơi rất nhiều nhà khoa học sinh ra từ đây. Vậy thì trường chuyên thực ko cần thiết?? Nó ko Cần thiết.Nó ko làm nước ta phát triển mạnh được
"Vì họ có tài liệu học,có thầy cô giỏi, có điều kiện học rất tốt" những thứ này đâu phải từ trên trời rơi xuống? HS muốn vào trường chuyên phải trải qua kì thi tuyển đầu vào; kì thi này mở rộng cửa với tất cả học sinh, kết quả công bằng, dựa vào năng lực + cố gắng của học sinh. Nếu thi không đỗ tức là đã kém người thi đỗ 1 bậc, còn nếu không thi hoặc quyết định ko học trường chuyên thì đó là quyết định cá nhân, tại sao lại than phiền về bất công hay thiên vị gì ở đây?
Tôi đồng ý với bạn là để vào được trường chuyên ko phải ai cũng vào được.Nhưng cứ vào chuyên là bạn được có quyền lợi lớn đến kinh khủng vậy à tài nguyên của cả tỉnh dồn vào 1 chuyên nên các trường khác thì hs luôn trường khác luôn trong tình trạng thiếu thốn đồ dùng học tập những nhà phục vụ thí nghiệm thì sập sệ tôi đoán là ko ít trường vẫn dùng nhà cấp làm phòng thí nghiệm cho hs.Còn các cuộc thi cấp tỉnh thì nói thẳng ra thì học sinh trường chuyên thi cho vui vì họ đã được học đấy rồi còn trường thường thì còn chưa được nghe đến nữa mà thi .Hs chuyên chỉ thực sự quan tâm cuộc thi qg mà thôi vì họ biết là chắc chắn 100% họ sẽ vào( ko nói đến cuộc thi chon đội tuyển mà trong đấy toàn chuyên ).Vậy tôi hỏi bạn việc thi đỗ vào chuyên nó mang đến sự mất cân bằng thế nào trong nền gd.Bạn có thể nói rằng vì hs trường chuyên giỏi(Ok tôi đồng ý)nhưng đấy chỉ là giỏi lúc cấp 2 thôi còn cấp 3 chưa chắc họ đã bằng trường thường điều này càng được thể hiện qua các cuộc thi đgnl hay thi thpt.Như năm nay đây có bạn Lê Mỹ Anh học sinh trường thường thủ khoa cả nước đgnl đại học qg hcm và trong trường đại học có những người học còn rất giỏi mà họ chỉ xuất phát từ trường thường có những người được ra trường sớm trước.Khi ra trường những người hs trường thường cũng góp phần xây dựng đất nước ko khác j hs chuyên có khi hơn Như là tỷ phủ Phạm Nhật Vượng,Trần Đình Long,Trần Bá Dương,...
T không biết bạn ở tỉnh nào, nhưng t học chuyên Yên Bái hơn 10 năm trước trường của chúng t là mượn mặt bằng của trường bên cạnh, sân thể dục cũng phải mượn, mưa thì các bạn trường bên đó được vào nhà thể thao còn chúng t đứng trú mưa ở hiên dòm vào ao ước;))), nên không hẳn là tất cả nguồn lực đều dồn cho trường chuyên đâu bạn. T công nhận là giáo viên trường chuyên chất lượng hơn, nhưng áp lực học cũng căng hơn, chương trình thường tua nhanh hơn so với trường thường, mỗi tuần còn thêm 4 buổi học nâng cao (không liên quan đến đại học). Chúng t lên lớp 12 vẫn phải vừa ôn thi học sinh giỏi vừa ôn thi đại học song song, thật sự rất căng ngay cả với học sinh chuyên. Dù t không phải người xuất sắc gì nhưng có thể đảm bảo 90% học sinh trường thường không thể theo kịp chương trình học như vậy
@@TKG-DTT có vài ý ở đây: Thứ nhất, về việc có nên tổ chức mô hình trường chuyên (dồn tài nguyên cho 1 nhóm nhỏ học sinh có năng khiếu) hay không, tác giả HĐC đã phân tích kĩ trong video. Những thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề này đều có câu trả lời trong chính video. Thứ hai, một khi đã tổ chức mô hình trường chuyên, việc tuyển chọn học sinh hiện tại theo tôi đánh giá là công bằng. Học sinh cấp 2 được trao cơ hội như nhau, kết quả phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của các em. Không thể lấy những ưu đãi của học sinh chuyên đem so sánh với học sinh không chuyên để phàn nàn khi mà các em đều có cơ hội được hưởng ưu đãi này như nhau. Bình đẳng cơ hội chứ không phải bình đẳng kết quả. Công bằng quan trọng hơn cân bằng (hay cào bằng) Thứ 3, bạn phàn nàn về vấn đề tập trung quá lớn nguồn lực cho trường chuyên. Bạn nên đưa ra 1 vài con số cụ thể. Mỗi tỉnh có 1 trường chuyên và bao nhiêu trường không chuyên? Ngân sách trường chuyên lớn hơn trường không chuyên bao nhiêu lần? Nếu như dẹp bỏ hoàn toàn trường chuyên, lấy ngân sách đấy chia đều cho TẤT CẢ các trường khác trong tỉnh, mỗi trường nhận thêm bao nhiêu %? Con số ấy đủ để thay đổi những gì? Khi nào có thể trả lời những câu hỏi này thì mới bàn đến chuyện dồn tài nguyên cho trường chuyên có kéo lùi các trường khác không. Thứ tư, ý của bạn nói học sinh trường thường học còn tốt hơn trường chuyên blah blah... hoàn toàn là cảm tính; nhặt nhạnh ví dụ theo kiểu cherry-picking, không có tính đại diện. Luận điểm này của bạn tôi cho là hoàn toàn vô nghĩa, không có giá trị tranh luận. Nếu điều tra số lượng lớn về thành tựu học thuật và kinh tế của đại đa số học sinh chuyên so với không chuyên, tôi dám cá học sinh chuyên sẽ vượt trội về mọi số liệu. Còn việc bạn nói có những học sinh trường không chuyên có năng lực rất tốt etc... có thể đúng, nhưng cơ hội để các em có được những ưu đãi của hs chuyên đã qua rồi. Trong cuộc sống, đôi lúc chỉ có 1 cơ hội duy nhất. Nếu tất cả mọi người chỉ có 1 cơ hội như nhau, bạn bỏ lỡ thì bạn không thể trách hệ thống, dù bạn tin rằng mình có giỏi đến đâu chăng nữa. Cách nghĩ của bạn chẳng khác gì "tôi giỏi có kém gì ông abc đâu, tại sao họ có siêu xe nhà lầu mà tồi ko có..."
Tại sao chỉ đòi dẹp trường chuyên mà ko đòi dẹp trường quốc tế, trường bán công, tư thục, giáo dục thường xuyên, trường nghề… mỗi trường sinh ra là do có hs học. Vì sao lại có cái nhìn định kiến với trường chuyên thế nhỉ. Muốn học trường nào thì học, đâu phải trường thường ko có tiêu cực của nó mà phủ nhận những tích cực của trường chuyên. Vấn đề nằm ở hệ thống gd của vn thôi. Ai đi học thấy áp lực là vì ko phù hợp với môi trường đó. Thậm chí cháu tôi học lớp 9 trường công tầm trung bình của quận mà nó học làm sao mấy chữ bẻ đôi tiếng anh còn ko biết, vậy mà thi hk2 dc 8đ. Tài thánh lạ lùng thế chứ, để rồi thi tn lớp 9 đâu thi nổi chỉ đòi bỏ học. Môi trường tốt hay xấu đều luôn tồn tại trên thế giới này như hai mặt trắng đen hay úp ngửa của đồng tiền, làm sao chỉ đòi trắng hết hay hạnh phúc hết thì trái quy luật vũ trụ tạo hoá rồi. Khi bạn bước chân vào môi trường nào đó, phát hiện ra theo thời gian nó tác động xấu đến mình thì hãy chủ động rời đi tìm nơi khác phù hợp, khó lòng thay đổi nó lắm hay đợi nó thay đổi lắm!! Tất cả là do bản thân mình trước đã! ❤
Em vừa đỗ trường chuyên xong, cho em hỏi những ai đã và đang học chuyên là cảm nhận như nào, mọi người có hối tiếc khi học chuyên và có lời khuyên nào không ạ?
Đọc sơ qua nhiều cmt ở clip này thì thấy ngoài việc ng ta so trường chuyên vs thường mà còn thấy có cả chuyên this chuyên that nữa em. Nên phải hỏi ra e học trường chuyên nào nữa cơ thì lên confession trường đó hỏi cho chắc cú. Tôi học trường chuyên ở tphcm thì thấy ban đầu vào hk 1 lớp 10 hơi khớp vì còn đang phải làm quen với tốc độ học mới lạ và bạn bè thầy cô… Sau thích nghi dc rồi thì học hành bt. Đương nhiên làm hs thì đứa nào chả áp lực thi cử ktra. Ko có mới là ko bt. Tôi ko thấy hối tiếc gì khi đã cố gắng học tập luyện thi vào trường chuyên và cảm thấy tự hào vì có một thời học sinh rất đẹp và hồn nhiên vui tươi dù học hành bận tối mặt. Nhiều người thành công trong xh ở các lĩnh vực khác nhau tôi biết có xuất phát điểm từ trường chuyên đó và họ luôn kể là họ từng là cựu hs của trường!
thời công nghệ thông tin , lo gì chuyên với thường :)) . ta cứ đưa keyword + AI thì chả mấy chống kiến thức sẽ thu gọn lại giữa 2 trường . xong xúc tiến networking , đẩy sự am hiểu ngôn ngữ và tính linh hoạt trong tư duy lên là xong . lúc này tổ chức các buổi review như seminar cho các bạn cấp 3 về tính học thuật hoặc học nghề là xong định hướng , sau đó đưa 1 elite/AI trong những network ấy xúc tiến nền tảng bị lủng . kết quả vẫn thu được ELite và thu hẹp giữa trường và chuyên và thường . điều mình hứng thú của AI là nó thu hẹp bất công học liệu và tính tối ưu cho từng cá nhân mà không bị chi phối bởi bất cứ tiêu chuẩn nào . vấn đề cuối là xúc tiến kỹ năng đọc "chỉn chu " và nhạy bén với từ ngữ là xong. tạo ELITE không khó , mà chính các "nền tảng " cũ kỹ kéo lại , cho nên tốt nhất phải dạy tính cởi mở trong tiếp thu đã :))
Bạn nói thế nghe nó không ổn cho lắm, bởi kiến thức, thành quả bạn đạt được là nhờ AI chứ không phải bỏ công research. Thực tế việc học trong một ngôi trường tốt sẽ kèm theo điều kiện cơ sở vật chất tốt, giáo viên như là một mentor dẫn dắt bạn tới vấn đề, vượt qua khó khăn, mở ra cánh cửa rộng lớn trong khi bên kia thì còn chưa tìm thấy nổi ánh sáng cho mình. Với lại hiện tại AI đang bị một vấn đề khá uncanny khi mà nó có thể nói dối, bịa ra các khái niệm với đưa ra phép tính sai, nếu mà để cho một thế hệ phụ thuộc với AI thì ai mà biết được hậu quả sẽ đi về đâu
Topic này thật sự rất thú vị và cũng là cái mà em suy nghĩ ngày xưa. Em học Năng Khiếu và xuất phát từ trường làng trong Sài Gòn, lúc bước vào lớp thì em phát hiện ra là hơn 50% học sinh của lớp là học sinh chuyên Trần Đại Nghĩa cấp 2. Không hề có ý tiêu cực gì ở đây (vì em cũng chơi với các bạn ấy và mọi người cũng cực kì dễ thương dù xuất thân như thế nào) nhưng em nghĩ ai cũng có thể nhận thấy những pattern chung của học sinh cấp 2 TĐN đó là: cha mẹ thuộc tầng lớp tri thức và có định hướng giáo dục cho con (hiển nhiên vì tiểu học là độ tuổi quá bé để một đứa trẻ tự biết định hướng), gia đình có kinh tế tương đối tốt để cho con tham gia các hoạt động phát triển năng lực như học tiếng Anh, chơi thể thao, học thêm, ôn thi đội tuyển, du học, etc. và gia đình có truyền thống hoặc sự tôn trọng nhất định với học thuật.
Cả ba pattern trên thì background của em thật sự là không có cái nào luôn, sau này khi nhìn lại thì em nghĩ là em được đậu vào NK là do (1) em có sự kiên trì lì lợm và năng khiếu học tập ở mức ổn, (2) do gia đình em dù không có điều kiện và truyền thống học thuật nhưng thương yêu và ủng hộ em đủ để em tiếp tục và (3) là do may mắn (em nói nghiêm túc không đùa). Em nghĩ mình thuộc nhóm outliers (trường hợp ngoại lai) trong NK, và thật sự thì mặc dù có những trải nghiệm khá là "khó nuốt" và đau đớn khi học ở đây, em thật sự nghĩ là mình được nhiều hơn mất khi được học trường chuyên.
Em nghĩ vấn đề mà mọi người tranh biện ở đây xuất phát chủ yếu do sự hạn chế về nguồn lực để đào tạo phổ thông sao cho chất lượng nhất cho tất cả các đối tượng học sinh, cho nên mới có quan điểm cho là ý tưởng nhóm (group) những học sinh với khả năng học thuật tốt lại sẽ củng cố bất bình đẳng. (Ý kiến của em thì) lý tưởng nhất là việc thành lập những cơ sở giáo dục có tính đồng đẳng ở mọi phân khúc và nhóm học sinh, vì trên thực tế mọi người cũng có thể thấy không chỉ học sinh năng khiếu có trường chuyên mà những học sinh khiếm khuyết cũng cần có các cơ sở giáo dục chuyên biệt như trường khuyết tật hay trường cho trẻ tự kỉ. Vấn đề ở chỗ phân khúc giáo dục phổ thông cho đại đa số học sinh (giáo dục đại trà) có cách vận hành thiếu hiệu quả bởi lí do hạn chế về nguồn lực (và có thể do những yếu tố khác nữa) để giúp cho từng học sinh phát huy năng lực riêng của người đó tốt nhất, nên việc đòi dẹp bỏ trường chuyên (theo em) trông giống như mong đợi "cào bằng" hơn là mục đích tạo ra thế giới đồng đẳng. Tất nhiên nói đi cũng phải nói lại, chuyện bất bình đẳng khi vận hành trường chuyên là có thật, và em nghĩ sự bất bình đẳng nói chung là một thứ không bao giờ có thể hoàn toàn bị loại bỏ nhưng mình có thể hạn chế nó thông qua một số biện pháp như:
1. Tiêu chí đầu vào tạo điều kiện và cơ hội nhất có thể: các trường chuyên ở VN tuyển sinh bằng đề thi chuyên của Sở hoặc của riêng trường đó (merit-based) với điều kiện để được thi khá thoải mái (như ở NK thì học sinh cần có học lực từ khá và hạnh kiểm tốt), tất nhiên nó không hoàn toàn công bằng (học sinh có background học thuật tốt có khả năng đậu cao hơn) nhưng vẫn tốt hơn là tuyển sinh theo khả năng đóng học phí hay những tiêu chí mang tính phân biệt trực tiếp khác.
2. Quy mô trường chuyên mở rộng ở mức độ vẫn giữ được chất lượng đào tạo đạt chuẩn nhưng nới rộng đủ cho một số lượng kha khá trường hợp ngoại lai (:v): ý em là nên mở rộng quy mô ( và xem xét cách thức tuyển sinh sao cho) đủ để có thể nhận thấy sự đa dạng của background học sinh ở mức độ nào đó nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn về năng lực học vấn ở học sinh.
3. Cố gắng giữ học phí và chi phí vận hành của trường chuyên ở mức độ vừa phải để nhiều gia đình có thể đáp ứng được. Ngoài ra phải đảm bảo phong cách hoạt động của mỗi cơ sở trường học tương tự như dịch vụ công (không có sự phân biệt trong cùng một ngôi trường kiểu như đóng tiền nhiều hơn để được học thầy tốt hơn.)
4. Tăng tính exploratory, giảm bớt tính exploitative (em không biết dùng cách diễn đạt nào dễ hiểu hơn), cho học bổng dạng need based hoặc tăng yếu tố "ngẫu nhiên" trong khâu tuyển học sinh đầu vào (ý em là đôi khi nên tạo cơ hội cho những học sinh không phù hợp với kì vọng về năng lực học thuật thông thường nhưng có những dấu hiệu đặc biệt khác) vì đôi khi có một số người trông có vẻ không có tiềm năng nhưng chỉ cần một cơ hội thì họ sẽ có thể làm nên những điều mà người khác không ngờ tới.
Em nghĩ những tiêu chí này sẽ giúp cho mô hình trường chuyên có thể tận dụng lợi thế của nó cho nhiều đối tượng học sinh hơn (nhóm elite và những nhóm khác), giúp xây dựng động lực phát triển cho nhiều bạn hơn, và cũng gia tăng sự đồng cảm và thấu hiểu giữa những học sinh có các background khác nhau (các bạn nhà giàu thường bị chỉ trích là thiếu sự thấu hiểu với học sinh đại trà nhưng thật ra khi em học trường chuyên thì em lại nghĩ mình có thể có cơ hội thấu hiểu các bạn ấy hơn, và theo quan sát của em thì sự thiếu thấu hiểu không phải là một cái gì đó tương quan đến background tốt của các bạn ấy.) Tất nhiên nói thì luôn dễ hơn làm, nếu có trường nào vẫn chưa làm được thì là chuyện quá bình thường, em chỉ nghĩ là mình nên có suy nghĩ về những principles như vậy để có kim chỉ nam tốt hơn cho mình thôi.
Túm cái quần lại là theo góc nhìn và trải nghiệm của em thì trường chuyên (cụ thể là PTNK) đem lại nhiều điều hay cho bản thân em, và em ủng hộ quan điểm duy trì trường chuyên. NK đúng là có tough, khi nhìn các bạn được đi du học còn em phải ở lại nước đúng là có tủi thân, bản thân bị lu mờ trước những ngôi sao quá sáng đúng là có đem lại mặc cảm tự ti, nhưng NK còn dạy em những thứ quan trọng khác: giá trị của sự nỗ lực, vẻ đẹp của tinh thần học thuật chân chính, tiềm năng của bản thân và tiềm năng của người khác, và cuối cùng là NK cho em biết trên đời này luôn có một nơi mà mình sẽ thuộc về, và mình không phải là dị hợm, mọt sách, mà mình có giá trị, có sự tôn trọng và có ích cho cuộc sống này.
^.^
Hay quá
Tóm tắt bằng Chat GPT cho ae lười đọc giống tôi
### Tóm tắt ý chính của đoạn văn:
1. **Trải nghiệm cá nhân ở trường chuyên:**
- Người viết xuất phát từ hoàn cảnh không có truyền thống học thuật, điều kiện kinh tế hay định hướng rõ ràng, nhưng đã vào PTNK nhờ sự kiên trì, hỗ trợ gia đình, và may mắn.
- Trải nghiệm học trường chuyên mang lại cả khó khăn lẫn giá trị, đặc biệt là các bài học về nỗ lực, giá trị bản thân, và tinh thần học thuật.
2. **Quan sát về học sinh trường chuyên:**
- Phần lớn học sinh trường chuyên xuất thân từ gia đình trí thức, có điều kiện kinh tế và định hướng rõ ràng.
- Dù vậy, sự đa dạng về hoàn cảnh giúp tạo ra những góc nhìn khác biệt và cơ hội giao lưu, thấu hiểu.
3. **Vấn đề bất bình đẳng trong trường chuyên:**
- Nhóm học sinh trường chuyên thường được xem là củng cố bất bình đẳng giáo dục.
- Vấn đề nằm ở sự hạn chế nguồn lực để cải thiện giáo dục đại trà, chứ không hoàn toàn ở sự tồn tại của trường chuyên.
4. **Đề xuất cải thiện mô hình trường chuyên:**
- Mở rộng quy mô nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện cho các trường hợp xuất thân đa dạng.
- Giữ chi phí vận hành hợp lý, tránh phân biệt đối xử trong nội bộ trường.
- Tăng cơ hội cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua học bổng và yếu tố ngẫu nhiên trong tuyển sinh.
- Giảm tính "khai thác" (exploitative), tăng tính "khám phá" (exploratory) để phát hiện tiềm năng ẩn giấu.
5. **Quan điểm về trường chuyên:**
- Trường chuyên mang lại lợi ích vượt trội khi được vận hành đúng cách.
- Không nên dẹp bỏ trường chuyên mà cần tối ưu hóa mô hình để mang lại cơ hội đồng đều hơn.
- Trường chuyên giúp học sinh nhận ra tiềm năng, giá trị bản thân và có cảm giác thuộc về.
Tóm lại, người viết ủng hộ duy trì trường chuyên và nhận thấy những trải nghiệm tại PTNK đã giúp bản thân trưởng thành và có cái nhìn đa chiều hơn về giáo dục và bất bình đẳng xã hội.
Nếu xem trường chuyên chỉ là nơi để tạo 1 môi trường chung cho các học sinh giỏi, tài năng thì xã hội phải ủng hộ duy trì, bởi sự thật đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà xã hội, chính trị Việt xuất sắc có xuất phát từ trường chuyên. Vấn đề xảy ra là phụ huynh, giáo viên và học sinh lại tự đề cao quá mức cần thiết, tự tạo ra áp lực quá mức nên dễ dẫn đến các tiêu cực. Hãy xem môn chuyên giống 1 môn năng khiếu của mỗi cá nhân như hội hoạ, âm nhạc, thể thao thôi, cần có môi trường để các em học sinh phát triển trong đó. Việc học môn chuyên, vào lớp chọn, trường chuyên sẽ vô nghĩa hết nếu các em không thực sự yêu thích và vui vẻ khi học mà các em chỉ chăm chăm vào thành tích này kia để có lợi ích sau vào đại học, du học. Việc học cấp phổ thông 3 năm, đại học 4-5 năm cũng chỉ là một khoảng thời gian nhỏ trong cuộc đời mỗi người, nó phù hợp vào giai đoạn phát triển của riêng từng người, đừng so sánh bản thân mình với người khác qua trường này trường kia. Các em học sinh phải biết mình thực sự muốn cái gì, các phụ huynh tôn trọng ý kiến của các em, còn giáo viên chỉ nên là người hỗ trợ, định hướng các con đường cho các em đi. Thực sự việc học không hề dễ dàng, vì vậy hãy học vì yêu thích và cảm thấy thoải mái.
😮 Vấn đề là nếu bảo học sinh giỏi có cách học khác với học sinh khác thì học sinh cá biệt hay quậy phá thì sai chả lẽ cũng phải thành lập trường cá biệt à hay những học sinh giỏi thể thao thì có trường phổ thông chuyên cho thể thao không?
@@hoanguyenthanh2576 Tôi nghĩ bạn nên hiểu bản chất của vấn đề được đề cập ở đây là môi trường học tập của cả 1 nhóm người phân cấp theo năng lực đầu vào, không phải là theo cách học của từng người, không phải theo tính cách từng người. Ở nước ta có trường THPT Năng Khiếu Thể Dục Thể Thao có thể tạm đại diện cho phía nhóm trường chuyên đấy. Nếu không có trường chuyên thì các em đam mê và giỏi Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật từ bỏ hết ư? Chắc là không vì chúng ta còn có các clb, trung tâm rèn luyện thi Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể thao.
@@hoanguyenthanh2576 Còn về vấn đề liên quan đến học sinh cá biệt, tỉ lệ học sinh cá biệt (lưu ý không đánh đồng học sinh cá biệt chỉ là học sinh quậy phá nhé) là bao nhiêu so với tỉ lệ học sinh khá, giỏi trong 1 lượng rất lớn học sinh đầu vào hàng năm, hơn nữa việc tạo ra 1 môi trường (lớp, trường) toàn những học sinh cá biệt đã là giải pháp tốt để phát triển việc học, tâm lý của các em không? Làm sao để phân loại học sinh cá biệt, chúng ta dựa trên đánh giá hạnh kiểm các năm ư? Vậy chúng ta mặc định cho là em năm lớp 9 là học sinh cá biệt thì lên lớp 10 cũng là học sinh cá biệt, thế chúng ta giáo dục trong cấp THPT chỉ về năng lực thôi sao. Vấn đề liên quan học sinh cá biệt nó là 1 vấn đề rất phức tạp mà chúng ta phải hiểu bản chất các nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp, nó khác với vấn đề được đề cập trong video của Hội Đồng Cừu.
@@khangha6567 Hừm Trường chuyên ở THPT có làm thay luôn chức năng của bậc Đại học với Cao học luôn hay không? Nếu học sinh đã giỏi thì có đặc quyền học trước các học sinh không học trường chuyên sao?. Sao mấy học sinh đó không học vượt cấp lên ĐH hay Cao học luôn cần gì học THPT làm gì đằng nào mấy môn khác cũng phụ có học THPT sao này chả dùng đến
@@khangha6567 Dù sao trường chuyên cũng chỉ phân loại đầu vào bằng 1 cuộc thì cũng không phản ánh gì nhiều cũng chẳng dám chắc đầu ra trường chuyên như thế nào có khi không bằng trường không chuyên cũng nên.
Mình hồi trước đã từng thi trượt trường chuyên và học cấp 3 ở trường huyện. Thời điểm 12:31, Trung nói đúng tâm tư của mình sau khi học hết cấp 3: quả thực học trường huyện không có môi trường ganh đua nhưng lại giúp mình tiếp xúc với nhiều bạn với những tố chất khác biệt, ngoài khả năng học tốt và rốt cuộc, quãng thời gian THPT lại cho mình nhiều kỉ niệm nhất trong các cấp học.
Mình cũng trải qua thời gian tiểu học, THCS làm "tinh hoa" của lớp học, mà thực tế chỉ là "thằng chột làm vua xứ mù" thôi. Lên THPT, đại học nó khác hẳn :)).
Mình học trường huyện, đậu vào YDS, may mắn được học tập và làm việc cùng các bạn từ các trường chuyên lớn trên cả nước, nói thật là đa số các bạn là giỏi toàn diện và tư duy rộng mở, làm việc cùng các bạn mình được học hỏi rất nhiều không chỉ về chuyên môn mà còn thay đổi tư duy tích cực hơn nữa. Mình ủng hộ trường chuyên, nó từng là ước mơ của mình.
Quan điểm của mình trước khi xem video: vẫn nên có trường chuyên lớp chọn, để dành cho những hs giỏi, vì làm gì cũng phải có môi trường những người cùng chí hướng với mình. Môi trường rất là quan trọng, ở đúng môi trường thì mới phát huy được hết khả năng của mình. Những người giàu thường hay chơi với nhau, và giỏi thì thường cũng thế, ngưu tàm ngưu, nếu ngưu tầm mã thì rất khó (vẫn chơi được nhưng ít hơn) để chơi được với nhau, những thằng suốt ngày chơi game với nhau sẽ có chuyện để nói chuyện với nhau suốt ngày, việc học cũng tương tự. Cùng tần số mới thân với nhau được.
Sau khi xem: quan điểm cũng k thay đổi 😂
Tôi là học sinh chuyên, sau đó, đi dạy học 35 năm, thì thấy rằng
Trường chuyên rất có lợi cho cá nhân học sinh năng khiếu. Vì ở đó, có môi trường ganh đua, có thầy giỏi , có sách vở tài liệu đầy đủ và các điều kiện khác .
Nhưng sau này đi dạy, lại rất ghét trường chuyên, vì trường chuyên hút hết học sinh khá. Trong khi, trong 1 tập thể lớp học bình thường, rất cần chừng mươi lăm em khá giỏi để làm động lực đẩy phong trào học tập của cả lớp tiến lên.
Thực sự trong một cộng đồng, rất cần 1 bộ phận tinh hoa để lan tỏa cái hay cái tốt , từ đó phát triển cả cộng đồng.
HS bình thường cũng có quyền được học GV giỏi . Ko lí gì mà đầu tư nguồn lực cho HS giỏi , còn các em bình thường lại thiếu đầu tư.
@@wickjohn6010 đúng vậy, cay nhất là lấy ngân sách ra cho trường chuyên , còn các HS trường khác được đối sử như công dân hạng 2
Hệ thống trường chuyên là cần thiết, và sự phân hoá xã hội là không thể chối bỏ 👍🏻 ko có cạnh tranh xh sẽ mất đi động lực phát triển
ông nghe một chiều quá đó
@@kkkmp5327 đồng tính và ko ba phải mình thấy ok. Bạn nghe trung mà bạn cũng trung lập rồi đứng nhìn là bạn hiểu sai trung rồi, trung nói để giải thích wan điểm chứ ko phải là wan điểm trung lập của trung là đúng. Việc học sinh giỏi trong giai đoạn tiến lên chuyên học cũng khổ chết mẹ vs những học sinh ko cùng hướng rồi. Cô đơn lắm man
Nếu trường chuyên là nơi để phát triển tài năng đặc biệt (nhạc, hoạ, thơ, văn, toán, lý, hoá, sinh ...) của các bạn trẻ thì nên khuyến khích. Bắt đầu sớm cũng tốt chứ đâu phải chờ tới cao đẳng, đại học. Có một nhóm cùng hội cùng thuyền nghiên cứu, học tập, hợp tác sẽ thuận lợi hơn nhiều chứ. Cuộc sống của các bạn ấy cũng đâu chỉ gói gọn trong cái trường học đâu mà lo
Ở Mỹ thì mình không rõ, vì chưa qua đó bao giờ, nhưng ở VN sau khi được học ở cái gọi là trường chuyên rồi, thì mình thấy những nghiên cứu của Mỹ không áp dụng được cho Việt Nam, những học sinh trường chuyên mặt bằng chung năng lực cao và rộng hơn các trường bình thường, và thực sự là các event từ học sinh trường chuyên tổ chức mình thấy rõ cái sự "tinh hoa" của học sinh trường chuyên và cách mà các bạn ấy tận dụng được điều tinh hoa đó. Chứ nếu mà cào bằng hết toàn bộ học sinh thì đó mới là thui chột tài năng của mọi người. Xã hội công bằng là xã hội bình đẳng về mặt cơ hội chứ không phải là bình đẳng về mặt kết quả. Nên trường chuyên và trường thường đều vô cùng cần thiết
Mình học bên ngành giáo dục thì thực ra là phân chia học sinh theo lực học là một phương pháp tân tiến hơn "chuột chạy cùng sào". Mỗi học sinh đều có khả năng tiếp thu khác nhau và không thể bị áp đặt trong cùng một chương trình dạy, điều này sẽ dẫn đến học sinh năng lực yếu cảm thấy nản vì chương trình quá khó, trong khi đó học sinh giỏi trở nên kiêu căng và chán nản vì chương trình học quá dễ. Trong môi trường lý tưởng thì giáo viên sẽ phân học sinh ra từng nhóm dựa theo học lực và dạy các nhóm này theo chương trình học phù hợp với khả năng của mình. Nhưng trong thực tế điều này là quá sức quản lý của mỗi giáo viên. Vì vậy hệ thống trường chuyên và trường thường sẽ giúp các em học trong chương trình phù hợp với khả năng của bản thân. Hình như là ở Mỹ cũng áp dụng mô hình này trong từng trường học, học sinh giỏi sẽ được đẩy lên cấp độ cao hơn để học, còn học sinh yếu vẫn sẽ học những lớp cơ bản cho đến khi đạt trình độ cao hơn.
Chủ yếu là định kiến của xã hội về việc học giỏi thì sẽ có tương lai tốt hơn, kiếm nhiều tiền hơn, đây không phải là một định hướng tốt. Trong một xã hội tân tiến mọi người có thể đều giỏi trong lĩnh vực riêng của mình không nhất thiết là học thuật (có thể là về nghệ thuật, sửa chữa máy móc, công ích xã hội), và có được một cuộc sống hạnh phúc từ đó.
theo quan điểm của em là hs học trường chuyên có khả năng đậu đh bằng điểm khối tuyển sinh cao hơn gấp 2-3 lần hs trường ko chuyên hay trường quê. Vì thầy cô chuyên cập nhật bộ đề từ bộ nhậy hơn và biết hs cần học những gì😢, hs trường thường phải nổ lực rất nhiều trong việc chọn lựa tài liệu ôn thi
@@tuannguyenquang3145 Trường hợp mình thì thấy trường thường tốt thì thầy cô ôn thi đh tốt hơn hẳn trường chuyên. Do trường chuyên bị áp lực thi môn chuyên kiếm thành tích, mà nội dung môn chuyên thì k match vs nội dung thi đại học. Nên cuối cấp mà vẫn chấp niệm vs môn chuyên là phải 1 mất 1 còn vs nó để có giải quốc gia a.k.a tuyển thẳng đh.
@@lionboom113 uk tui cũng nghĩ trường thường mà gv giỏi thì ôn êm hơn, mà tiếc là ở thành phố tui mấy môn phụ cho điểm mấy bạn chuyên luôn, rồi chương trình học mấy bạn cũng sát với đề đh (vd toán, hóa, sinh, lý), nên coi ds đâu j đh toàn tên trường chuyên 1/6 ds rồi
@@lionboom113học sinh chuyên nó giỏi sẵn, do điểm đầu vào cao chót vót nên tư chất học tập cao sẵn, tự ôn cũng ngon chứ cần gì thầy cô kèm. Bằng chứng là học sinh trường chuyên đỗ ĐH tỉ lệ cao chót vót. Sinh viên Ngoại thương cũng rất nhiều từ trường chuyên, k muốn nói là đa số.
@@tuannguyenquang3145 là một người từng học Chuyên nhưng không thi Quốc gia mà chỉ thuần ôn thi Đại học, mình có thể cho bạn một góc nhìn mới đó là về việc ‘tự học’: các bạn lớp mình nói riêng và trường mình nói chung thì chúng mình dành thời gian tự học rất nhiều - chúng mình tự tìm tài liệu và các thầy dạy online để luyện đề, nói không ngoa thì 80% thời gian học lớp 12 (giai đoạn ôn thi nước rút) của chúng mình tự học và thầy cô và chính bạn bè sẽ là người giải đáp thắc mắc. Và vì sao chúng mình tự học hiệu quả, vì khi học những kiến thức nền tảng thì thầy cô đã cung cấp kiến thức cho chúng mình một cách logic và ‘yêu cầu’ chúng mình hiểu bản chất của vấn đề. Còn mình không thể so sánh ở Việt Nam trường Chuyên hay trường thường ôn thi Đại học hiệu quả hơn được vì mình chưa thu thập được số liệu thống kê cụ thể và thậm chí thì mô hình đào tạo của trường Chuyên ở mỗi tỉnh lại khác nhau nên so sánh thế khá khập khiễng. Điều khiến hệ chuyên khác biệt với hệ thường là vấn đề chuyên sâu về môn chuyên chứ không phải là việc thi Đại học. Nhưng chúng mình cũng không phủ nhận những điều tốt chúng mình có được từ môi trường học tập, điều kiện tiếp cận với các kiến thức nên về vấn đề đó thì được giải quyết bằng việc ‘điểm cộng khu vực’ trong thi ĐH của học sinh Chuyên là thấp hơn học sinh trường thường cùng khu vực
Còn nếu nói về vấn đề cập nhật bộ đề thì với vai trò một người từng đi làm thêm bằng việc gia sư ôn thi Đại học cho vài học sinh, người muốn cập nhật bộ đề và xu hướng đề là người bỏ thời gian ra nghiên cứu và xem xét các đề từ năm trước, các đề luyện của năm ôn thi - tức là chính học sinh ôn luyện thi có thể là người làm việc đó (mình đã áp dụng hồi ôn thi ĐH và hồi mình đi gia sư).
Và nếu nói về thực tế tiêu cực của việc leak đề, lộ đề ĐH thì đó không phải là vấn đề trường chuyên hay trường thường mà là vấn đề người ôn thi ĐH có tìm được người để lấy được đề hay không - rất tiếc đó không phải là giáo viên của đa số các trường chuyên mà là từ một bộ phận khác nhạy cảm mình không thể nhắc tên, lùm xùm lớn nhất gần đây mà có thể bạn sẽ biết là trung tâm gv THT.
-
Kết luận lại qua bài hơi dài của mình thì thực tế những quyền lợi về việc ôn luyện thi ĐH cho học sinh trường Chuyên không như nhiều người tưởng tượng - Điều mà học sinh Chuyên được hưởng nhiều hơn là vấn đề môn chuyên và những vấn đề xã hội khác nên có lẽ không nên dùng việc thi ĐH để làm luận điểm cho thấy học sinh trường Chuyên ‘được gì’ hơn học sinh trường khác.
Và về những vấn đề nhạy cảm, mặt trái trong tuyển sinh thì nó không nằm ở phạm trù ‘trường Chuyên - trường thường’ mà nằm ở một phạm trù khác.
P/s: Thời gian mình thi là 2018, cách bây giờ cũng khá lâu rồi nên các vấn đề học tập có thể thay đổi rất nhiều nhưng kể cả lên bậc ĐH hay sau này thì có hai vấn đề rất quan trọng với một người để phát triển đó là ‘tự học/tự rèn luyện’ và tìm kiếm cho mình người dẫn dắt phù hợp: việc này bây giờ nếu chỉ xét về học lý thuyết không chuyên sâu để thi ĐH thì khá dễ dàng vì việc học online và tìm kiếm tài liệu số cả miễn phí và trả phí đều khá dễ - còn các tài liệu chuyên sâu về từng ngành hay các nghiên cứu cho các bậc học cao hơn THPT thì sẽ khó tìm kiếm hơn
Trải nghiệm thực tế của mình khi học bậc đại học ở một trường X, trường này có chương trình trộn các bạn có các giải quốc gia, hoặc học bổng vào các lớp thường, một lớp 20 người thì sẽ có tầm 5 bạn xuất sắc như vậy. Ý tưởng của họ là tạo ra sự thúc đẩy học tập cho các sinh viên còn lại cũng như tạo ra danh tiếng cho trường. Và với một sinh viên ở mức bình thường như mình thì nó chỉ tạo ra một áp lực khiến mình muốn bỏ cuộc, bởi vì nhưng cá nhân này sẽ luôn là người hiểu bài giảng một cách nhanh nhất, giải một bài tập khó một cách dễ dàng, và chắc chắn sẽ có một suất học bổng trong học kỳ. Sau này đi làm, những kiến thức mà mình không học "kịp" lại có thể tiếp thu nhanh chóng khi không có những bức tường không thể vượt qua như vậy. Nếu trình độ giữa các cá nhân trong một lớp học có sự phân hóa quá cao, thì đó không phải là một môi trường cạnh tranh học tập lành mạnh, mà còn có thể gây ra sự nản chí cho phần còn lại.
cái j cũng có 2 mặt của nó
Đồng xu có 2 mặt, bạn là đại điện cho mặt tiêu cực mà 1 sự việc mang lại.
@@vuongphamMichigan haha đúng là không có kiến thức để phản biện thì thường người ta sẽ theo bản năng quy chụp đối phương nhằm nâng cái tôi lên
@@dattran1824 theo mình "cái gì cũng có hai mặt" là cách nói không bao giờ giải quyết một vấn đề triệt để. bạn dựa vào đâu nói là "không có kiến thức phản biện", đây là trải nghiệm cá nhân của mình nhằm đưa ra một đánh giá về giáo dục, mình "quy chụp đối phương để nâng cái tôi" chỗ nào vậy bạn. Hay chính bạn mới đang làm điều đó :) ?
@@tiembanhbongbot đã được đi học đại học rồi còn suy nghĩ này nọ, người giỏi hơn học vượt hơn thì sẽ có học bổng có gì sai đâu, hay bạn muốn kiến nghị đặc cách cho người ta học thẳng lên tiến sĩ khỏi học chung với bạn thì họ cũng vui lắm đó. Tại sao không nghĩ về tương lai của mình mà cứ nghĩ về tiêu cực, không lẽ người giỏi phải tàng hình, hoặc bay ra khỏi vũ trụ khác thì bạn mới vui sống được ?
Mình vẫn thích có sự phân hoá trường chuyện/trường thường . Môi trường sinh ra phù hợp nhu cầu, không có đúng/sai trong " áp lực tạo ra kim cương ". Có cạnh tranh, đó tham vọng, có nhu cầu thì xã hỗi mới phát triển đa dạng và "giàu" được . Giàu về kiến thức, học thuật, tiền tài, giá trị ...
Mình học trường thường, tiếp xúc nhiều với các em trường chuyên do tính chất công việc, và đừng nói là các em ấy thiên về học thuật . Đấy là môi trường thật sự dành cho những cái đầu vượt trội, nhiều khi việc bạn phải cố gắng thì tụi nhỏ đó chỉ làm giống như việc thở hàng ngày, rất tự nhiên.
em từng là học sinh trường thường, trường quốc tế, và du học sinh. Ngoài ra có chị ruột và bạn bè là những học sinh trường chuyên từ TPHCM tới HN. Em nhận định là không nên bỏ trường chuyên vì sau khi đc tiếp xúc với các bạn trường chuyên thì 1 điều phải công nhận là các bạn rất giỏi, như là sinh ra để học và phát triển về mặt học thuật. Nên là cần phải có trường chuyên để tap into cái năng lực đó của các bạn.
công nhận giải bài tập giỏi thật, dường như đưa bài toán nào ra cũng biết làm
Vì đơn giản trường chuyên tuyển toàn HS giỏi . Cũng là trường chuyên đó tuyển HS trung bình vào thì có giỏi lên ko
@@wickjohn6010 ko giỏi giải bài tập thật
@@wickjohn6010 bạn sẽ dạy bay cho con cá, hay dạy con chim bay xa hơn
Là alumni ptnk, mình rất ủng hộ các trường chuyên (xu hướng scholarly capital). Mình nghĩ alumni của LHP hay ptnk hay amsterdam có thể hiểu cảm giác này, mình luôn có một mối gắn kết chung về khía cạnh đạo đức và cuộc sống với alumni các trường chuyên dù ở bất kỳ môi trường nào khác (đại học, công sở, hoặc quán cafe, v.v). Mối gắn kết này không phải là kiểu thể hiện chủ nghĩ thượng đẳng, mà là sự tương đồng của những con người khác biệt trong xã hội (có các mối quan tâm intellectual, hoặc cách socal behavior mà đa phần xã hội không quan tâm, thậm chí đánh giá là weirdos)
Dẹp trường chuyên, đồng nghĩa tước đạt cơ hội được phát triển bản thân, được là chính bản thân mà không sợ bị xét nét của những con người khác biệt đó.
👍👍👍
Tôi ủng hộ mô hình trường chuyên, Tuy nhiên ở Việt Nam, phải cải tạo lại hệ thống trường chuyên hiện giờ, vì nó có rất nhiều bất cập và bất công, chỉ có lợi cho người học tại ngôi trường đó chứ không có lợi cho đa số. Tại sao chúng ta nói như vậy ?
1. Chạy theo thành tích
Chúng ta thưởng hàng trăm triệu cho huy chương vàng, huy chương bạc quốc tế. Thưởng cho cả giáo viên. Rồi sau đó những học sinh này sẽ ra nước ngoài chứ đâu có đóng góp gì cho nên khoa học, kinh tế nước nhà? Những người này liệu có đưa ra đột phá, sáng chế gì cho quốc gia hay rồi lại đi làm công và định cư ở xứ người ? Chuyên USA, chuyên UK à ? Chúng tôi không cần huy chương giải toán, chúng tôi cần sự đột phá về các công trình nghiên cứu, các sáng chế, các sáng tạo trong nhiều lĩnh vực. Những học sinh giỏi này phải là những đầu tàu trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, chứ không phải là giải 1 bài toán có sẵn.
2. Ít đóng góp vào sự phát triển đất nước dù được đầu tư lớn.
Trường chuyên là nơi, mà ai cũng hiểu là nơi đào tạo nhân tài, những người tạo ra đột phá và phát triển đất nước. Vậy cái đột phá đó đâu rồi ? Chuyên Sử thì liệu có làm nhà nghiên cứu sử học không ? Chuyên toán thì đã ra làm nghiên cứu toán chưa ? Chuyên Anh thì liệu có nghiên cứu và công trình chuyên sâu về tiếng anh không ? Hay thực ra cái thứ trường "CHUYÊN" đó chỉ là 1 trường chất lượng cao, tạo sự bất công cho giáo dục ?
Tại trường chuyên, cơ sở vật chất và giáo viên tốt gấp nhiều lần trường thường, vậy cuối cùng đóng góp được gì cho nền khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật của nước nhà, hay toàn ra nước ngoài du học rồi định cư ở đó vì lợi ích cá nhân ? Đa số học sinh còn lại thì vào đại học với điểm cao, nhờ được hưởng giáo viên và nền giáo dục gấp nhiều lần. Chỉ có những học sinh chuyên mới vui vì họ là người được hưởng, còn với đa số chắc chắn là bất công.
=> Theo tôi, chúng ta cần cải tạo trường chuyên theo hướng trường chuyên + nghề nghiệp. Ví dụ như trường năng khiếu thể thao, trường năng khướu âm nhạc, trường năng toán - tin...v..v Các học sinh này sẽ vào trường không chỉ thông qua các bài thi văn hóa, mà còn thông qua các hồ sơ dự tuyển, thông qua thư giới thiệu, bài thi năng lực...v...v và có 1 hội đồng chuyên môn về năng khiếu đó đánh giá. Học sinh tới từ khắp nơi trên cả nước và có cơ chế tài trợ, hỗ trợ cho họ trong quá trình theo học.
.Học sinh tại các trường này phải học chương trình năng, thậm chí như năm 1 năm 2 đại học. Và được ưu tiên bỏ qua các năm đào tạo ở chương trình đại học. Thậm chí tạo điều kiện học lên thạc sỹ, tiến sỹ tùy khả năng...v...v
Các trường chuyên hiện tại arm, chu văn an...v...v sẽ chuyển thành trường trung học chất lượng cao, tự chủ tài chính. Các em học sinh khó khăn đỗ vào sẽ có cơ chế học bổng, cơ chế vay vốn....hỗ trợ các em trong quá trình học. Những phụ huynh các trường này đa số khá giả, nên sẽ phải tính học phí cao. Nhà nước sẽ không hỗ trợ đầu tư nữa.
Mình thấy hầu hết những mô hình mà ở VN và nước ngoài đều có thì ở VN thường sẽ bị biến tướng theo mục đích thiếu lành mạnh và chủ yếu nhằm đạt được thành tựu tạm thời
trường chuyên rõ ràng là tạo ra môi trường rất phù hợp cho 1 lượng đối tượng học sinh phù hợp tuy nhiên càng ngày càng nhiều học sinh bị ( gia đình, lối sống xã hội ) ép học hành một cách cực đoan trong trường chuyên nhằm mục đính thi đua là chính khiến các em bị phát triển lệch lạc khó khăn hơn trong cuộc sống sau này ( khó khắn ở đây không có nghĩa là khó kiếm tiền )
Trường chuyên thực ra nằm trong một hệ thống lớn hơn đó là tính chuyên môn hoá của xã hội. Hiểu đơn giản là ai có năng khiếu và đam mê về lĩnh vực nào thì sẽ học hỏi và làm việc ở lĩnh vực ấy. Bản chất nó không có tính phân biệt đối xử mà chẳng qua hiện nay số lượng trường chuyên về các khối ngành không đủ dẫn tới việc người ta tự cho ra trường chuyên là trường giỏi còn trường thường là trường kém. Ví dụ 1 đứa trẻ học toán kém không vào được trường chuyên toán, nó lại vẽ rất đẹp nhưng lại không có trường chuyên vẽ còn xã hội lại định kiến "vẽ đẹp để làm gì?" Vậy nên việc tồn tại trường chuyên là tất yếu và rất quan trọng để đào tạo nhân tài, còn những "khuyết điểm" mà người ta đang nói chủ yếu đến từ việc thiếu cơ sở giáo dục, điều kiện kinh tế, chính sách giáo dục của quốc gia. 1 con ngựa chạy nhanh thì phải được rèn luyện trong trường đua chứ không phải tập leo cây, con cá bơi giỏi thì cần ra sông biển lớn chứ không phải là đi học đàn hát...
ý tưởng thì tốt nhưng thực hiện thì xxx. chuyên môn hóa gì ở bậc phổ thông?
@@thanhtu7227 đầu óc, ngu toàn diện vẽ cũng ko đẹp đâu ông, kiến thức vẽ nó cũng kiểu hơi nhiều vs giáo điều đấy bro, ko phải dành cho dạng người bruh bruh đâu
@@DartNguyen vấn đề là vẽ ra để làm gì? làm được gì sau khi ra trường THPT: nghiên cứu khoa học công nghệ, hay gì.
@@thanhtu7227 mình ko hiểu ý bạn, :) mình vẫn đang làm những cái việc bạn cho là ko thực tế hằng ngày đây, chắc mình ko cùng thực tại với bạn. Cuộc sống mình vẫn ổn định còn bạn bè ngày xưa có khẩu khí như bạn mình thấy cũng chật vật á. Mình theo đuổi sự ưu tú còn các bạn đòi có tiền ngay, ít nổ lực , khỏi đam mê thì. next
@@thanhtu7227 để bạn nào định hướng được sớm thì vào chứ sao man. Học trường thường du đãng nhiều vl. Chung nhóm vs mấy thằng ko có khả năng học thuật nữa. Mình ko rãnh để con em mình phải gánh nó đâu nha
Em theo phe bỏ trường chuyên, nhưng đúng là xem thêm một số lập luận phía sau của anh thì thấy bỏ cũng không làm gì. Rất hay, cảm ơn anh Trung. Bài nói rất thấu đáo, nhẹ nhàng, ai muốn hiểu sao thì hiểu không áp đặt
Đừng ép hs giỏi học chung với hs dốt bạn ạ, tội cho cả 2 bên lắm.
Hi vọng kênh sẽ phát hành nhiều sản phẩm tri thức như này ! Mình thật sự cần các bạn vì mình quá ngu trong 1 môi trường quá nhiều người thông minh như này ! Cảm ơn kênh ạ
Những video trên kênh này không chỉ giáo dục mà còn kích thích sự tò mò và khám phá. Tôi thực sự thích cách trình bày của chúng.
Các nghiên cứu ông hội đồng đưa ra kỳ này rất hay. Tuy nhiên theo mình thấy, đây đều là các nghiên cứu của giới học giả ngoại quốc, (chủ yếu là giới học giả Âu Mỹ) nên có vẻ như không điểm đúng cái vấn đề tồn tại ở trường chuyên Việt Nam.
Mình cũng chỉ xuất thân là học sinh trường làng, hiện vẫn đang theo đuổi con đường học thuật. Mình thấy rằng vấn đề chính ở trường chuyên Việt Nam không phải là vấn đề tồn tại hay không tồn tại, mà là ở chỗ nó tồn tại một cách lệch lạc. Một số trường chuyên ở thành phố lớn (như tp.HCM, Hà Nội) có vẻ như được đầu tư về định hướng và môi trường tốt hơn, và có thể các bạn được đào tạo từ những trường chuyên này không hiểu hết về những trường chuyên còn lại trên cả nước.
Trên thực tế, đa phần trường chuyên VN tồn tại không vì để đào tạo ra giới tinh hoa "elite", mà chỉ tập trung đào tạo ra các "đấu sĩ" (shcolar gladiator), những đợt thi học sinh giỏi cấp này cấp nọ là những đấu trường giác đấu thời La Mã. Nhằm để thỏa cái trí óc háo danh, thích thắng thua, sát phạt của phụ huynh. Giáo viên và những cái "lò" họ tạo ra cũng đã kiếm được lợi ích không nhỏ từ việc đó.
Một đấu sĩ giỏi không phải là một chiến binh giỏi, một "gà đá học đường" không nhất định là một học giả giỏi. Vì để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong các kỳ thi, các bạn sẽ được dạy cho một phần kiến thức của bậc đại học (mà học sinh bình thường không được học), tuy nhiên, cái kiến thức này không được truyền đạt một cách hệ thống trọn vẹn, mà chỉ đơn thuần là mánh lới, chiêu thuật, sau khi giải quyết các đề thi học búa thì vứt chứ không dùng được vào việc gì.
Tuy nhiên, cái tai hại ở chỗ: khi lên bậc đại học, các bạn học sinh bây giờ đã là sinh viên lại sinh ảo tưởng về cái kiến thức manh mún đó, nghĩ rằng mình biết nhiều hơn, ghê gớm hơn các sinh viên bình thường và sau đó nhanh chóng bị bỏ lại đằng sau.
Cho nên, vấn đề ở Việt Nam là: không nằm ở chỗ trường chuyên có nên tồn tại hay không, mà là cái tư duy nào định hướng cho hoạt động của các trường chuyên.
Bạn chưa học trường chuyên bao giờ nên phát biểu có vẻ liều. Một môn chuyên cả trăm học sinh thì cũng chỉ 4-5 em được chọn làm gà chọi còn đại đa số cũng học như thường, môn chuyên học nâng cao so với trường thường. Và vì có ngân sách lớn từ tỉnh nên được học nhiều kỹ năng, ngoại khóa và có học bổng nhé.
Học sinh trường chuyên đây và mình không đồng ý =)) 99% học sinh trường mình không có nhiều tiếp xúc lắm với thi học sinh giỏi và đội tuyển, chúng mình vẫn đi học bình thường, phụ huynh đa phần cũng chẳng ganh đua gì cả. Dù trường mình chắc nổi nhất về thi học sinh giỏi quốc gia quốc tế rồi, mình chuyên KHTN Hà Nội
học sinh trường chuyên không phải ai cũng được thi học sinh giỏi với olimpic đâu, chương trình học đường nhiên sâu hơn và phù hợp với những em thích học những môn đấy. Ngoài ra học sinh trường thường cũng có nhiều người được thi học sinh giỏi và cũng được học kiểu gà đá như vậy, Quan trọng là bọn trẻ có tài và có năng khiếu ngoài ra nó còn phải thích thú nó mới học nổi kiểu gà đá, ông nghĩ dễ học kiểu gà đá hay sao.
21jun23 tks a Trung và team HDC
Vấn đề ko nằm ở trường chuyên hay trường thường, mà quan trọng là kỳ vọng, áp lực ở ba mẹ. Những ai vô học trường chuyên chỉ vì muốn có thành tích tốt hay ước muốn của ba mẹ mà ko vì đam mê môn chuyên thì chắc chắn sẽ xảy ra tiêu cực
Đổ trách nhiệm lên đầu phụ huynh nữa sao
Theo quang điểm cá nhân của mình thì không cần trường chuyên.
Chúng ta cần các thầy cô có chuyên môn thật sự cao trong "ngành giáo dục"
Vì thực tế giáo dục ở Việt Nam chưa có khả năng đánh giá được " Như thế nào là chuyên thật sự", hay chỉ giỏi giải bài tập.
Các thầy cô có chuyên môn về giáo dục cao sẽ biết được thật sự các bạn đó có giỏi " Thật" Hay không? Từ đó có hướng để hỗ trợ phát triển tài năng đó một cách hiểu quả.
Chứ không phải cứ cắm đầu giải đề rồi gọi đó là chuyên. Nếu như chỉ làm được như vậy thì thật ra các bạn đó chỉ có trí nhớ tốt hơn các bạn khác thôi.
Chúng ta cần giáo viên tốt ở tất cả các trường.
Mình học trường thường ở tỉnh thi đại học thì cũng ko áp lực gì, điểm còn cao hơn vài bạn trường chuyên quê mình. Học xong đh thì mình đc học bổng phd ở mỹ về stem, giờ chuẩn bị tốt nghiệp. Mình thấy chuyên hay ko chuyên ko quan trọng bằng ba mẹ có gây áp lực cho con hay ko. Nhà mình thì ba mẹ mình cũng chả áp lực gì cả, lúc nào cũng nhắc tụi mình đừng stress quá nha con 😂
Đó là ông may... Chứ gặp tôi bị tự kỷ luôn nè😅😅😅. Giờ chỉ là thằng công nhân lđ làn nhàn.... May mà tự chữa dc ko thì vô trại tâm nhần cho nhẹ đời
Thì bởi căn bản v mới thấy là cái căn bản hoàn cảnh gia đình hay bối cảnh của mỗi ng khác nhau và có sự phân hoá quá rõ ràng/.
Mấy ngày trước em có đăng một số cảm nghĩ riêng của em trong câu chuyện này nên giờ em cũng hóng video của HĐC có thêm 1 góc nhìn toàn diện hơn cho chủ đề này.
Hay quá hay! Không tìm được từ nào thể hiện sự thán phục dành cho nhóm và Trung.
Tuy không thích trường chuyên nhưng phải thừa nhận rằng nó vẫn tốt hơn so với xhcn hoá mô hình giáo dục để rồi khiến cho học sinh giỏi phải giới hạn ở mức trần. Nếu có gì phải phàn nàn thì có lẽ nằm ở việc ngân sách dành cho trường chuyên cao hơn nhiều so với trường thường trong khi số lượng trường chuyên ít dẫn đến nghịch lý: một bên thì tiêu không hết, bên còn lại thì lần không ra.
Một trong những đối tượng mà video không đề cập đến có thể là sẽ là cứu cánh trong thời kỳ bất ổn hiện nay là giáo dục tư nhân nhưng bởi vì là đối tượng ngoài lề nên không nói sâu hơn được
Nâng cao ngân sách trường bth, thầy cô giỏi hơn để dạy hs. Chứ thầy cô trường thường dạy ôn thi đh chả dính
Nếu bạn chú ý lại thời điểm 2:33 thì Trung có từ chối đi chi tiết vào tình trạng trường chuyên ở Việt Nam. Vấn đề giáo dục tư nhân bạn đề cập, ở Việt Nam cũng đã nở rộ rồi và đang hình thành một nếp nghĩ: "giáo dục tư nhân đắt đỏ nhưng hướng đến phát triển toàn diện, cắt bỏ học thêm và dành nhiều thời gian thấu hiểu hơn".
Mô hình trường chuyên không phù hợp với VN đâu bạn, về cơ bản hs vào đa số là môi trường tốt hơn chứ không phải hs có chủ đích muốn học chuyên môn đó, với cả ảnh hưởng của vc xã hội VN là học trg chuyên là toàn hs giỏi. Nó tạo nên nghịch lý là thay vì hs vào chuyên để pt môn năng khiếu của mình, thì những bạn vào trg chuyên giỏi đa số họ cũng giỏi những môn còn lại nữa. Và cũng có phân cấp chuyên theo môn nữa vd như chuyên toán hơn chuyên địa. Với mục đích đào tạo nhân tài chuyên về các lĩnh vực riêng nhưng khâu hướng nghiệp để tận dụng hầu như ko có cũng ko đc trú trọng.
@@tuannguyenquang3145 Trường chuyên dạy cũng "dính" gì đâu bạn. Cái trường dạy tốt/GV tốt là có thể giáo dục học sinh học được kiến thức thường thức và kiến thức chuyên môn đúng nghĩa; hiểu được cái mình đang học là gì; chứ không phải kiểu "học vẹt" mà dính với chả dính gì.
Tuy nhiên, phải công nhận 1 điều, môi trường giáo dục bây giờ bị "thương mại" hóa, và rất nhiều tiêu cực xảy ra.
Không ai muốn mình kém hơn hoặc là kẻ thua cuộc cả. Chẳng phải công việc của giáo dục hay chính sách xã hội là làm con người hạnh phúc hơn, làm cho khoảng cách giữa các giới ngắn lại sao?
Trường chuyên là nơi đào tạo chuyên sâu kiến thức cho học sinh. Mỗi học sinh ở đây sẽ chuyên 1 lĩnh vực. Đâu phải học trường chuyên là giỏi hết. Vì vậy những học sinh nào có đủ nền tảng, đam mê yêu thích thì nên tạo điều kiện. Chẳng phải xã hội bây giờ khuyến khích con người theo đuổi đam mê ước mơ, mà lại đi bài trừ trường chuyên thì cũng lạ.
Vấn đề gây nên sự tranh luận phần lớn là ở khía cạnh phụ huynh, có thể các bậc phụ huynh ko hiểu từ những câu chuyện ko tốt về trường chuyên khiến họ bài trừ, hoạc những phụ huynh nuôi con theo ước mơ của mình gây sự thúc ép với trẻ nhỏ.
Mình học chuyên cũng lâu rồi, cách đây hơn 10 năm môi trường cũng lành không có quá nhiều tiêu cực ngoại trừ áp lực thi hsg các cấp. Mình có học thêm vài buổi với các bạn ở trường thường thì tốc độ giảng bài bị chậm dẫn đến mình bị mất hứng thú, nên việc phân loại lớp theo năng lực học sinh mình vẫn thấy khá cần thiết. Thật ra thì cơ chế nào thì cũng sẽ sản sinh ra vấn đề thôi, quan trọng là tư duy học để làm gì, vẫn còn bệnh thành tích, học để thi, để đạt kỳ vọng phụ huynh… thì dẫu có giữ hay bỏ chuyên cũng không có khác biệt nhiều
Cảm ơn bạn!
HDC chân thành cảm ơn đóng góp rất lớn của Nhung.
Chú 76 tuổi chú rất tự hào về thế hệ trẻ các cháu , các cháu rất giỏi xong chú cũng thấy hơi buồn một chút là không hiểu do yếu tố gì mà hầu hết các cháu đều lựa chọn học xong thì ít khi về nước
rất cảm ơn Hôi Đồng Cừu, bạn đã trình bày những vấn đề thời sự rất hấp dẫn, dễ hiểu.
Theo các đánh giá về năng lực con người thì vốn mọi người đều chỉ ở mức trung bình ở gần như mọi mặt trong cuộc sống, mỗi người thường chỉ hơn nhau ở một vài điểm nổi trội nên việc chọn "nhân tài" thông qua trường chuyên nó đúng là phương pháp tốt nhất. Chỉ có một việc cần xem xét là quy định lại khả năng của "nhân tài" mà trường chuyên cung cấp nó phải đúng thứ thiết yếu cho xã hội hiện tại.
Còn việc tại sao nhiều người phản đối trường chuyên một phần là do sự "dân chủ" trong xã hội tăng lên nên mọi người đều muốn mình hoặc con cái mình được đối xử "bình đẳng".
Nói thật, với những người ở cương vị đang lãnh đạo và dẫn dắt đất nước họ sẽ luôn ưu tiên đường lối mang lại lợi ích cho đất nước, mà ở đây là "trường chuyên" rõ ràng sẽ đóng góp được tài năng tốt hơn.
Bình đẳng là gì “họ” đã thực sự hiểu ko?
Họ hiểu sai về bình đẳng equality rồi.
Và thậm chí là hiểu sai về công bằng equity.
Cảm ơn nhóm vì 1 video rất hay và đa chiều, đúng là quay đi quẩn lại thì quay về Elitism vs pluralism, và làm sao cân bằng cả hai.
Mình thấy hiện chỉ có mấy nước bắc Âu dư tiền và xã hội chủ nghĩa mới kết hợp hai hệ thống này được. VD mình sang Nauy học cấp 3 thấy hệ thống của họ rất hay, học sinh vào 1 lớp bình thường để học những môn cơ bản như sử, địa, thể dục, văn học cơ bản, tôn giáo, xã hội học (không có toán lý hóa nhé), nhưng ngoài ra thì cũng có 4 môn tự chọn để học các môn mình mạnh, ví dụ toán thì sẽ có toán xác xuất, toán cao cấp 1, 2, hay các môn về khoa học xã hội, tâm lý học. Nếu anh học giỏi toán thì năm học sau sẽ chọn môn toán khó hơn, để học với những người ngang hàng mình. Còn đến lúc xét tuyển đại học thì ví dụ ngành công nghệ hay khoa học máy tính sẽ yêu cầu những môn học bắt buộc trong bảng điểm để ứng tuyển (vd phải có vật lý 2, toán cao cấp 2 chẳng hạn).
Đương nhiên để vào trường cấp 3 ở Nauy thì vẫn cần xét tuyển từ điểm cấp 2 nên vẫn có khái niệm tương tự với trường chuyên, nhưng một lớp ở trường top 1 bên này nó khá toàn diện, từ những hs tham gia chính trị từ lúc đi học đến nhưng vận động viên tiềm năng đến những quái vật về STEM.
Mấy nước bắc âu theo Social democracy chứ k theo cnxh nhé b.
trường chuyên nên cần phải duy trì, mỗi bạn sẽ có các mục tiêu khác nhau. Nếu bạn nào muốn thoải mái thì học trường thường, các bạn có mục tiêu về học vấn và đủ khả năng thì học trường chuyên, lớp chuyên. Chắc chăn không thể phủ nhận việc cạnh tranh của lớp chuyên và trường chuyên thúc đẩy cho các bạn bứt phá ra nền tảng cơ bản mặt bằng chung. vì mặt bằng chung ko thể đào tào đại tra được như vậy.
Triết lý giáo dục Khổng giáo ví người thầy giống như một thợ làm vườn giỏi, thành công của giáo dục là biến cây tùng thành cây tùng vươn cao nhất, cây mai thành cây mai nở hoa đẹp nhất, chứ không phải bắt cây tùng nở hoa mai!
Vấn đề của trường chuyên ở Việt Nam là biến một môi trường đào tạo năng khiếu (tương tự như nghệ thuật hay thể thao) thành một môi trường tinh hoa phân biệt giai cấp và chủng tộc. Mà ở đó áp lực hình thức khiến cho phụ huynh và giáo viên chỉ tìm mọi cách để đưa con em mình vào đó nhằm tìm kiếm danh vọng, chứ ko phải hướng tới mục tiêu cao quý cuối cùng là đóng góp giá trị cho toàn xã hội.
Nhưng thay vì chỉ tập trung tranh luận về trường chuyên. Một vấn đề khác cũng rất cần tranh luận liên quan khoảng cách giữa học sinh chuyên với học sinh phổ thông là chất lượng giáo dục phổ thông ở VN hiện nay thực sự yếu kém. Ko chỉ là vấn đề chuyên môn mà quan trọng hơn là ko tạo ra đc môi trường đạo đức, kỷ luật, cạnh tranh và hợp tác v.v lành mạnh thực sự hiệu quả cho học sinh. Sao cho các bạn ấy có được các kỹ năng xã hội, thế giới quan vững chắc, giá trị đạo đức đúng đắn, khả năng đồng cảm và ý thức tôn trọng sự khác biệt, tư duy phản biện, sáng tạo và khai phóng v.v. Từ đó nâng cao mặt bằng dân trí và kéo gần khoảng cách giữa hs phổ thông với hs chuyên.
Tôi tin rằng những kỹ năng và tư duy đó ko đc quyết định bởi tài năng thiên bẩm trong một chuyên môn hẹp nào cả. Đó là thứ ai ai cũng học được và cần phải học trong bối cảnh ngày nay. Vậy mà mtrg gd phổ thông ở VN chưa thể đáp ứng đc, trong khi mtrg gd chuyên lại làm rất tốt. Đấy mới là sự thiệt thòi và bất bình đẳng thực sự sẽ quyết định tương lai của mỗi cá nhân và của cả đất nước. Bởi vì dù tầng lớp tinh hoa của chúng ta giỏi đến mấy mà thiếu một môi trường văn hoá và xã hội phù hợp ủng hộ họ, làm cơ sở cho họ phát triển, thì cũng giống như con cua bị bó càng mà thôi! Ấy cũng là một trong những nguyên nhân của nạn chảy máu chất xám rất nghiêm trọng ở VN bây giờ.
Tóm lại, giáo dục tinh hoa là cần thiết. Nhưng ko nên dồn toàn bộ nguồn lực cho gd tinh hoa mà quên mất việc nâng cao chất lg giáo dục phổ thông. Đích đến của gd ko phải là đào tạo ra bao nhiêu nhân tài, mà là biến tài năng ấy thành thứ thực sự có ích cho toàn xh.
Đồng ý với bạn 👍
Theo mình thấy thì mọi người dường như chỉ đang chia hs thành 2 nhóm giỏi-dốt mà quên mất rằng vẫn còn những em có năng lực ở mức TRUNG BÌNH KHÁ, có mức năng khiếu trội hơn so với hs bình thường nhưng lại không đủ để đọ lại những hs gifted ( học chương trình thường thì có thể dễ dàng hiểu bài nhưng lại không đủ khả năng tiếp thu kiến thức từ chương trình chuyên) mình nói ở đây không phải có ý muốn giảm độ khó ct chuyên hay tăng độ khó ct phổ thông mà là để mong phụ huynh có thể nhận thức đúng năng lực của con em, nếu bị ép vào một môi trường quá cạnh tranh sẽ khiến những em này lãng phí năng lực của bản thân, thậm chí ảnh hưởng tới tâm lý bởi các em đang trong độ tuổi teen đang có những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý.
Ngoài ra phụ huynh cũng nên tôn trọng sở thích của các em, bởi mỗi người chỉ có thể phát huy năng lực của bản thân trong môi trường họ cảm thấy thoải mái.
Thấy video này của Hội đồng Cừu, mình nhớ tới cuộc tranh luận nổ ra một thời, bắt nguồn từ bài viết của Monster box cũng vào thời gian này của 3-4 năm trước thì phải. Dẫn tới việc các phương tiện thông tin đại chúng thời điểm đó đều lên bài về việc này.
Sau này được biết là người viết bài đó là 1 học sinh trường chuyên. Người này sau khi viết bài đã nhận được rất nhiều ủng hộ lẫn chỉ trích + gia đình có biến cố nên dẫn tới việc bạn ấy phải dừng công việc tại Monster Box. Và đến mãi sau này, khi sự việc đi vào thoái trào thì sáng lập Monster Box có lên bài chia sẽ thêm về các sự kiện có liên quan.
Quay trở lại chủ đề chính, theo mình, quan trọng là cách hệ thống giáo dục vận hành và cách nhìn nhận giáo dục của cá thể trong xã hội sẽ ảnh hưởng tới góc nhìn của vấn đề này.
Nếu như có góc nhìn đầy đủ về mỗi cá thể như: hoàn cảnh, tính cách, xu hướng, thế mạnh, điểm yếu, góc nhìn tư duy, khả năng vận động... blah blah thì chúng ta mới có thể chọn trường chuyên hay trường thường để phục vụ "yêu cầu, nhu cầu, khả năng" của người học.
Lựa chọn không có đúng, sai. Chỉ có là tư duy ở thời điểm đưa lựa chọn ở mức nào mà thôi.
Thực ra khi nghĩ về vấn đề này em nghĩ tới một số cách nhìn như sau. 1. Về công bằng, các bạn học sinh vào được trường chuyên nhờ nắng khiếu hay tư bản tốt hơn có phải là bất công bằng với các bạn không vào được trường chuyên hay không? Vì nếu xét ra đến tận cùng thì việc một ai đó có hay không có năng khiếu nào đó cũng không được lựa chọn nên không thể gọi là công bằng. 2. Về giáo dụ, rõ ràng việc học trường chuyên sẽ tạo ra môi trường học tập phù hợp nhất cho các bạn học sinh có năng khiếu chuyên biệt và có được đội ngũ GV, chương trình học phù hợp hơn nên mô hình trường chuyên đáng nhẽ phải được phổ biến đến tận địa phương, các quận, huyện. Em ủng hộ trường chuyên nhưng không ủng hộ việc bố mẹ bắt buộc con phải cố gắng thi vào chuyên (các môn cơ bản hoặc hot để dễ thi vào nhóm ngành dễ xin việc ở đại học) mà cần có cách đánh giá đầu vào sao cho các bạn chuyên biệt về năng lực nào được xếp vào lớp có năng lực đó.
🤔 bạn nói sai rồi, ở bên mẽo nó cũng có kiểu đào tạo đặc biệt mà, nếu bạn giỏi thì bạn có quyền được đầu tư nhiều hơn để sau này phát triển đất nước chứ
Mình học trường chuyên (cụ thể là chuyên anh), ở một lớp có tầm 21 học sinh. 15 năm sau, cả lớp chỉ còn đúng 2 bạn sống ở Vietnam, còn lại thì tụi mình đi du học, đại học thạc sĩ tiến sĩ rồi sống và làm việc ở nước ngoài hết. Mình nghĩ còn một điều là chảy máu chất xám ở trường chuyên là khá cao.
tại sao vn chảy máu chất xám nhiều???
Huhu nay Trung đẹp trai quá Trung ơiiii . Mới xem được mấy s đầu phải pause ra bình luận. Vẻ đẹp trí tuệ càng ngắm càng mê 🥰🥰🥰
"Gifted" này không chỉ ám chỉ năng lực mà còn ám chỉ những thứ cha mẹ cho con nữa 😅 Mình nghĩ trước khi công nghệ phát triển thì kể cả ngày trước các cụ có thể xuất thân bần nông nhưng vẫn thi đỗ khoa bảng thì chỉ có 1% là cùng, chứ 99% còn lại chắc chắn phải có bệ đỡ từ gia đình. Và đến giờ quy luật này vẫn vậy, có điều phổ biến hơn và ngày càng hiển nhiên hơn thôi. Vì vậy không bao giờ có được sự bình đẳng, và utopia đúng là ảo tưởng 😢
Gifted: having exceptional talent or natural ability.
Bạn lấy đâu ra con số 1% và 99% vậy? Hay chỉ dựa trên suy luận và những định kiến cá nhân thì lập luận này vô căn cứ.
@@bellang717 Gifted của bạn là lấy định nghĩa của từ điển, nhưng Gifted của mình là lấy ra sau khi nghiên cứu về xã hội. Bạn có thể nghiên cứu thêm về xuất thân của những nhà lãnh đạo, những nhân tài xuất chúng, những tỉ phú tài phiệt xem nền móng của họ từ đâu. Ở Việt Nam thì bạn có thể thấy những tấm gương nhà nghèo vượt khó, thủ khoa đại học chỉ ôn sgk, và các bạn này chỉ chiếm 1%. Nhưng xin thưa với bạn là mình đã làm trong ngành giáo dục để mà chắc chắn rằng các bạn có học bổng của các trường quốc tế đến 99% là nhà có điều kiện để cho các bạn ấy tiếp cận với nền giáo dục tân tiến. Bạn bảo nhà không có tiền thì làm sao biết học IELTS, biết ôn SAT, biết chứng minh tài chính, biết viết luận??? Cơm không đủ no thì lấy sức đâu mà ăn với chả học hở bạn?
@@bellang717 Bạn xem video của Hội đồng Cừu đó, những thành viên trong team của anh Trung phần đa được học ở trường Chuyên ở thành phố trực thuộc Trung Ương. Học phí ở trường Chuyên cũng không phải quá đắt nhưng bố mẹ không có tiền thì cũng không dám mơ tới bạn ạ. Chứ bạn nghĩ sao mà một bạn ở khu vực 1, vùng sâu vùng xa lại có điều kiện tiếp xúc với những tri thức này?
@@arolyn7997 mình thấy bạn nên học hành đàng hoàng hơn là loạn ngôn như vậy. Cái bạn đang nói là cần điều kiện gì để 1 người được cho là gifted chứ nó ko phải nghĩa gifted trong câu, càng ko có cái chuyên quan điểm của tôi về từ gifted trong khi từ này nếu ko có ngữ cảnh thì là 1 từ vựng, nghĩa là fact. Ý kiến gì?Góc nhìn gì ở 1 cái fact? Cái việc nhờ có a mà có b xong suy ra b là a à? Suy luận ảo vậy. Còn cái nghĩa pragmatic như cái cách bạn loạn ngôn á thì cái câu này mới đúng nè.
He’s so gifted, thanks to his parents’ wealth - he never had to work a day in his life!
Thì đúng theo cái nghĩa pragmatic thì gifted ở đây nó kháy vào việc là anh chàng này đầu thai tốt chứ cũng ko đặc biệt gì. Pragmatic meaning nó phụ thuộc vào context chứ ko phải là góc nhìn của tôi quan điểm của anh. Pragmatics theo ý của ông được định nghĩa là
the branch of linguistics dealing with language in use and the contexts in which it is used, including such matters as deixis, the taking of turns in conversation, text organization, presupposition, and implicature.
.ờ nó cần 1 context cụ thể thì mới suy ra được hàm ý(implicit). Ông đặt cái She is a gifted violinist, nó chả có cái nghĩa hàm ẩn gì cả, vì nó có context đâu. Đây đơn giản là 1 lời nhận xét bình thường chả nói lên gì cả.
Ông có đem sang trung cũng nói thế thôi, và trung cũng chia sẽ rồi mà, đừng bao giờ dùng câu hỏi tại sao để nghiên cứu 1 vấn đề. Bởi mình rất là ko ủng hộ mọi người xem trung 1 cách mù quáng và ko có hệ thống kiến thức.
Mình có xem trung và hdc nhưng mà khán giả của kênh nhiều đứa chả có cái tư duy gì như bạn ấy. Các bạn ko có cái kiến thức của trung, cách suy luận của trung mà cứ nhái lại 1 cách ko não. Các bạn dùng những từ trung dùng mà ko có đi tra cái từ điển luôn mà. @@ Những kẻ ngụy tri thức xem trung như để bọn nó thấy bản thân cao cấp hơn trong khi cái đầu rỗng tuếch và chả có 1 nền tảng triết học nào. Kênh thì hay mà bình luận trnah luận dưới cmt rặc 1 lũ thảm hại a dua. Bây chả khác nào đám da trắng xem Shirley đánh đàn trong greenbook.
@@DartNguyen Thế tự dưng mà một người được cho là gifted? Một người được cho là gifted, không phải dựa vào bối cảnh xã hội và hoàn cảnh xung quanh nhỉ?
Lấy ví dụ: She is a gifted violinist.
Thế nào là "gifted'? Ai đặt ra câu này? Chủ thể "she" là ai? Nói ngắn gọn, "gifted" ở đây bao gồm: tài năng về âm nhạc thiên bẩm + cơ hội được tiếp xúc với violin + môi trường có người biết đến violin. Chứ cô ấy sinh ra ở một khu nghèo khó, không ai biết violin là gì, thì liệu cô ấy có được cho là gifted?
Bạn đang hiểu nghĩa của từ "gifted" theo lối semantics (ngữ nghĩa), còn tôi diễn giải từ "gifted" theo lối pragmatics (ngữ dụng). Tôi và bạn không chung lối suy nghĩ.
theo tôi thì thật ra nếu xã hội đủ tiến bộ và đủ nguồn lực thì mỗi người sẽ dc nhận 1 sự giáo dục khác nhau, phù hợp với mỗi người. Cho nên mọi lí luận về việc mọi người cần phải dc giáo dục giống nhau là đi ngược với sự tiến bộ (điều đó chưa có nghĩa trường chuyên là phù hợp, chỉ là lập luận kiểu giáo dục ngang bằng là chưa hợp lí)
Thứ 2, trường chuyên và trường thường cũng giống như thi đấu thể thao mà chúng ta có chia ra các cấp độ khác nhau dựa trên giới tính, hạng cân và độ tuổi vậy. Ví dụ bóng đá có chia bóng đá nam/ bóng đá nữ, U16/U21 ..., các môn cử tạ, đấm bốc chia theo hạng cân. Việc này nhằm chia mọi người vào các nhóm có năng lực k quá chênh lệch, khích lệ tinh thần và tạo sân chơi phù hợp cho mọi người. Trường chuyên và trường thường cũng có phần giống như vậy.
Thứ 3, nếu cho rằng trường chuyên lớp chọn làm gia tăng khoảng cách giữa các học sinh (bất chấp việc này đến từ năng lực thiên phú của các em, hay đến từ khả năng kinh tế của gia đình) cho nên xóa bỏ trường chuyên. Như vậy khác nào kéo gần khoảng cách giữa 2 bên bằng cách kéo top cao xuống cho gần với top thấp, đồng nghĩa với tổng thể chất lượng bị kéo thấp xuống. Vì sao k hướng đến những phương án nâng cao chất lượng giáo dục trường thường, để đưa top dưới lên gần với top trên? Đương nhiên sẽ khó hơn, nhưng đó mới là cái cần hướng tới và chúng ta chấp nhận đi đường dài, k phải vì khó nên cứ chọn những phương án mì ăn liền.
Thứ 4 là một quan sát cá nhân. Suốt quá trình học đại học, tôi k thấy sự khác biệt quá lớn giữa các bạn đến từ trường chuyên so với các bạn đến từ trường thường. Vậy liệu rằng lợi thế về lâu dài của các bạn học trường chuyên có quá lớn như ngta vẫn thường nói?
Tui đồng ý 1,2,3 với bạn. Còn ý 4 thì bạn nên xem xét trên 1 tập mẫu nhóm tương đồng, ví dụ 10 bạn trường chuyên ( top 10 tại trường chuyên) với 10 bạn trường thường (top 10 tại trường thường) trong kì đầu năm 1 thì lúc đó khác biệt mới xảy ra, chứ so top 10 trường thường vời top 50 trường chuyên thì không có khác biệt lớn trong môi trường đại học đâu. Và nói chung là mỗi người sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau nữa, có người tốt hơn, có người chùng xuống vì không còn hứng thú nữa, vào môi trường đại học 4-5 năm có nhiều yếu tố thay đổi 1 sinh viên lắm.
@@khangha6567 Tôi biết là ý 4 của tôi có nhiều sơ hở. Nhưng thật ra xét trên tập mẫu tương đồng của bạn thì cũng quá bất công với trường thường, vì vốn mẫu đầu vào của trường thường và trường chuyên cũng đã khác nhau rồi (top 10 trường chuyên nếu lúc đầu học ở trường thường cũng đã đủ hơn những bạn top 10 trường thường). Tôi muốn nói 1 ý chung là học trường chuyên cũng chẳng đến nỗi là 1 bước ngoặc cuộc đời, một khi k vào được là k bao h có cơ hội để sánh bằng ngta. Đương nhiên vẫn có tác động, nhưng k phải là rất nhiều như cái cách mà bên phản đối trường chuyên ngta đang nói.
"Và nói chung là mỗi người sẽ có giai đoạn phát triển khác nhau nữa, có người tốt hơn, có người chùng xuống vì không còn hứng thú nữa, vào môi trường đại học 4-5 năm có nhiều yếu tố thay đổi 1 sinh viên lắm." đoạn này của bạn cũng là 1 phần ý của tôi hướng tới. Sau nhiều biến động thì yếu tố trường chuyên cũng k cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong môi trường đại học. Vậy thì sự khác biệt, sự bất công, sự phân hóa xã hội mà ngta đang chỉ trích liệu rằng có đang quá lời?
đồng ý nhất với ý 4 luôn nha!!!
20:20 đến đây tôi không biết nói thế nào, vì thiếu 1 vài ví dụ. Ví dụ: tôi từng coi 1 vài phim nói về môi trường học tập của nước ngoài, có 1 vài phim nói về việc dạy những đứa trẻ hư hỏng và ngu không thể tả (xin lỗi vì dùng ẩn dụ của việt nam), nhưng bản thân thầy cô đó đã có thể thay đổi được 1 lớp nằm bét bảng điểm ở mọi môn, từ từ trỗi dậy. Tôi tin vào tư duy phát triển của thầy cô sẽ thúc đẩy, hơn là một môi trường tốt như lớp "chọn" hay trường chuyên.
❤ nghe hay và cuốn quá 🎉🎉
Nhớ hồi xưa trong lớp học có một vài bạn nhà ở tận hóc môn củ chi sáng đi học sớm bằng bus tới trường và thậm chí là nhiều bạn khác xuống xe bus thì đủ thấy có rất nhiều bạn đã rất nỗ lực để học tập và vươn lên hoàn cảnh mà vào học ở môi trường tốt, hứa hẹn cho họ tương lai tươi sáng, thay đổi cs. Chứ nói là hs hay phhs họ ảo tưởng háo danh chạy đua thành tích là ko đúng. Thậm chí cá biệt lớp 10 có cô giáo dạy lý đi dạy bằng xe bus nhé vì nhà cô ở xa mà lúc nào dạy cũng ân cần vui vẻ, rất nhiệt huyết mở cả lớp ngoài giờ chứ ko hề chạy bài cho có. Bạn bè ở trường đều luôn ý thức dc việc nỗ lực học hành, có tương lai tốt hơn, có rất nhiều cơ hội để đạt học bổng quốc tế nữa… Thật sự, nghe nhiều bạn kể ra thấy hiếm trường nào ở vn được hưởng những thuận lợi như trường cấp 3 mà tôi từng dc học. Quá nhiều định kiến và lời đồn đoán về trường chuyên ở vn, vì bị biến tướng ở khắp các tỉnh thành trên đất nước này. Chẳng có con đường thoát nghèo nào bằng con đường đi học!
tui từng huấn luyện đội tuyển quốc gia môn tin ở vài trường chuyên khu vực miền Bắc thì nhận thấy đa số mọi người nhìn nhận và hiểu sai những gì các em đang học và đưa ra những nhận xét rất chủ quan không đúng thật tế.
1. học trường chuyên, không có nghĩa là giỏi môn chuyên. một lớp chuyên chỉ có 1 2 3 4 5 em theo được môn chuyên. Còn lại học các môn trên lớp như các bạn khác, rất ít em theo được chương trình môn chuyên nhất là các môn tự nhiên.
2. các trường chuyên ở tỉnh môi trường học các môn chính quy sẽ khác với các trường ở HCM hay HN như chuyên Sư Phạm, KHTN, PTNK. Tui không biết bây giờ các em học các môn chính quy khác với thế hệ tui ra sao, nhưng điểm số cho rất thoáng, nếu nói áp lực là không hề có ở các trường chuyên tỉnh. Ví dụ một trường ở miền Bắc, cả lớp tin gần như hs suất sắc, điểm TB các bạn chỉ lệch vài chấm lẻ không ý nghĩa, nhưng bài vở bài thi các môn chính quy không khác gì các bạn trường thường. Riêng đối với các trường chuyên ở các thành phố tại HN và HCM thì các môn chính quy sẽ khá nặng.
3. các em thi môn chuyên vì năng lực tư duy các em có khả năng thì các em thi thôi, và tự bản thân các em tự đã có ý chí cạnh tranh rất cao. không có ý chí cạnh tranh thì có nài nỉ cũng không theo được. Hầu hết các em học chương trình chuyên thi xong không nhiều em chọn tiếp tục theo đuổi môn chuyên, mà sẽ rẻ hướng và xem như việc thi cử là một hình thức giải trí, kỷ niệm thời hs.
4. vẫn nên phân hóa giữa các trường để các em có môi trường cạnh tranh, rèn luyện bản thân, và một môi trường giúp em phát triển được tư duy. Một giáo viên trường thường rất khó để đào tạo được 1 em có đủ năng lực đi thi giải quốc tế lẫn quốc gia, hoặc không thể nào đưa ra các bài toán cho bạn thể hiện được.
5. tại sao mọi người quan tâm vấn đề học chuyên bị học lệch? không đều các môn? các em tìm ra được sở thích để theo đuổi không phải tốt hơn sao?
6. tui không đồng tình những luận điểm của bạn trong video trong hoàn cảnh tại vn. Các bạn học chuyên tại vn cần bạn hs có nghị lực theo đuổi vấn đề cao và có tư duy năng lực tốt chứ không có phân biệt gì về hoàn cảnh gia đình. Nhiều bạn xuất thân trong gia cảnh khó khăn, bố mẹ làm công việc có thể nói là rất tầm thường. Và khi theo một lớp chuyên, không ai ngăn cấm bạn theo đuổi một chủ đề khác và việc theo đuổi môn chuyên chỉ là một lựa chọn không bắt buộc.
Mình là người đã may mắn được học ở cả 2 trường, là 1 trường thường và 1 trường cận chuyên ( trường thường có lớp chuyên ) thì mình thấy là trường thường có lớp chuyên tạo cho mình cảm giác học tập thiên về học thuật và chuyên sâu rất nhiều , còn về trường thường ( trường thường nhưng điểm chuẩn cũng phải tốt ) thì thiên về sáng tạo , hiểu biết rộng , môi trường ở đó rất thoải mái và mình thấy sẽ phù hợp cho những người có tư tưởng " khởi nghiệp " , còn trường chuyên thì nên là giành cho người thích tính "học thuật".
Đây là trải nghiệm của mình.
Đối với mục đích cuộc đời mình mà nói thì học ở cả 2 trường đều phù hợp với mình , nhưng mình nghĩ trường thường thì điểm cũng phải cao chút thì mới đảm bảo được trải nghiệm như mình nói , còn trường chuyên hay cận chuyên thì mình nghĩ trường nào cũng sẽ có trải nghiệm như mình trình bày.
:) mình thấy đa số mấy thằng ở lớp thường toàn dân tào lao ko có mục tiêu lẫn chăm chỉ
Bạn phát âm rất chuẩn, nhưng vẫn được giọng Nam. Mình cũng đang tập tành nên mình thấy rất thích thú, cảm ơn chia sẻ của bạn 😅
Thra học sinh chuyên lợi nhất là môi trường phát triển mindset, network và có nhiều cơ hội th.
Chứ 80% học sinh chuyên k theo môn chuyên sau khi tốt nghiệp
Về mặt triết lý giáo dục trên thế giới thì có rất nhiều quan điểm nên cũng khó mà xác định được là nên giữ hay bỏ trường chuyên. Nhưng mà đối với tình trạng ở Việt Nam thì chúng ta cũng không cần phải xoá bỏ trường chuyên, thay vào đó là cải cách mô hình hoạt động của trường chuyên theo hướng thuận tiện, bớt gây những áp lực không cần thiết là được. Vấn đề nổi cộm ở trường chuyên hiện nay là trường chuyên nhận ngân sách giáo dục cao hơn gần gấp 3 so với trường thường nhưng mà những đóng góp của trường chuyên cho khu vực công thì rất ít ỏi. Điều đó tạo ra sự bất bình đẳng trong giáo dục, khi mà gia đình của những học sinh không học trường chuyên lại phải đóng thuế để nuôi học sinh trường chuyên (bây giờ phần lớn là học sinh nhà giàu) tự nhiên nó thành một nghịch lý là lấy của người nghèo để nuôi người giàu. Chúng ta có thể thay đổi mô hình hoạt động của trường chuyên hiện nay bằng cách chuyển đổi trường chuyên thành trường chất lượng cao, theo đó trường chuyên sẽ nhận ngân sách giống như trường phổ thông bình thường, còn phần chênh lệch sẽ do phụ huynh học sinh trường chuyên đóng góp. Như vậy sẽ tạo được sự công bằng trong giáo dục mà học sinh trường chuyên vẫn có môi trường để phát triển năng khiếu.
wan điểm của mình là ủng hộ trường chuyên nhưng cần là cần nhiều hơn nữa trường chuyên để bao đủ các khối ngành, sự đau khổ khi trầm mình vào những kẻ ko có chung kiến thức vs mình nó rất nặng nề, nói chuyện rất khó, chuyên môn cũng ko trao đổi được, nhiều đứa còn tầm thường nữa, lười biếng bạo lực abc. Mình ủng hộ theo đuổi sự ưu tú và tìm kiếm môi trường giống mình vì thật sự thì bạn phải bát ái lắm mới chịu nổi sự trộn lẫn giữa những cá nhân giác ngộ vs phần còn lại
trường chuyên hay trường không chuyên thì không có vấn đề phân biệt nhiều.
điều quan trọng nhất là phải tạo ra được hệ thống giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc gia đồng nhất để sau này khi tuyển dụng thì sẽ được tuyển chọn bình đẳng không được thiên vị trường chuyên thì được tuyển chọn, còn trường không chuyên thì không được tuyển chọn!
nhóm chăm học khác với nhóm lười học, nhóm học giỏi khác với nhóm học dốt, nhóm thông minh khác với nhóm thông manh,
nhóm yêu đời khác với nhóm chán đời,
nhóm tích cực khác với nhóm tiêu cực, nhóm cộng sản khác với nhóm tư sản, chân lý khác với giả lý
😢😅 vv.
chủ yếu vẫn là công đoạn tuyển chọn nhân tài phải đúng với quy định, nếu không có lỗ lực thì học kiểu gì cũng không bằng con ông cháu cha, như vậy thì chỉ thích hợp cho kiểu gia đình trị như vua chúa và các tập đoàn gia đình trị và kinh doanh gia đình, còn các tập đoàn và các công ty công nhất định phải bình đẳng quyền để tuyển chọn và chỉ cạnh tranh bằng tài năng thì công bằng!
cảm ơn sự chia sẻ.
Điều quan trọng ko phải nên có trường chuyên hay ko, mà là định hướng cho học sinh đi học trường nào
Ở phần cuối. Nếu đặt học sinh có năng khiếu chung với những đứa như nó có thể kiềm hãm tư duy thượng đẳng ở cấp độ cá nhân, còn ở cấp độ cao hơn thì chưa chắc 😂
Ngày trước có trường năng khiếu. Học sinh ở đó không phải từ các gia đình khá giả mà học giỏi thực sự và các thày cô giáo ở đó cũng được lựa chọn nghiêm ngặt.
Ái chà chủ đề hay đấy hóng đến tối :)
Bàn cho vui thôi chứ xã hội lúc nào cũng có phân tầng cả. Từ thời cổ đại đã có trường dành riêng cho con cháu quý tộc rồi. Từ nước tư bản như Mỹ đến nước XHCN (🤭) như TQ thì cũng có trường chuyên, trường top với trường nhàng nhàng. Mọi người cứ bàn cãi về kinh phí cho trường chuyên chứ VN mình đầu tư cho trường chuyên chả ăn thua gì với các nước khác. Người ta tập trung đào tạo nhân tài để thúc đẩy phát triển đất nước, còn VN giờ thích cào bằng để ai cũng đi bán BĐS cho khoẻ đây mà. Nói thật là năng lực của mỗi người mỗi khác, ráng nhét vô chung một môi trường thì k có lợi cho ai cả.
Trong cuộc đời tôi có những nổi buồn ko bào giờ quên trong đó có cái vụ tự dưng được xếp vào lơp chuyên
Thật ra thì bản chất sự tồn tại của trường chuyên không sai, nó lại cần thiết cho sự phát triển của đất nước là đằng khác. Nhưng cái sai ở VN hiện nay là hầu hết trường chuyên lại được đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn rất nhiều so với trường thường, trong khi lại cùng là trường công. Điều này lại như người lớn chúng ta đang nói với những đứa trẻ non nớt rằng "con học không giỏi thì con không có tư cách được hưởng một ngôi trường có cơ sở vật chất tốt" vậy. Trong khi xã hội này đâu phải chỉ cần mỗi người tài?
Cuốn sách Tính chuyên chế của chế độ nhân tài nên đọc ạ
16:05 mở đầu tôi thấy khá ok. Vì bản thân chữ "chuyên", tôi nghĩ nó nên giống tây phương 1 tý, gọi là "chuyên nghành", điều này sẽ giúp bóc tách cái mã trường chuyên, mà việt nam gọi là "gà nòi".
Tại sao các trường quốc tế được xem là bt vì muốn chọn môi trường học tập tốt nhất ph phải tự trả tiền đó là công bằng. Trường chuyên dùng nguồn lực quốc gia thậm chí là chi phí cho 1 hs gấp đôi 1 hs trường thường gây bất bình đẳng còn hiệu quả đóng góp của hs ngược lại cho xh thì còn nhiều tranh cãi
Vũ Thu Hương không phải là tiến sĩ giáo dục, chị ấy là tiến sĩ địa lý nha HĐC
Thêm 1 góc nhìn khác, ví dụ như giờ đào tạo cho 1 học sinh có thể đi thi Olympic Toán học tốn 100tr/học sinh/năm. Thì có nên đào tạo tất cả học sinh, kể cả những em không giỏi toán để đi thi lấy huy chương hay không? Hay chỉ lựa một số học sinh thực sự có năng lực và quan tâm tới việc lấy huy chương và đầu tư cho nhóm này. Cái nào hiệu quả hơn?
:))) bạn nói buồn cười thế, cái quan trọng nhất là năng lực, như tôi học ở c3 chuyên khtn, trường có bề dày thành tích thi toán tại quốc tế, thì tôi thấy ai trong đội tuyển cũng rất giỏi, có những người lớp 11 đã nhận huân chương lao động hạng 3, vấn đề ở đây là nếu không có năng lực thì 100 triệu cũng chỉ là để mua đề.
@@namkhanhang9666 Bạn đang nói gì vậy, giải thích kỹ hơn cho mọi người hiểu được không. Mình thì thấy câu trả lời của bạn đang không liên quan câu hỏi của mình lắm. Bạn cứ trả lời thoải mái, cởi mở thôi, mình không có ý gì đâu.
1 góc nhìn từ 1 người đi làm . Một con người có chút khả năng nổi trội hơn khi bị ghép vào một môi trường không có người giỏi sẽ gây ảnh hưởng xấu tới tính cách của người đó ( tính thượng đẳng ) và giảm khả năng phát triển của người đó . Một con người có khả năng cần được đặt trong môi trường những người có trình độ và suy nghĩ tương đương mới có thể tiến lên được . Còn không họ sẽ bị suy giảm về cả tính cách và kĩ năng , không thể phát triển được
Em dù không đỗ trường chuyên nhưng cũng đã đỗ trường top 2 tp rồi nè 🎉
Trường nào em
Áp lực thì đến từ bố mẹ với bản thân là chính thôi chứ học chuyên vẫn tốt mà. Nếu bạn ko xác định đâm đầu vào thi hsg thì chuyên cũng chẳng nặng hơn thường là mấy đâu, mình học 1 trường chuyên ở hn và cũng quen nhiều bạn trường chuyên khác thấy các hoạt động ngoại khoá với gvien tạo điều kiện hơn hẳn những trường thường, bâyh xét tuyển đh cũng toàn ưu tiên chuyên nên mình thấy học chuyên có khi ít áp lực hơn ý.
Trong phản ứng tư duy tự nhiên, khi có người khác đề nghị một chuyện gì hoặc ta muốn làm một việc gì mới, thì xưa nay suy nghĩ và phát ngôn đầu tiên là để nghiên cứu...! Phải chăng do môi trường ở Việt Nam có sự nhầm lẫn nên đã dẫn đến sự học, vì nếu gọi học để nghiên cứu thì mọi chức năng đều được xắp xếp đúng sở trường và năng khiếu xuất phát từ đam mê, nhưng hầu hết ở Việt Nam chúng ta không xuất phát từ sự học để đối phó với tham vọng rất rất...
Có ai ở đây đỗ vào trường chuyên bằng 1 cách thức ngớ ngẩn như mình ko?
Mang tiếng là thi trường chuyên nhưng phương thức xét điểm là cộng tổng điểm các môn rồi lấy từ cao xuống thấp. Hệ quả là có những bạn có năng khiếu và khát khao thực sự lại trượt do điểm 3 môn Toán, Văn, Anh có môn thấp làm tổng điểm thấp. Còn như mình thì đỗ vì 3 môn đấy cao nhưng thi 1 môn chuyên ôn trong 1 tháng vì mẹ bảo giờ còn mỗi thầy môn Địa nhận luyện thi :))
Mình đi học chuyên với một tâm thế rất xấu hổ luôn. Vì theo phương thức xét điểm cũ thì môn chuyên phải từ 6đ trở lên và sau đó mới xét đến tổng điểm. Và nếu theo cách đó, mình đã trượt thẳng cẳng. Do đó một đứa ko có năng lực như mình lại đi học ở một môi trường ko hề phù hợp và ko thể bỏ vì lúc đó mẹ mình ko cho phép điều đó. Cái mác "trường chuyên" đối với mẹ mình quá đẹp. Còn một đứa trẻ "não trạng châu Á" chỉ biết nghe lời như mình thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi lý do "đây là trường tốt".
Nên mình nghĩ trường chuyên ko phải là vấn đề, mà cách thức tuyển sinh và nhận định của cá nhân, gia đình về giáo dục mới là vấn đề. Trường chuyên vẫn là nơi rất tốt dành cho những bạn đã xác định mục tiêu học thuật cho riêng mình. Còn những bạn thích một mạng lưới quan hệ xã hội rộng hơn, đa dạng hơn và muốn thử nhiều cơ hội hơn thì nên chọn trường thường. Vì một khi đã học chuyên, bạn muốn chuyển ngành học rất khó, vì mình vẫn buộc phải học môn chuyên, và mình bị khống chế, áp lực bởi yếu tố phụ huynh rất nhiều.
Trong khi nước tập trung phát triển toàn diện giáo trình, giáo viên và chất lượng chuyên môn từ Cấp 1 đến Đại học, xây dựng tư duy nhân bản, khoa học vốn rất thiết yếu cho cuộc sống các em thì VN lại đầu tư vào số lượng ít các em có tố chất, thiên phú hay được gọi là HSG để đi thi thố quốc tế rồi giành về các huy chương danh hiệu mà phải... bán thanh xuân số đông các em. Việc này là không sai nhưng chưa thực sụ thiết thực để hướng đến sự phát triển đất nước. Các em sau CT đào tạo ở VN hơn 80% là có việc làm, đáng buồn hay đáng mừng khi nhiều em chạy Grab, giúp việc nhà, lao công, giữ xe...
Về cấp độ xã hội, luôn phải có trường chuyên! Mà chúng ta ở đây bàn xem có hay không thì cũng chả để làm gì, vậy nên theo mình câu hỏi đúng là "Có nên theo học trường chuyên hay không?". Theo mình thì mình sẽ chọn một ngôi trường mà mình chắc chắn nằm trong top 25% nhưng top 10 hay 5 thì phải nỗ lực rất nhiều -> vừa có thể học hỏi được ở những người giỏi hơn, vừa được tiếp xúc với nhiều tố chất khác biệt, không quá áp lực mà cũng không bị sa lầy trì trệ chểnh mảng. Trường nào đáp ứng được vậy thì chọn thôi. Mà để chúng ta có sự lựa chọn thì trên thị trường phải có cái để mình chọn => vẫn phải có nhưng học hay không tùy người hen.
Dạo gần đây nổ ra tranh luận giữa "trường chuyên vs trương thường" nên có rất nhiều video nói về chủ đề này. Vì vậy nên em đã tìm các tâm sự, chia sẻ của các anh chị trong những comment của các video đó và thấy đa số đều nói kiểu kiểu như "mình hối hận vì ngày xưa đã chọn vào trường chuyên" hay "mình cảm thấy may mắn vì ngày xưa đã không chọn trường chuyên"... Điều này khiến em vô cùng lo lắng vì mới 3 hôm trước em nhận đc tin mình trúng tuyển vào trường chuyên mà bây giờ các anh chị lại nói như vậy làm em sợ lắm ạ, vì em biết ở trường chuyên toàn bạn giỏi mà bản thân em chỉ học đều với tiếp thu tốt nhưng ko có sự nhạy bén hay thông minh nên rất sợ sau này sẽ bị thụt lùi (dù điểm thi của em cũng trong top 5 của lớp) vậy các anh chị có lời khuyên, đánh giá hay góc nhìn khách quan nào khác ko ạ chứ trước đây em ngưỡng mộ và rất muốn vào trường chuyên mà giờ lại cảm thấy lo quá.
bạn k phải sợ, những người khác dù có bảo thế nào nhưng vẫn chỉ là ý kiến của riêng họ. Mỗi người có một trải nghiệm khác nhau và tất cả hoàn toàn là cá nhân hóa. Cá nhân mình có học trường chuyên (cấp 2) và vừa nhận giấy trúng tuyển vào cấp 3, và mình đúc kết ra rằng thứ quý giá nhất mà các trường chuyên có chính là môi trường. Mình đảm bảo dù thế nào thì bạn vẫn sẽ thừa hưởng được một môi trường rất tốt, bạn bè xịn ở trường chuyên. Bạn có tận dụng được điều đó không thì lại là ở bạn. Mình nghĩ rằng ở trường chuyên thì bạn nào cũng giỏi hoặc khá về mặt học thuật nên cái khiến các bạn phải nể phục là tư cách và tài năng con người bạn, chứ không phải điểm sổ, nên cũng đừng lo quá
.
bạn ở đâu? năm t thi hcm vừa đổi kiểu đề mới nên đối với t là đề dễ và t đã có thể vào được 1 trường tốt trong khu vực (không phải chuyên). t nghĩ 1 phần do hoàn cảnh gia đình nên t đã có 1 khoảng thời gian cấp 2 khá yên bình, không cần bỏ quá nhiều công sức mà vẫn hsg đều đều, có khi là do không ai muốn cho t con 0 nào. thành ra vào trường cấp 3 đó, t học không được. t nhận ra bản thân phải cắm mặt vào học nghĩa đen và xung quanh đều đã có trước những kiến thức t không hề có, có thể là vì họ học thêm, hoặc vì trường cấp 2 của họ tốt hơn t nên đã được dạy trước
túm cái váy lại là bạn xác định chịu nổi học ngày học đêm để qua được cấp 3 thì cứ tiếp tục nha~ lớp 10 môi trường mới có điểm thấp cũng đừng sốc, có gì cố nhận ra lỗi rồi hk2 sửa lại
HĐC có thể nói về Bảo hiểm nhân thọ ở VN so với TG không ?
team làm clip rõ về nội dung của cuốn tính chuyên chế của chế độ công huân đi
Bất cập ở đây là hệ thống trường chuyên được ưu đãi quá mức về mọi mặt đặc biệt về tài chính. Như phân tích ngay đầu video thì chúng ta đầu tư rất nhiều tiền cho con em của tầng lớp giàu có trong xã hội😢
Một điều nữa, trường chuyên ở VN chủ yếu là trường công và chiếm ngân sách nhiều hơn đáng kể so với trường còn lại thay vì là trường tư tự funding như nước ngoài. Bên cạnh đó như Trung nói thì chủ yếu người vào được trường chuyên là những người gia đình có điều kiện --> tạo ra sự bất bình đẳng k đáng có
Nghèo và dốt học với giỏi mà giàu (đôi khi họ giàu do cha mẹ cũng có trí tuệ nên giàu, họ mang gen cha mẹ nên cũng giỏi) thì mới công bằng.
@@tranquynhanh6092 giỏi giàu thì nên tự fund tiền mà học trường tư với nhau ko nên bắt chính phủ lấy tiền fund cho
@@nguyenbinh5912 thế giỏi và giàu thì ko nên được đầu tư à ? Thế thì bình đẳng ở đâu vậy
Nhìn logo trường thấy vui vui😊😊
Mình thấy luận điểm của Pasi trong Bài học Phần Lan 3.0 rất đáng được xem xét
Vấn đề "đánh" trường chuyên còn là do 1 (số) nhóm lợi ích nhất định muốn nuốt trọn lợi ích từ việc bỏ/tư nhân hóa trường chuyên nữa. Nếu các trường chuyên bị bỏ thì ai sẽ hưởng lợi nhiều nhất ;) ?
Đúng rồi! Đâu có đơn giản
Em chào Hội đồng cừu ạ ^^ không liên quan lắm nhưng mà xem video của mọi người em biết cách viết chương lit review của mình như thế nào rồi
Nhóm rất vui vì có thể hỗ trợ về mặt tinh thần như vậy.
Trường chuyên là dành cho các bạn có đam mê thực sự với môn học chuyên, bản thân mình đã học và cảm thấy là sai lầm đầu tiên trong cuộc sống. Nên cân nhắc trước khi chọn.
trong chỗ mình ở không có trường chuyên nhưng mình là hsg tỉnh, thì mình có thể đậu vào trường chuyên gần nhất cách mình 1 tiếng chạy xe và mình không thi. Vậy cho mình hỏi, trường chuyên đó có dựa vào tiêu chí địa điểm không bởi vì mình chắc chắn đậu nhưng mình không ở gần đó để học được, còn lại thì các bạn khác chưa chắc giỏi hơn nhưng đủ để lọt vào chỉ tiêu và được học vì đơn giản là các bạn sinh ra, sống tại thành phố có trường chuyên. Đó chưa phải là vấn đề lớn, vấn đề lớn là khi một trường đại học ở Úc theo mình biết - chỉ chấp nhận đầu vào là học sinh từ trường chuyên tại VN, điều này mang tính phân biệt, loại bỏ sạch những học sinh không có điều kiện sống tại thành phố lớn và đây chính là điều sai trái nhất của trường chuyên bởi vì nó không thể có mặt tại những vùng thị trấn nhỏ, những vùng sâu vùng xa được nên nó không thể lấy làm thước đo sự thành công của một học sinh.
1. Loại bỏ tiêu chí để được vào đại học thì phải qua trường chuyên vì nó còn dựa trên nhiều yếu tố khác như tài chính, nơi sinh sống... chứ không phải học lực và năng khiếu
2. Không cần loại bỏ trường chuyên nhưng phải có lớp chuyên, lớp giỏi tại những vùng sâu vùng xa để loại bỏ sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn, các bạn ở đâu vẫn được học chuyên ở nơi các bạn sinh ra và lớn lên.
3. nếu không thể làm (2) thì phải hỗ trợ tài chính, nơi ở... cho các bạn giỏi lên thành phố để học trường chuyên (học bổng chẳng hạn)
Cái (1) thì bạn nói khá đúng, mặc dù nó có đi ngược lại với hiến pháp khi ngăn cản công dân có được sự giáo dục theo nguyện vọng, cái (2) thực ra có tồn tại, ở mỗi trường THCS và THPT quy mô nhỏ có tồn tại lớp chọn giúp trường tham gia các hoạt động như thi học sinh giỏi, còn cái (3) thì khá khó nói, nhà trường luôn tài trợ các chuyến đi tham gia sự kiện ở tường chuyên, tạo cơ hội cho các học sinh lớp chọn trong trường thường, còn học bổng thì luôn giới hạn và sẽ quyết định bởi giáo viên chứ không phải bạn.
Không thể trách trường thường được khi mà nó chiếm hơn 75% số trường cả nước nhưng chỉ nhận được chưa tới 25%, nghĩa là trung bình thường chuyên sẽ được cấp gấp 3 lần trường thường
Cái ý địa điểm trường Chuyên mình thấy không liên quan lắm. Trường Chuyên luôn tuyển sinh theo quy mô tỉnh/thành phố chứ không phải theo hộ khẩu hay địa điểm sinh sống, vậy nên bạn lựa chọn không thi vì nó xa đó là lựa chọn của chính bạn chứ không thể lấy đó làm lý do cho việc cản trở được. Như trường của mình, họ có hệ thống ktx cho các bạn học sinh ở xa, được hỗ trợ điện nước và 1 khoản nhỏ sinh hoạt phí và nhiều bạn không thích ktx đều thuê trọ ở gần trường để ở cho tiện. Vì trường mình chuyển ra xa trung tâm thành phố nên có rất nhiều các bạn ở huyện ngay cạnh có thể đi xe bus mất tầng hơn 1 tiếng lên học, các bạn ý thậm chí dậy từ 5h sáng để bắt bus đi học cơ và đó cũng là lựa chọn của các bạn đấy.
@@hungvuduy5769 ý của bạn đó là đôi khi điều kiện vật chất có thể gây ảnh hưởng tới điều kiện giáo dục, nghèo không có nghĩa là không được học trường chuyên, nhưng ở tỉnh có khá nhiều nơi xa thành phố không có hệ thống xe buýt, ký túc xá thì nó chả khác gì việc giam học sinh theo hộ khẩu cả
Hệ thống giáo dục phương Tây không chú trọng trường chuyên nhưng vẫn sáng tạo ra rất nhiều thứ có ích cho nhân loại. Bởi họ quan tâm đến con người chứ không phải quan tâm đến thành tích mà con người đó có thể mang lại cho tập thể đó. Trong khi ở Việt Nam quá chú trọng vào đào tạo học sinh chuyên chọn để đến nỗi lãng quên nói là học sinh lớp thường thì nên dừng cuộc thi chạy đua lại vì mấy em đó đã lỡ chạy chậm rồi. Mặc dù trình độ học sinh chuyên rất cao nhưng có vẻ mấy em giống như gà chọi học vượt mớm kiến thức từ rất sớm nên trở nên là kẻ biết trước (giống như một so sánh một học sinh thế kỉ 21 với Einstein thì chắc chắc Einstein sẽ dốt hơn là cái chắc). Kết quả là mọi thứ có vẻ đáp ứng rất tốt mong muốn của tập thể đào tạo học sinh chuyên nhưng lại không mang lại nhiều lợi ích về nhân văn và cao hơn là phát triển xã hội bền vững.
Hệ thống GD phương Tây và Nhật ( Quốc gia rất phát triển) vẫn có trường chuyên nhé. Gọi là hệ thống Gifted School.
@@trankyvi520 Thứ tôi đang nói về nguyên lý giáo dục chứ không nói về vài hiện tượng khác biệt, không thể nói trong 1000 ngôi trường xuất sắc trong đó có 10 trường chuyên thì gọi là hệ thống giáo dục tập trung chuyên chọn. Nếu bạn chịu khó bỏ thời gian xem các thước phim và tài liệu về giáo dục khắp thế giới thì có thể thấy rất nhiều trường hợp học sinh nhỏ tuổi học vượt (13-14 tuổi) học chung với lớp học cuối cấp nơi các học sinh 17-18 tuổi ở các ngôi trường bình thường. Để tạo ra được môi trường như vậy cần sự bình đẳng và thấu hiểu cao trong môi trường dạy học. Đó chính là cái mà hệ thống giáo dục giáo điều của tư tưởng phong kiến Châu Á nói chung và đặc biệt khoa trương ưu tiên chuyên chọn như VN và TQ thì càng không thể với tới.
Tuy nhiên cũng không hẳn là văn hóa á đông có vấn đề mà do quy hoạch giáo dục rất tệ hại đến mức chủ trương chi tiêu vào trường chuyên, tất nhiên có cung thì có cầu, nhu cầu học trường chuyên cao thì sẽ có người chi vào đó. Nhưng theo tôi thấy sự đào thải trường chuyên đang diễn ra cho thấy nhận thức về sự khai phóng trong giáo dục đang lấn áp dần sự chuyên chế của hệ thống giáo dục đặt nặng chuyên chọn như trước đây.
Em nhớ hdc có chia sẻ một video về văn hoá giết người hay đại loại nd thế mà không biết sao giờ tìm lại không được ạ😢
Xin chào bạn, HDC không có video này có tiêu đề lạ như vậy cả. Nếu nói về vấn đề gây tranh cãi chút thì nhóm có một vài video về vấn đề nạo phá thai thôi ạ. bạn có thể check lại trong phần nội dung nhé.
Trường Chuyên Tiền Giang đã có kết quả tuyển vào lớp 10 niên khóa 2023-2024.
Cháu gái tôi trúng tuyển vào lớp chuyên Anh.
Trường chuyên tốt mà
tốt cho đứa dc học, theo kịp, ko tốt cho hs trường thường phải học chương trình xà lơ chả dính vô đề thi đh
@@tuannguyenquang3145 trường chuyên nào như vậy thế bạn? Chứ trường tôi học ko có chuyện đó
Không ai nói về chất lượng của trường Chuyên, mà nội dung video là về BẤT BÌNH ĐẲNG GIÁO DỤC bạn ạ!
@@tuannguyenquang3145 hs trường thường nào học chương trình trường chuyên xà lơ hả trời :)))) k thấy đứa nào k theo kịp được chương trình năm 12 cuối, mấy đứa thi quốc gia cũng sẽ có học bổng hết, còn k ôn 12 thì cũng đi du học
Theo tôi học trường chuyên và trường thường nói về so sánh là rất khập khiểng có thể .VD về cuộc thi quốc tế thì trường chuyên gần như có mặt ( có TH hs trường thường nó chỉ chiếm chưa đến 1%) còn trường thường gần như là 0.Vì họ có tài liệu học,có thầy cô giỏi, có điều kiện học rất tốt trong khi đó HS trường thường thì tất cả những điều trên là ko có hs phải tự tìm tài liệu ( điều này rất khó) cho dù có những hs trường thường thực lực ko kém hs trường thường.Với lại hs trường chuyên luôn được có sự thiên vị về gd và học tập tỉnh là ví dụ như thế từ giải học đến cả xã hội trường chuyên luôn nhất thật khó hiểu dù có những bài hay hơn rất nhiều.Thề là tôi muốn có nền gd như Bắc Âu nơi mà ko có sự thiêng vị nơi rất nhiều nhà khoa học sinh ra từ đây. Vậy thì trường chuyên thực ko cần thiết?? Nó ko Cần thiết.Nó ko làm nước ta phát triển mạnh được
"Vì họ có tài liệu học,có thầy cô giỏi, có điều kiện học rất tốt" những thứ này đâu phải từ trên trời rơi xuống? HS muốn vào trường chuyên phải trải qua kì thi tuyển đầu vào; kì thi này mở rộng cửa với tất cả học sinh, kết quả công bằng, dựa vào năng lực + cố gắng của học sinh. Nếu thi không đỗ tức là đã kém người thi đỗ 1 bậc, còn nếu không thi hoặc quyết định ko học trường chuyên thì đó là quyết định cá nhân, tại sao lại than phiền về bất công hay thiên vị gì ở đây?
Tôi đồng ý với bạn là để vào được trường chuyên ko phải ai cũng vào được.Nhưng cứ vào chuyên là bạn được có quyền lợi lớn đến kinh khủng vậy à tài nguyên của cả tỉnh dồn vào 1 chuyên nên các trường khác thì hs luôn trường khác luôn trong tình trạng thiếu thốn đồ dùng học tập những nhà phục vụ thí nghiệm thì sập sệ tôi đoán là ko ít trường vẫn dùng nhà cấp làm phòng thí nghiệm cho hs.Còn các cuộc thi cấp tỉnh thì nói thẳng ra thì học sinh trường chuyên thi cho vui vì họ đã được học đấy rồi còn trường thường thì còn chưa được nghe đến nữa mà thi .Hs chuyên chỉ thực sự quan tâm cuộc thi qg mà thôi vì họ biết là chắc chắn 100% họ sẽ vào( ko nói đến cuộc thi chon đội tuyển mà trong đấy toàn chuyên ).Vậy tôi hỏi bạn việc thi đỗ vào chuyên nó mang đến sự mất cân bằng thế nào trong nền gd.Bạn có thể nói rằng vì hs trường chuyên giỏi(Ok tôi đồng ý)nhưng đấy chỉ là giỏi lúc cấp 2 thôi còn cấp 3 chưa chắc họ đã bằng trường thường điều này càng được thể hiện qua các cuộc thi đgnl hay thi thpt.Như năm nay đây có bạn Lê Mỹ Anh học sinh trường thường thủ khoa cả nước đgnl đại học qg hcm và trong trường đại học có những người học còn rất giỏi mà họ chỉ xuất phát từ trường thường có những người được ra trường sớm trước.Khi ra trường những người hs trường thường cũng góp phần xây dựng đất nước ko khác j hs chuyên có khi hơn Như là tỷ phủ Phạm Nhật Vượng,Trần Đình Long,Trần Bá Dương,...
T không biết bạn ở tỉnh nào, nhưng t học chuyên Yên Bái hơn 10 năm trước trường của chúng t là mượn mặt bằng của trường bên cạnh, sân thể dục cũng phải mượn, mưa thì các bạn trường bên đó được vào nhà thể thao còn chúng t đứng trú mưa ở hiên dòm vào ao ước;))), nên không hẳn là tất cả nguồn lực đều dồn cho trường chuyên đâu bạn. T công nhận là giáo viên trường chuyên chất lượng hơn, nhưng áp lực học cũng căng hơn, chương trình thường tua nhanh hơn so với trường thường, mỗi tuần còn thêm 4 buổi học nâng cao (không liên quan đến đại học). Chúng t lên lớp 12 vẫn phải vừa ôn thi học sinh giỏi vừa ôn thi đại học song song, thật sự rất căng ngay cả với học sinh chuyên. Dù t không phải người xuất sắc gì nhưng có thể đảm bảo 90% học sinh trường thường không thể theo kịp chương trình học như vậy
@@TKG-DTT có vài ý ở đây:
Thứ nhất, về việc có nên tổ chức mô hình trường chuyên (dồn tài nguyên cho 1 nhóm nhỏ học sinh có năng khiếu) hay không, tác giả HĐC đã phân tích kĩ trong video. Những thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề này đều có câu trả lời trong chính video.
Thứ hai, một khi đã tổ chức mô hình trường chuyên, việc tuyển chọn học sinh hiện tại theo tôi đánh giá là công bằng. Học sinh cấp 2 được trao cơ hội như nhau, kết quả phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của các em. Không thể lấy những ưu đãi của học sinh chuyên đem so sánh với học sinh không chuyên để phàn nàn khi mà các em đều có cơ hội được hưởng ưu đãi này như nhau. Bình đẳng cơ hội chứ không phải bình đẳng kết quả. Công bằng quan trọng hơn cân bằng (hay cào bằng)
Thứ 3, bạn phàn nàn về vấn đề tập trung quá lớn nguồn lực cho trường chuyên. Bạn nên đưa ra 1 vài con số cụ thể. Mỗi tỉnh có 1 trường chuyên và bao nhiêu trường không chuyên? Ngân sách trường chuyên lớn hơn trường không chuyên bao nhiêu lần? Nếu như dẹp bỏ hoàn toàn trường chuyên, lấy ngân sách đấy chia đều cho TẤT CẢ các trường khác trong tỉnh, mỗi trường nhận thêm bao nhiêu %? Con số ấy đủ để thay đổi những gì? Khi nào có thể trả lời những câu hỏi này thì mới bàn đến chuyện dồn tài nguyên cho trường chuyên có kéo lùi các trường khác không.
Thứ tư, ý của bạn nói học sinh trường thường học còn tốt hơn trường chuyên blah blah... hoàn toàn là cảm tính; nhặt nhạnh ví dụ theo kiểu cherry-picking, không có tính đại diện. Luận điểm này của bạn tôi cho là hoàn toàn vô nghĩa, không có giá trị tranh luận. Nếu điều tra số lượng lớn về thành tựu học thuật và kinh tế của đại đa số học sinh chuyên so với không chuyên, tôi dám cá học sinh chuyên sẽ vượt trội về mọi số liệu. Còn việc bạn nói có những học sinh trường không chuyên có năng lực rất tốt etc... có thể đúng, nhưng cơ hội để các em có được những ưu đãi của hs chuyên đã qua rồi. Trong cuộc sống, đôi lúc chỉ có 1 cơ hội duy nhất. Nếu tất cả mọi người chỉ có 1 cơ hội như nhau, bạn bỏ lỡ thì bạn không thể trách hệ thống, dù bạn tin rằng mình có giỏi đến đâu chăng nữa. Cách nghĩ của bạn chẳng khác gì "tôi giỏi có kém gì ông abc đâu, tại sao họ có siêu xe nhà lầu mà tồi ko có..."
Ôi tóc anh tôi đẹp lại rồi :))
Mê chai
Sao không sáng học lớp thường, chiều học năng khiếu nhỉ (tự chọn thôi)
Trung nhuộm tóc màu đỏ thì lời nói sẽ có trọng lượng hơn.
Tại sao chỉ đòi dẹp trường chuyên mà ko đòi dẹp trường quốc tế, trường bán công, tư thục, giáo dục thường xuyên, trường nghề… mỗi trường sinh ra là do có hs học. Vì sao lại có cái nhìn định kiến với trường chuyên thế nhỉ. Muốn học trường nào thì học, đâu phải trường thường ko có tiêu cực của nó mà phủ nhận những tích cực của trường chuyên. Vấn đề nằm ở hệ thống gd của vn thôi. Ai đi học thấy áp lực là vì ko phù hợp với môi trường đó. Thậm chí cháu tôi học lớp 9 trường công tầm trung bình của quận mà nó học làm sao mấy chữ bẻ đôi tiếng anh còn ko biết, vậy mà thi hk2 dc 8đ. Tài thánh lạ lùng thế chứ, để rồi thi tn lớp 9 đâu thi nổi chỉ đòi bỏ học.
Môi trường tốt hay xấu đều luôn tồn tại trên thế giới này như hai mặt trắng đen hay úp ngửa của đồng tiền, làm sao chỉ đòi trắng hết hay hạnh phúc hết thì trái quy luật vũ trụ tạo hoá rồi. Khi bạn bước chân vào môi trường nào đó, phát hiện ra theo thời gian nó tác động xấu đến mình thì hãy chủ động rời đi tìm nơi khác phù hợp, khó lòng thay đổi nó lắm hay đợi nó thay đổi lắm!! Tất cả là do bản thân mình trước đã! ❤
quan trọng là kỉ niệm năm nay thi c3 mik phải đỗ
Nói chung thấy bọn học từ trường chuyên ra có căn bản rất vững
Mình ủng hộ trường chuyên và ủng hộ sự phân hóa giáo dục theo kinh tế
Kênh có thể đánh giá về quyển sách đang rất hot ở Việt Nam hay không? Series Muôn Kiếp Nhân Sinh ( Mình chưa đọc quyển này)
Cắt bớt ngân sách đầu tư vào trường chuyên để xây thêm nhiều trường công lập
Em vừa đỗ trường chuyên xong, cho em hỏi những ai đã và đang học chuyên là cảm nhận như nào, mọi người có hối tiếc khi học chuyên và có lời khuyên nào không ạ?
Đọc sơ qua nhiều cmt ở clip này thì thấy ngoài việc ng ta so trường chuyên vs thường mà còn thấy có cả chuyên this chuyên that nữa em. Nên phải hỏi ra e học trường chuyên nào nữa cơ thì lên confession trường đó hỏi cho chắc cú. Tôi học trường chuyên ở tphcm thì thấy ban đầu vào hk 1 lớp 10 hơi khớp vì còn đang phải làm quen với tốc độ học mới lạ và bạn bè thầy cô… Sau thích nghi dc rồi thì học hành bt. Đương nhiên làm hs thì đứa nào chả áp lực thi cử ktra. Ko có mới là ko bt. Tôi ko thấy hối tiếc gì khi đã cố gắng học tập luyện thi vào trường chuyên và cảm thấy tự hào vì có một thời học sinh rất đẹp và hồn nhiên vui tươi dù học hành bận tối mặt. Nhiều người thành công trong xh ở các lĩnh vực khác nhau tôi biết có xuất phát điểm từ trường chuyên đó và họ luôn kể là họ từng là cựu hs của trường!
C học thấy sướng gần chết :)))
thời công nghệ thông tin , lo gì chuyên với thường :)) . ta cứ đưa keyword + AI thì chả mấy chống kiến thức sẽ thu gọn lại giữa 2 trường . xong xúc tiến networking , đẩy sự am hiểu ngôn ngữ và tính linh hoạt trong tư duy lên là xong . lúc này tổ chức các buổi review như seminar cho các bạn cấp 3 về tính học thuật hoặc học nghề là xong định hướng , sau đó đưa 1 elite/AI trong những network ấy xúc tiến nền tảng bị lủng . kết quả vẫn thu được ELite và thu hẹp giữa trường và chuyên và thường . điều mình hứng thú của AI là nó thu hẹp bất công học liệu và tính tối ưu cho từng cá nhân mà không bị chi phối bởi bất cứ tiêu chuẩn nào . vấn đề cuối là xúc tiến kỹ năng đọc "chỉn chu " và nhạy bén với từ ngữ là xong. tạo ELITE không khó , mà chính các "nền tảng " cũ kỹ kéo lại , cho nên tốt nhất phải dạy tính cởi mở trong tiếp thu đã :))
Bạn nói thế nghe nó không ổn cho lắm, bởi kiến thức, thành quả bạn đạt được là nhờ AI chứ không phải bỏ công research. Thực tế việc học trong một ngôi trường tốt sẽ kèm theo điều kiện cơ sở vật chất tốt, giáo viên như là một mentor dẫn dắt bạn tới vấn đề, vượt qua khó khăn, mở ra cánh cửa rộng lớn trong khi bên kia thì còn chưa tìm thấy nổi ánh sáng cho mình.
Với lại hiện tại AI đang bị một vấn đề khá uncanny khi mà nó có thể nói dối, bịa ra các khái niệm với đưa ra phép tính sai, nếu mà để cho một thế hệ phụ thuộc với AI thì ai mà biết được hậu quả sẽ đi về đâu
Cho e xin tên nhạc mở đầu đi ạ ?
kênh này nội dung hay, chất giọng người dẫn cũng hay. đến cái nhạc intro outro cũng hay :))
Intro đỉnh và nghe đúng kiểu trí thức mở mang gê kk
Nghe hơi lạ lùng, nhưng bài nhạc tên là "Wasted Education" bạn ạ. Rất cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.
@@HoiDongCuu sao nó ngược với kênh v a