Người Trung Quốc Nghĩ Gì Về Chữ Hán? Sự Thật Bất Ngờ Và Những Góc Nhìn Khác Biệt!

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 1 ก.พ. 2025

ความคิดเห็น • 36

  • @TuấnHoàngAnh-d6g
    @TuấnHoàngAnh-d6g 7 ชั่วโมงที่ผ่านมา

    Ngôn ngữ ra đời và phát triển chính là kết quả của quá trình lao động sản xuất, hơn nữa là sự hợp tác tập thể giữa con người với nhau trong quá trình đó. Để đánh giá "công cụ" ngôn ngữ là tốt hay chưa, cần xét 3 tiêu chí: tốc độ, tính chính xác, khả năng phản ánh tư duy; chữ Hán làm rất tốt trong 2 tiêu chí sau, mà không chú trọng tốc độ - điều này phù hợp với nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, với đặc điểm là tính thời vụ, thời gian nông nhàn dài...(các cụ Nho ngày xưa nước ta đi sứ Trung Quốc, các vấn đề quan trọng chủ yếu các cụ đều dùng bút đàm chữ Hán để trao đổi). Ngày nay, tôi thấy nhiều học sinh VN dù học tiếng Anh cả 12 năm phổ thông ko nói đc, nhưng nhiều HS khi trao đổi với người nước ngoài qua email hay tin nhắn(thực tế cũng là 1 dạng bút đàm, truyền đạt thông tin qua chữ viết, thị giác)thì vẫn OK, nhưng Nhà nước và BGDĐT vẫn muốn HS ta cải thiện kỹ năng nói, là vì sao? Vì rõ ràng trao đổi qua chữ viết(kể cả với công nghệ hỗ trợ) - không thể nào bằng nói(truyền đạt qua thính giác)về mặt tốc độ; mà điểm yếu của chữ Hán, như tôi đã nói ở trên, cũng chính là về mặt tốc độ. Sở dĩ dù cho chính phủ TQ đang cố gắng để quảng bá văn hoá của mình, lập nhiều viện KT khắp thế giới...nhưng kết quả thu đc ko cao, một phần cũng là vì những gì tinh hoa, tinh túy nhất của nó, chỉ riêng mặt này thôi, còn chưa được tương thích hoàn toàn với Cách mạng công nghiệp, thì huống hồ là với thế giới công nghệ tiến nhanh như ngày nay! Không thể phản ánh những hiện thực của những nền sản xuất tiến bộ nhất của loài người - sức mạnh mềm của TQ không thể thắng Hoa Kỳ, cũng là vì lẽ ấy.

  • @Thinhkk0
    @Thinhkk0 2 วันที่ผ่านมา +2

    Chữ Hán giờ ưu điểm nhất là sd được cho mọi loại giọng phương ngữ. Nhưng trong bài viết cũng có nhắc đến, phải sd giọng BK làm tiêu chuẩn. Rồi đến lúc mọi phương ngữ sẽ bị đồng hóa. Lúc đó là thời điểm chín muồi để đổi qua chữ tượng thanh

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  วันที่ผ่านมา +2

      Đúng vậy! Chữ Hán giúp các phương ngữ có thể cùng sử dụng một hệ thống chữ viết, nhưng việc lấy giọng Bắc Kinh làm chuẩn cũng khiến các phương ngữ dần bị đồng hóa. Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài hàng thế kỷ, và liệu có đến lúc chữ Hán chuyển hoàn toàn sang chữ tượng thanh hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn. Ngôn ngữ luôn biến đổi, nhưng truyền thống cũng có sức bền đáng kinh ngạc!

  • @quocanhho534
    @quocanhho534 3 วันที่ผ่านมา +3

    Dù gì thì người Trung Quốc hiện đại vẫn mang tiếng trên thế giới về tính máy móc trong suy nghĩ, thiên về sao nhái chép ý tưởng của các nước khác, thiếu suy nghĩ sáng tạo đột phá. Cái thiếu sáng tạo là do cái khó khăn của chữ viết nó cản trở suy nghĩ và truyền đạt suy nghĩ, kiến thức trong đại chúng.
    Dù sao thì sự gọn hóa số nét chữ Hán, sự phát triển của máy tính/ smartphone và hệ thống bính âm, chú âm phù hiệu kẹp cùng với chữ Hán cũng khắc phục nhiều nhược điểm tệ hại của chữ Hán truyền thống.
    Khi nào mà thành kiến "chữ Hán là do thánh nhân tạo" phai nhạt đi trong tâm trí dân Tàu, tiếng phổ thông càng lấn át các ngôn ngữ khác thì khi đó chữ viết của người Tàu mới thay đổi mạnh sang ghi âm được.

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  2 วันที่ผ่านมา +1

      Bạn có góc nhìn khá thú vị! Thực tế, chữ Hán đúng là có những hạn chế trong việc phổ cập và truyền đạt nhanh chóng so với hệ thống chữ ghi âm. Nhưng nói chữ Hán cản trở tư duy sáng tạo thì có lẽ chưa toàn diện lắm. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng từng sử dụng chữ Hán, nhưng họ vẫn có nhiều phát minh và sáng tạo đột phá.
      Việc Trung Quốc hiện đại bị mang tiếng "sao chép" một phần là do quá trình phát triển kinh tế nhanh, ưu tiên mô phỏng trước để bắt kịp thế giới, nhưng hiện tại họ cũng có rất nhiều đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong công nghệ và AI. Còn về chữ Hán, đúng là có những cải tiến như giản thể, bính âm để giúp dễ tiếp cận hơn, nhưng việc chuyển hoàn toàn sang chữ ghi âm vẫn là một câu chuyện rất dài vì nó liên quan đến văn hóa và bản sắc.
      Mỗi hệ thống chữ viết đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, quan trọng là cách con người sử dụng nó để phát triển tư duy và sáng tạo. 🚀

    • @張玉明-z8n
      @張玉明-z8n วันที่ผ่านมา

      @@ongdomacvuong thời Mao Trạch Đông ông ta muốn cãi cách văn tự, nên thử dịch các văn bản chữ Hán sang chữ La tinh theo kiểu phiên âm. Kết quả là không ai có thể đọc được, vì chữ La Tinh chỉ ghi được âm không hiểu được nghĩa, còn chữ Hán tuy khó học nhưng học tới đâu hiểu biết tới đó. Ngày nay nhờ phổ cập điện thoại thông minh việc viết và học chữ Hán đã dễ hơn nhiều. Khoa học đã giúp ta giải quyết bài toán khó mà suốt hằng ngàn năm ta không giải được

    • @user_c.b
      @user_c.b วันที่ผ่านมา

      nếu thực dân pháp xâm lược trung quốc chứ ko phải việt nam thì họ đã biết nói tiếng việt chứ ko phải vn :))

    • @nguachi3n
      @nguachi3n 21 ชั่วโมงที่ผ่านมา

      @@ongdomacvuong Nhật bản, Hàn quốc có được mấy phát minh đâu

  • @tiendo941
    @tiendo941 14 ชั่วโมงที่ผ่านมา +3

    Không phải chỉ Trung sử dụng chữ tượng hình,Nhật và Triều đều sử dụng loại chữ này,cả 3 nước này không chỉ ở khu vực Đông Á mà là toàn bộ Châu Á,nếu không kể chữ có nguồn gốc chữ Phạn ,là những nước phát triển học thuật phương Tây ở mức đỉnh,nếu nói chữ viết của họ gây trở ngại thì rõ là không phải ,điều rất rõ ràng là chữ phiên âm lấy 24 mẫu tự Latin ghép với nhau thành chữ hoàn chỉnh là khoa học nhất,phiên chính xác tiếng nói,cùng nghĩa,đơn giản,dễ ghép và rất dễ học,đây là những đặc điểm lớn nhất của loại chữ này,nếu để phổ cập trong một quy mô lớn thì áp dụng chữ phiên âm là đúng nhất,nhưng mỗi nước với văn hóa khác cũng như tự hào khác,có thể chữ do dân tộc họ phát minh hoặc đã biến đổi từ chữ có nguồn gốc khác nếu không gây trở ngại trên con đường tiến hóa của dân tộc họ thì họ nên giữ,vì sao như đã nói đó là văn hóa và tự hào,mặt khác cuộc tiến hóa của loài người nếu vẫn tiếp tục chưa biết được cái gì sẽ chờ đợi mỗi dân tộc ở đường chân trời,vứt hết đi cuối cùng không biết mình là ai thì rất dễ,nhìn những người ở nước ngoài bây giờ cũng biết,hình dáng khác biệt dân sở tại,nhưng văn hóa lại của dân sở tại,bản thân không biết nên giữ cái gì bỏ cái gì,vậy đấy là một con người hay bản sao không hoàn chỉnh.?

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  12 ชั่วโมงที่ผ่านมา

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ quan điểm rất sâu sắc. Đúng là mỗi hệ thống chữ viết đều có những ưu điểm và giá trị riêng biệt. Ví dụ, chữ tượng hình của Trung Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn chứa đựng bề dày văn hóa, lịch sử và nghệ thuật độc đáo, thể hiện bản sắc của từng dân tộc. Cùng lúc đó, hệ thống chữ phiên âm với bộ chữ Latin có những ưu điểm về tính khoa học, dễ học và dễ phổ cập, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
      Mỗiquốc gia, theo lịch sử và truyền thống của mình, có quyền tự hào và lựa chọn duy trì hệ thống chữ viết riêng nếu chúng không gây trở ngại cho sự phát triển của xã hội. Việc bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết truyền thống không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn là sự liên kết với quá khứ và những giá trị tinh thần của dân tộc. Tuy nhiên, ở một mặt khác, việc áp dụng chữ phiên âm có thể hỗ trợ sự giao lưu và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ số.
      Điều quan trọng là cân bằng giữa việc bảo tồn di sản văn hóa và đón nhận những tiến bộ hiện đại. Nếu chỉ tập trung vào một phía, chúng ta có thể mất đi những giá trị quý báu của truyền thống hoặc gặp khó khăn trong việc hội nhập toàn cầu. Do đó, mỗi quốc gia nên tự tin giữ gìn và phát triển hệ thống chữ viết của mình, đồng thời cởi mở học hỏi và ứng dụng những thành tựu từ các hệ thống chữ viết khác khi cần thiết.
      Quan điểm của bạn đã mở ra một góc nhìn thú vị về sự đa dạng và phong phú của các hệ thống chữ viết trên thế giới, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đây thực sự là một chủ đề đáng để chúng ta cùng nhau suy ngẫm và thảo luận thêm.

  • @trantanhthuhoa
    @trantanhthuhoa 3 วันที่ผ่านมา +1

    👍💯💯

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  2 วันที่ผ่านมา

      Rất trân trọng sự ủng hộ của bạn! 👍💯

  • @vietnameseelectrician1248
    @vietnameseelectrician1248 2 วันที่ผ่านมา +1

    Năm1000 88 là năm nào .năm 1900 60 11 là năm nào😂😂😂

  • @tuvidao2011
    @tuvidao2011 2 วันที่ผ่านมา +2

    Hán ngữ phải kể về cội nguồn từ giáp cốt, kim văn, chữ triện... Thực ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, không hẳn người Hoa Hạ từ thời Ân Thương đã có một bộ chữ nguyên thủy. Mà trong quá trình Nam tiến - đồng hóa các bộ tộc Bách Việt phía Nam sông Dương Tử thì người Hoa Hạ đã học chữ của cả người Bách Việt nữa. Chữ của người Bách Việt chính là Khoa Đẩu.

    • @phuongtinnguyen4068
      @phuongtinnguyen4068 วันที่ผ่านมา +1

      nghiên cứu gì chứ chỉ là lấy chữ thái đen và tên 1 form chữ hán để bịa thôi, giáp cốt văn trong di tích của nhà thương đã là 1 bộ chữ viết hoàn chỉnh rồi chứ chẳng phải các ký hiệu như ở di tích giả hồ hay nhị lý đầu nữa

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  วันที่ผ่านมา

      Bạn đã đề cập đến một góc nhìn rất thú vị! Thực tế, chữ Hán có quá trình phát triển lâu dài và chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn. Những văn tự sớm nhất như giáp cốt văn, kim văn, chữ triện đều phản ánh sự tiến hóa của chữ viết theo thời gian.
      Về giả thuyết chữ Khoa Đẩu của Bách Việt, đây cũng là một hướng nghiên cứu đáng chú ý. Một số tài liệu cho rằng người Bách Việt có hệ thống chữ viết riêng trước khi bị đồng hóa, và chữ Hán có thể đã tiếp thu một phần từ đó. Tuy nhiên, điều này vẫn còn tranh cãi và cần thêm nhiều bằng chứng khảo cổ để xác thực.
      Dù thế nào, lịch sử chữ viết luôn là câu chuyện phức tạp, phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc! Cảm ơn bạn đã chia sẻ góc nhìn này! 😊

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  วันที่ผ่านมา

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến! Tuy nhiên, vấn đề về nguồn gốc chữ viết vẫn còn nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu. Giáp cốt văn đúng là một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh, nhưng trước đó vẫn có nhiều hình thức ký hiệu mang tính sơ khai, có thể xem là bước đệm cho sự phát triển sau này. Nếu bạn có thêm tài liệu hay góc nhìn mới, rất mong được tham khảo!

    • @nguachi3n
      @nguachi3n 21 ชั่วโมงที่ผ่านมา

      Khoa đẩu thì chỉ 1 giả thuyết, k có bằng chứng, ngoài ra nếu mà giống thì giống kiểu chữ Lào thôi, nó cũng na ná 1 loại chữ Viết ở Ấn độ mà ra

  • @choichua734
    @choichua734 3 วันที่ผ่านมา +1

    13:40

  • @sinhcu7483
    @sinhcu7483 2 วันที่ผ่านมา +1

    Viết có mỗi vài chữ dễ nhất cũng viết sai, đòi dạy đời..

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  2 วันที่ผ่านมา

      Bạn có thể góp ý cụ thể hơn không?

  • @congdang4904
    @congdang4904 วันที่ผ่านมา +1

    Chữ Hán khó viết khó nhớ, đa số viết sai chính tả. Tỷ lệ viết đúng chính tả rất thấp nên nhiều khi đọc mà chẳng hiểu người xưa viết cái gì. VN bỏ là chính xác.😂😂😂

    • @tien4435
      @tien4435 วันที่ผ่านมา +1

      @@congdang4904 việt nam dùng chữ hán làm quốc ngữ hồi nào vậy bạn trẻ, chữ vn dùng là chữ nôm, mượn chữ hán để phiên âm tiếng việt nhé, nên khi có một bảng chữ cái latin vượt trội hiện hữu thì đã nhanh chóng chuyển đổi

    • @tien4435
      @tien4435 วันที่ผ่านมา +2

      Tiền thân của chữ hán chính là giáp cốt văn bắt chước từ khoa đẩu của Người việt cổ, chính vì bắt chước nên không sao chép được hết tinh túy trong ngôn ngữ và chữ viết nó mới bị gãy vụn như bây giờ. Còn Tiếng việt dù khó học nhưng nó được hệ thống hóa bằng từ tượng thanh nên giá trị luôn bất biến chữ viết chỉ là công cụ để truyền tải nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào

    • @tuaqnnguyen407
      @tuaqnnguyen407 วันที่ผ่านมา +1

      @@tien4435 ngoại trừ thời Tây Sơn thì tất cả các triều đại khác của Việt Nam đều sử dụng chữ Hán cho các văn bản hành chính.

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  12 ชั่วโมงที่ผ่านมา

      Đúng là chữ Hán có phần khó nhớ và dễ viết sai, nhưng cũng giống như tiếng Việt thôi, viết sai chính tả là chuyện thường gặp. Ngày xưa, người ta viết chữ Hán theo bút lông, có phong cách thư pháp riêng nên nếu không quen thì nhìn sẽ hơi khó đọc. Nhưng bỏ hay không thì còn tùy góc nhìn. Chữ Hán không chỉ là công cụ viết mà còn chứa đựng cả một nền văn hóa. Ai thích thì học, ai không thích thì… mình đi làm cốc trà bàn chuyện nhân sinh vậy! 😆🍵

    • @ongdomacvuong
      @ongdomacvuong  12 ชั่วโมงที่ผ่านมา

      Chào bạn, chữ Nômđúng là hệ thống chữ viết do người Việt sáng tạo, dựa trên chữ Hán để ghi lại tiếng Việt. Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, chữ Hán vẫn được dùng làm văn tự chính thức trong hành chính, giáo dục, và văn chương bác học. Chữ Nôm chủ yếu được sử dụng trong sáng tác văn học hoặc những tài liệu mang tính dân gian. Việc chuyển đổi sang chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) diễn ra nhanh chóng trong thế kỷ 20vì tính tiện lợi và sự thúc đẩy từ hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc.