Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải - Phẩm Đệ Tử 3/4 - Vấn Đề Thiên Nhãn -Lê Sỹ Minh Tùng

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 15 ม.ค. 2025
  • KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI- Phẩm Đệ Tử 3/4 - Vấn Đề Thiên Nhãn -Lê Sỹ Minh Tùng
    GIẢNG GIẢI KINH DUY MA CẬT
    Tác giả Lê Sỹ Minh Tùng
    Chương Thứ Ba
    Phẩm Đệ Tử
    (The Disciples’ Reluctance to Visit Vimalakirti)
    Tôn giả Xá Lợi Phất [Audio]
    Tôn giả Mục Kiền Liên [Audio]
    Tôn giả Đại Ca Diếp [Audio]
    Tôn giả Tu Bồ Đề [Audio]
    Tôn giả Phú Lâu Na [Audio]
    Tôn giả Ca Chiên Diên [Audio]
    Tôn giả A Na Luật [Audio]
    Tôn giả Ưu Bà Ly [Audio]
    Tôn giả La Hầu La [Audio]
    Tôn giả A Nan [Audio]
    Tôn giả A Na Luật (Anurudha)
    Vấn Đề Thiên Nhãn
    Tôn giả A Na Luật sinh ra trong dòng dõi vua chúa. Ông là em họ của Thái tử Tất Đạt Đa. Khi Đức Phật thành đạo thì Ngài trở về cung thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp giáo hóa dòng họ Thích Ca. Về sau A Na Luật cùng với sáu vị vương tử khác là Bạt Đề, A Nan, Đề Bà Đạt Đa, Kiếp Tân Na, Bà Sa và Nan Đề cùng xuất gia quy y theo Phật. Sống trong tăng đoàn, đạo tâm A Na Luật rất kiên cố cho dù gặp sắc đẹp cũng không hề xao động. Một hôm, trong lúc Thế Tôn đang thuyết pháp, A Na Luật ngủ gục nên bị Phật quở trách. Ông hổ thẹn và quyết tâm không ngủ đến nỗi đôi mắt bị mù. Chính Đức Phật đã dạy môn “Kim Cang Chiếu Minh Tam Muội” và chẳng bao lâu A Na Luật đạt được Thiên nhãn thông và chứng quả A La Hán. A Na Luật mất nhục nhãn mà được thiên nhãn làm tất cả chúng tăng hết lòng ái mộ và kính trọng. Vì tôn giả có thể thấy được tam thiên đại thiên thế giới nên Đức Phật khen tặng ông là đệ nhất Thiên nhãn trong hàng Thanh văn.
    Một hôm A Na Luật đến hỏi Xá Lợi Phất rằng:
    Thưa tôn giả! Tôi dùng thiên nhãn thanh tịnh có thể thấy được ba ngàn đại thiên thế giới. Tôi được chánh niệm tinh tấn không lay động, hiện tại thân thể tôi khinh an như dạo chơi trong trời đất tịch mịch và tâm tôi đã lìa chấp trước. Vậy có phải là tôi đã ly phiền não đắc giải thoát không?
    Xá Lợi Phất là bậc thượng thủ trong tăng đoàn, bèn nói:
    Tôn giả A Na Luật! Vừa rồi ông nói nhờ có thiên nhãn nên thấy rõ ba ngàn đại thiên thế giới, đó là tâm ngã mạn. Ông nói ông có chánh niệm bất động là tâm kiêu ngạo. Tâm ông lìa chấp trước, không còn tán loạn là tâm cuồng vọng. Theo sự hiểu biết của tôi phải xa lìa tâm ngã mạn, tâm kiêu ngạo, tâm cuồng vọng mới thật là lìa phiền não đắc giải thoát.
    Đức Phật gọi ngài A Na Luật bảo:
    A Na Luật! Ông hãy đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật.
    A Na Luật thưa:
    Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật. Bởi vì con nhớ một hôm nọ, con đang kinh hành, bấy giờ có vị Phạm Vương tên là Nghiêm Tịnh và hàng ngàn Phạm Vương khác phóng hào quang vào chỗ con, dập đầu làm lễ và hỏi con rằng:
    Thưa ngài A Na Luật! Thiên Nhãn ngài chứng được có thể quan sát được bao xa?
    Bạch Thế Tôn! Con trả lời với Phạm Thiên Vương rằng:
    Thiên nhãn của tôi trông thấy cõi Tam thiên Đại thiên thế giới của Đức Phật Thích Ca như xem trái quít trên bàn tay.
    Bạch Thế Tôn! Lúc bấy giờ trưởng giả Duy Ma Cật đến hỏi con rằng:
    Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy đó là làm ra tướng mà thấy hay không làm ra tướng mà thấy? Nếu như làm ra tướng thì khác gì ngũ thông của ngoại đạo. Nếu không làm ra tướng thì là vô vi. Vô vi thì không có thấy?
    Bạch Thế Tôn! Lúc đó con chẳng biết nói gì, đành im lặng.
    Một tiểu thiên thế giới có 1,000 thế giới tức là 1,000 trái đất chúng ta đang ở. Trung thiên thế giới có 1,000 tiểu thế giới tức là một triệu trái đất. Đại thiên thế giới có 1,000 trung thiên hay một tỷ trái đất. Do đó mỗi cõi của một Đức Phật giáo hóa chẳng hạn như cõi Ta bà của Đức Phật Thích Ca gồm có một tỷ trái đất.
    Trong thế gian nầy có năm loại mắt khác nhau, đó là:
    1) Nhục nhãn: là mắt thịt của chúng sinh, chỉ nhìn gần chớ không nhìn xa được.
    2) Thiên nhãn: là mắt của các vị Trời ở cõi Sắc giới và của những người tu thiền định đắc quả. Loại mắt nầy thì thấy gần, thấy xa, thấy trong, thấy ngoài và sáng tối đều thấy được cả.
    3) Huệ nhãn: là mắt của các vị A La Hán hay Bích Chi Phật để thấy rõ vạn pháp là vô thường, vô ngã, khổ, Không nên họ mong cầu chứng đắc Niết bàn. Niết bàn là vì thấy khổ là thật, sinh lão bệnh tử là thật nên nếu muốn đạt được Niết bàn nầy thì các vị A La Hán phải xa lánh thế gian, chạy trốn cái khổ.
    4) Pháp nhãn: là mắt sáng suốt của chư Bồ-tát vì đã thực hành sâu xa Bát Nhã Ba-La-Mật để thấy rõ căn cơ của chúng sinh mà tùy duyên hóa độ. Bồ-tát thì có vô trụ xứ Niết bàn tức là bất cứ ở đâu cũng có an vui tịch diệt cả. Vì các Ngài nhận biết vạn pháp giai Không tức là tất cả nhân sinh vủ trụ đều là giả huyễn nên tâm không dính mắc. Các Ngài vào đời để cứu chúng sinh là làm việc huyễn, giúp cho huyễn chúng sinh thoát ra khỏi huyễn tai ách. Cái gì cũng huyễn nên tâm lúc nào cũng thường lạc. Thật thì thấy Có rồi sợ mất, còn huyễn là không thật Có thì mất hay còn cũng vậy thôi, lòng không tiếc tức là Niết bàn vậy.
    Website: thuvienhoasen....
    #lêsỹminhtùng #kinhduymacật #chùaphápvân

ความคิดเห็น • 3

  • @bichtrieuvan2203
    @bichtrieuvan2203 ปีที่แล้ว +2

    Được nghe những lời dạy thật tuyệt vời❤❤❤. Nam Mô A Di Đà Phật

  • @Nguyen_thiHien
    @Nguyen_thiHien ปีที่แล้ว +1

    Đủ duyên mới nghe được lời pháp tuyệt vời nầy, con cảm ơn rất nhiều ạ❤️

  • @oanhnguyen-sk6fr
    @oanhnguyen-sk6fr ปีที่แล้ว +2

    Vạn pháp xưa nay thường vắng lặng