Banh Cay, originating from Nguyen village, is a specialty of Thai Binh province.

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 27 ส.ค. 2024
  • Bánh cáy là món ăn đặc sản nổi tiếng của làng Nguyễn, Thái Bình. Được chế biến kỳ công tạo nên độ giòn xốp, vị ngọt của đường, độ dẻo, béo tự nhiên của nếp và cốm non. Điểm thêm vào đó chính là độ cay nhẹ của gừng, tạo nên một món ăn thơm ngon, kích thích vị giác của thực khách. Bánh cáy không chỉ là món ăn vặt mà còn chứa đựng nhiều tinh hoa của vùng đất quê lúa Thái Bình. Thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết hoặc dùng để biếu tặng làm quà.
    1. Bánh cáy là gì?
    Bánh cáy là loại bánh có màu trắng, vàng và hơi đỏ của gấc. Được làm từ gạo nếp và mạch nha quả dành dành, lạc, vừng và gừng. Đem đến độ xốp, vị ngọt thanh và béo bùi của lạc. Là món bánh thường được xuất hiện vào các dịp lễ Tết để dâng lên bàn thờ tổ tiên.
    Sở dĩ tên gọi của bánh là bánh cáy là do hạt nếp cái được trộn với gấc rồi đem đi ép dẻo, phơi khô tạo nên độ xốp giòn. Nhìn rất giống với trứng con cáy. Vì thế, dân gian thường hay gọi với cái tên quen thuộc là bánh cáy.
    2. Bánh cáy là đặc sản ở đâu?
    Bánh cáy là “thức quà” đặc sản của vùng đất làng Nguyễn, Thái Bình. Tương truyền, bánh cáy là món ăn dân gian có nguồn gốc từ thời vua Lê - chúa Trịnh vào thế kỷ XVII. Khi đó, bà Nguyễn Thị Tần được sinh ra trong gia đình quyền quý, được đưa vào cung để làm nhũ mẫu nuôi dạy cho thái tử Lê Duy Vỹ của vua Lê Hiển Tông. Nhưng đến năm 1769, Lê Duy Vỹ bị thế tử Trịnh Sâm đố kỵ, ghen ghét nên đá bức hại vào ngục giam giữ.
    Lúc này, chỉ có bảo mẫu Nguyễn Thị Tần được chăm sóc Thái tử. trong ngục. Thấy Thái tử ăn uống đạm bạc nên bà đã làm ra loại bánh béo, ngọt để giúp Thái tử có thêm sức khỏe. Sau này, bà đã đem công thức làm bánh này và truyền lại cho người dân làng Nguyễn, và trở thành món bánh đặc sản cho đến tận ngày nay.
    3. Bánh cáy làng Nguyễn - Món quà quê bình dị của vùng đất quê lúa
    Bánh cáy không đơn giản chỉ là một loại bánh mà còn chứa đựng tinh hoa của vùng đất Thái Bình. Làm loại bánh này phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Đầu tiên, nếp cái hoa vàng cần ngâm kỹ, trộn cùng gấc chín, ép dẻo rồi đem đi phơi khô. Gạo tẻ thì rang đến khi hạt nẻ. Phần mỡ tẩm ướp gia vị rồi tao trên chảo nóng đến khi mỡ giòn, chuyển thành màu trong. Tiếp theo là cho mỡ vào chảo cùng với phần bánh đã sấy khô vào trộn đều. Cuối cùng là cho hỗn hợp vào khuôn đã có vừng, cơm dừa rồi nén chặt. Sau đó cắt thành từng miếng dài. Làm bánh cáy đòi hỏi sự cầu kỳ, công phu cao. Từ đó đem đến miếng bánh thơm ngon, chuẩn vị nhất.
    Thông thường, bánh sẽ được ăn cùng với một tách trà nóng, gia đình quây quần bên nhau và nhâm nhi miếng bánh. Cảm giác cắn miếng bánh ngọt, béo rồi nhấp một miếng trà nóng với vị thanh mát, đắng nhẹ. Giúp kích thích vị giác của thực khách một cách nhanh chóng, đem đến hương vị khó quên.
    Để đạt được chất lượng bánh thơm ngon phải đảm bảo độ ngọt vừa đủ, cộng với hương thơm bùi vùi từ lạc, vừng rang, độ ngậy của mứt dừa và vị cay cay của gừng. Khi thưởng thức bánh cáy quý khách sẽ cảm nhận được sự dẻo thơm, ngầy ngậy từ những nguyên liệu đậm chất đồng quê Thái Bình. Đằng sau mỗi miếng bánh là cả một quá trình tỉ mỉ, chứa đựng tấm chân quê của người dân Làng Nguyễn, Thái Bình.

ความคิดเห็น • 1

  • @user-gl7fj9zu5y
    @user-gl7fj9zu5y 5 หลายเดือนก่อน

    đã đẹp trai mà giọng còn hay nữa. cho mình xin in4