Thầy có thể giải đáp giúp em là khi DN bị thu hồi giấy chứng nhận Đkkd nếu ko giải thể thì sẽ bị xử lí như nào ạ, và trong quá trình giải thể thì DN có được thành lập 1 DN khác ko ạ. Em cảm ơn
Phiền thầy có thể giải đáp thêm về vấn đề: trường hợp người sáng lập doanh nghiệp bị phát hiện nằm trong đối tượng cấm thì sẽ chịu hậu quả pháp lý gì không ? Mình cảm ơn
Chào bạn, về nội dung bạn hỏi. Mình sẽ có 2 trường hợp xảy ra: + Nếu như người đó trở thành người thuộc diện đối tượng cấm sau khi đã thành lập DN (tức là thời điểm thành lập người đó vẫn đáp ứng): DN phải lập tức thay đổi thành viên này = thành viên khác, hoặc đổi loại hình DN nếu không bổ sung được người. + Nếu người đó thuộc diện đối tượng cấm mà vẫn thực hiện đăng ký thành lập DN thì sẽ bị xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phả thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm. Trên đây là một số thông tin mình chia sẻ với bạn. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin khác tại nghị định Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Thầy có thể giải đáp cho em một vấn đề không ạ? Công ty đang tiến hành giải thể doanh nghiệp nhưng trên sổ sách vẫn còn khoản nợ phải thu. Vậy công ty có phải đợi bên đối tác trả nợ xong mới được tiến hành thủ tục giải thể hay có thế giải thể luôn mà không cần thu nợ ạ? Em cảm ơn thầy rất nhiều!
Chào bạn, Liên quan câu hỏi của bạn, mình có một số thông tin chia sẻ như sau: Theo quy định của pháp luật thì "Khoản Nợ" mà công ty buộc phải thanh toán khi tiến hành thủ tục giải thể được hiểu là nghĩa vụ phải trả nợ của công ty với các bên (bạn lưu ý nhé, đó là nghĩa vụ nợ phải trả chứ không phải nợ phải thu hay quyền, lợi ích). Do đó trong trường hợp của bạn nếu công ty đã thanh toán hết các khoản nợ với các bên theo Khoản 5 Điều 208 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì công ty hoàn toàn có thể làm thủ tục giải thể. Việc bên đối tác, khách hàng còn nợ tiền của công ty thì đây không thuộc điều kiện giải thể theo Điều 207 của Luật doanh nghiệp. Do đó các thành viên góp vốn trong công ty bạn có thể họp bàn để hoàn tất thủ tục giải thể. Tuy nhiên cần lưu ý khi doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể thì đối tác, khách hàng của công ty nợ các khoản tiền có thể trả hoặc không trả nếu như không có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi của các thành viên công ty hay quyền lợi cụ thể của công ty với khoản nợ mà bên đối tác phải trả. Một vài thông tin chia sẻ cùng bạn
thầy cho em hỏi: công ty TNHH 2 TV trở lên khi giải thể vì bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên góp vốn có được hoàn lại vốn góp hay không ạ ?
Em có một câu hỏi bài tập là "xem điều 211 và giải thích các trường hợp cấm". Vậy là trả lời như ý của thầy nêu trên video hay phải giải thích kiểu chi tiết ạ. Nếu giải thích kiểu chi tiết thầy có thể cho em câu trả lời được không ạ? Em cảm ơn
Chào em, liên quan đến câu hỏi của em, mình chia sẻ như sau Bản chất của câu hỏi này là giảng viên muốn các em phải hiểu được ý nghĩa của các hành vi bị cấm này là gì? ảnh hưởng đến các đối tượng khác, người, tổ chức có nghĩa vụ liên quan như thế nào? Vậy thì iệc quy định các hành vi bị cấm theo điều 211 là nhằm ngăn chặn phát sinh thêm quyền và nghĩa vụ dẫn đến làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời, hạn chế việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản, trốn tránh các nghĩa vụ với các đối tác trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Một vài ý phân tích theo các hoạt động của điều 211 quy định: 1. CẤT GIẤU, TẨU TÁN TÀI SẢN Hành vi này có thể được hiểu là việc che giấu hoặc xác lập các giao dịch giả tạo, các giao dịch thường được lập nhằm mục đích tẩu tán tài sản là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng. Mục đích của hành vi là nhằm chiếm đoạt tài sản do mình quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế để chứng minh một hành vi có phải là hành vi tẩu tán tài sản hay không là rất khó. Bởi vì cần xác định được các giao dịch là của doanh nghiệp là giả tạo. Các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp. Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức hợp đồng dân sự mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất khó có thể thu thập được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không. 2. TỪ BỎ HOẶC GIẢM BỚT QUYỀN ĐÒI NỢ Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản phát sinh giữa hai chủ thể của giao dịch dân sự gồm bên có quyền và bên có nghĩa vụ trả nợ. Theo đó, bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ hoặc có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán nợ cho mình. Dưới góc độ quy định của luật, quyền đòi nợ được hiểu là một loại quyền tài sản được quy định tại Khoản 2 Điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền đòi nợ đã đủ căn cứ để được xem là một loại tài sản, theo đó, đối tượng của quyền đòi nợ là một khoản tiền thanh toán nhất định và từ đó sẽ tồn tại hai chủ thể là bên có quyền đòi nợ và bên có nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp đã tất toán hết các nghĩa vụ và đang có một số đối tác còn nợ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xóa hoặc giảm nợ để chấm dứt hợp đồng với đối tác nhằm hoàn tất việc giải thể thì sẽ vi phạm pháp luật. Hành vi này khiến tài sản doanh nghiệp bị suy giảm, đồng thời làm mất đi sự công bằng giữa các chủ nợ. 3. CHUYỂN CÁC KHOẢN NỢ KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM THÀNH CÁC KHOẢN NỢ CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP Khoản nợ không có bảo đảm có thể được hiểu là khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản hiện vật của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba. Khoản nợ có bảo đảm là khoản nợ được bảo đảm thanh toán bằng tài sản của doanh nghiệp, người thứ ba. Nếu khoản nợ được dùng để mua tài sản hiện vật hay tài chính, thì với khoản nợ có đảm bảo, người ta có thể bán nó để trả nợ. Ngược lại, các khoản nợ không có bảo đảm chỉ được sử dụng để làm tăng thu nhập thường xuyên và do vậy không tạo ra tài sản nào để đảm bảo cho nó. Khoản nợ có bảo đảm đã được bảo đảm bằng tài sản, nên khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì chủ nợ có thể tịch thu tài sản đó. Việc chuyển những khoản nợ không có đảm bảo thành những khoản nợ có đảm bảo sẽ dẫn đến thứ tự ưu tiên trả nợ bị đảo lộn. Những chủ nợ mà trước đây không có bảo đảm sẽ có thứ tự ưu tiên trả nợ sau những chủ nợ đã có bảo đảm nay sẽ ngang hàng với những chủ nợ có bảo đảm, và như vậy sẽ dẫn đến sự mất công bằng đối với những chủ nợ không có bảo đảm khi mà giá trị của khối tài sản phá sản để trả nợ cho những chủ nợ không có bảo đảm sẽ bị giảm sút. 4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MỚI, TRỪ TRƯỜNG HỢP ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP Khi tiến hành giải thể doanh nghiệp tức là chủ doanh nghiệp đã quyết định chấm dứt những hoạt động kinh doanh, những hoạt động ký kết hợp đồng mới là không được phép. Đồng thời việc ký kết hợp đồng mới là phát sinh thêm giao dịch, chi phí cho công ty. Quy định nhằm đề phòng việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản bằng phương thức này, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp. 5. CẦM CỐ, THẾ CHẤP, TẶNG CHO, CHO THUÊ TÀI SẢN Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tặng cho tài sản là việc một bên giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Cho thuê tài sản là việc bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuế phải trả tiền thuê. Khi giải thể, tài sản của doanh nghiệp phải được dùng để đảm bảo thanh toán các khoản nợ, vì thể doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi trên. 6. CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐÃ CÓ HIỆU LỰC Doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực trước khi giải thể, việc này là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên cũng như nghĩa vụ còn lại chưa thực hiện của Doanh nghiệp 7. HUY ĐỘNG VỐN DƯỚI MỌI HÌNH THỨC Doanh nghiệp đang giải thể, nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của DN. Trong khi huy động vốn tức là sẽ có thêm thành viên, cổ đông gia nhập công ty hoặc là bổ sung nguồn vốn hoạt động từ nguồn vay… Và dĩ nhiên, việc huy động vốn này cho một DN đang chấm dứt tồn tại thì về sau các khoản nợ, nghĩa vụ trả nợ này ai sẽ phải gánh chịu thay? Nghĩa là hệ luỵ về sau rất lớn. Vì điều kiện trước khi giải thể đó là DN phải đảm bảo nghĩa vụ trả hết các khoản nợ hiện có mới được thực hiện giải thể cơ mà? Trên đây là một vài thông tin chia sẻ cùng em. Thân
Em muốn đăng ký học Luật doanh nghiệp, thương mại thì đăng ký qua đâu ạ? Mong thầy giúp đỡ ạ
Mến chào ls
thầy cho e hỏi nguồn thông tin và các báo cáo nào ( e có thể lấy từ đâu) để biết doanh nghiệp đó là loại hình DN XH, từ thiện
Thầy có thể giải đáp giúp em là khi DN bị thu hồi giấy chứng nhận Đkkd nếu ko giải thể thì sẽ bị xử lí như nào ạ, và trong quá trình giải thể thì DN có được thành lập 1 DN khác ko ạ. Em cảm ơn
Phiền thầy có thể giải đáp thêm về vấn đề: trường hợp người sáng lập doanh nghiệp bị phát hiện nằm trong đối tượng cấm thì sẽ chịu hậu quả pháp lý gì không ?
Mình cảm ơn
Chào bạn, về nội dung bạn hỏi. Mình sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Nếu như người đó trở thành người thuộc diện đối tượng cấm sau khi đã thành lập DN (tức là thời điểm thành lập người đó vẫn đáp ứng): DN phải lập tức thay đổi thành viên này = thành viên khác, hoặc đổi loại hình DN nếu không bổ sung được người.
+ Nếu người đó thuộc diện đối tượng cấm mà vẫn thực hiện đăng ký thành lập DN thì sẽ bị xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phả thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm.
Trên đây là một số thông tin mình chia sẻ với bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin khác tại nghị định Nghị định 50/2016/NĐ-CP
Cảm ơn câu trả lời của thầy, rất hay và bổ ích
Thầy có thể giải đáp cho em một vấn đề không ạ?
Công ty đang tiến hành giải thể doanh nghiệp nhưng trên sổ sách vẫn còn khoản nợ phải thu. Vậy công ty có phải đợi bên đối tác trả nợ xong mới được tiến hành thủ tục giải thể hay có thế giải thể luôn mà không cần thu nợ ạ?
Em cảm ơn thầy rất nhiều!
Chào bạn,
Liên quan câu hỏi của bạn, mình có một số thông tin chia sẻ như sau:
Theo quy định của pháp luật thì "Khoản Nợ" mà công ty buộc phải thanh toán khi tiến hành thủ tục giải thể được hiểu là nghĩa vụ phải trả nợ của công ty với các bên (bạn lưu ý nhé, đó là nghĩa vụ nợ phải trả chứ không phải nợ phải thu hay quyền, lợi ích). Do đó trong trường hợp của bạn nếu công ty đã thanh toán hết các khoản nợ với các bên theo Khoản 5 Điều 208 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì công ty hoàn toàn có thể làm thủ tục giải thể. Việc bên đối tác, khách hàng còn nợ tiền của công ty thì đây không thuộc điều kiện giải thể theo Điều 207 của Luật doanh nghiệp.
Do đó các thành viên góp vốn trong công ty bạn có thể họp bàn để hoàn tất thủ tục giải thể. Tuy nhiên cần lưu ý khi doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể thì đối tác, khách hàng của công ty nợ các khoản tiền có thể trả hoặc không trả nếu như không có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi của các thành viên công ty hay quyền lợi cụ thể của công ty với khoản nợ mà bên đối tác phải trả.
Một vài thông tin chia sẻ cùng bạn
@@phapluatonline7590 Em cảm ơn thầy ạ.Bài học của thầy rất hay và bổ ích. Chúc thầy sức khỏe!
Thầy có thể ra thêm tập về bài phá sản doanh nghiệp 2020 được không ạ? Em cảm ơn
thầy cho em hỏi: công ty TNHH 2 TV trở lên khi giải thể vì bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp thì các thành viên góp vốn có được hoàn lại vốn góp hay không ạ ?
Em có một câu hỏi bài tập là "xem điều 211 và giải thích các trường hợp cấm". Vậy là trả lời như ý của thầy nêu trên video hay phải giải thích kiểu chi tiết ạ. Nếu giải thích kiểu chi tiết thầy có thể cho em câu trả lời được không ạ? Em cảm ơn
Chào em, liên quan đến câu hỏi của em, mình chia sẻ như sau
Bản chất của câu hỏi này là giảng viên muốn các em phải hiểu được ý nghĩa của các hành vi bị cấm này là gì? ảnh hưởng đến các đối tượng khác, người, tổ chức có nghĩa vụ liên quan như thế nào?
Vậy thì iệc quy định các hành vi bị cấm theo điều 211 là nhằm ngăn chặn phát sinh thêm quyền và nghĩa vụ dẫn đến làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đồng thời, hạn chế việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản, trốn tránh các nghĩa vụ với các đối tác trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Một vài ý phân tích theo các hoạt động của điều 211 quy định:
1. CẤT GIẤU, TẨU TÁN TÀI SẢN
Hành vi này có thể được hiểu là việc che giấu hoặc xác lập các giao dịch giả tạo, các giao dịch thường được lập nhằm mục đích tẩu tán tài sản là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng. Mục đích của hành vi là nhằm chiếm đoạt tài sản do mình quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế để chứng minh một hành vi có phải là hành vi tẩu tán tài sản hay không là rất khó. Bởi vì cần xác định được các giao dịch là của doanh nghiệp là giả tạo. Các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp. Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức hợp đồng dân sự mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất khó có thể thu thập được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không.
2. TỪ BỎ HOẶC GIẢM BỚT QUYỀN ĐÒI NỢ
Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản phát sinh giữa hai chủ thể của giao dịch dân sự gồm bên có quyền và bên có nghĩa vụ trả nợ. Theo đó, bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ hoặc có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán nợ cho mình. Dưới góc độ quy định của luật, quyền đòi nợ được hiểu là một loại quyền tài sản được quy định tại Khoản 2 Điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản lại là một trong bốn loại tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015. Như vậy, căn cứ theo Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền đòi nợ đã đủ căn cứ để được xem là một loại tài sản, theo đó, đối tượng của quyền đòi nợ là một khoản tiền thanh toán nhất định và từ đó sẽ tồn tại hai chủ thể là bên có quyền đòi nợ và bên có nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp đã tất toán hết các nghĩa vụ và đang có một số đối tác còn nợ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xóa hoặc giảm nợ để chấm dứt hợp đồng với đối tác nhằm hoàn tất việc giải thể thì sẽ vi phạm pháp luật. Hành vi này khiến tài sản doanh nghiệp bị suy giảm, đồng thời làm mất đi sự công bằng giữa các chủ nợ.
3. CHUYỂN CÁC KHOẢN NỢ KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM THÀNH CÁC KHOẢN NỢ CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Khoản nợ không có bảo đảm có thể được hiểu là khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản hiện vật của doanh nghiệp hoặc của người thứ ba. Khoản nợ có bảo đảm là khoản nợ được bảo đảm thanh toán bằng tài sản của doanh nghiệp, người thứ ba. Nếu khoản nợ được dùng để mua tài sản hiện vật hay tài chính, thì với khoản nợ có đảm bảo, người ta có thể bán nó để trả nợ. Ngược lại, các khoản nợ không có bảo đảm chỉ được sử dụng để làm tăng thu nhập thường xuyên và do vậy không tạo ra tài sản nào để đảm bảo cho nó.
Khoản nợ có bảo đảm đã được bảo đảm bằng tài sản, nên khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì chủ nợ có thể tịch thu tài sản đó. Việc chuyển những khoản nợ không có đảm bảo thành những khoản nợ có đảm bảo sẽ dẫn đến thứ tự ưu tiên trả nợ bị đảo lộn. Những chủ nợ mà trước đây không có bảo đảm sẽ có thứ tự ưu tiên trả nợ sau những chủ nợ đã có bảo đảm nay sẽ ngang hàng với những chủ nợ có bảo đảm, và như vậy sẽ dẫn đến sự mất công bằng đối với những chủ nợ không có bảo đảm khi mà giá trị của khối tài sản phá sản để trả nợ cho những chủ nợ không có bảo đảm sẽ bị giảm sút.
4. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MỚI, TRỪ TRƯỜNG HỢP ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
Khi tiến hành giải thể doanh nghiệp tức là chủ doanh nghiệp đã quyết định chấm dứt những hoạt động kinh doanh, những hoạt động ký kết hợp đồng mới là không được phép. Đồng thời việc ký kết hợp đồng mới là phát sinh thêm giao dịch, chi phí cho công ty. Quy định nhằm đề phòng việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản bằng phương thức này, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp.
5. CẦM CỐ, THẾ CHẤP, TẶNG CHO, CHO THUÊ TÀI SẢN
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tặng cho tài sản là việc một bên giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Cho thuê tài sản là việc bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuế phải trả tiền thuê. Khi giải thể, tài sản của doanh nghiệp phải được dùng để đảm bảo thanh toán các khoản nợ, vì thể doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi trên.
6. CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐÃ CÓ HIỆU LỰC
Doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực trước khi giải thể, việc này là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên cũng như nghĩa vụ còn lại chưa thực hiện của Doanh nghiệp
7. HUY ĐỘNG VỐN DƯỚI MỌI HÌNH THỨC
Doanh nghiệp đang giải thể, nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của DN. Trong khi huy động vốn tức là sẽ có thêm thành viên, cổ đông gia nhập công ty hoặc là bổ sung nguồn vốn hoạt động từ nguồn vay… Và dĩ nhiên, việc huy động vốn này cho một DN đang chấm dứt tồn tại thì về sau các khoản nợ, nghĩa vụ trả nợ này ai sẽ phải gánh chịu thay? Nghĩa là hệ luỵ về sau rất lớn. Vì điều kiện trước khi giải thể đó là DN phải đảm bảo nghĩa vụ trả hết các khoản nợ hiện có mới được thực hiện giải thể cơ mà?
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ cùng em. Thân
cho em hỏi là doanh nghiệp rút khỏi thị trường là ngoài giải thể doanh nghiệp thì còn trường hợp nào khác không ạ