Bài giảng Luật Doanh nghiệp 2020 _ Bài 5_ Công ty hợp danh

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 24 ก.ย. 2024

ความคิดเห็น • 35

  • @myxuan2409
    @myxuan2409 9 วันที่ผ่านมา

    Cho em hỏi nếu thành viên trong công ty hợp danh muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho vợ thì trong trường hợp này cần lưu ý những điều gì ạ

  • @nhungduongthimy8296
    @nhungduongthimy8296 2 ปีที่แล้ว +2

    Dạ cho e hỏi mọi TVHD có quyền đại diện cho cty HD trong tất cả các mối quan hệ giữa cty với bên ngoài là đúng hay sai ạ. Mong add phản hồi ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว +2

      Chào em. Câu này là đúng em nhé. Em có thể tham khảo thêm căn cứ tại điều 181 Luật DN 2020.
      Thân ái

  • @nguyenthithanhtuyen1833
    @nguyenthithanhtuyen1833 2 ปีที่แล้ว +1

    Cho e hỏi ai sẽ đứng ra tham gia vay vốn và cty hk trả được nợ thì ai trong số luật sự phải cùng chịu trách nhiệm

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว +1

      Chào bạn.
      Liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ thông tin như sau:
      Theo Khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 về “Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh” có quy định : “Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty”
      Như vậy, theo nguyên tắc trên thì mọi thành viên hợp danh đều có thể đứng ra vay vốn cho công ty. Tuy nhiên, cũng không loại trừ một số công ty, các TVHD sẽ có quy định riêng cho mỗi người phụ trách mỗi mảng chẳng hạn, lúc đó việc vay vốn sẽ căn cứ thêm việc phân chia này cũng như các nội dung quy định trong điều lệ của công ty.
      Về nghĩa vụ trả nợ: Các thành viên hợp danh đều có trách nhiệm, nghĩa vụ với các khoản nợ của công ty. Tỷ lệ này có thể do các thành viên thoả thuận hoặc căn cứ theo tỷ lệ vốn góp tại điều lệ. Và dĩ nhiên, tương ứng với nó sẽ là liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết sô nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
      Một vài chia sẻ cùng bạn

  • @vangmy6131
    @vangmy6131 ปีที่แล้ว

    Thầy ơi làm ơn cho em hỏi cau hỏi khact chủ đề tí a vd khi A chụp bức ảnh do B thực hiện thì đó là tác phẩm sao chép haye nhiếp ảnh ạ.em cảm ơn a

  • @_NguyenAnhQuan
    @_NguyenAnhQuan ปีที่แล้ว

    cho em hỏi tại sao Cty HD có tư cách pháp nhân nhưng thành viên hợp danh lại chịu trách nhiêm vô hạn

  • @kidsenlaw5687
    @kidsenlaw5687 3 ปีที่แล้ว +1

    Bài giảng này thật sự rất hữu ích, ad Cho mình hỏi về người đại diện của công ty hợp danh ạ ?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn,
      Công ty Hợp danh có 2 loại thành viên đó là: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
      Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
      Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
      Theo quy định này, về nguyên tắc, một thành viên hợp danh sẽ được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
      Tuy nhiên, trong trường hợp Điều lệ công ty cho phép thành viên góp vốn được làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty thì vẫn được phép làm.
      Do đó, đối với câu hỏi của bạn, việc thành viên góp vốn có được làm Giám đốc công ty hợp danh hay không sẽ phụ thuộc vào quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định nội dung này thì không được.
      Hy vọng thông tin trên bổ trợ được phần nào cho bạn. Thân

  • @quynhtruc1616
    @quynhtruc1616 2 ปีที่แล้ว

    Cho em hỏi : 'Quyết định HĐTV được thông qua khi nào' ạ

  • @ngocbich2754
    @ngocbich2754 2 ปีที่แล้ว

    Cho em hỏi thành viên góp vốn được làm giám đốc của công ty hợp danh không ai

  • @thiminhanhtran8371
    @thiminhanhtran8371 2 ปีที่แล้ว +1

    Cho em hỏi về quản lý, điều hành công ty hợp danh với ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว +1

      Chào bạn, liên quan đến câu hỏi của bạn, mình xin chia sẻ như sau:
      Về cơ cấu góp vốn, chúng ta thấy rằng có 2 đối tượng đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn và vấn đề trách nhiệm của các thành viên này cũng khác nhau dẫn đến cơ cấu quản lý công ty hợp danh cũng có nhiều điểm đặc biệt.
      Các thành viên có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy việc quản lý công ty hợp danh tương đối dễ dàng và ít có sự cam thiệp của pháp luật vào hoạt động công ty. Trong công ty hợp danh các thành viên hợp danh có vai trò quan trọng, phân công nhau năm giữ chức danh quản lý công ty, thực hiện mọi hoạt động điều hành công ty; thành viên góp vốn không được tham gia vào hoạt động quản lý công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận của các thành viên hợp danh. Mô hình quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiểm tra giám đốc nếu điều lệ công ty không có quy định khác. Chi tiết nội dung về quyền và trách nhiệm cụ thể như thế nào, bạn xem thêm giúp mình từ điều 182 Luật DN nhé.
      Thân ái

  • @tranthitrangthu7328
    @tranthitrangthu7328 3 ปีที่แล้ว +1

    thầy cho em hỏi Tại sao pháp nhân không được là thành viên hợp danh?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn
      Đầu tiên, căn Luật quy định, Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.Nội dung này cũng hàm ý 2 điều:
      Thứ 1: Vì thành viên hợp danh là những người có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và họ dùng chuyên môn và uy tín của mình vào việc kinh doanh. Pháp nhân thì uy tín và trình độ của pháp nhân là không ổn định. Uy tín và trình độ chỉ được cấp cho cá nhân. Và thành viên hợp danh này dùng toàn bộ tài sản do mình sở hữu để bảo đảm cho chuyên môn và uy tín của mình trong kinh doanh.
      Thứ 2: trách nhiệm với các khoản nợ, nghĩa vụ công ty: Với pháp nhân, là loại hình tổ chức là đối vốn, về cơ bản DN chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn góp theo điều lệ. Điều này có sự tách bạch khi xảy ra sự việc. Họ chỉ chịu trách nhiệm đúng trong số đã cam kết mà thôi. Như vậy, phần tài sản của pháp nhân vẫn có phần hạn hẹp hơn với cá nhân. Tức là các thành viên hợp danh không chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản đã góp vào công ty, trong trường hợp tài sản của công ty không đủ thực hiện các nghĩa vụ đối với chủ nợ, thì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
      Trên đây là chia sẻ của mình. Bạn tham khảo thêm

  • @NguyenHoa-nd6kx
    @NguyenHoa-nd6kx 2 ปีที่แล้ว +2

    em cảm ơn về bài giảng hữu ích ạ. Nhân tiện thầy cho em hỏi 1 câu hỏi ạ. Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp lí không ạ. Vì theo em biết Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng khi em đọc giáo trình thì em thấy doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp lí nhưng lại không có tư cách pháp nhân ạ. Em cảm ơn

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว +3

      Chào bạn. Liên quan nội dung câu hỏi của bạn. Mình chia sẻ như sau:
      Về mặt pháp lý. DNTN được pháp luật thừa nhận là 1 loại hình DN như các loại hình DN khác. Từ việc thành lập, hoạt động đến chấm dứt hoạt động... đều tuân thủ theo các quy định của Pháp luật.
      Về mặt pháp nhân, chúng ta sẽ phân tích dựa trên các thông tin sau:
      Tại Điều 74. Pháp nhân Luật dân sự 2015 quy định: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
      a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
      b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật DS;
      c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
      d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
      Và theo quy định tại Điều 188 Luật DN. Doanh nghiệp tư nhân quy định: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
      Như vậy, để có tư cách pháp nhân thì phải có đủ các điều kiện theo quy định như nội dung điều 74 BLDS. Trong khi đó DNTN lại không đáp ứng 1 trong các điều kiện đó là phần tài sản không tách bạch độc lập với cá nhân, không chịu trách nhiệm với TS của mình mà trên tài sản của chủ DNTN nên DNTN không có tư cách pháp nhân.

    • @NguyenHoa-nd6kx
      @NguyenHoa-nd6kx 2 ปีที่แล้ว

      Vậy DNTN có tư cách pháp lý k ạ

  • @TungNguyen-zl2wb
    @TungNguyen-zl2wb 2 ปีที่แล้ว

    Cho e hỏi Công ty hợp danh và Công ty liên danh khác nhau thế nào ạ?

  • @huongvu9771
    @huongvu9771 11 หลายเดือนก่อน

    bài học rất hay và có ý nghĩa với em ạ. Thầy có thể giải thích giúp em câu này không ạ?: Ông H là TVHD của công ty, khi ông H chết, người thừa kế của ông H có đương nhiên trở thành TVHD không? Nếu có thì là loại thành viên gì? Vì sao?

    • @vyha1740
      @vyha1740 10 หลายเดือนก่อน

      Khi ông H chết thì người thừa kế của ông H không mặc nhiên trở thành TVHD ( theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020). Người thừa kế của ông H chỉ được hưởng phần gtri tài sản ở công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và các khoản khác có liên quan đến ông H. Tuy nhiên, người thừa kế đó có thể trở thành TVHD nếu được hội đồng thành viên CHẤP NHẬN.

  • @THUTRAN-wk4mu
    @THUTRAN-wk4mu 3 ปีที่แล้ว

    Nếu một thành viên góp vốn là cá nhân được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành thì có đúng với LDN hiện hành không ? Nó có gây ảnh hưởng cho bên thứ 3 hay không?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว

      Chào bạn,
      Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
      Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
      Theo quy định này, về nguyên tắc, một thành viên hợp danh sẽ được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
      Tuy nhiên, trong trường hợp Điều lệ công ty cho phép thành viên góp vốn được làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty thì vẫn được phép làm.
      Do đó, đối với câu hỏi của bạn, việc thành viên góp vốn có được làm Giám đốc công ty hợp danh hay không sẽ phụ thuộc vào quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định nội dung này thì không được.
      Và ảnh hưởng đến bên thứ 3 hay không: Vấn đề này tuỳ thuộc vào nội dung mình trình bày ở trên. (Được phép làm và không được phép làm. Hệ quả sẽ khác nhau).
      Chia sẻ cùng bạn, thân ái.

  • @hoangnganha4278
    @hoangnganha4278 ปีที่แล้ว

    Thầy cho em hỏi "Thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được là thành viên hợp dang khác" đúng k ạ

  • @khanhoan9592
    @khanhoan9592 ปีที่แล้ว

    Dạ thầy cho em hỏi là Vì sao chỉ có cá nhân mới có thể trở thành thành viên hợp danh? ạ em cảm ơn thầy ạ

    • @Soleil_Elios_1111
      @Soleil_Elios_1111 11 หลายเดือนก่อน

      Tại vì chịu trách nhiệm vô hạn á. Nếu là pháp nhân thì các cá nhân trong pháp nhân đó họ chịu tnhh r

  • @NguyenHoa-nd6kx
    @NguyenHoa-nd6kx 2 ปีที่แล้ว

    khi công ty hợp danh kí kết với một công ty khác, và khi công ty đó hủy hợp đồng vì thành viên hợp danh đã đem lại rủi ro cho họ , công ty đó muốn kiện và yêu cầu thành viên hợp danh đó chịu trách nhiệm cá nhân thì thành viên hợp danh đó có cần phải chịu trách trách nhiệm cá nhân k ạ. Em cảm ơn

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว

      Chào bạn. Liên quan đến câu hỏi Cty Hợp Danh. Mình xin chia sẻ như sau:
      Theo quy định của pháp luật. Các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch. Bỏ qua các yếu tố khác. Ở đây mình tạm hiểu là hợp đồng này hợp pháp nhé.
      Liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Mình phân tích như sau để bạn hiểu đc câu trả lời cho câu hỏi của mình.
      Thành viên hợp danh: phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của thành viên thể hiện: thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm bằng số tài sản bỏ vào kinh doanh, mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với mọi khoản nợ của công ty. Như vậy, chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh tương tự chế độ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, khi chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình. Tuy nhiên, vì công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh, nên các thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn; có nghĩa là khi một thành viên hợp danh nhân danh công ty hợp danh giao kết hợp đồng với đối tác, các thành viên hợp danh khác dù không trực tiếp giao kết vẫn phải chịu trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng đó. Điều này ràng buộc chặt chẽ các thành viên hợp danh của công ty hợp danh, khiến sự liên kết giữa các thành viên trở nên khó khăn hon do phải dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
      Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty, vì công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên. Cụ thể: khi công ty có khoản nợ cần thanh toán, công ty phải trả bằng tài sản của công ty. Nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ, công ty phải giải thể hoặc phá sản để trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản còn lại; trường hợp vẫn không đủ để trả nợ, thành viên hợp danh mới phải trả nợ thay cho công ty bằng tài sản của cá nhân mình.

  • @duyenha7284
    @duyenha7284 3 ปีที่แล้ว +1

    Mọi thành viên hợp danh đều là người sáng lập của CTHD phải không ạ.

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  3 ปีที่แล้ว +1

      Chào bạn.
      + Nó đúng với lúc đăng ký thành lập doanh nghiệp ban đầu, tức là ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty.
      + Không đúng khi TVHD mới được bổ sung do bổ sung TVHD mới trong quá trình hoạt động (như tăng thêm thành viên hoặc phải bổ sung TV khi số lượng TVDH dưới mức quy định tối thiểu). Và TVHD mới này k thể gọi là sáng lập được rồi.
      Hy vọng câu trả lời này chia sẻ thêm được thông tin với bạn. Thân ái

  • @dilysle
    @dilysle 2 ปีที่แล้ว +1

    thầy ơi cho em hỏi thành viên hợp danh của công ty hợp danh thì có được góp vốn vào công ty khác không ạ

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว +2

      Chào em. Liên quan đến câu hỏi của em. Mình chia sẻ như sau:
      Căn cứ là Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020:
      “1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
      2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
      3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
      Như vậy, ngoài DNTN và CTY Hợp danh, thì Luật không cấm thành viên hợp danh tham gia, vóp vốn vào các loại hình tổ chức khác. Cho nên Thành viên hợp danh được phép bạn nhé.
      Thân

  • @thiennguyenngocthanh464
    @thiennguyenngocthanh464 2 ปีที่แล้ว

    Thầy ơi nhận xét giúp em trường hợp này với ạ
    "Ba cá nhân A,B,C đứng ra thành lập Công ty hợp danh, đều là thành viên hợp danh. Sau một năm kể từ ngày cấp GCN ĐKDN. Thành viên A đăng ký thành lập một DNTN. Khi biết điều này, thành viên B và C quyết định khai trừ A ra khỏi công ty nhưng A phản đối cho rằng quyết định của B và C là không đúng với luật doanh nghiệp 2020."

  • @dieuvu6168
    @dieuvu6168 2 ปีที่แล้ว

    thành viên góp vốn có là thành viên sáng lập CTHD không ạ

    • @tueman04
      @tueman04 11 หลายเดือนก่อน

      Không ạ