Lịch sử Việt Nam - Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam - Nguyễn Ngọc Thăng | Le Khoa

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 26 ธ.ค. 2024
  • / @lehongkhoa
    Ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh có một cây cầu bắc qua rạch Thị Nghè nối quận 4 với một cái chợ đầu mối trái cây, hoa quả được cất từ năm 1874 mang tên Chợ Cầu Ông Lãnh (chợ Cầu Muối).
    Mấy trăm năm qua, người Sài Gòn và khách thập phương ai ai cũng biết đó là công trình mang dấu ấn của Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng xây dựng nên.
    Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký đã viết rằng: “Chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác”.
    Cách gọi Ông Lãnh thay vì Lãnh binh Thăng là để biểu thị lòng tôn kính với ông, một bậc tiền nhân, một anh hùng chống Pháp dưới triều Nguyễn cùng với anh hùng Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Tri Phương, Thủ Khoa Huân…
    Trong số 23 vị tướng của xứ dừa Bến Tre và các anh hùng danh nhân lịch sử từ triều Nguyễn đến 2010, có những tướng lĩnh, anh hùng làm rạng danh xứ dừa Bến Tre tiêu biểu như: Đại tướng Lê Văn Dũng, nữ tướng anh hùng Nguyễn Thị Định, Trung tướng Đồng Văn Cống, Tướng Bình Xuyên Dương Văn Dương, Tướng Hồ Việt Lắm…
    Trong số danh nhân, lịch sử ấy Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng được mọi người cho rằng: ông là vị tướng đầu tiên của xứ dừa Bến Tre.
    Sinh thành can nghiệp binh đao
    Lãnh Binh Thăng tên thật là Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866) là một võ tướng nhà Nguyễn, thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Bến Tre và Nam Kỳ lục tỉnh.
    Ông sinh hạ tại ấp Giồng Keo, làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An, (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình nông dân, có ba anh em ông là anh lớn, từ miền Trung vào lập nghiệp đã lâu đời nên cuộc sống tương đối khá giả.
    Cha ông tên là Nguyễn Công, mẹ là bà Trần Thị Kiếm, gốc người Quảng Nam. Thuở nhỏ, ngoài việc chăm học chữ Hán, chữ Nho ông còn hăng say luyện tập võ nghệ. Đến khi đủ tài lực, ông đứng ra chiêu mộ dân để khai khẩn đất đai, lập đồn điền vùng Bảo Hựu (Bến Tre) ngày nay.
    Dưới thời vua Thiệu Trị, ông gia nhập quân đội triều đình, được thăng Cai cơ, đến năm Tự Đức nguyên niên (1848), ông được thăng chức Lãnh binh. Mờ sáng ngày 1 tháng 9 năm Mậu Ngọ (1858), năm Tự Đức thứ 11, quân Pháp nổ súng đánh vào thành Đà Nẵng.
    Sau 5 tháng giao tranh, quân Pháp vẫn bị cầm chân ở nơi đây. Với mong muốn đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi sẽ “giáng cho Huế một đòn quyết định”, để có thể làm chủ nước Đại Nam, nhưng ý đồ của Liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã không thể thực hiện được vì vấp phải sự kháng cự rất dũng mãnh của quân đội triều Nguyễn.
    Tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp là Charles Rigault de Genouilly (gọi tắt là De Genouilly) buộc phải thay đổi kế hoạch, là rút đi hai phần ba số quân (tức 2.000 người) và 8 trong số 14 chiến thuyền ở mặt trận này để quay vào đánh chiếm Gia Định.
    Theo Thư ngày 29/1/1859 của viên tướng này gửi Bộ trưởng Hải quân Pháp ở Paris, thì “Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta dễ vào và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay, không phải lưng cõng, vai mang, băng đồng mệt nhọc.
    Sài Gòn lại là một vựa thóc, nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn. Đến tháng Ba thì thuyền chở thóc gạo, sẽ kéo buồm từ Sài Gòn ra Huế. Chúng tôi quyết chận thóc gạo đó lại...”
    Do đó, De Genouilly mong muốn chiếm lĩnh Sài Gòn để có thể “vừa lập nghiệp, vừa phòng thủ”, “vừa hành binh, vừa lưu thông thương mại dễ dàng”.
    Ngoài việc cắt đứt con đường tiếp tế lương thực cho Huế như đã ghi trên, thực dân Pháp sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện ý đồ làm chủ lưu vực sông Mê Kông, và xa hơn nữa là phía Bắc...
    Ngày 10/2, đại bác Pháp bắn vào Vũng Tàu. Ngày 11/2, đoàn tàu chiến Pháp vào sông Cần Giờ.
    Sau đó, quân Pháp vừa đi vừa tháo gỡ những chướng ngại vật trên sông và triệt phá 12 đồn trại ở hai bên bờ, nên mãi tới chiều 15/2, quân Pháp mới đến được ụ Hữu Bình. Tại đây suốt một đêm đã diễn ra cuộc đấu pháo rất dữ dội.
    #lichsuvietnam #nguyenngocthang #lekhoa #anhhunghaokiet #lichsu

ความคิดเห็น •