Tìm thấy một chút lãng đãng, chút tình ấm áp như những ca khúc của Đoàn Chuẩn _ Từ Linh ..những bài hát nhẹ nhàng , tình cảm , kiểu tự tình thế này khó tìm trong thời buổi " âm nhạc công nghiệp ồn ào " như bấy lâu nay ..
Tôi mới biết bạn khi lang thang trên web. Nhạc phẩm này rất hay, tôi đang dạo đàn và sẽ tập hát bài này cho vui. Mong bạn góp ý về nhạc phẩm này qua FB để nhiều người hiểu thêm về nhạc phẩm. Hay muốn riêng tư thì bạn có thể Email nhưng tôi thích bạn ghi thẳng vào FB. Cám ơn bạn trước ... @nguyen quoc hoc - Bạn có thể comment thẳng vào trang nhà Facebook nhé để nhiều người hiểu thêm, trong FB tôi có đề cập đến bài hát này: facebook.com/ha12321ha/posts/10217047957577228 hay email: tamkyngayxua@yahoo.com
LẠC CHIỀU PHỐ LẠNH VÀ KÝ ỨC PHỐ NÚI ĐÀ LẠT Vừa qua, trên trang cá nhân của nhạc sĩ Thiên An (Guitar) đăng một tác phẩm âm nhạc của tôi và thật bất ngờ chỉ sau vài ngày số lượt xem lên đến 32 ngàn lượt. Và riêng cá nhân tôi được phản hồi những lời chúc mừng đầy hạnh phúc qua email cũng như trang cá nhân. Điều đó là rất hạnh phúc ngoài mong đợi của cả Ekip thực hiện video này. Bên cạnh đó có những anh chị em văn nghệ sĩ đặc biệt quan tâm đến ca từ mà tôi viết ra cũng như mọi điều về tác phẩm này, rất nhiều và rất nhiều nữa nên tôi mạo muội viết đôi dòng để đáp lại sự quan tâm, nhiệt thành của tất cả và tất cả. Tôi chính là tác giả: Nguyễn Quốc Học, hiện sinh sống tại thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông, một phố núi thơ mộng và bình yên. Rất mong mọi người nếu có dịp đặt chân về nơi đây sẽ cảm nhận điều đó. Tôi không sinh ra tại miền bắc hay một vùng đất nào khác “…Chúng tôi lớn lên thị trấn giữa ngàn thông Núi bao phủ cả ngày dài quảng bộ Dòng suối nhỏ ngược chiều về với gió Thấp thoáng xa, rừng cũng hẳn chưa già Giữa cao nguyên M’nông những đồi cỏ rì rào Xanh thấp lại, trôi tận về thung lũng Ngủ yên mãi màn sương đồi tản vắng Có áng mây nào giăng phủ núi ngoài xa…” Đó là những lời thơ tôi viết ra được đăng tải trên Đài PTTH Đăk Lak, Đăk Nông và tạp chí Logistic. Có thể xem thông tin cá nhân theo đường link: th-cam.com/video/JbIn7er0jLY/w-d-xo.html th-cam.com/video/5-1AF_BY_q0/w-d-xo.html Riêng một trang FB của anh Phạm Mạnh Hà ( Sống tại Sài Gòn hay Canada, tôi chưa rõ) rất thích những ca từ này và nhờ tôi giải thích một số từ ngữ trong bài nhạc trên, điều đó làm tôi thật hạnh phúc, đôi khi mình muốn im lặng để mọi người tự cảm nhận theo cách riêng, nhưng cũng xin bộc bạch đôi điều. Qua đó chứng tỏ anh là một người rất am tường ngôn ngữ tiếng việt cũng như những hiểu biết về ngữ vựng trong kiến thức của anh. “Trở chiều” hay “trời chiều”. Theo tôi từ trở chiều là một quá trình đang tiếp diễn và xảy ra khi mình đang ở trong ngữ cảnh đó. Trong bài nhạc là một đoạn đường dạo của tác giả và bóng chiều đang kéo xuống nếu dùng từ “trời chiều” là một khoảnh khắc không chuyển động ( theo cảm nhận cá nhân). “Chập chùng” hay “trập trùng” khi tra về từ điển từ trập trùng có nghĩa sau: (Có hình thể lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều), một phố núi miền cao nguyên thì hình ảnh này sẽ liên tục thu vào tầm mắt mình Đà Lạt là một thành phố hình ảnh này càng hiện rõ: bởi theo địa hình Đà lạt cao khoảng 1500m và tại đỉnh Lang Biang cao hơn 2163m. và đó là điểm cuối của dãy trường sơn trước khi đổ dốc xuống vùng duyên hải miền trung. Thời phổ thông mình có được học một bài thơ (Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non thì từ trùng mang nghĩa này) Hình hài “muôn thuở” hay “muôn tủa”. “muôn thuở” là ý nghĩa của từ cố nhân tuy nhiên tôi cố tình không dùng từ này, “muôn tủa” là một sự phá cách trong khi sử dụng ngôn ngữ và để thu vào điểm rơi của nốt nhạc mà nó đang đứng kết hợp với giọng phát âm mà ở đây là nốt Sol ( trong hợp âm G7). Nếu bạn hát từ muôn thuở nghe rất bình thường phải không?. “Nhọc phố” hay “dọc phố”. Nhọc phố là phố là anh và anh cũng chính là phố vậy. nếu bạn dùng từ “dọc phố” là chỉ một phương kinh tuyến nối dài thẳng tắp nhưng đối với phố núi thì điều đó không xảy ra (Đường quanh co quyện gốc thông già - Lam Phương) là như vậy. Nếu mọi người đến phố núi, chắc hẵn cũng giống tôi muốn bỏ đi tất cả những phương tiện cơ giới và hãy hãy hành trình bộ qua những con phố và “nhọc” ở đây là thấm mệt, mỏi gối qua những con dốc trập trùng. Như trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn có đoạn “vết chim ri” hay “chim di”. Tôi rất thích thú với sự phá cách trên. Nhạc sĩ Phạm Duy khi viết về cỏ hồng có đoạn “ hãy vứt chiếc dép, bước đi trên cỏ mềm..” là nói về loài cỏ đặc thù của Đà Lạt tôi đã tìm đến đó và ngược bước chính là sự lạc đường khi tìm đến nó. Chỉ là một kỷ niệm cá nhân. Khi mình muốn viết là vô tình muốn tạo dấu ấn trong bài nhạc đó là điểm nhấn có thể dùng cao trào hay ngôn ngữ ở đây tùy theo ca khúc mà tôi thể hiện nó. Cũng như trong trong trình kiến trúc mà tôi là người thiết kế tạo ra những công trình của riêng mình. Điều này, đã được các thầy tôi Nhạc sĩ Quang Dũng (Dak Lak), Nhà Văn Hồ Sĩ Bình ( Đà Nẵng), Nhạc sĩ Đoàn Văn Tâm ( Giảng viên VHNT Đồng Nai)… và hàng loạt những cây đại thụ khác đã giúp đỡ tôi. Với những điều trong từ điển ngôn ngữ của tiếng việt tôi cho là một sự giải nghĩa tường tận và đầy đủ rồi.. Nhưng khi bạn đã tiếp cận những bộ môn khác thì hoàn toàn sai lệch thậm chí không có. Ví dụ đơn cử trong bộ môn Duy thức học ( tôi đã viết và đã xuất bản) thì bạn gần như bước vào một thế giới mới của ngôn ngữ không thể áp đặt từ ngữ phổ thông được. Triết gia Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Duy, Nguyễn Tất Nhiên..hoặc những nhân vật được nói nhiều trong mười gương mặt văn nghệ hôm nay ( Tạ Tỵ). Họ là những cây đại thụ mà tôi thích, đôi khi phải vượt qua những khía cạnh ngôn ngữ thông thường mới trở thành một “tay phù thủy ngôn ngữ” mà những ai đã gán cho Phạm Công Thiện. hãy đọc lại những tác phẩm đó: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, hố thẳm tư tưởng, ý thức bùng vỡ…Hay Hàn Mặc Tử đã phá cách để trở thành nhà thơ siêu thoát về ngôn ngữ. Tôi không được vậy không thể nào liệt kê những cây đại thụ để “đánh bóng” cho riêng mình, chỉ là một đam mê văn nghệ và thực hiện nó thôi, với những điều được viết ra là cảm xúc thật nhất. Đôi khi chợt nhận ra mình đã dè dặt về điều đó như chính Hàn Mặc Tử đã nói vậy “ vì thơ đã lỡ viết ra rồi” Tôi suy nghĩ nhiều về điều này, thôi thì cứ mặc kệ mọi thứ dùng ngôn ngữ và giai điệu để rong chơi tiếp trên những quảng đời còn lại. Có lúc tôi cũng chợt nhận ra lời khuyên của thầy: KHI NGÔN NGỮ BẤT LỰC HÃY ĐỂ ÂM NHẠC LÊN TIẾNG. Đó là điều hạnh phúc nhất vừa nhen lên trong lòng của bản thân vậy.\ Trân trọng
Lại một bài hát lạ , nghe đầy ấp tình người , cám ơn Lệ Hồng
Giai điệu mượt mà, ca từ trau chuốt, ca sĩ và guitarist đều chuẩn. Chúc mừng Quốc Học đã cho ra đời một tác phẩm âm nhạc giá trị.
thanks thật nhiều ạ
Tay đánh đàn biểu lộ vẻ mặt kỳ quá 😋😋😋
hay quá, đáng tiếc ko co Karaoke nhỉ!
dạ em chưa có thời gian làm ạ
th-cam.com/video/3PFj8BagTiI/w-d-xo.html
cảm ơn nhạc sĩ đã mang cho đời những ca từ rất
đẹp.
yah cảm ơn ca sĩ và guitarist đã thể hiện rất hoàn chỉnh
Dan gio hat hay ok
thanks
Mong có lời bài hát và hợp ầm , xin cám ờn. Nghe rất hay
Quá hay
Những bài hát của kts đưa lên rất hay , mình muốn tải 1 vài bài về mà không được .
dạ được chị ạ. www.y2mate.com/vi131
chị vào links này dow nhé. chúc chị vui
Hat hay qua troi luon ..... dan cung tuyet.....
thanks bạn đã đồng cảm
Đệm ghi ta sử dụng hợp âm tuyêt vời , hoà quyện nâng giọng ca để người nghe cảm nhận và thưởng thức nâng giá trị của ca khúc -- Thank....
Thật tuyệt- Nghe hoài , cả 100 lần- Tuyệt
Người đệm và người hát- Hay thật hay mình nghe cả Trăm lẩn- Thật Tuyệt
Tìm thấy một chút lãng đãng, chút tình ấm áp như những ca khúc của Đoàn Chuẩn _ Từ Linh ..những bài hát nhẹ nhàng , tình cảm , kiểu tự tình thế này khó tìm trong thời buổi " âm nhạc công nghiệp ồn ào " như bấy lâu nay ..
thanks rất nhiều vì đã đồng cảm ạ
Thanhk đã sáng tác , thể hiện ca khúc góp vào kho tàng của các dòng nhạc Việt Nam . Tuyêt vời , rất hay ....
Tuyệt
thanks bạn nhé
phiên bản karaoke th-cam.com/video/3PFj8BagTiI/w-d-xo.html
Tuyệt vời bạn ơi .đó mới là một thứ nhạc đúng chất du ca lãng tử .còn tuyệt hơn nữa bạn trang bị cái phòng tán âm quá đỉnh .
thanks bạn đã quan tâm và đồng cảm
Hãy lắm các em ơi
th-cam.com/video/3PFj8BagTiI/w-d-xo.html
Tôi mới biết bạn khi lang thang trên web. Nhạc phẩm này rất hay, tôi đang dạo đàn và sẽ tập hát bài này cho vui. Mong bạn góp ý về nhạc phẩm này qua FB để nhiều người hiểu thêm về nhạc phẩm. Hay muốn riêng tư thì bạn có thể Email nhưng tôi thích bạn ghi thẳng vào FB. Cám ơn bạn trước ...
@nguyen quoc hoc - Bạn có thể comment thẳng vào trang nhà Facebook nhé để nhiều người hiểu thêm, trong FB tôi có đề cập đến bài hát này:
facebook.com/ha12321ha/posts/10217047957577228
hay email: tamkyngayxua@yahoo.com
LẠC CHIỀU PHỐ LẠNH VÀ KÝ ỨC PHỐ NÚI ĐÀ LẠT
Vừa qua, trên trang cá nhân của nhạc sĩ Thiên An (Guitar) đăng một tác phẩm âm nhạc của tôi và thật bất ngờ chỉ sau vài ngày số lượt xem lên đến 32 ngàn lượt. Và riêng cá nhân tôi được phản hồi những lời chúc mừng đầy hạnh phúc qua email cũng như trang cá nhân. Điều đó là rất hạnh phúc ngoài mong đợi của cả Ekip thực hiện video này.
Bên cạnh đó có những anh chị em văn nghệ sĩ đặc biệt quan tâm đến ca từ mà tôi viết ra cũng như mọi điều về tác phẩm này, rất nhiều và rất nhiều nữa nên tôi mạo muội viết đôi dòng để đáp lại sự quan tâm, nhiệt thành của tất cả và tất cả.
Tôi chính là tác giả: Nguyễn Quốc Học, hiện sinh sống tại thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông, một phố núi thơ mộng và bình yên. Rất mong mọi người nếu có dịp đặt chân về nơi đây sẽ cảm nhận điều đó. Tôi không sinh ra tại miền bắc hay một vùng đất nào khác
“…Chúng tôi lớn lên thị trấn giữa ngàn thông
Núi bao phủ cả ngày dài quảng bộ
Dòng suối nhỏ ngược chiều về với gió
Thấp thoáng xa, rừng cũng hẳn chưa già
Giữa cao nguyên M’nông những đồi cỏ rì rào
Xanh thấp lại, trôi tận về thung lũng
Ngủ yên mãi màn sương đồi tản vắng
Có áng mây nào giăng phủ núi ngoài xa…”
Đó là những lời thơ tôi viết ra được đăng tải trên Đài PTTH Đăk Lak, Đăk Nông và tạp chí Logistic. Có thể xem thông tin cá nhân theo đường link:
th-cam.com/video/JbIn7er0jLY/w-d-xo.html
th-cam.com/video/5-1AF_BY_q0/w-d-xo.html
Riêng một trang FB của anh Phạm Mạnh Hà ( Sống tại Sài Gòn hay Canada, tôi chưa rõ) rất thích những ca từ này và nhờ tôi giải thích một số từ ngữ trong bài nhạc trên, điều đó làm tôi thật hạnh phúc, đôi khi mình muốn im lặng để mọi người tự cảm nhận theo cách riêng, nhưng cũng xin bộc bạch đôi điều. Qua đó chứng tỏ anh là một người rất am tường ngôn ngữ tiếng việt cũng như những hiểu biết về ngữ vựng trong kiến thức của anh.
“Trở chiều” hay “trời chiều”. Theo tôi từ trở chiều là một quá trình đang tiếp diễn và xảy ra khi mình đang ở trong ngữ cảnh đó. Trong bài nhạc là một đoạn đường dạo của tác giả và bóng chiều đang kéo xuống nếu dùng từ “trời chiều” là một khoảnh khắc không chuyển động ( theo cảm nhận cá nhân).
“Chập chùng” hay “trập trùng” khi tra về từ điển từ trập trùng có nghĩa sau: (Có hình thể lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều), một phố núi miền cao nguyên thì hình ảnh này sẽ liên tục thu vào tầm mắt mình Đà Lạt là một thành phố hình ảnh này càng hiện rõ: bởi theo địa hình Đà lạt cao khoảng 1500m và tại đỉnh Lang Biang cao hơn 2163m. và đó là điểm cuối của dãy trường sơn trước khi đổ dốc xuống vùng duyên hải miền trung. Thời phổ thông mình có được học một bài thơ (Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non thì từ trùng mang nghĩa này)
Hình hài “muôn thuở” hay “muôn tủa”. “muôn thuở” là ý nghĩa của từ cố nhân tuy nhiên tôi cố tình không dùng từ này, “muôn tủa” là một sự phá cách trong khi sử dụng ngôn ngữ và để thu vào điểm rơi của nốt nhạc mà nó đang đứng kết hợp với giọng phát âm mà ở đây là nốt Sol ( trong hợp âm G7). Nếu bạn hát từ muôn thuở nghe rất bình thường phải không?.
“Nhọc phố” hay “dọc phố”. Nhọc phố là phố là anh và anh cũng chính là phố vậy. nếu bạn dùng từ “dọc phố” là chỉ một phương kinh tuyến nối dài thẳng tắp nhưng đối với phố núi thì điều đó không xảy ra (Đường quanh co quyện gốc thông già - Lam Phương) là như vậy. Nếu mọi người đến phố núi, chắc hẵn cũng giống tôi muốn bỏ đi tất cả những phương tiện cơ giới và hãy hãy hành trình bộ qua những con phố và “nhọc” ở đây là thấm mệt, mỏi gối qua những con dốc trập trùng. Như trong tác phẩm của Trịnh Công Sơn có đoạn “vết chim ri” hay “chim di”. Tôi rất thích thú với sự phá cách trên.
Nhạc sĩ Phạm Duy khi viết về cỏ hồng có đoạn “ hãy vứt chiếc dép, bước đi trên cỏ mềm..” là nói về loài cỏ đặc thù của Đà Lạt tôi đã tìm đến đó và ngược bước chính là sự lạc đường khi tìm đến nó. Chỉ là một kỷ niệm cá nhân.
Khi mình muốn viết là vô tình muốn tạo dấu ấn trong bài nhạc đó là điểm nhấn có thể dùng cao trào hay ngôn ngữ ở đây tùy theo ca khúc mà tôi thể hiện nó. Cũng như trong trong trình kiến trúc mà tôi là người thiết kế tạo ra những công trình của riêng mình. Điều này, đã được các thầy tôi Nhạc sĩ Quang Dũng (Dak Lak), Nhà Văn Hồ Sĩ Bình ( Đà Nẵng), Nhạc sĩ Đoàn Văn Tâm ( Giảng viên VHNT Đồng Nai)… và hàng loạt những cây đại thụ khác đã giúp đỡ tôi.
Với những điều trong từ điển ngôn ngữ của tiếng việt tôi cho là một sự giải nghĩa tường tận và đầy đủ rồi.. Nhưng khi bạn đã tiếp cận những bộ môn khác thì hoàn toàn sai lệch thậm chí không có. Ví dụ đơn cử trong bộ môn Duy thức học ( tôi đã viết và đã xuất bản) thì bạn gần như bước vào một thế giới mới của ngôn ngữ không thể áp đặt từ ngữ phổ thông được.
Triết gia Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đức Sơn, Phạm Duy, Nguyễn Tất Nhiên..hoặc những nhân vật được nói nhiều trong mười gương mặt văn nghệ hôm nay ( Tạ Tỵ). Họ là những cây đại thụ mà tôi thích, đôi khi phải vượt qua những khía cạnh ngôn ngữ thông thường mới trở thành một “tay phù thủy ngôn ngữ” mà những ai đã gán cho Phạm Công Thiện. hãy đọc lại những tác phẩm đó: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, hố thẳm tư tưởng, ý thức bùng vỡ…Hay Hàn Mặc Tử đã phá cách để trở thành nhà thơ siêu thoát về ngôn ngữ. Tôi không được vậy không thể nào liệt kê những cây đại thụ để “đánh bóng” cho riêng mình, chỉ là một đam mê văn nghệ và thực hiện nó thôi, với những điều được viết ra là cảm xúc thật nhất. Đôi khi chợt nhận ra mình đã dè dặt về điều đó như chính Hàn Mặc Tử đã nói vậy “ vì thơ đã lỡ viết ra rồi”
Tôi suy nghĩ nhiều về điều này, thôi thì cứ mặc kệ mọi thứ dùng ngôn ngữ và giai điệu để rong chơi tiếp trên những quảng đời còn lại. Có lúc tôi cũng chợt nhận ra lời khuyên của thầy: KHI NGÔN NGỮ BẤT LỰC HÃY ĐỂ ÂM NHẠC LÊN TIẾNG. Đó là điều hạnh phúc nhất vừa nhen lên trong lòng của bản thân vậy.\
Trân trọng
Hãy lắm các em ơi
thanks anh nhé