Con Quỷ Của Laplace | Sự Ngẫu Nhiên Có Thực Sự Tồn Tại?

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 23 ธ.ค. 2024

ความคิดเห็น •

  • @baihoc10phut
    @baihoc10phut  2 ปีที่แล้ว +14

    Tìm đọc cuốn sách của mình "NGHỆ THUẬT TƯ DUY DỰA TRÊN DỮ LIỆU":
    ti.ki/ujd9DhUs/GZX4Y1H8
    shope.ee/6f5kb9yTpZ
    Theo dõi Podcast "Bài Học 10 Phút" trên Spotify, Apple Podcasts:
    podcasts.apple.com/us/podcast/id1640976724
    open.spotify.com/show/4CnRsMPgak0oaQCHgsRBvz

  • @nhuannguyentien3115
    @nhuannguyentien3115 2 ปีที่แล้ว +34

    Bài này đã phân tích rất đúng đắn và đầy đủ về thuyết tất định của Laplace cũng như sự vận hành thực tế của vi mô và vĩ mô, với sự làm nhoè khi thiếu thông tin, nhưng nếu có đủ thông tin thì lại mất đi tính thực tại của thời gian và đối mặt với ý chí tự do lựa chọn

  • @vuhoang4181
    @vuhoang4181 2 ปีที่แล้ว +3

    Cảm ơn anh!

  • @locle8777
    @locle8777 2 ปีที่แล้ว +65

    Chào bạn Admin, trước tiên, mình xin cảm ơn bạn về việc chia sẻ quan điểm này. Thì về quan điểm này thì mình bàn luận thêm một số vấn đề khá thú vị như sau: Trong quan điểm của Laplace về con quỷ này thì hiện nay, trên thế giới người ta đặt ra một vấn đề thú vị như sau: "Liệu có tồn tại một lý thuyết tối hậu, một lý thuyết cho tất cả -TOE -Theory of Everything?" hay diễn giải một cách dễ hiểu hơn thì "Liệu ta có thể hiểu được vũ trụ chăng?" Từ đó, có nghĩa là nếu như có thể dự đoán vũ trụ thì ta có thể có một phương trình có thể dự đoán toàn bộ tương lai cũng như kết quả như cái cách mà con quỷ của Laplace mà bạn đã nêu trên. Và những câu hỏi này đã bùng lên một làn sóng tranh luận trong giới học thuật.
    Đầu tiên, ta hãy đến với những người ủng hộ quan điểm này:
    Theo Platon thì vũ trụ có thể hiểu được vì vũ trụ có một cấu trúc và Đấng sáng tạo phải là một nhà toán học để xây dựng cấu trúc đó. Và tư tưởng này đã thống trị trong nhiều thế kỷ, người ta tìm thấy tư tưởng này ở Spinoza và Leibniz (thế kỉ XVII). Và điều đáng ngạc nhiên hơn là Albert Einstein cũng theo quan điểm này khi ông cho rằng điều khó hiểu nhất là vũ trụ có thể hiểu được (Das ewig Unbegreifliche an der Welt ist ihre Begeiflich keit) [1]
    Bây giờ ta hãy xét đến những người theo quan điểm ngược lại:
    Vào năm 1930, Định lý không đầy đủ (Incompleteness Theorem) của Kurt Godel ra đời: "Trong mọi lý thuyết toán luôn tồn tại những khẳng định không chứng minh được là đúng hay sai." Điều này đã đánh tan tính hoàn hảo của toán học cũng như bác bỏ việc có thể từ toán học mà suy ra được mọi điều trong vũ trụ. Tiếp theo đó, ta gặp phải bài toán dừng của Turing: Cho một chương trình nào đó liệu có một thuật toán (algorithm) để thấy được chương trình sẽ dừng hay không, hay nó sẽ chạy đến muôn đời? và ông, Turing, đã chứng minh rằng không tồn tại một chương trình nào như thế. Và từ đó ta có được số Omega từ bài toán này - một con số mà nếu tồn tại TOE thì phải cho phép tính được số Omega song điều đó lại không thể nào xảy ra được vì Omega là một số có độ phức hợp vô cùng (infinite complexity). [2]
    Song song với đó, ông Steven Weinberg - cùng với Sheldon Glashow và Abdus Salam đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1979 nhờ những nghiên cứu về tương tác yếu và tương tác điện tử giữa các hạt cơ bản, tiên đoán sự tồn tại của dòng trung hòa yếu [3], đồng thời ông cũng là tác giả của quyển sách Những giấc mơ về một lý thuyết tối hậu, đã nhận thấy rằng trong lòng toán học có nhiều lỗ trống. Từ đây, nó là một tín hiệu xấu cho vật lý học khi toán học được xem là ngôn ngữ cho vật lý mà với tham vọng của vật lý là có thể mô tả vũ trụ một cách hoàn chỉnh và chính xác thì như vậy những phát hiện của Chaitin buộc rằng một "Lý thuyết của tất cả" (TOE) là không thể có được và tồn tại. Và ông cũng chấp nhận viên thuốc đắng này, ông nói rằng: "Chúng ta không bao giờ tin chắc rằng lý thuyết tối hậu của vật lý là toàn bích về mặt toán học" - We will never be sure that our final theory is mathematically consistent. [4] Và đây cũng là một trong những đòn đánh, áp lực nặng nề lên cho những người theo quan điểm có tồn tại một TOE - Theory of Everything.
    Đến đây, nếu nhìn một cách lạc quan thì các bạn cũng phải thừa nhận rằng nếu như quan điểm của Hilbert: "Wir müssen wissen, wir werden wissen - Chúng ta phải biết, chúng ta sẽ biết." [5] là đúng thì toán học sẽ trở nên cực kì nhàm chán khi nó chỉ là một hệ kín và không còn không gian cho những ý tưởng mới nữa.
    *Chú thích:
    [1] Vật Lý Hiện Đại - Những vấn đề thời sự từ Bigbounce đến vũ trụ toàn ảnh - tập 1 - trang 213, 214 - tác giả Cao Chi - Nhà Xuất Bản Tri Thức - In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2016 - ISBN: 978-604-908-114-9.
    [2] Vật Lý Hiện Đại - Những vấn đề thời sự từ Bigbounce đến vũ trụ toàn ảnh - tập 1 - trang 215, 217, 220 - tác giả Cao Chi - Nhà Xuất Bản Tri Thức - In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2016 - ISBN: 978-604-908-114-9.
    [3] vi.wikipedia.org/wiki/Steven_Weinberg
    [4] Vật Lý Hiện Đại - Những vấn đề thời sự từ Bigbounce đến vũ trụ toàn ảnh - tập 1 - trang 221 - tác giả Cao Chi - Nhà Xuất Bản Tri Thức - In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2016 - ISBN: 978-604-908-114-9.
    [5] diendantoanhoc.org/topic/68361-david-hilbert-23011862-%E2%80%93-14021943/
    P/s: Phần chú thích ở trên các bạn có thể thấy mình sử dụng hầu hết tư liệu từ quyển Vật Lý Hiện Đại tập 1 của giáo sư Cao Chi, và mình đánh giá đây là quyển khá hay trình bày một cách toàn cảnh các vấn đề không chỉ riêng vật lý mà còn đến toán học, sinh học,.... Quyển này thì mình không mua mà mượn từ thư viện (gồm 2 tập), nếu có thời gian và nhã hứng thì bạn tìm đọc thử xem.

    • @baihoc10phut
      @baihoc10phut  2 ปีที่แล้ว +8

      Cảm ơn vì bài viết rất tâm huyết và thú vị của bạn đã chia sẻ nhé

    • @tunghoang8942
      @tunghoang8942 2 ปีที่แล้ว

      Cái định lí hay bị xuyên tạc nhất là định lí của Goldel. Mấy kênh toàn dùng nó để chứng minh có chúa trời, quỷ, thần

    • @G.KyleNelson
      @G.KyleNelson 2 ปีที่แล้ว +6

      Theo mình thấy thì dù có tồn tại ToE, thì con người cũng không thể biết chính xác được các chuyển động chính xác của mọi nguyên tử trong vũ trụ tại từng cột mốc thời gian
      Tại vì, giả sử tại 1 thời điểm t, 1 người trong tập vũ trụ biết được mọi chuyển động trong tập vũ trụ của người đó, thì sự việc xảy đã là khác so với lúc người đó không biết gì hết, nó như kiểu, có 1 người chuẩn bị 1 quả táo độc, nếu bạn không biết, bạn sẽ ăn nó, nhưng nếu bạn biết trước quả táo có độc, bạn sẽ thay đổi quyết định là không ăn nó, nhưng tại thời điểm bạn biết nó có độc, người hạ độc cũng biết bạn đã nhận ra nên sẽ chuẩn bị thứ khác để hạ độc bạn, nghĩa là từng thời điểm bạn tính toán được chuyển động của vũ trụ, vũ trụ đã chuyển đi theo hướng khác
      Vậy nên không thể tính chính xác được công thứ ToE, mà chỉ tính được sai số tại nhũng thời điểm t+1, t+2,...
      Vậy làm sao để tính chính xác, đó là tồn tại 1 thực thể không nằm trong tập vũ trụ và không tác động gì đến tập vũ trụ đó thì công thức ToE tại thời điểm t đó sẽ là công thức gốc, công thức không có sai số, nma không thể làm điều này được vì chúng ta đang giả định tập vũ trụ là tập chung của mọi vật

    • @minhphamngoc4400
      @minhphamngoc4400 ปีที่แล้ว

      @@G.KyleNelson kiến thức mình k nhiều nhưng theo cách mà video mô tả và giả sử của b, nếu thông tin cần ở đây ở mức độ tác động lẫn nhau giữa các phân tử, thì việc b biết trái táo có độc hay không đã là 2 sự tác động khác nhau hoàn toàn giữa tế bào thần kinh rồi. Giống như việc tác động viên bida cùng mọt thời điểm ở cách thức khác nhau và sự tiếp xúc viên bi khác nhau, nhưng mình lại có một thắc mắc : Nếu có kết quả biết trước ở đây ta ăn táo có độc tức là Y, suy từ tác nhân X(ăn táo) theo miền t+, tức phải có X(ăn táo) mới có Y(bị độc), nhưng Y(bị độc) lại là nguyên nhân cho kết quả ta lại chọn không ăn tức J(không ăn) ngay tại thời điểm t với X(ăn táo), và lại theo miền t+ với tác nhân J đó lại cho ra kết quả K(không bị độc)!? Điều này có vẻ lại vi phạm với hướng của chiều thời gian : quá khứ -> hiện tại -> tương lai. Vậy chẳng lẽ khả năng suy đoán của con "Quỷ" theo như vid trên là có vấn đề ???

    • @G.KyleNelson
      @G.KyleNelson ปีที่แล้ว

      @@minhphamngoc4400 à về vấn đề thứ nhất, mình không nhất thiết phải cảm nhận trái táo có độc bằng tế bào thần kinh, mình chỉ cần tính toán được chuyển động và suy nghĩ trong từng tế bào não của người tẩm độc là được mà
      Còn về vấn đề vi phạm chiều thời gian thì mình nói rồi, không có thực thể nào trong tập vũ trụ biết được chính xác chiều thời gian của mình, vì mỗi lần biết trước được thì mỗi lần đó sự việc lại thay đổi => mâu thuẫn với sự việc người đó biết trước được
      Còn về con Quỷ thì không hề mâu thuẫn nhé, vì có thể nó là thực thể nằm ngoài tập vũ trụ, không tác động gì vào tập vũ trụ, thì tại mọi thời điểm nó có thể biết chính xác thời điểm t+ hoặc trừ thôi (điều này có vẻ mâu thuẫn bởi vì giả sử kết quả của con quỷ và 1 người trong tập vũ trụ tai thời điểm t là chính xác hoàn toàn giống nhau, nhưng tại sao người đó biết trc được kết quả thì lại thay đổi kết quả thời gian t+, còn con Quỷ thì lại biết trước được hướng đi lúc thay đổi, tức là kết quả chắc chắn xảy ra, thì lí giải cho việc này mình nghĩ tại thời điểm t bạn sẽ có 1 biến số x, và biến số này sẽ cho ra 2 nghiệm(1 là kq thay đổi, 2 là kq không thay đổi) việc này có thể ng đó cũng biết nhưng người đó có thể ko kiểm soát dc)

  • @kirigayathienT277
    @kirigayathienT277 2 ปีที่แล้ว +5

    À em hiểu được rồi, vừa nãy em hỏi về suy nghĩ con người nhưng khi đọc cmt đã được anh giải thích cảm ơn anh! Mong 1 ngày nào đó sẽ có video về chồng chập lượng tử

  • @elephantking7787
    @elephantking7787 2 ปีที่แล้ว +5

    Ơ thế là mình đã suy có cái suy nghĩ y như này từ lâu r á. Do mình nghiên cứu thuyết duyên khởi và kinh điển trong đạo phật mình suy ra không có gì là ngẫu nhiên, ngẫu nhiên chỉ là một khái niệm của con người.
    Triết học Phật giáo đúng là diệu kì mn, những vấn đề như này được lý giải một cách nào đó hơn 2000 năm trước.
    Các bạn đừng sợ, việc này k đáng sợ, chúng ta vẫn sống cuộc đời nhỏ bé của mình, vẫn cảm thấy an toàn trong ảo giác rằng mình có quyền lựa chọn và nó hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Bạn đã biết được quy luật của vũ trụ rồi đó, thế nên bạn cứ sống tốt chắc chắn điều tốt sẽ đến với bạn. Tóm gọn lại một câu thôi nhân quả là có thật.

    • @usercommunity6775
      @usercommunity6775 2 ปีที่แล้ว +1

      Nếu bạn mà tính đc hết thì tính luôn đc ngày chết, rất lo.

    • @hungnguyenmanh2287
      @hungnguyenmanh2287 2 ปีที่แล้ว +1

      Nhân quả là dùng ý niệm phân biệt mà gọi, không đúng bản chất vấn đề. Tất cả là sự tiếp nối. Quá khứ quyết định hiện tại, hiện tại quyết định tương lai. Nó là một dòng chảy mà tất cả hòa quyện trong đó, tách ra mà lý luận nhân quả là không đúng bản chất của cái bản thể hòa hợp đó!

    • @elephantking7787
      @elephantking7787 2 ปีที่แล้ว

      @@hungnguyenmanh2287 bạn giải thích cho mình ý niệm phân biệt là sao đc k?

    • @hungnguyenmanh2287
      @hungnguyenmanh2287 2 ปีที่แล้ว

      @@elephantking7787 bạn có thể chỉ ra một cái nhân cụ thể tạo ra bạn ở hiện tại được không?

    • @elephantking7787
      @elephantking7787 2 ปีที่แล้ว +1

      @@hungnguyenmanh2287ùm ý bạn là nhân của hành động này là quả của hd trước nên nói là liên tục phục phải k? quá khứ tương lai hiện tại đã được định sẵn, chúng ta chỉ đang trên hành trình đó?

  • @lightningyuhaka4307
    @lightningyuhaka4307 ปีที่แล้ว +1

    từ khi học cấp 2, mình cũng đã từng tự suy nghĩ về lí thuyết như thế này, dù k hề được biết đến đã có nhà khoa học từng nói về nó. Tuy nhiên sau này khi biết được có sự ngẫu nhiên tuyệt đối trong thế giới lượng tử thì mình nghĩ là một phần nào đó nó cũng sẽ tác động tới thế giới vĩ mô, và từ đó gây ra sự ngẫu nhiên nhỏ trong thế giới vĩ mô. Điều đó dẫn tới sẽ k bao giờ loại bỏ được yếu tố ngẫu nhiên, đạt được tới trạng thái tất định

    • @Hung_Nguyen_90
      @Hung_Nguyen_90 ปีที่แล้ว

      Mình cũng là một trong số những người tự nghĩ được cái thuyết mà video này nói đến và mình xác định luôn thế này: Nếu như có cái gì không hoạt động theo nguyên tắc vật lý mà nhân loại đã biết thì có thể là do có một lực nào đó mà con người chưa tìm ra nên mới không hiểu. Và đôi khi nó không quan trọng và không tác động đến vấn đề đang quan tâm. Ví dụ như một cái xe tải di chuyển với tốc độ 30 km/h về phia trước. Ta có thể tính được nó sẽ đi được 60 km trong 2 h (coi như không có tắc đường gì hết nhé) Ta không cần quan tâm việc trong xe có bao nhiêu con gà, ta cũng chẳng cần quan tâm con gà nó đang làm cái gì. Thế giới lượng tử có thể ngẫu nhiên nhưng nó có lẽ cũng chỉ như mấy con gà được chở trên xe tải thôi, với cả mình tin là bản chất là vẫn có quy luật, chẳng qua là chưa nắm được thôi.

    • @lightningyuhaka4307
      @lightningyuhaka4307 ปีที่แล้ว

      @@Hung_Nguyen_90 đến khi các nhà khoa học có tiến triển mới trong vật lí lượng tử và có kết luận mới là họ đã tính toán dc chính xác, k có sự ngẫu nhiên nào nữa, thì đương nhiên mình chấp nhận, dù sao ngay từ nhỏ mình cũng đã đứng về phe đó mà. Nhưng chỉ vì sự chủ quan mà phủ định kết luận khoa học ở thời điểm hiện tại (mà k có cơ sở nào) thì k dc hay cho lắm.
      Về ví dụ chiếc xe thì nó k giống với sự "tất định" mà mình nói tới. Sự tất định ở đây là với toàn bộ những thông tin ở hiện tại thì sẽ tính toán chính xác 100% kết quả trong tương lai, mà k chấp nhận bất cứ sai số, ngẫu nhiên nào làm kq bị sai lệch. Ví dụ chiếc xe thì giả sử có bất kì lí do nào làm sai lệch tốc độ, người tài xế sẽ ngay lập tức chỉnh sửa để đảm bảo tốc độ đúng với kế hoạch ban đầu. Đó k phải là "tất định" mà mình nói tới.
      Tính ngẫu nhiên của vật lí lượng tử nói là nhỏ nhưng chưa chắc kết quả đã là nhỏ. Ví dụ mình từng nghe 1 ý tưởng gây sốc về vật lí lượng tử: nếu 1 người lặp lại thí nghiệm lao người vào bức tường rất rất nhiều lần thì sẽ có 1 lần anh ta lao xuyên qua tường. Nếu điều này là đúng thì đương nhiên đó sẽ là 1 phản ví dụ cho tính tất định, ngay cả trong thế giới vĩ mô

  • @minhly650
    @minhly650 2 ปีที่แล้ว +18

    Tôi dùng Laplace và tính dc rằng: xác suất để crush của tôi cũng thích tôi còn thấp hơn cả việc tôi bị khủng long ăn thịt.

  • @noctiluxleica8229
    @noctiluxleica8229 7 หลายเดือนก่อน

    Mình đã rất thích ý tưởng của Laplace cho đến khi bị Heisenberg đánh cho tỉnh mộng bởi nguyên lý bất định của ông (Heisenberg uncertainty principle). Thế giới hoá ra lại thú vị hơn những gì Laplace nghĩ, vì con mèo của Schrödinger lại vừa có thể sống, vừa có thể chết cùng một lúc, hay một cái bàn ở đó là do bạn thấy nó ở đó, còn khi bạn quay đi chưa chắc nó đã còn ở đó...😀

  • @dinhmao7595
    @dinhmao7595 2 ปีที่แล้ว +7

    Theo thuyết hỗn loạn thì "Hỗn loạn" là khi hiện tại xác định được tương lại, nhưng hiện tại gần đúng thì không xác định được tương lại gần đúng. Nếu chúng ta đo lường được mọi thứ chính xác tuyệt đối thì chúng ta có thể biết trước được tương lại, nhưng đáng tiếc việc đó là bất khả thi, chỉ cần có 1 sai số nhỏ trong phép đo thì kết quả cuối cùng có thể trở nên rất khác biệt như theo thuyết cánh bướm

  • @luongthephifplhn8427
    @luongthephifplhn8427 ปีที่แล้ว +1

    ad nói vậy với tư cách là con quỷ có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của vũ trụ. Nhưng vũ trụ là vô cùng rộng lớn và có thể là vô hạn điều này là ko ai biết. Việc 1 con quỷ có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin chỉ hiện nay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng

  • @quyle5778
    @quyle5778 2 ปีที่แล้ว +6

    Theo như Video này, thì việc chúng ta xem được video này và các hành động sau đó, đều đã được định sẵn

  • @usercommunity6775
    @usercommunity6775 2 ปีที่แล้ว +10

    Từ nhỏ, tôi đã nghĩ: 1 nguyên tử, phân tử đã chuyển động theo 1 hướng thì chuyển đông về sau luôn là kết quả của cđ trước (y như quy tắc quy nạp vậy)
    Mà mọi vật cấu tạo từ các nt, pt (kể cả não) nên mọi vật được định trước.
    Thế này thì chỉ có Big Bang là ngẫu nhiên.

    • @TuLe-mi4iu
      @TuLe-mi4iu ปีที่แล้ว

      Kém. Tra youtube tóm tắt sách luật tâm thức. Theo khoa học lượng tử thì giống y như lời phật dạy cách đây 2600 năm rồi

    • @SupSupa10
      @SupSupa10 ปีที่แล้ว

      Bigbang chưa chắc đã tồn tại bạn ạ.

    • @inhhoang1542
      @inhhoang1542 ปีที่แล้ว

      Big bang chỉ là 1 thuyết nha ô nội

  • @tambupthu1947
    @tambupthu1947 2 ปีที่แล้ว +5

    *cho tớ hỏi ad mấy tuổi và làm nghề gì mà bạn lại có niềm đam mê và kiến thức sâu rộng với với các môn khoa học cơ bản vậy ạ*

    • @baihoc10phut
      @baihoc10phut  2 ปีที่แล้ว +9

      Cảm ơn bạn. Mình sn 92, học kinh tế và đang làm về khoa học dữ liệu. Mình thích tìm hiểu về xác suất thống kê, sự ngẫu nhiên, toán học và một số chủ đề về triết học và vật lý lượng tử ^^

    • @vuanxc
      @vuanxc 2 ปีที่แล้ว +3

      @@baihoc10phut mình có cùng đam mê! Có thể kết nối để ae học được không?

  • @tvk-ox2my
    @tvk-ox2my 2 ปีที่แล้ว +2

    Ad ơi cho e hỏi nguyên tử có tính ngẫu nhiên tuyệt đối thì sao Con Quỷ Của Laplace có thể dự đoán được ạ

    • @baihoc10phut
      @baihoc10phut  2 ปีที่แล้ว +3

      Vật lý lượng tử đi ngược lại với con quỷ của Laplace, con quỷ của Laplace chỉ đúng với vật lý cổ điển. Nhưng vật lý lượng tử không bác bỏ thuyết tất định

  • @tranlong9050
    @tranlong9050 ปีที่แล้ว +1

    cách lập luận của ông ấy tuyệt đối hóa mọi phép tính lên ms ra cái kết ảo đến vậy :))

  • @Hoanphuc96
    @Hoanphuc96 หลายเดือนก่อน

    Ad làm thêm về lý thuyết bất định của lượng tử và hiệu ứng cánh bướm nữa cộng với video này là đủ bộ 3 video hoàn chỉnh về vđ này luôn !

  • @neDuy-wv6jn
    @neDuy-wv6jn 2 ปีที่แล้ว +6

    Trong cuốn Trò chuyện với ác quỷ của Mitsuro Sato cũng nói về vấn đề này, rất hay và mang tính triết học cao

  • @Tr1sNguyen
    @Tr1sNguyen ปีที่แล้ว

    Giờ mới có thấy có lý thuyết giống suy nghĩ mình , việc bạn gặp chuyện xui rủi trong cuộc sống của đều là do mình thiếu thông tin hoặc mình hay tự nói với bản thân là “do mình còn gà” không tính toán được

  • @LoveTheSol
    @LoveTheSol ปีที่แล้ว

    video này làm thay đổi hoàn toàn nhận thức xung quanh ... hehe hehehe hehehehe

  • @kirigayathienT277
    @kirigayathienT277 2 ปีที่แล้ว

    Mê anh quá, nay đi Fahasa thấy sách của anh là nhận ra liền, dù không có mẫu đọc thử xong vẫn phá lệ quyết định xuống tiền mua luôn.

  • @dawncoffee3983
    @dawncoffee3983 2 ปีที่แล้ว +2

    Mọi thứ đều ko quan trọng. Bởi vì chúng ta vẫn là con người trần tục thôi, 1 người chơi trong trò chơi có hạn định thời gian tb 75 năm trong khu vườn vũ trụ. Chỉ khi nào loài người nâng cấp được cơ thể và trí tuệ ở tầm God, superman, thì khi đó vũ trụ mới nằm trong tay chúng ta. Còn ko thì lúc nào tung đồng xu cũng là 50 50 kk

  • @tan3dead
    @tan3dead ปีที่แล้ว

    Cái này khó nói về “giấc mơ”. Ta không chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra trong giấc mơ. Nhưng rất nhiều người lại tin vào giấc mơ.

  • @QuangPham-nq6ub
    @QuangPham-nq6ub ปีที่แล้ว

    Ở cấp độ lượng tử, mọi thứ đều ngẫu nhiên, cấp độ như con người thì có ngẫu nhiên giả, vì có vô vàn các biến số nên cuộc đời của chúng ta không hề có số mệnh nào định sẵn cả, tốt xấu phụ thuộc vào may mắn và cả nỗ lực của bản thân. Ở cấp độ vũ trụ, định luật 2 nhiệt động là tối thượng, mọi thứ rồi cũng tan rã, không có ngẫu nhiên chỉ có duy nhất 1 khả năng vũ trụ rồi sẽ tan biến.
    Nhân sinh hay triết học,tôn giáo, văn hóa, thánh thần... tất cả chỉ là con người nghĩ ra, chỉ là những thứ phàm tục, chỉ các quy luật vật lý mới là tối thượng

  • @giahuytran6716
    @giahuytran6716 ปีที่แล้ว

    Kênh hay quá à

  • @HuyRCisme
    @HuyRCisme ปีที่แล้ว +1

    Mình vừa xem video này xong thì mình có 1 thắc , đây chỉ là 1 thắc mắc vư vơ và bạn nên đọc và hiểu thắc mắc này theo kiểu vui vẻ cũng nhau bàn luận để hiểu vấn đề hơn thoi nha .
    Thì thắc mắc của mình là như v :
    Qua video bạn biết nếu bạn có tất cả mọi thông tin ở thời điểm T và 1 sự tính toán siêu phàm thì bạn sẽ tính toán được mọi thứ diễn ra ở thời điểm T+1 cũng như là trước đó T-1 , ví dụ như tại thời điểm T có 1 chiếc xe vừa sản suất thì tại T+1 bạn sẽ biết là chiếc xe được bán cho ai cũng như tại T-1 bạn sẽ biết là ai sản xuất ra chiếc xe này . Như ban đầu chúng ta đều giả sử rằng có 1 con Quỷ có khả năng biết tất cả mọi thứ và tính toán được tất cả thì ta nên xem xét 1 chuyện là con Quỷ này xuất hiện từ đâu ra , không thể nào nói là" tự nhiên "có hay "ngẫu nhiên có "được , cho dù là chúng ta đều thống nhất là GIẢ SỬ có con Quỷ này thì chúng ta vẫn phải tuân theo quy tắc thời gian T chứ ,bởi nếu ta lấy 1 thứ Ngẫu Nhiên là sự xuất hiện của con Quỷ để chứng minh mọi thứ không phải Ngẫu Nhiên thì mình thấy nó sai sai . Quay trở lại với thời gian T nha , giả sử là con Quỷ được tạo ra vào thời gian T ,thì trước đó T-1 sẽ là thời gian mà còn Quỷ được tạo ra.
    Thế nó được tạo ra bằng cách nào do 1 vật thể khác hay là hàng loạt các sự vật sự việc ở thời Gian T-1 tạo ra.
    -Nếu là do vật thể khác tạo ra con quỷ này ,mình tạm gọi là Quỷ Bố, và tương tự như vậy chúng ta cứ trừ dần , Quỷ Ông Nội ,Quỷ Ông cố v.v cứ như thế riết thì nó sẽ k có 1 điểm dừng ,mãi chúng ta sẽ k biết điểm suất phát là từ đầu để chứng minh rằng con Quỷ được tạo ra ở thời gian T không phải là ngẫu nhiên .
    - Tương tự vậy , nếu con quỷ được tao ra do hàng loạt các sự việc sự vật ở T-1 thì mãi ta cũng k thể tìm được điểm suất phát
    Oke đọc tới đây mính biết mọi người có thể phản biện là không phải là ngẫu nhiên mà là do chúng ta Không Có Đủ Thông Tin, vậy thì ta lại có thêm 1 vấn đề mới ,mọi thông tin của trái đất thì là 1 phần nhỏ của cả vũ trụ này , vậy cái thắc mắc của mình ban đầu ,lí do ta không tìm được điểm suất phát để tạo ra con Quỷ ở thời gian T chăng là do mọi thông tin của vũ trụ này là chưa đủ để tính toán , vậy thì cái gì bao hàm vũ trụ của chúng ta , Đa vũ Trụ à , vậy thì cái gì bao hàm tất cả thông tin của Đa vũ Trụ ? Là Đa Đa vũ trụ à ?
    Tới đây thì với mình lại thấy có 1 nghịch lí nữa :
    -Ta có T thì t sẽ có T+ tới vô cùng và T- tới vô cùng : điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần ta tính toán được mọi thứ ở T thì t sẽ tính được T+ vô cùng và T - vô cùng nhma nếu ta được tính sẽ không tính ra .Bởi vô cùng là như nào, nó k có 1 giá trị cụ thể nào cả.Nên là công thức thời gian T này mình thấy kh đúng
    Việc giả sử có con Quỷ thì ta cũng phải giả sự chuyện tại sao lại có con Quỷ
    Hoặc là k cần con Quỷ nào hết mà chính chúng ta có biết hết mọi thông tin vào có bộ óc siêu phàm để tính toán
    Vậy thì chúng ta cần 1 lí do để chúng ta có thể biết hết được mọi thông tin và khả năng siêu tính toán mà nó k phải là lí do "tự nhiên có " .
    Bằng cách nào mà chúng ta có thể làm được v . Cứ Giả Sử chúng ta có 1 siêu máy tính có khả năng tính toán cực đỉnh và cho phép rất nhiều người nhập vào nó 1 lượng thông tin khổng lồ tại thời điểm T ( kiểu như mỗi người biết mỗi thứ thì 100người sẽ là 100 thứ), vậy thì nó sẽ lại có 1 mâu thuẫn là nếu 1 người biết mọi thông tin của 1 thứ ở thời điểm T thì phải tính được T-1 ... Đến T- vô cùng ,nhma 1 lần nữa bạn biết đấy , đó là điều không thể.
    Tới đây thì cmt mình nó cũng dài ròii , mình mong là mn có thể hiểu được thứ mà mình đang muốn diễn đạt. Cảm ơn mn đã đọc và mình mong chúng ta sẽ bàn luận với nhau 1 cách vui vẻ với tinh thần học hỏi lẫn nhau . ^^

    • @jackolevious8308
      @jackolevious8308 ปีที่แล้ว +1

      K phải con quỷ Laplace là 1 thực thể có tồn tại hay k mà là thứ mà con quỷ đại diện có tồn tại hay không. Hay nói cách khác nếu tất cả các sự vật sự việc tồn tại và hoạt động dựa theo các quy luật đã định sẵn, thì những gì đã đang và sẽ xảy ra đều có thể dự đoán trước hay có thể nói là đã được định sẵn. Và cứ như thế thì có nghĩa là mọi thứ trên thế giới này, quá khứ tương lai đều đã được định trước kể từ khi vũ trụ hình thành. Và thứ đáng sợ là, nếu tất cả đã được định trước, thì việc chúng ta cố gắng mỗi ngày, những thứ mà chúng ta ước mơ có giá trị gì hay là những thứ vô nghĩa?

    • @nguyenxuannguyentrinh3748
      @nguyenxuannguyentrinh3748 ปีที่แล้ว +1

      Con quỷ chỉ là một cái ví dụ để đại chúng dễ hiểu và nghe cho có tí drama mà hít thôi. Nó tồn tại hoàn toàn độc lập với vũ trụ. Chính xác cái này là thuyết vũ trụ khối, bạn có thể phát biểu nó dưới dạng con quỷ, một cái siêu máy tính, hay bất cứ thứ gì khác. Hoặc đơn giản, bạn có thể phát biểu nó dưới dạng nguyên lý tất định mà chẳng cần phải dính quỷ này quỷ nọ gì vào cả. Thứ được bàn tới ở đây là tương lai có phải được tạo ra hay không mà vốn ngay từ đầu đã định sẵn.
      Học thuyết này tuy có ý nghĩa về mặt vật lý (tức là trên lý thuyết nó có thể đúng hay sai) nhưng phần lớn những bàn luận về nó là về mặt triết học bởi vật lý không có cách nào chứng minh được nó đúng hay sai. Bởi thế trong cả cái comment, bạn đang làm một chuyện vô nghĩa là cố chứng minh tính đúng sai của nó. Kể cả khi bạn có thể nhập đủ thông tin vào trong một cái siêu máy tính, bạn sẽ có một tập hợp các thông tin bao hàm chính nó. Vấn đề này trong toán học được gọi là incompleteness theorem, và đã được chứng minh năm 1931 bởi Kurt Godel. Theo đó, sẽ luôn có những mệnh đề đúng nhưng không có cách nào có thể chứng minh và ông ta chứng minh điều đó bằng cách sử dụng set theory với các tập hợp (set) bao gồm chính nó tạo ra một vòng lặp logic. Ví dụ khi bạn nói "Câu tôi đang nói là sai." trong đó câu nói của bạn bao hàm chính nó. Nếu nó đúng, thì nó sẽ sai. Ngược lại, khi nó sai thì nó sẽ đúng. Đây là một ví dụ về vòng lặp logic.
      Nếu bạn có thể suy từ t sang t+1, bạn hoàn toàn có thể suy tới vô cùng. Đây là nguyên tắc quy nạp toán học cơ bản. Thực tại có sức mạnh tính toán vô hạn để vận hành vũ trụ. Bạn thì không. Một lần nữa, bạn đang cố chứng minh một điều không thể chứng minh. Con quỷ của Laplace không phải là một gợi ý cho bạn cách để bạn biết được tương lai. Nó chỉ giúp cho bạn có góc nhìn và tư duy đúng đắn khi nhìn nhận khoa học thôi.

    • @HuyRCisme
      @HuyRCisme ปีที่แล้ว

      @@nguyenxuannguyentrinh3748 gất cảm ơn bạn^.^

    • @HuyRCisme
      @HuyRCisme ปีที่แล้ว

      @@jackolevious8308 cảm ơn bạn đã cùng bàn luận với mình >.0

  • @hungdo9924
    @hungdo9924 ปีที่แล้ว

    Cái này cx gần giống vs hiệu ứng cánh bướm. Giả sử xét cơ thể chúng ta được cấu tạo từ triệu tỉ nguyên tử, ta muốn xác định chính xác hoàn toàn vị trí của cơ thể chúng ta sau khoảng thời gian t thì cần xác định vị trí của triệu tỉ nguyên tử sau khoảng thời gian t. Các hạt trong khoảng tg đó va chạm và tương tác liên tục. Khi đó có thể hiểu con quỷ của laplace là quy luật tự nhiên, tự nó sẽ chi phối tương tác các hạt. Nếu ta hiểu hết quy luật tự nhiên và tính toán đc ta có thể dự đoán chính xác vị trí các hạt => xđ đc vị trsi người trong tương lai.
    Tuy nhiên nó khá là không tưởng:)). Theo nguyên lí bất định thì ta ko bao h xác định vị trí và vận tốc của hạt một cách đồng thời, vì vậy chúng ta ko thể dự đoán tương lai đc :))

  • @tanmai2186
    @tanmai2186 ปีที่แล้ว

    Video rất hay , mình chỉ có ý kiến này thui: không có vụ nổ nào hết, không có Bigbang. Mình học địa chất đã từng tranh luận gay gắt vấn đề này: không có vụ nổ nào hết, không có Big bang. Sau này Stephen hawking đã thừa nhận sai lầm về thuyết Bigbang

  • @mghofficialxemngay1415
    @mghofficialxemngay1415 2 ปีที่แล้ว +1

    LP ám chỉ việc một chủ thể tồn tại bạn đầu t nhận được 1 tài nguyên sẽ sinh ra t+1, nhưng thế giới bắt đầu gọi là t thì không thể có gì ngoài t, vì t là tất cả, ở đây t không thể nhận thêm gì để có thể + 1, t chỉ thể tái tổ chức các thành phần của nó và trật tự sắp sếp để có thể thay đổi . . . .vì con người là thành phần của vũ trụ t, nên con người sẽ chiếm lượng % khối lượng của t và tết yếu là thành phần của t và con người có được tồn tại hay không đều phụ thuộc vào vũ trụ t.

  • @minhphamngoc4400
    @minhphamngoc4400 ปีที่แล้ว

    ad giúp e vấn đề này với e thấy hơi khó hiểu khi đọc được 1 giả thiết của một bạn bên dưới. Cụ thể việc thay đổi quyết định ăn táo hoặc không khi biết nó có độc, quyết định đó xảy ra tại thời điểm t. Nếu có kết quả biết trước ở đây ta ăn táo có độc tức là Y, suy từ tác nhân X(ăn táo ngay tại thời điểm t) theo miền t+, tức phải có X(ăn táo) mới có Y(bị độc), nhưng Y(bị độc) lại là nguyên nhân cho kết quả ta lại chọn không ăn tức J(không ăn) ngay tại thời điểm t với X(ăn táo), và lại theo miền t+ với tác nhân J đó lại cho ra kết quả K(không bị độc)!? Điều này có vẻ lại vi phạm với hướng của chiều thời gian : quá khứ -> hiện tại -> tương lai. Vậy chẳng lẽ khả năng suy đoán của con "Quỷ" theo như trên là có vấn đề ạ ???

  • @khoahaang6281
    @khoahaang6281 2 ปีที่แล้ว +1

    Bài này làm mình nhớ đến cách máy tính tạo ra số ngẫu nhiên.Tức là lấy 1 hằng số tại tgian t như tốc độ gió,... để suy ra số ngẫu nhiên đó.Như vậy là số ngẫu nhiên đó không hoàn toàn ngẫu nhiên vậy

    • @thehoffgamming7752
      @thehoffgamming7752 2 ปีที่แล้ว +1

      nó đc gọi là số giả ngẫu nhiên. giấu seed đi là nó ngẫu nhiên

  • @khanhb2630
    @khanhb2630 ปีที่แล้ว

    Rất hay

  • @thonghoang4866
    @thonghoang4866 2 ปีที่แล้ว

    Rất đúng, nó mang cho mình thêm nhiều suy nghĩ về chủ nghĩa mình đang sống.

  • @mlw2k3
    @mlw2k3 2 ปีที่แล้ว +2

    cho mình hỏi kênh có nhu cầu tuyển animator/editor không nhỉ, mình thấy cách xây dựng video khá tương đồng với thế mạnh của mình

  • @lino-10-năm-trước
    @lino-10-năm-trước 2 ปีที่แล้ว +1

    Uầy, mở mang đầu óc hẳn ra

  • @Anh-cs-NguyenTien
    @Anh-cs-NguyenTien 2 ปีที่แล้ว

    Mình cũng đã gặp 1 câu hỏi rất hay trong vật lý tương đồng với nội dung vd, mình cũng đã trả lời là tương lai có thể được định trước 1 phần nhưng chúng ta không thể biết trước vì thông tin trong vũ trụ chỉ hữu hạn trước khi chúng ta cố gắng thu thập, mô phỏng và nghiên cứu về chúng ,chúng ta cũng luôn ở trong trạng thái chồng chập của mọi trạng thái trước khi 1 kết quả nào đó thực sự xảy ra.Đã hỏi thầy và được trả lời là đó là 1 câu hỏi mở có thể suy diễn theo nhiều hướng khác nhau vì là mọi lý thuyết thông tin và thí nghiệm khoa học cũng không thể có sự chắc chắn đến 100% .Câu hỏi như sau : Nếu vị trí hiện tại và vận tốc của mọi chất điểm trong vũ trụ đã được biết, cùng với các định luật mô tả các lực mà các chất điểm tác dụng lên nhau ,thì toàn bộ tương lai của vũ trụ sẽ được tính toán .Tương lai là xác định và được định trước ,tự do sẽ là 1 ảo tưởng? Bạn nghĩ sao về quan điểm này, giải thích? Cảm thấy rất hay và rất hợp với bài này nên mình quyết định chia sẻ!

  • @giahuytran6716
    @giahuytran6716 ปีที่แล้ว

    Kênh hay

  • @vuhongphuongkieu8530
    @vuhongphuongkieu8530 ปีที่แล้ว +2

    ồ, tôi cũng đã từng suy nghĩ y như vậy và cứ nghĩ chỉ có mình mình nghĩ thế, cho đến khi xem video này tôi nhận ra cũng có nhiều người nghĩ giống như mình

  • @dzuyle2928
    @dzuyle2928 หลายเดือนก่อน

    Có ít nhất 2 vấn đề mà " con quỉ của Laplace" chưa biết đó là định lý bất toàn của Godel (1931) và thế giới là vô cùng vô tận nên việc nó biết hết thông tin ở thời điểm t là không thể, với 2 điều này " con quỉ" chỉ biết " gần đúng thôi ( tính bằng %) và như vậy nó đã " thống nhất" vũ trụ theo kiểu thế giới lượng tử nghĩa là có sự ngẫu nhiên tuyệt đối.

  • @KyLe-xe8xd
    @KyLe-xe8xd 2 ปีที่แล้ว +6

    Về lí thuyết, ko có gì là ngẫu nhiên. Trên thực tế, có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực tại mà ta không thể liệt kê xuể, chính sự bị động trong biển yếu tố tương tác khiến ta phải chấp nhận sự ngẫu nhiên. Tất cả những sự việc xảy ra đều có thể dự đoán được nếu ta nắm bắt và quản lí tốt các nguồn thông tin, cuộc sống 1 người thành công hay thất bại dựa vào tầm bao quát nhận thức này.

    • @thanhatnguyen9701
      @thanhatnguyen9701 2 ปีที่แล้ว +1

      Có những thứ ko thể kiểm soát nổi và nó khá nhiều =))

    • @dawncoffee3983
      @dawncoffee3983 2 ปีที่แล้ว

      bạn nói chắc cú như kiểu bạn sắp gặt giải Nobel vậy? Nếu thật sự nắm bắt được hết mọi thông tin thì con người bất tử và trở thành god r. cày cuốc để thành công ở trần thế làm gì nữa

    • @KyLe-xe8xd
      @KyLe-xe8xd 2 ปีที่แล้ว +1

      @@dawncoffee3983 nói như vậy đạt giải nobel ?:)) nobel xóm bạn à, ai sẽ có tầm nhìn vĩ mô về tâm lí, chính trị xã hội, kinh tế thế giới,… hơn? Người thành công là ai?doanh nhân, chính trị gia,… hay bà bán vé số, ông lái xe ôm, thằng nghiện và tụi trộm cắp? Ko cần phải nắm hết, chỉ cần nắm hơn người khác, lí do con người nắm giữ vị trí đỉnh chuỗi thức ăn và chi phối giống loài khác vì loài người mang tầm nhìn rộng hơn- nhận thức cao hơn, nếu bạn nhận thức thấp hơn tất cả kẻ khác, bạn chỉ là con vật mang thân xác con người, vậy điều ngược lại như bạn nói có thể xảy ra cũng đúng:))

    • @phandinhthanh2295
      @phandinhthanh2295 2 ปีที่แล้ว

      HÌnh như bạn chưa bao giờ nghe tới Nguyên lí bất định Heisenberg. Theo nguyên lí này, về lí thuyết không thể đo được cùng lúc chính xác tốc độ và vị trí của 1 hạt cơ bản

    • @xuantuancao7059
      @xuantuancao7059 ปีที่แล้ว

      Thí nghiệm con mèo của strodinger là sự ngẫu nhiên tuyệt đối trong vĩ mô, sẽ xảy ra khi thông tin bị gián đoạn dù là vô tình hay cố ý!.

  • @AnhViet-ke3qc
    @AnhViet-ke3qc 2 ปีที่แล้ว

    cái sự ngẫu nhiên này phải đặt được một tiền đề là mọi thứ đều có thể tính toán được, và biết hết tất cả các biến đầu vào thì sẽ tính được đầu ra. nhưng khoa học hiện đại đã và đang nghiên cứu tới lượng tử, đặc biệt là rối lượng tử.
    đơn giản thì với rối lượng tử thì kko bao h có thể biết hết tất cả các biến đầu vào

  • @giangg3110
    @giangg3110 2 ปีที่แล้ว +1

    Như trong 1 trò chơi vậy. Vì trong máy tính không có phép tính nào là ngẫu nhiên nên nếu để 1 máy tính tự chơi 1 trò chơi của nó, kết quả có thể được tính toán ra ngay từ lúc ban đầu.

  • @lanhhuyet255
    @lanhhuyet255 ปีที่แล้ว

    1:26 giống quy nạp toán học nhỉ

  • @brop4034
    @brop4034 ปีที่แล้ว

    về trường phái ý chí , không thể nói là không thể chọn theo ý thích mà ý thích được định sẵn

  • @ngocphat4664
    @ngocphat4664 2 ปีที่แล้ว

    Theo tôi, tương lai ko tồn tại, mọi thứ đang làm hiện tại sinh ra hành động sự việc tiếp theo, và tất nhiên ngẫu nhiên hay mọi thứ đều sinh ra từ quá khứ và hiện tại.

  • @xuantuancao7059
    @xuantuancao7059 ปีที่แล้ว

    Tôi thấy vẫn có sự ngẫu nhiên tuyệt đối trong vĩ mô: Khi thông tin, liên hệ bị gián đoạn hay cắt đứt tạm thời xảy ra. VD: bạn bị bịt mắt, bịt tai và lựa chọn 1 trong 2 vật thì con quỷ cũng không thể dự báo chính xác được bạn sẽ chọn vật nào trước khi bạn lựa chọn. Đây là VD về sự gián đoạn thông tin.

    • @jackolevious8308
      @jackolevious8308 ปีที่แล้ว

      bị bịt mắt, bị bịt tai sẽ việc bạn thiếu thông tin, còn việc bạn chọn nghe thì có vẻ ngẫu nhiên nhưng nếu có đầy đủ thông tin về trạng thái của môi trường xung quanh bạn, cách suy nghĩ của bạn, hoạt động tâm lí của bạn, tính cách của bạn,... thì vẫn có thể biết dc bạn sẽ chọn cái gì. Nói 1 cách dễ hiểu thì mọi thứ đều có lí do mà nó xảy ra, nếu có thể thu thập tất cả những thông tin liên quan, tât cả các định luật liên quan và khả năng tính toán đủ mạnh thì không gì là không thể dự đoán và cái gọi là ngẫu nhiên chỉ là những thứ chúng ta chưa đủ khả năng để dự đoán mà thôi. Kể cả sự gián đoạn thông tin, bản thân nó cũng là 1 loại thông tin, 1 loại điều kiện của 1 môi trường 1 cá thể nào đấy. Kiểu việc bạn không biết 1 cái gì đó cũng là 1 thông tin cần suy xét

  • @ndh.q5772
    @ndh.q5772 ปีที่แล้ว

    ngẫu nhiên chứ ko phải hỗn loạn, và càng ko phải là chia đều, ngẫu nhiên là có thể có nhiều vùng tập trung khi đạt được số lượng đủ lớn thì dù khả năng khó tin nhất cũng chắc chắc xác suất sẽ đến lúc đủ điều kiện xảy ra

  • @darkknight3305
    @darkknight3305 2 ปีที่แล้ว

    Giải Nobel vật lý 2022 đã cho thấy sự ngẫu nhiên tuyệt đối của vật lý lượng tử là chính xác, không phải bàn cãi. Như trong video ad có nói đến là sự ngẫu nhiên tuyệt đối của các hạt hạ nguyên tử không liên quan gì nhiều đến sự ngẫu nhiên tương đối của thế giới gọi là "vĩ mô" mà chúng ta đang sống. Có thật như vậy không? Theo thuyết Bigbang, vào giai đoạn đầu tiên, có 1 thời kỳ mà vũ trụ toàn là các hạt hạ nguyên tử, toàn bộ tính chất của vũ trụ khi ấy là ngẫu nhiên tuyệt đối. Thậm chí sau khi vũ trụ nguội đi, là giai đoạn để các nguyên tử tương tác với nhau thì việc vị trí của electron ở đâu trong nguyên tử cũng rất quan trọng, nó sẽ quyết định rằng nguyên tử này sẽ liên kết với nguyên tử nào (mà vị trí e lại là ngẫu nhiên tuyệt đối).
    Quay lại thời điểm hiện tại, vấn đề đặt ra là bạn có chắc rằng sự ngẫu nhiên tuyệt đối của các hạt hạ nguyên tử như electron
    "không ảnh hưởng đáng kể" tới tính ngẫu nhiên tương đối của thế giới "vĩ mô" ?

  • @iamnumber2iamnumber235
    @iamnumber2iamnumber235 2 ปีที่แล้ว +2

    Laplace giống như siêu máy tính, lập trình cả vũ trụ giả lập này nhỉ

  • @sgp.kudensama
    @sgp.kudensama ปีที่แล้ว

    Cảm xúc của con người là ngẫu nhiên và phụ thuộc chứ sự việc thì bất biến.

  • @hieuduong2472
    @hieuduong2472 ปีที่แล้ว

    Thế mấy phần mềm chọn random thì ko phải là chọn random hả?

    • @baihoc10phut
      @baihoc10phut  ปีที่แล้ว

      Thực ra số random từ máy tính chỉ là psudo random thôi, do thuật toán chứ ko random hoàn toàn

  • @t-rexw6103
    @t-rexw6103 7 หลายเดือนก่อน

    Uầy nghe cái giả thiết này lm tui nghĩ đến giả thiết thế giới chúng ta đang sống là 1 trò chơi và chúng ta là NPC trong game mọi thứ diễn ra ở thế giới đều được lập trình 😮😮

  •  ปีที่แล้ว

    Laplace nên đọc là La-pla-xơ nha ad. Đó là cách phát âm đúng tên ông nhất

  • @thanhhanly2
    @thanhhanly2 2 ปีที่แล้ว +1

    Sinh vật sống tạo ra sự ngẫu nhiên cho cả vũ trụ này.

  • @hoangsonvu8820
    @hoangsonvu8820 2 ปีที่แล้ว

    rất hay

  • @phuongleee8862
    @phuongleee8862 ปีที่แล้ว +1

    Câu hỏi khó nhất trong vấn đề triết học này là con quỷ của Laplace có thể thay đổi được những gì trong tương lai mà nó đã dự đoán được hay không???

  • @sagejames1266
    @sagejames1266 ปีที่แล้ว +2

    Sự ngẫu nhiên là món quà của tạo hóa . Nếu không có tính ngẫu nhiên con người sẽ không còn lý do để cố gắng và phấn đấu nữa .

    • @q7916
      @q7916 ปีที่แล้ว

      Dù cố hay ko thì nó vẫn đc định sẵn

    • @minhquan5243
      @minhquan5243 ปีที่แล้ว

      "tạo hóa" k có thật, chỉ là cta k biết lý do 1 sự vật, sự việc hình thành ra sao nên mới bịa ra cái thứ gọi là "tạo hóa" thôi. vd : người xưa nghĩ tạo hóa đã tạo nên con ng, bây h chúng ta biết đc con ng đc tiến hóa từ loài linh trưởng. k có j là k có lý do cả, chỉ là ta k biết mà thôi

  • @nguyentranduyan7988
    @nguyentranduyan7988 2 ปีที่แล้ว

    Thật tuyệt vời

  • @tranvannhon
    @tranvannhon ปีที่แล้ว

    Nếu con quỹ Laplace tồn tại, nó phải có khả năng can thiệp lượng tử và thay đổi ở quy mô lượng tử, nhưng nó sẽ mâu thuẫn với chính vật lý lượng tử. Do đó, giả thiết hợp lý htì năng lực chỉ giới hạn trong vật lý cổ điển mà thôi. Do đó, nếu theo lý thuyết về hiệu ứng cánh bướm, thuyết nhân quả bắt đầu từ gốc là các ngẩu nhiên trong thế giới lượng tử, thì tương lai phải là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ở quy mô lớn (có lẽ vài miligram vật chất đã là rất lớn đối với thế giới lượng tử) thì sự ngẩu nhiên là ít đi mà mọi thứ đều tuân theo quy luật có thể đo lường được, do đó, vật lý cổ điển với các hạt cơ bản nhỏ nhất là nguyên tử, được đo lường và tính toán được.

    • @jackolevious8308
      @jackolevious8308 ปีที่แล้ว

      K phải con quỷ Laplace là 1 thực thể có tồn tại hay k mà là thứ mà con quỷ đại diện có tồn tại hay không. Hay nói cách khác nếu tất cả các sự vật sự việc tồn tại và hoạt động dựa theo các quy luật đã định sẵn, thì những gì đã đang và sẽ xảy ra đều có thể dự đoán trước hay có thể nói là đã được định sẵn. Và cứ như thế thì có nghĩa là mọi thứ trên thế giới này, quá khứ tương lai đều đã được định trước kể từ khi vũ trụ hình thành.

  • @hongngocpham833
    @hongngocpham833 ปีที่แล้ว

    Nhà văn trinh thám Nhật Higashino Keigo có truyện được dịch với tên " Ma nữ của Laplace"

  • @aitran6661
    @aitran6661 2 ปีที่แล้ว +1

    Trật tự bên trong hỗn loạn. Hỗn loạn chính là trật tự.

  • @monsieurjoker3746
    @monsieurjoker3746 ปีที่แล้ว

    kênh hay mà ít ng bt quá

  • @vuanhnguyen1965
    @vuanhnguyen1965 2 ปีที่แล้ว +3

    Theo vật lý cơ bản như ad nói thì đúng là k có gì là ngẫu nhiên nhưng trong lĩnh vực vật lý lượng tử, các trạng thái lượng tử được coi( cho đến giờ) là ngẫu nhiên mà. Ví dụ như vị trí của hạt e chạy xung quanh hạt nhân k thể đo chính xác mà chỉ được tính như 1 hàm phân phối xác suất thôi.

    • @MrLee-LiênMinhCôngLí
      @MrLee-LiênMinhCôngLí 2 ปีที่แล้ว +1

      *_$ai!_*

    • @vivu7455
      @vivu7455 2 ปีที่แล้ว +1

      Nếu đúng như những gì ad nói có sự ngẫu nhiên tuyệt đối ở vật lý lượng tử thì đúng là không ngẫu nhiên được. Hơn nữa là hố đen đã nuốt đi một phần của vũ trụ nên ta không thể tính toán được vũ trụ quá khứ như thế nào vì thiếu hụt thông tin mất đi do hố đen.

    • @usercommunity6775
      @usercommunity6775 2 ปีที่แล้ว

      Vì ta không đo đc thôi, mọi thứ luôn định sẵn.

    • @phandinhthanh2295
      @phandinhthanh2295 2 ปีที่แล้ว

      @@usercommunity6775 Đó là niềm tin của Tất định luận thôi chứ không có gì chắc chắn cả. Cho đến giờ Nguyên lí bất định của Heisenberg vẫn đứng vững

  • @TienNguyen-rj4ds
    @TienNguyen-rj4ds ปีที่แล้ว

    Tôi tin đời này không ngẫu nhiên . Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải buôn xuôi. Tôi vẫn sống, làm việc, vui chơi,…
    Tôi biết cuối cùng ai cũng phải chết. Nhưng tôi không biết chiều mai xổ số mấy?😂

  • @Okoa827
    @Okoa827 11 หลายเดือนก่อน

    Thuyết Laplace này sẽ chỉ đúng trong trường hợp nếu vũ trụ không có sự hỗn loạn , mà sự hỗn loạn là nguồn gốc biến đổi và phát triển của mọi sự vật hiện tượng . Lấy 1 ví dụ thực tế là hiệu ứng cánh bướm . Hiểu đơn giản là khi bạn giải 1 bài toán , bạn biết hết thông tin , biết hết cách làm nhưng khi thực hiên bạn thay nhầm 1 con số và kết quả bài toán sẽ lệch hoàn toàn .

  • @shin1807
    @shin1807 2 ปีที่แล้ว

    Và việc tôi xem được video này cũng đã được sắp đặt=)))

  • @hoangnguyenduc8846
    @hoangnguyenduc8846 ปีที่แล้ว

    nhưng mà suy nghĩ đâu có thể dùng số liệu để trình bày vì thế này nghe vui thôi không có nhiều giá trị lắm , giải trí phết :)))))

  • @zeissplana5231
    @zeissplana5231 2 ปีที่แล้ว +2

    Còn nguyên lý bất định của Heisenberg tác động vào nữa bạn ơi, Vậy nên sẽ không có gì là chắc chắn cả.

  • @xuanbachnguyen1768
    @xuanbachnguyen1768 ปีที่แล้ว +1

    Tôi ko nghĩ vấn đề này quá khó nếu bạn hiểu câu này:
    - mọi thứ cấu thành nên vũ trụ này đều có quy luật, định luật, hằng số... ( hạt lượng tử, các trường E,...) do đó vũ trụ này vốn ko có ngẫu nhiên cũng như hỗn loạn mà chỉ có trật tự. "Ngẫu nhiên và hỗn loạn chỉ là sự trật tự mà con người ko thể biết, dự đoán, thao túng".
    Lớp 7 Xem sơ qua thế giới lượng tử (VTV2) là tôi nhận ra rồi -_-

    • @minigame3828
      @minigame3828 ปีที่แล้ว

      Cái này chưa ai khẳng định được, nó đang là 2 trường phái tư duy khác nhau. Laplace chỉ quan sát dưới con mắt cơ học cổ điển. Sang cơ học lượng tử thì ối dồi ôi toàn là ngẫu nhiên... Hoặc có 1 thứ mà chúng ta ko bao giờ chứng minh đc có quy luật chính là ý chí của chính chúng ta, hay ý chí của các con vật. Thả 1 con chuột vào 1 cái ống có 2 lối rẽ giống hệt nhau 100 lần thì xác suất rẽ mỗi ống là gần bằng 50%, vậy tính toán nào cho biết chuột rẽ hướng nào? Thứ vô tri như đồng xu mặc dù biết là có thể tính toán mà còn chưa làm đc, nữa là con vật ...

    • @xuanbachnguyen1768
      @xuanbachnguyen1768 ปีที่แล้ว

      @@minigame3828 @minigame3828 nếu bạn nghe tới giả thuyết: thứ 5 tuần trước. Thì all bao gồm hiện tượng ngẫu nhiên cx chỉ là thứ do chúa gán vào tiềm thức con ng để con ng ko sợ con quỷ laplace đó :√
      Và do hệ quả của định lí bất toàn, chúng ta sẽ chẳng biết sự thật nếu túa ko cho chúng ta biết :v

    • @minigame3828
      @minigame3828 ปีที่แล้ว

      @@xuanbachnguyen1768 thế thì tao dkm chúa luôn, thằng L đó làm đc cái cc gì cho đời mà thích làm gì thì làm. Theo định lý của mày chắc việc tao chửi chúa cũng ko phải ngẫu nhiên mà nằm trong sự tính toán của ngài... Ngài sắp xếp tao xem video này, khéo léo cài cắm số phận của 1 đứa khác là mày từ khi sinh ra lớn lên, vượt bao hoạn nạn để đến giờ phút này chọc tức tao mục đích cuối là để tao chửi chúa? tất cả sự việc trên ko có gì là ngẫu nhiên? Nếu sự thật là vậy, tao đkm chúa lần nữa, lần này chắc nằm ngoài dự kiến của chúa :v

    • @ftdc2278
      @ftdc2278 ปีที่แล้ว

      ​@@minigame3828Do mày được build với với quả mindset quá vô học + thích thể hiện + dễ bị trigger nên cái cmt của m xuất hiện hiểu theo 1 phần nào đó là không phải ngẫu nhiên đâu -)) như việc t bị trigger vì cái cmt của m nhưng vì t không vô học nên không "ngẫu nhiên" dkmm như cái cách mà m cmt vậy đó -))

  • @ytbplay2
    @ytbplay2 2 ปีที่แล้ว

    Tiếng nhỏ quá ad ơi

  • @nguyentruonggiang7275
    @nguyentruonggiang7275 2 ปีที่แล้ว

    Con lắc hay hòn bi là một vật bị động, không thể nào tự đưa ra quyết định hành động như động vật được. Nên tính toán trước là vô nghĩa.

  • @anopphitxo7640
    @anopphitxo7640 ปีที่แล้ว

    Thực ra là mọi thứ đều dc định sẵn, nhưng do có quá nhiều trường hợp ( hàng tỉ tỉ ) nên con người ko biết dx

  • @hungnguyenmanh2287
    @hungnguyenmanh2287 2 ปีที่แล้ว +1

    Lý thuyết con mèo ở một trạng thái gọi là "vừa sống vừa chết" t cảm thấy không thuyết phục. Vì không biết trạng thái của nó khi chưa mở ra, nên kết luận rằng nó có 50% sống, 50% chết là thiếu căn cứ. Cách tính nào ra số 50%? Không biết trạng thái của mèo khi chưa mở hộp thì chỉ được kết luận là không biết, không thể đưa ra khái niệm "vừa sống vừa chết" được!

    • @baihoc10phut
      @baihoc10phut  2 ปีที่แล้ว +2

      Bạn xem kĩ nhé, nó xuất phát từ trạng thái chồng chập của hạt nhân nguyên tử trong thế giới vi mô. Còn nếu chỉ có con mèo trong hộp thì sẽ như bạn nói

  • @renzosvu
    @renzosvu ปีที่แล้ว +2

    Tưởng là như vậy cho đến khi khoa học tìm hiểu tới vật lý lượng tử thì phát hiện ra thế giới lượng tử hoàn toàn ngẫu nhiên tuyệt đối

    • @Hung_Nguyen_90
      @Hung_Nguyen_90 ปีที่แล้ว

      Nhưng mà cái ngẫu nhiên đó có thực sự tác động ra ngoài không? Ví dụ có khiến cho một nguyên tử đang di chuyển theo đúng quy luật vật lý bỗng nhiên thay đổi mà không rõ nguyên nhân không? Mình cũng là một trong số những người tự nghĩ được cái thuyết mà video này nói đến và mình xác định luôn thế này: Nếu như có cái gì không hoạt động theo nguyên tắc vật lý mà nhân loại đã biết thì có thể là do có một lực nào đó mà con người chưa tìm ra nên mới không hiểu. Và đôi khi nó không quan trọng và không tác động đến vấn đề đang quan tâm. Ví dụ như một cái xe tải di chuyển với tốc độ 30 km/h về phia trước. Ta có thể tính được nó sẽ đi được 60 km trong 2 h (coi như không có tắc đường gì hết nhé) Ta không cần quan tâm việc trong xe có bao nhiêu con gà, ta cũng chẳng cần quan tâm con gà nó đang làm cái gì.

    • @renzosvu
      @renzosvu ปีที่แล้ว

      @@Hung_Nguyen_90 thì đang nói thế giới lượng tử mà bạn ơi, bạn ko quan tâm là việc của bạn chứ. chính vì có những nhà khoa học tò mò về thế giới mới có cái công thức v=s/t để bạn tính toán cái ví dụ xe di chuyển đấy chứ đâu

    • @Hung_Nguyen_90
      @Hung_Nguyen_90 ปีที่แล้ว

      ​@@renzosvu Bạn đừng nói như kiểu tôi là người phản khoa học vậy chứ. Tôi và bạn bản chất là cùng phe đó xin hãy đọc kỹ lời tôi nói. Tôi đã nói đến việc thế giới lượng tử sẽ có quy luật chẳng qua nó phức tạp quá chưa tìm ra thôi. Rồi sau đó tôi mới nói đến việc và đa số trường hợp cái phức tạp bên trong thế giới lượng tử cũng sẽ được tổng quát lại thành bài toán lớn hơn ở cỡ nguyên tử (chính là cái ví dụ về chiếc xe)
      Tóm tắt lại là tôi không hề bảo là thế giới lượng tử không quan trọng nhé. CHỉ đang bảo là nó không khiến cho quan điểm về việc mọi việc đã được sắp xếp trước của tôi bị lay động

    • @renzosvu
      @renzosvu ปีที่แล้ว

      ​@@Hung_Nguyen_90 tôi và bạn khác quan điểm, bạn cùng quan điểm einstein "chúa ko chơi xúc xắc", còn tôi đồng quan điểm với heisenberg, với cơ chế lưỡng tính sóng hạt thì thực tế lượng tử đang tồn tại sự ngẫu nhiên tuyệt đối. còn ok theo ý bạn là có bản chất nào đó chưa tìm ra được thì hiện chưa có chứng minh thì vẫn chỉ là niềm tin. rồi tương lai các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu và trả lời.

    • @Hung_Nguyen_90
      @Hung_Nguyen_90 ปีที่แล้ว

      @@renzosvu tôi bảo cùng phe tìm tòi khoa học ấy chứ quan điểm thì tất nhiên khác nhau rồi. Khác thế nào thì như bạn vừa nói đó. Bên trên bạn gán cho tôi là không quan tâm và bảo tôi là do tìm tòi nên người ta mới tìn ra công thức tính vận tốc. Tôi nghe cảm giác như đang bị coi là người phản khoa học nên mới nhắc bạn vậy

  • @tongoko
    @tongoko 2 ปีที่แล้ว

    Liên đới lượng tử. Giải nobel vật lý 2022✨✨

  • @tunghoang4336
    @tunghoang4336 ปีที่แล้ว

    mở ví ra, nhắm mắt lấy 1 tờ tiền thì nó ra ngẫu nhiên liền kaka

  • @ymntruong3504
    @ymntruong3504 2 ปีที่แล้ว

    Mấy nhà toán học có vẻ ám ảnh bởi sự ngẫu nhiên nhỉ. Xét trong phạm vi nhỏ các tác nhân đến với mình là ngẫu nhiên nhưng xét phạm vi càng rộng nó lại trở thành quy luật thôi.

  • @Anhmeo123
    @Anhmeo123 2 ปีที่แล้ว +1

    nội dung video hay nhưng bạn đọc này nói còn khựng và hơi ngọng,nếu kênh đầu tư đc 1 bạn đc giọng hay hơn thì sẽ phát triển hơn

  • @minhnhat-sf5dm
    @minhnhat-sf5dm ปีที่แล้ว

    Suy tới thì ok. Nhưng suy lùi thì nghe sai sai. Ví dụ đơn giản phương trình với chỉ 1 biến x^2 = 4 thì cũng đã có 2 nghiệm rồi. Thì có thể có nhiều hơn 1 trạng thái t-1 để có thể suy ra trạng thái t. Nên theo lý thuyết này chỉ có thể suy tới. Tức từ t có thể tính dc trạng thái t+1. Nhưng k thể suy lùi quá khứ. Và hình như ông này cũng k có nói vệ suy luận quá khứ thì phải.

  • @hu9773
    @hu9773 2 ปีที่แล้ว

    Nếu ngẩu nhiên , thì có thể hiện tại tôi đang ngồi kế 1 ng ngoài hành tinh khi đang gặp anh ta lúc đi dạo hoặc ăn ổ bánh mì có kim cương ở trong. Có muôn ngàn tình huốn sẻ xuất hiện với tôi nếu thực sự ngẩu nhiên , nhưng tại sao chả có cái j xuất hiện

  • @mophongthoigian
    @mophongthoigian 4 หลายเดือนก่อน +1

    Nếu con quỷ của Laplace nhìn vào con mèo của Schrodinger, con mèo đó chắc chắn sẽ sống hoặc chết chứ không đạt được trạng thái vừa sống vừa chết. Để 1 trong 2 đúng, thì cái còn lại phải không tồn tại 😂

  • @thancoai7614
    @thancoai7614 2 ปีที่แล้ว

    Tôi đã nghĩ về điều này rất lâu, và giờ tôi mới biết k chỉ mình tôi nghĩ thế

  • @TruongNguyen-jc5os
    @TruongNguyen-jc5os 2 ปีที่แล้ว +3

    Nếu theo giả thuyết này thì mọi sự lựa chọn trong cuộc sống đều đc định sẵn:((

    • @locdang8410
      @locdang8410 2 ปีที่แล้ว +2

      Mình nghĩ nó dug như vậy nhưng ko theo cách bạn nghĩ đâu. Lí thuyết này đã nói mọi thứ được định sẵn là do là con quỷ đã tính toán được tất cả rồi. Thế thì với một con người với những đặc điểm tính chất khác nhau cũng sẽ được tính toán trước nhưng nó không có nghĩa là ta có một số phận để làm theo mà là những việc ta làm tạo ra số phận, ta luôn làm những việc được định trước nhưng ta vẩn là chính mình và tuân theo những quy tắc của riêng mình vì những việc được định trước đó đựa trên quy tắc của ta nên ta hoàn toàn tự do

    • @ThanhTran-gj6jo
      @ThanhTran-gj6jo ปีที่แล้ว

      theo lý thuyết hiểu là vậy, n mà thực tế chúng ta đều ko thể có đầy đủ thông tin để tính toán trc đc mọi điều nên mọi thứ xảy ra với chúng ta đều là bất ngờ và cảm thấy ngẫu nhiên

  • @mghofficialxemngay1415
    @mghofficialxemngay1415 2 ปีที่แล้ว

    Electron lấy năng lượng ở đâu để quy quanh hạt nhân ?

    • @gianghuy7554
      @gianghuy7554 2 ปีที่แล้ว

      Vãi chú ko học cấp 3 à? Electron và hạt nhận mang điện tích trái dấu nhau nên năng lượng để electron quay quanh hạt nhận là năng lượng điện trường

    • @mghofficialxemngay1415
      @mghofficialxemngay1415 2 ปีที่แล้ว

      @@gianghuy7554 vãi giờ mới biết

  • @haiphongguy5963
    @haiphongguy5963 2 ปีที่แล้ว

    Đúng vs thế giới vĩ mô th, ở thế giới vi mô thì khác, 1 nguyên tử có thể đồng thời mang nhiều trạng thái khác nhau và chỉ được quyết định khi chúng ta đo đạc hoặc quan sát, ai muốn biết thêm thì đọc về schrodinger, ns chung laplace thì là cơ học cổ điển r, nên lý thuyết chưa phản ánh đúng bản chất thế giới

  • @natnatuna4656
    @natnatuna4656 ปีที่แล้ว

    Nói lòng vòng cuối cùng ko đi đến đâu cả. Cái gì cũng chỉ là tương đối mà thôi. Lượng tử mà ở trong môi trường vũ trụ cũng chỉ tương đối thôi, vì môi trường vũ trụ luôn thiên biến chứ ko bất biến đâu nhé.

  • @LongKey
    @LongKey 2 ปีที่แล้ว

    Vậy, "ý chí tự do" là vô nghĩa à ?

  • @kimphuochuynh
    @kimphuochuynh 2 ปีที่แล้ว

    trúng giải đặc biệt có phải được sắp đặt sẵn

  • @tuclen-itsmeanttobeangry4383
    @tuclen-itsmeanttobeangry4383 ปีที่แล้ว

    Một cung thủ giỏi sẽ biết được mũi tên cắm vào đâu, trước khi nó đến được đích.

  • @ltsoei
    @ltsoei 2 ปีที่แล้ว +78

    Trong khoa học máy tính thì không có bất cứ 1 hàm nào thực sự ngẫu nhiên

    • @khoinguyenuc1003
      @khoinguyenuc1003 2 ปีที่แล้ว +29

      Toàn hàm giả ngẫu nhiên thôi, nhưng kết quả cuối cùng "trông ngẫu nhiên" là được rồi=)l

    • @usercommunity6775
      @usercommunity6775 2 ปีที่แล้ว +11

      Không thể nào có hàm:
      ngaunhien(dongxu)
      được cả, có thể là
      if(t_odd) dongxu_ngua
      if(t_even) dongxu_sap
      ("Ngẫu nhiên" dựa vào thời gian t)

    • @lino-10-năm-trước
      @lino-10-năm-trước 2 ปีที่แล้ว +2

      uk

    • @chung9586
      @chung9586 2 ปีที่แล้ว +5

      Có thể thế giới này cũng được tạo thành bởi 2 thứ giống như bit 0 và 1

    • @dailycheeseofficial
      @dailycheeseofficial 2 ปีที่แล้ว +2

      Bạn học KHMT được bao lâu mà phán câu nghe đần vầy :))

  • @xuanucle758
    @xuanucle758 2 ปีที่แล้ว

    Mình xin bổ sung là tên nhà khoa học là La pờ lácx nhé. Vì ông là người Pháp nên phải phát âm theo tiếng Pháp

  • @TienNguyen-hq8tp
    @TienNguyen-hq8tp 2 ปีที่แล้ว

    delta s luôn tăng lên mà sao dự đoán trc được

  • @lamtranthieu9965
    @lamtranthieu9965 2 ปีที่แล้ว

    Thời của con quỷ Laplace chưa biết về hệ thức bất định heisenberg!

  • @songtrungnguyen2552
    @songtrungnguyen2552 2 ปีที่แล้ว

    Khá giống triết lý thiên đạo và vận mệnh trong đạo giáo

  • @phongtom1593
    @phongtom1593 2 ปีที่แล้ว

    Kiểu như mọi thứ là kết quả của một quá trình chứ k tồn tại nguyên nhân

  • @NortonLaplace
    @NortonLaplace 2 ปีที่แล้ว

    Và tôi thật sự bị ám ảnh bởi vấn đề này!

  • @nguyenconghuy3847
    @nguyenconghuy3847 ปีที่แล้ว

    mình cũng từng nghĩ đến điều này nhưng chưa biết diễn đạt

  • @cuongdowny
    @cuongdowny 2 ปีที่แล้ว

    Cái này chỉ đúng trong vật lý newton thôi, còn trong vật lý lượng tử, biết tham số chuyển động của 1 hạt ở t thì cũng không thể tính toán được tham số của hạt đó ở t'

  • @AChronos1027
    @AChronos1027 2 ปีที่แล้ว +1

    chỉ có vật lí lượng tử là có sự ngẫu nhiên

  • @ThanhNguyenVan-tf5rx
    @ThanhNguyenVan-tf5rx 2 ปีที่แล้ว

    đây là trước khi có vật lý lượng tử, còn trong vật lý lượng tử thì nó có sự ngẫu nhiên tuyệt đối và tính định xứ bị phủ định

    • @tuannguyenanh101
      @tuannguyenanh101 2 ปีที่แล้ว

      Vì con người chưa đủ điều kiện, công cụ ...để xác định được các yếu tố tác động đến hệ lượng tử ấy bạn ạ

    • @tuannguyenanh101
      @tuannguyenanh101 2 ปีที่แล้ว

      Vì các yếu tố ấy rất khó xác định nếu con người có đủ khả năng xác định được tất cả các yếu tố đấy thì sẽ không có gì là ngẫu nhiên cả

    • @ThanhNguyenVan-tf5rx
      @ThanhNguyenVan-tf5rx 2 ปีที่แล้ว

      @@tuannguyenanh101 b đọc lại hoặc xem lại video nói về giải nobel năm nay ấy, sự ngẫu nhiên tuyệt đối nó khác với ngẫu nhiên mà do chúng ta chưa đủ thông tin

    • @tuannguyenanh101
      @tuannguyenanh101 2 ปีที่แล้ว

      Tôi sẽ xem lại

    • @ThanhNguyenVan-tf5rx
      @ThanhNguyenVan-tf5rx 2 ปีที่แล้ว

      @Nguyễn Quốc Việt đó là cổ điển thôi b ơi, trong bài phát biểu của tiến sĩ đại học quốc gia HN về giải nobel năm nay có nói về tính định xứ. có nghĩa là 1 vật được xác định ở vị trí A không có nghĩa là chắc chắn nó không ở vị trí B cùng thời điểm đó. B ko thể dùng cách suy luận thông thường để nhận định nữa, nên xem qua đi b đừng giải thích kiểu như tôi ko hiểu gì về Vật lý và tính ngẫu nhiên trong xác xuất thống kê. Vấn đề nó nằm ở chõ tính định xứ bị phủ định thì mấy cái vật lý của Niuton và Einstein chưa chắc còn là kết quả đúng.