7 Nguyên Nhân Dẫn Đến Trào Ngược Dạ Dày

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 4 ต.ค. 2024
  • 7 Nguyên Nhân Dẫn Đến Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
    Trào ngược dạ dày là căn bệnh khó chịu mà rất nhiều người đã gặp phải. Theo thống kê từ Hội Nội Khoa Việt Nam năm 2022, hiện nay có tới 7 triệu người Việt Nam đang mắc phải bệnh lý này.
    Trong đó, khoảng 60% trường hợp không kịp thời điều trị và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản. Vì vậy, để có thể đẩy lùi được căn bệnh phổ biến này, việc hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh là rất quan trọng.
    Hãy cùng noisoitieuhoa.com tìm hiểu ngay trong video này nhé!
    Timeline:
    00:30 Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
    00:44 Vậy đâu là "thủ phạm' chính dẫn đến trào ngược dạ dày?
    1:15 Sau đây là 7 nhóm người dễ mắc trào ngược dạ dày mà bạn cần biết!
    2:11 Đâu là các triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày?
    2:39 Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
    3:23 Vậy làm sao để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả?
    4:36 Vậy bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
    Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
    Trào ngược dạ dày, hay chính xác hơn là trào ngược dạ dày thực quản, là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng axit dạ dày cùng thức ăn chưa tiêu hóa bị trào ngược lên thực quản.
    Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày?
    Nguyên nhân hay “thủ phạm” chính dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản chính là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới, hay còn gọi là cơ LES.
    Ở người khỏe mạnh, cơ LES giống như một cánh cửa một chiều, chỉ cho phép thức ăn đi từ trên xuống dạ dày. Sau đó đóng chặt lại để ngăn acid dạ dày trào ngược trở lên.
    Tuy nhiên, đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, vì lý do nào đó mà cơ LES không khép kín. Như một cánh cửa hở, acid dạ dày sẽ có cơ hội trào ngược lên thực quản và gây tổn thương. Vì vậy, bất kỳ các yếu tố nào tác động làm suy yếu cơ LES cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.
    Sau đây là 7 nhóm người dễ mắc trào ngược dạ dày mà bạn cần biết!
    Nhóm người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Ví dụ như ăn nhiều đồ dầu mỡ, chua cay, đồ nướng, ít rau xanh, lạm dụng rượu bia, ăn quá vội, ăn quá no hay nằm ngay sau khi ăn.
    Nhóm người thường xuyên bị stress hay căng thẳng kéo dài.
    Những người thừa cân, béo phì.
    Nhóm những phụ nữ mang thai.
    Nhóm người hút thuốc lá thường xuyên.
    Nhóm những người thường xuyên sử dụng một số thuốc điều trị.
    Nhóm những người mắc một số bệnh lý như thoát vị hoành, xơ cứng bì.
    Đâu là các triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày?
    Đầu tiên là các triệu chứng ợ nóng và ợ trớ. Đây là 2 triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của bệnh lý này. Ngoài ra, còn các triệu chứng khác như:
    Buồn nôn và nôn
    Đau và nóng rát vùng thượng vị
    Đắng miệng, hôi miệng
    Ho kéo dài và khàn giọng
    Khó nuốt, nuốt vướng
    Hen suyễn
    Rối loạn giấc ngủ
    Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
    Trào ngược dạ dày, nếu được phát hiện muộn, sẽ trở nên nguy hiểm vì các tổn thương đã tiến triển thành biến chứng phức tạp.
    Các biến chứng trào ngược dạ dày có thể xảy ra gồm:
    Viêm loét thực quản
    Hẹp thực quản
    Barrett thực quản
    Ung thư thực quản
    Vậy làm sao để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả?
    Cách tốt nhất để giúp bạn đẩy lùi trào ngược dạ dày chính là đến thăm khám trào ngược dạ dày và điều trị theo phác đồ của Bộ Y Tế. Bạn sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng bao gồm hỏi thăm:
    Triệu chứng tiêu hóa bạn đang mắc phải
    Tiền sử bệnh
    Thói quen ăn uống, sinh hoạt.
    Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi dạ dày không đau để đánh giá chuyên sâu về mức độ nghiêm trọng của bệnh, gồm:
    Bác sĩ sẽ kiểm tra nếp van thực quản có khép kín hay không.
    Bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương ở niêm mạc thực quản do axit gây ra. Việc này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
    Để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ, đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
    Vậy bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
    Các loại thực phẩm người bị trào ngược dạ dày nên ăn gồm:
    Thực phẩm nhiều chất xơ như chuối, táo, yến mạch, gạo lức, cà rốt, bông cải,...
    Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt cá.
    Thực phẩm có chất béo tốt như trái bơ, hạt óc chó, dầu olive, dầu hạt hướng dương.
    Một số loại nước như sữa hạt, sinh tố, trà thảo mộc.
    Ngược lại, bạn cần tránh:
    Thực phẩm nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào, đồ nướng, mỡ động vật.
    Trái cây có vị chua như cam, chanh, nho, cà chua.
    Các loại gia vị mạnh như ớt, tỏi, tiêu.
    Các loại thức uống như rượu bia, nước ngọt, cà phê.
    Bạn cũng cần phải chú ý về thói quen sinh hoạt của mình, cụ thể:
    Nâng cao đầu khi nằm
    Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
    Ăn chậm nhai kỹ.
    Uống đủ nước.
    Không nằm ngay sau khi ăn no.
    Kiểm soát căng thẳng.
    Tập thể dục điều độ.
    Mặc quần áo thoải mái.
    Tìm hiểu chi tiết tại bài viết: www.noisoitieu...
    #traonguocdaday #gerd #tràongượcdạdày #tràongượcdạdàythựcquản

ความคิดเห็น • 2

  • @endoclinicvn
    @endoclinicvn  10 หลายเดือนก่อน +2

    7 Nguyên Nhân Không Ngờ Dẫn Đến Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
    Trào ngược dạ dày là căn bệnh khó chịu mà rất nhiều người đã gặp phải. Theo thống kê từ Hội Nội Khoa Việt Nam năm 2022, hiện nay có tới 7 triệu người Việt Nam đang mắc phải bệnh lý này.
    Trong đó, khoảng 60% trường hợp không kịp thời điều trị và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản. Vì vậy, để có thể đẩy lùi được căn bệnh phổ biến này, việc hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh là rất quan trọng.
    Hãy cùng noisoitieuhoa.com tìm hiểu ngay trong video này nhé!
    Timeline:
    00:30 Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
    00:44 Vậy đâu là "thủ phạm' chính dẫn đến trào ngược dạ dày?
    1:15 Sau đây là 7 nhóm người dễ mắc trào ngược dạ dày mà bạn cần biết!
    2:11 Đâu là các triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày?
    2:39 Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
    3:23 Vậy làm sao để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả?
    4:36 Vậy bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
    Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
    Trào ngược dạ dày, hay chính xác hơn là trào ngược dạ dày thực quản, là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng axit dạ dày cùng thức ăn chưa tiêu hóa bị trào ngược lên thực quản.
    Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày?
    Nguyên nhân hay “thủ phạm” chính dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản chính là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới, hay còn gọi là cơ LES.
    Ở người khỏe mạnh, cơ LES giống như một cánh cửa một chiều, chỉ cho phép thức ăn đi từ trên xuống dạ dày. Sau đó đóng chặt lại để ngăn acid dạ dày trào ngược trở lên.
    Tuy nhiên, đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản, vì lý do nào đó mà cơ LES không khép kín. Như một cánh cửa hở, acid dạ dày sẽ có cơ hội trào ngược lên thực quản và gây tổn thương. Vì vậy, bất kỳ các yếu tố nào tác động làm suy yếu cơ LES cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.
    Sau đây là 7 nhóm người dễ mắc trào ngược dạ dày mà bạn cần biết!
    - Nhóm người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Ví dụ như ăn nhiều đồ dầu mỡ, chua cay, đồ nướng, ít rau xanh, lạm dụng rượu bia, ăn quá vội, ăn quá no hay nằm ngay sau khi ăn.
    - Nhóm người thường xuyên bị stress hay căng thẳng kéo dài.
    - Những người thừa cân, béo phì.
    - Nhóm những phụ nữ mang thai.
    - Nhóm người hút thuốc lá thường xuyên.
    - Nhóm những người thường xuyên sử dụng một số thuốc điều trị.
    - Nhóm những người mắc một số bệnh lý như thoát vị hoành, xơ cứng bì.
    Đâu là các triệu chứng giúp bạn nhận biết sớm bệnh trào ngược dạ dày?
    Đầu tiên là các triệu chứng ợ nóng và ợ trớ. Đây là 2 triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của bệnh lý này. Ngoài ra, còn các triệu chứng khác như:
    - Buồn nôn và nôn
    - Đau và nóng rát vùng thượng vị
    - Đắng miệng, hôi miệng
    - Ho kéo dài và khàn giọng
    - Khó nuốt, nuốt vướng
    - Hen suyễn
    - Rối loạn giấc ngủ
    Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
    Trào ngược dạ dày, nếu được phát hiện muộn, sẽ trở nên nguy hiểm vì các tổn thương đã tiến triển thành biến chứng phức tạp.
    Các biến chứng trào ngược dạ dày có thể xảy ra gồm:
    - Viêm loét thực quản
    - Hẹp thực quản
    - Barrett thực quản
    - Ung thư thực quản
    Vậy làm sao để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả?
    Cách tốt nhất để giúp bạn đẩy lùi trào ngược dạ dày chính là đến thăm khám trào ngược dạ dày và điều trị theo phác đồ của Bộ Y Tế. Bạn sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng bao gồm hỏi thăm:
    - Triệu chứng tiêu hóa bạn đang mắc phải
    - Tiền sử bệnh
    - Thói quen ăn uống, sinh hoạt.
    Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nội soi dạ dày không đau để đánh giá chuyên sâu về mức độ nghiêm trọng của bệnh, gồm:
    - Bác sĩ sẽ kiểm tra nếp van thực quản có khép kín hay không.
    - Bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương ở niêm mạc thực quản do axit gây ra. Việc này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
    Để điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ, đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
    Vậy bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?
    Các loại thực phẩm người bị trào ngược dạ dày nên ăn gồm:
    - Thực phẩm nhiều chất xơ như chuối, táo, yến mạch, gạo lức, cà rốt, bông cải,...
    - Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt cá.
    - Thực phẩm có chất béo tốt như trái bơ, hạt óc chó, dầu oliu, dầu hạt hướng dương.
    - Một số loại nước như sữa hạt, sinh tố, trà thảo mộc.
    Ngược lại, bạn cần tránh:
    - Thực phẩm nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào, đồ nướng, mỡ động vật.
    - Trái cây có vị chua như cam, chanh, nho, cà chua.
    - Các loại gia vị mạnh như ớt, tỏi, tiêu.
    - Các loại thức uống như rượu bia, nước ngọt, cà phê.
    Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý về thói quen sinh hoạt của mình, cụ thể:
    - Nâng cao đầu khi nằm
    - Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
    - Ăn chậm nhai kỹ.
    - Uống đủ nước.
    - Không nằm ngay sau khi ăn no.
    - Kiểm soát căng thẳng.
    - Tập thể dục điều độ.
    - Mặc quần áo thoải mái.
    #traonguocdaday #gerd

    • @endoclinicvn
      @endoclinicvn  10 หลายเดือนก่อน +1

      Trợ Lý Bác Sĩ Tư Vấn Miễn Phí: 0939 01 01 01