BÍ ẨN PHO TƯỢNG RỒNG "MIỆNG CẮN THÂN, CHÂN XÉ MÌNH"
ฝัง
- เผยแพร่เมื่อ 23 พ.ย. 2024
- Những chuyện lạ xung quanh pho tượng rồng kỳ bí
Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi quanh câu chuyện về pho tượng kỳ bí được tìm thấy cách đây 20 năm, trong một lần tu bổ tam quan đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Pho tượng này ngay từ khi xuất lộ đã khiến nhiều người giật mình bởi tư thế quái dị của nó "miệng cắn thân, chân xé mình".
Theo ông Nguyễn Đức Đam, thủ từ đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, việc phát hiện "ông rồng" đang được thờ tại miếu Xà Thần trong đền khá tình cờ. Đó là vào năm 1991, khi tiến hành dọn dẹp tu sửa lại tam quan, một người dân trong thôn đã phát hiện tượng đá lạ ẩn dưới đám cây dại, ngay phía lối lên đền. Đoán đây là tượng quý, người dân trong thôn chỉ dám bới đất xung quanh. Phải mất một tuần ròng, pho tượng mới xuất lộ hoàn toàn. Những người có mặt khi đó ai cũng ngỡ ngàng về độ lớn của tượng và kèm theo đó là cảm giác sợ hãi trước mặt mũi của ông rồng quá đau đớn và bi thương.
Pho tượng có dáng nằm quằn quại, miệng với hàm răng nhọn hoắt cắn ngập vào thân, hai chân gồm những chiếc móng sắc nhọn như muốn xé toạc thân mình. Đôi mắt rồng trợn lên, hai mang phình ra và điểm đặc biệt là tai trái được tạo tác bình thường, còn tai phải thì kín đặc. Rồng được tạc bằng đá sa thạch trong tư thế sống động, nhưng lại thể hiện một trạng thái đau đớn đến tột cùng. Khi đó, người dân trong làng đã xây một ngôi miếu nhỏ, đưa rồng vào thờ và gọi rồng đá bằng cái tên hết sức cung kính "ông rồng". Vào những ngày tuần tiết, khi đến thắp hương ở chùa Bảo Tháp và đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, ai cũng coi "ông rồng" như một vị thần, một bảo vật của đền. Nhiều dân làng vẫn bàn tán: "Uy lực của pho tượng mạnh đến nỗi khiến nhiều người lần đầu trông thấy đều rụt rè e sợ". Vào năm 2009, trong một đợt khai quật khảo cổ để chuẩn bị tu bổ tôn tạo, người ta đã tìm thấy thêm hai khúc chân sau của rồng ngay tại khuôn viên của đền.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra ngay khi tìm thấy bức tượng. Về tác giả của bức tượng, và thời điểm tạc bức tượng vào thời nào? Pho tượng mô tả sự giằng xé nội tâm do nỗi oan khiên của Thái sư Lê Văn Thịnh hay sự ân hận của vua Lý Nhân Tông khi đã gây hàm oan cho một công thần, trung thần? Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, đây là pho tượng độc đáo, hình dáng tượng nửa là mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng... hình ảnh này chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Và vì tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là nhà riêng của Thái sư Lê Văn Thịnh, người đỗ trạng nguyên khoa thi đầu tiên của nhà Lý năm 1075 nên nhiều người cho rằng, tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên, trái ngang mà Thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong vụ án "Hóa hổ giết vua" trên hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông.
Lại có ý kiến khác cho rằng, sự quằn quại đau đớn trên pho tượng rồng là để biểu lộ sự hối hận của vua Lý Nhân Tông thông qua chi tiết một bên tai lành một bên bị bít kín - so sánh với việc nghe lời xiểm nịnh của gian thần. Bởi lâu nay, rồng chỉ để biểu thị cho đấng quân vương. Và giả thuyết cuối cùng coi pho tượng chỉ là tượng đặt dưới giếng để cầu mưa thuận gió hòa của người dân như ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Một nhóm các nhà chuyên môn thì phỏng đoán bức tượng này được tạc vào thời Hậu Lê (thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của Lê Văn Thịnh đã được ghi nhận và vụ nghi án hồ Dâm Đàm (hồ Tây, Hà Nội) đã phần nào được soi xét). Nhưng cho dù là ý kiến nào thì người ta đều thống nhất một điều, đó là bức tượng đã lột tả tâm trạng oan khuất, bi oán của Lê Văn Thịnh.
Theo tôi thì con rồng này không phải đại diện cho thái sư lê văn thịnh. Mà nó đại diện cho vua lý nhân tông. Thứ nhất vào thời phong kiến xưa thì rồng là đại diện cho vua. Thứ hai là con rồng này nếu mọi người để ý sẽ thấy có 5 móng vuốt. Rồng có 5 móng vuốt thì chỉ có thể là vua. Theo tôi nghĩ đại ý của bức tượng này là. Vua lý nhân tông trong vụ án lê văn thịnh ko phải là một người anh minh để suy xét lên bức tượng được tạc theo chủ thể nửa rồng nửa rắn. Tai rồng thì tai nghe tai điếc, điều này có nghĩa là vua bên nghe nịnh thần ko nghe trọng thần. Dẫn đến án oan lê văn thịnh. Bởi vậy với là tự cắn xé mình
Tề Thiên Đại Thánh rồng nhà lý ko có 5 móng
Đây ko phải rồng của vua nhà Lý
Nhà Vua là học trò của Lê Văn Thịnh nên ko giết thầy .Thể hiện hai tai
Tôi nghĩ cũng đúng đấy
Lý nhân tông thì đúng hơn, vì thái sư Lê Văn Thịnh đã gắn liền với hình tượng con hổ trong vụ án hồ Dâm Đàm rồi. Ko lẽ 1 người gắn liền với cả 2 hình tượng riêng biệt.
Đây là pho tượng trấn yểm của một triếu đại.Ngoài pho tượng này còn có tay chân rồng chôn chung nhưng ko có đầu rông.đầu rồng yểm nơi khác.
Người Việt Nam thời sua thông minh quá và nhân văn ❤❤❤❤❤❤❤❤
Can the government order radiocarbon dating to estimate the age of the statue?
Toi o gan Den tho Le Van Thinh tu hao wa
Đây là pho tượng thời Lý vì chỉ có triều Lý mới có rồng năm móng.thứ hai là có hai tai nhưng mọt tai tỏ và một tai điếc .Thứ ba là rồng là vua cắn thân mình,là tự hại mình .Đây là tượng trưng vụ án oan được giải oan
Học lại kiến trúc văn hóa đi =))
Lý nhân tông thì đúng hơn, vì thái sư Lê Văn Thịnh đã gắn liền với hình tượng con hổ trong vụ án hồ Dâm Đàm rồi. Ko lẽ 1 người gắn liền với cả 2 hình tượng riêng biệt.
Mình rất yêu Lịch sử, bức tượng này kì lạ nhưng hay
Giao long bạn ạ chứ ko phải rồng
₫ây là giao long.. có lẽ phép ẩn dụ, ý noí vua chỉ là giao long, chứ chưa phaỉ chân long
Lý nhân tông thì đúng hơn, vì thái sư Lê Văn Thịnh đã gắn liền với hình tượng con hổ trong vụ án hồ Dâm Đàm rồi. Ko lẽ 1 người gắn liền với cả 2 hình tượng riêng biệt.
Đây là giao chưa hoá thành rồng nên mới có móng chứ chưa có sừng hay bờm, giao tu chưa đủ thì chưa hoá thành rồng hoàn chỉnh
Ông giáo sư cũng công nhận là hình tượng xám hối là
của vua Lý Nhân Tông .
Hay wa
Cứ cho là oan thật. Nhưng giải thích chua rõ. Trong thuyền người hóa hổ. Hay hổ hóa người
Chỗ này lên r nhìn tận mắt r
Chưa bao giờ lên có lẽ hôm nào phải nên mi dc
Mình ở gia bình nhưng chưa từng lên đây
Mik lên rồi bn ở đâu của gia bình
@@linhnguyen-fz8el mình ở gần đó thôi mà. Mình gần cầu móng gia bình nhé
Người tài đất việt để đời cho muôn đời
Tôi lại thấy nó giống thuồng luồng
nhạc hay quá
Mình chỉ có 1câu ns là tượng nửa Rồng nửa Rắn
Theo Tôi thái sư Lê Văn Thịnh trạng nguyên đầu tiên của VN . Ông chết tức tưởi vì bọn gian thần mà vua ngu ko biết bỏ mất người tài gỏi
Đây là pho tượng thời Lý 100%
Thay phong thuy thi khong nghi vay dau.?..
Tri Tran a! tran pha phong thuy. Diet dong giong qui nhan.
1:48 là bài gì nhỉ?
Có khi nào nhà Vua tuổi rắn. lên người tạc tượng rắn mác mác rồng để ám chỉ tới nhà Vua
Thời nhà Lý rồng giống rắn hóa
Bao gio tau khua cha lai hoang xa truong xa la cua viet nam
rắn hóa rồng thì lột xác.
Mọi lý giải về Thái sư Lê Văn Thịnh rất mù mờ, ko thuyết phục
Tui tên Lê Gia Thịnh
Mà sao ổng lại thành con hổ v
Đọc sử thì ông bị hại vì đấu đá trong triều đình giữa các nịnh thần và trung thần
nhìn k giống rồng
Cho vn gianh an can be nhau