Tìm hiểu dược liệu long nhãn - vị thuốc an thần, bổ máu, tốt cho sức khỏe

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 24 มิ.ย. 2024
  • Long nhãn còn được gọi với nhiều tên khác như Long nhãn nhục, Long mục, Ích trí, Mật tỳ, Á lệ chi, Nguyên nhục… Có nhiều giống nhãn khác nhau như nhãn lồng, nhãn xuồng, nhãn tiêu da bò, nhãn miền thiết…. Nhưng các loại nhãn thường có đặc điểm hình dạng tương đối giống nhau.
    Thân cây: Cây nhãn là cây thân gỗ lâu năm, mọc đứng, chiều cao trung bình của cây từ 5 - 10m. Cây có nhiều cành nhánh um tùm, tán lá rộng. Vỏ cây có màu nâu sâm, hơi sần sùi.
    Lá cây: Lá nhãn mọc so le, thuộc dạng lá kép chân chim, có từ 5 - 9 lá chét. Phiến lá dài từ 5 - 7cm. Lá có màu xanh đậm, 2 mặt nổi gân.
    Hoa: Hoa nhãn màu vàng nhạt, mọc thành các chùm ở đầu cành. Trung bình mỗi hoa sẽ có 5 cánh rời, nhiều nhụy.
    Quả nhãn: Quả có hình tròn, lớp vỏ quả nhẵn màu vàng sẫm. Sau khi bóc lớp vỏ ra sẽ đến lớp cùi dày màu trắng, đây chính là phần được sử dụng làm dược liệu long nhãn. Long nhãn có độ dày mỏng tùy thuộc vào nhiệt độ sấy, thường có màu vàng đậm hoặc màu nâu sẫm, mặt ngoài nhăn nheo còn mặt trong nhẵn bóng hơn. Long nhãn có đặc trưng với vị ngọt đậm, mềm dẻo, thơm nhẹ.
    Tại Việt Nam, nhãn được trồng ở nhiều vùng miền nhưng tập trung chủ yếu ở Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Sơn La và cả ở một số tỉnh phía Nam.
    Tùy vào các tiếp cận mà y học cổ truyền và y học hiện đại có những lý giải khác nhau về lợi ích của long nhãn đối với sức khỏe, cụ thể như sau:
    Theo y học cổ truyền, long nhãn có vị ngọt, tính ấm, không chứa độc, được quy vào kinh Tâm và kinh Tỳ. Vậy nên, dược liệu này chuyên chủ trị các chứng bệnh gồm:
    Trị tỳ hư, phế kém, tân dịch tiêu hao, tiêu chảy, bụng dạ chướng, khó tiêu.
    Ngũ tạng tà khí, suy nhược cơ thể, chán ăn,…
    Lao thương Tâm Tỳ, suy nghĩ quá mức, hay quên, hồi hộp, giật mình lo sợ,…
    Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cùi nhãn tươi có chứa đến 77,15% nước; 1,47% protid; 0,13% chất béo, vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, đường sacarose cùng một số hợp chất chứa nito có thể tan trong nước. Sau khi cùi được đem sấy khô, thành phần hóa học có nhiều sự biến đổi. Vì thế, trong long nhãn có độ tro khoảng 3,36%, 0,85% nước và các chất khác như sắt, vitamin C, acid taetric, glucose, sacarose và một số chất không hòa tan trong nước.
    Các công dụng của dược liệu được bắt nguồn từ hàm lượng thành phần hóa học đa dạng. Đặc biệt phải kể đến 5 tác dụng của long nhãn như:
    Tăng cường miễn dịch; Giảm nguy cơ mắc đục thủy tinh thể; Chống lão hóa da; Cải thiện tim mạch, ổn định huyết áp; Ngăn ngừa loãng xương.
    #longnhãn #dượcliệu
  • แนวปฏิบัติและการใช้ชีวิต

ความคิดเห็น • 6

  • @buinghia4433
    @buinghia4433 6 วันที่ผ่านมา

    Cám ơn bs đã chia sẻ❤❤❤

  • @nguyettranthi4361
    @nguyettranthi4361 8 วันที่ผ่านมา +1

    Cô bị bệnh khô mắt và đục thủy tinh thể . Bs giúp cô bài thuốc để chửa bệnh này . Cô xin cám ơn bs nhiều .

    • @yhocthuongthuc10.18
      @yhocthuongthuc10.18  5 วันที่ผ่านมา

      Dạ có ạ. Cô liên hệ bác sĩ 0973710237 để bác sĩ xin thông tin bệnh lý cụ thể rồi tư vấn cho cô ạ

  • @vickyho1
    @vickyho1 8 วันที่ผ่านมา +1

    Da cho hoi benh tieu duong co an duoc Long nhan Khong xin cho biet cam on BS

    • @ThuLe-eh1xe
      @ThuLe-eh1xe 8 วันที่ผ่านมา

      Bạn nên xem hết video. BS nói người bị bịnh tiểu đường không nên ăn.

    • @yhocthuongthuc10.18
      @yhocthuongthuc10.18  5 วันที่ผ่านมา

      Không nên vì lượng đường rất cao ạ. Mình có thể tham khảo các thuốc có tác dụng tương tự khác mà không làm tăng đường huyết