172- Sự Tổng Hợp (Kiccasaṅgaho) (*). V- Thế nào là sự tổng hợp? Ð- Sự tổng hợp là tính tất cả sự hành vi của Tâm Pháp Sự có 14 thứ: 1) Sự Tục Sinh. 2) Sự Hộ Kiếp. 3) Sự Thấy. 4) Sự Nghe. 5) Sự Ngửi. 6) Sự Nếm. 7) Sự Cảm Xúc. 8) Sự Khai Môn. 9) Sự Tiếp Thâu. 10) Sự Quan Sát. 11) Sự Phân Ðoán. 12) Sự Thực. 13) Sự Thập Di. 14) Sự Tử. (*) Cách gom tâm và sở hữu theo phần công tác gọi là Sự Tổng Hợp (Kiccabhedena citta cetasikaṃ saṅgaho: Kiccasaṅgaho). 173- Sự Tục Sinh Tổng Hợp. (*) V- Thế nào là sự Tục Sinh Tổng Hợp? Ð- Sự Tục Sinh tổng hợp là việc nối liền kiếp sống (tức là Tâm làm môi giới cho ngũ uẩn cũ và ngũ uẩn mới); là tâm khởi đầu của một kiếp sống. Như vậy, sự Tục Sinh tổng hợp tức tính việc nối liền kiếp sống có bao nhiêu tâm và Sở hữu cùng phối hợp. a) Tâm: có 19 tâm làm việc Tục Sinh là 2 tâm Quan Sát thọ xả, 8 Tâm Quả Dục Giới hữu nhân và 9 Tâm Quả Ðáo Ðại. b) Sở Hữu Tâm: có 35 Sở hữu cùng phối hợp là 13 Sở Hữu Tợ tha và 22 Sở hữu Tịnh Hảo (trừ Giới Phần). Chú thích: Việc Tục Sinh có nhiều cách khác nhau như sau: Tục Sinh ác thú là tâm làm việc Tục Sinh trong 4 cảnh khổ: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, A Tu La, và Bàng Sanh. Tâm Tục Sinh trong 4 cảnh khổ là Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện. Tâm nầy có 10 sở hữu cùng phối hợp là 10 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Hỷ, Dục); đối tượng của tâm Tục Sinh nầy là lúc lâm chung, người sắp chết trông thấy những cảnh thấp hèn, đói khát v.v… thì Tục Sinh làm Ngạ Quỷ; nếu người sắp chết trông thấy những hình tướng hung tợn, như cảnh chém giết sát hại v.v… thì Tục Sinh làm A Tu La, nếu người sắp chết trông thấy các loài thú vật thì Tục Sinh làm cầm thú. Tục Sinh Nhơn Loại là việc Tục Sinh của loài người. Tâm làm việc Tục sinh cho loài người có 9: Nếu Tục Sinh bằng Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện Vô Nhân thọ xả thì làm người có tật bệnh từ trong bụng mẹ như đui, điếc, câm v.v… Nếu Tục Sinh bằng 1 trong 4 tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sanh làm người thiếu trí, hạng người này không thể đắc Thiền hay Ðạo Quả được. Nếu Tục Sinh bằng 1 trong 4 Tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sinh làm người khôn ngoan sáng suốt có thể đắc đạo… 9 Tâm Quả Ðáo Ðại thì làm việc Tục Sinh vào các cõi Thiền Sắc và Vô Sắc. (*) Cách nối lại đời sống gọi là Tục Sinh (Patisandhānaṃ: Patisandhi). 174- Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp. (*) V- Thế nào là Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp? Ð- Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp là tính những Tâm và sở hữu cùng sanh chung trong việc bảo trì kiếp sống tức là Tâm chủ quan luôn luôn bắt cảnh cũ. Tâm nầy diễn tiến ngoài lộ trình Tâm như lúc Ngũ mê v.v… những Tâm làm việc Hộ Kiếp cũng có 19 thứ và bắt cảnh cũng giống như Tâm Tục Sinh chỉ khác là nối sau Tâm Tục Sinh. (*) Hữu Phần không bị gián đoạn gọi là Hộ Kiếp (Bhavassaṅgaṃ: Bhavaṅgaṃ) 175- Sự Thấy Tổng Hợp. V- Thế nào là Sự Thấy Tổng Hợp? Ð- Sự Thấy Tổng Hợp là tính trong việc Thấy có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Thấy là nhận biết được cảnh Sắc có 2 Tâm làm việc Thấy là 2 tâm Nhãn Thức. Có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành. 176- Sự Nghe Tổng Hợp. V- Thế nào là Sự Nghe Tổng Hợp? Ð- Sự Nghe Tổng Hợp là tính việc Nghe có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự nghe là nhận biết được cảnh thinh có 2 Tâm làm việc Nghe là 2 Tâm Nhĩ Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành. 177- Sự Ngửi Tổng Hợp. V- Thế nào là Sự Ngửi Tổng Hợp? Ð- Sự Ngửi Tổng Hợp là tính trong việc Ngửi có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự Ngửi là nhận thức được cảnh Khí có 2 Tâm làm việc Ngửi là 2 Tâm Tỷ Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành. 178- Sự Nếm Tổng Hợp. V- Thế nào là Sự Nếm Tổng Hợp? Ð- Sự Nếm Tổng Hợp là tính trong việc Nếm có bao nhiêu Tâm cũng sở hữu phối hợp. Sự Nếm là nhận biết được cảnh Vị có 2 Tâm làm việc Nếm là 2 Tâm Thiệt Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành. 179- Sự Cảm Xúc Tổng Hợp. V- Thế nào là Sự Cảm Xúc Tổng Hợp? Ð- Sự Cảm Xúc Tổng Hợp là tính trong việc Cảm Xúc có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Cảm Xúc là sự nhận biết đặng Cảnh Xúc có 2 Tâm làm việc Cảm Xúc là 2 Tâm Thân Thức, có 7 sở hữu phối hợp là 7 sở hữu biến hành. 180- Sự Khai Môn Tổng Hợp. (*) V- Thế nào là Khai Môn Tổng Hợp? Ð- Sự Khai Môn Tổng Hợp là tính trong việc Khai Môn có bao nhiêu tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Khai Môn là trạng thái tâm hướng đến đối tượng, có 2 Tâm làm việc Khai Môn là Tâm Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn, có 11 sở hữu Tợ tha (trừ Dục và Hỷ) cùng phối hợp. (*) Bắt cảnh mới gọi là Khai (Avajjiyate: Āvajjanaṃ); hay Ngăn chặn sự trôi chảy của Hộ Kiếp gọi là Khai (Avatjjyate: Āvajjanaṃ). 181- Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp. (*) V- Thế nào là Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp? Ð- Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp là tính trong việc Tiếp Thâu có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Tiếp Thâu là trạng thái Tâm lãnh thọ năm cảnh (Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc) có 2 Tâm làm việc Tiếp Thâu là 2 Tâm Tiếp Thâu. Có 10 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Hỷ, Dục) cùng phối hợp. (*) Tiếp nhận 5 cảnh từ Ngũ Song Thức gọi là Tiếp Thâu (Sampaticchiyate: Sampaticchanaṃ). 182- Sự Quan Sát Tổng Hợp. (*) V- Thế nào là Sự Quan Sát Tổng Hợp? Ð- Sự Quan Sát Tổng Hợp là tính trong việc Quan Sát có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự Quan Sát là trạng thái Tâm điều tra đối tượng tức là xem xét tìm hiểu cảnh Ngũ. Có 3 tâm làm việc Quan Sát là 2 Tâm Quan Sát thọ xả và 1 tâm Quan Sát thọ Hỷ. Có 11 sở hữu cùng phối hợp là 11 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Dục). (*) Ðiều tra 5 cảnh từ tâm Tiếp Thâu chuyển sang gọi là Quan Sát (Sammātirnaṃ: Santiranaṃ). 183- Sự Phân Ðoán Tổng Hợp. (*) V- Thế nào là Sự Phân Ðoán Tổng Hợp? Ð- Sự Phân Ðoán Tổng Hợp là tính trong sự Phân Ðoán có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Phân Ðoán là trạng thái Tâm xác định đối tượng có 1 Tâm làm việc Phân Ðoán là Tâm Khai Ý Môn, có 11 sở hữu cùng phối hợp là 11 sở hữu Tợ tha (trừ Hỷ và Dục). (*) Xác định cảnh tốt hay xấu … gọi là Phân Ðoán (hay Ðoán Ðịnh) (Vavatthapiyate: Voṭṭhabhanaṃ). 184- Sự Ðổng Tốc Tổng Hợp (*). V- Thế nào là Sự Ðổng Tốc Tổng Hợp? Ð- Sự Ðổng Tốc Tổng Hợp là tính việc Ðổng Tốc có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Ðổng Tốc là sức lực Tâm biết cảnh rõ ràng, có 55 hoặc 87 Tâm là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, Tâm Thiện Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới, 9 Tâm Thiện Ðáo Ðại, 9 Tâm Duy Tác Ðáo Ðại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. Có 52 sở hữu cùng phối hợp với, các Tâm Ðổng Tốc. (*) Mãnh lực xử sự với đối tượng gọi là Ðổng Tốc hay Ðổng Lực (Javatīti: Javanam). 185- Sự Thập Di Tổng Hợp (*). V- Thế nào là Sự Thập Di Tổng Hợp? Ð- Sự Thập Di Tổng Hợp là tính có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối hợp trong việc Thập Di. Sự Thập Di là trạng thái Tâm hưởng cảnh dư của Tâm Ðổng Tốc có 11 Tâm làm việc Thập Di là 3 Tâm Quan Sát và 8 Tâm Quả Dục Giới. Có 33 sở hữu cùng phối hợp là 13 sở hữu Tợ tha, 19 sở hữu Tịnh Hảo biến hành và sở hữu Trí Tuệ. (*) Hưởng cảnh dư của tâm Ðổng Lực gọi là Thập Di hay Na cảnh (Tassa ārammanaṃ passàti: Tadārammanaṃ). 186- Sự Tử Tổng Hợp (*). V- Thế nào là Sự Tử Tổng Hợp? Ð- Sự Tử Tổng Hợp là tính sự Tử có bao nhiêu Tâm và sở hữu phối hợp. Sự Tử là trạng thái Tâm chủ quan của kiếp sống bị tiêu diệt. Tâm Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử làm việc giống nhau, đồng biết một cảnh như nhau, đồng một thứ Tâm như nhau, chỉ khác nhau như Tâm Tục Sinh là khởi đầu của kiếp sống còn Tâm Tử là Tâm cuối cùng của một kiếp sống, Hộ Kiếp là khoảng giữa của kiếp sống tức là sau Tục Sinh mà trước Tử. Những Tâm làm việc Tục Sinh mà trước Tử. Những Tâm làm việc Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử hoàn toàn ở ngoài lộ trình Tâm. (*) Sự chấm dứt kiếp sống củ gọi là sự Tử (Cavanaṃ: Cuti).
sādhu! sādhu!sādhu!
172- Sự Tổng Hợp (Kiccasaṅgaho) (*).
V- Thế nào là sự tổng hợp?
Ð- Sự tổng hợp là tính tất cả sự hành vi của Tâm Pháp Sự có 14 thứ:
1) Sự Tục Sinh. 2) Sự Hộ Kiếp. 3) Sự Thấy. 4) Sự Nghe. 5) Sự Ngửi.
6) Sự Nếm. 7) Sự Cảm Xúc. 8) Sự Khai Môn. 9) Sự Tiếp Thâu. 10) Sự Quan Sát.
11) Sự Phân Ðoán. 12) Sự Thực. 13) Sự Thập Di. 14) Sự Tử.
(*) Cách gom tâm và sở hữu theo phần công tác gọi là Sự Tổng Hợp (Kiccabhedena citta cetasikaṃ saṅgaho: Kiccasaṅgaho).
173- Sự Tục Sinh Tổng Hợp. (*)
V- Thế nào là sự Tục Sinh Tổng Hợp?
Ð- Sự Tục Sinh tổng hợp là việc nối liền kiếp sống (tức là Tâm làm môi giới cho ngũ uẩn cũ và ngũ uẩn mới); là tâm khởi đầu của một kiếp sống. Như vậy, sự Tục Sinh tổng hợp tức tính việc nối liền kiếp sống có bao nhiêu tâm và Sở hữu cùng phối hợp.
a) Tâm: có 19 tâm làm việc Tục Sinh là 2 tâm Quan Sát thọ xả, 8 Tâm Quả Dục Giới hữu nhân và 9 Tâm Quả Ðáo Ðại.
b) Sở Hữu Tâm: có 35 Sở hữu cùng phối hợp là 13 Sở Hữu Tợ tha và 22 Sở hữu Tịnh Hảo (trừ Giới Phần).
Chú thích: Việc Tục Sinh có nhiều cách khác nhau như sau:
Tục Sinh ác thú là tâm làm việc Tục Sinh trong 4 cảnh khổ: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, A Tu La, và Bàng Sanh. Tâm Tục Sinh trong 4 cảnh khổ là Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện. Tâm nầy có 10 sở hữu cùng phối hợp là 10 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Hỷ, Dục); đối tượng của tâm Tục Sinh nầy là lúc lâm chung, người sắp chết trông thấy những cảnh thấp hèn, đói khát v.v… thì Tục Sinh làm Ngạ Quỷ; nếu người sắp chết trông thấy những hình tướng hung tợn, như cảnh chém giết sát hại v.v… thì Tục Sinh làm A Tu La, nếu người sắp chết trông thấy các loài thú vật thì Tục Sinh làm cầm thú.
Tục Sinh Nhơn Loại là việc Tục Sinh của loài người. Tâm làm việc Tục sinh cho loài người có 9:
Nếu Tục Sinh bằng Tâm Quan Sát Quả Bất Thiện Vô Nhân thọ xả thì làm người có tật bệnh từ trong bụng mẹ như đui, điếc, câm v.v…
Nếu Tục Sinh bằng 1 trong 4 tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sanh làm người thiếu trí, hạng người này không thể đắc Thiền hay Ðạo Quả được.
Nếu Tục Sinh bằng 1 trong 4 Tâm Quả Dục Giới hợp trí thì sinh làm người khôn ngoan sáng suốt có thể đắc đạo…
9 Tâm Quả Ðáo Ðại thì làm việc Tục Sinh vào các cõi Thiền Sắc và Vô Sắc.
(*) Cách nối lại đời sống gọi là Tục Sinh (Patisandhānaṃ: Patisandhi).
174- Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp. (*)
V- Thế nào là Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp?
Ð- Sự Hộ Kiếp Tổng Hợp là tính những Tâm và sở hữu cùng sanh chung trong việc bảo trì kiếp sống tức là Tâm chủ quan luôn luôn bắt cảnh cũ. Tâm nầy diễn tiến ngoài lộ trình Tâm như lúc Ngũ mê v.v… những Tâm làm việc Hộ Kiếp cũng có 19 thứ và bắt cảnh cũng giống như Tâm Tục Sinh chỉ khác là nối sau Tâm Tục Sinh.
(*) Hữu Phần không bị gián đoạn gọi là Hộ Kiếp (Bhavassaṅgaṃ: Bhavaṅgaṃ)
175- Sự Thấy Tổng Hợp.
V- Thế nào là Sự Thấy Tổng Hợp?
Ð- Sự Thấy Tổng Hợp là tính trong việc Thấy có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Thấy là nhận biết được cảnh Sắc có 2 Tâm làm việc Thấy là 2 tâm Nhãn Thức. Có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.
176- Sự Nghe Tổng Hợp.
V- Thế nào là Sự Nghe Tổng Hợp?
Ð- Sự Nghe Tổng Hợp là tính việc Nghe có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự nghe là nhận biết được cảnh thinh có 2 Tâm làm việc Nghe là 2 Tâm Nhĩ Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.
177- Sự Ngửi Tổng Hợp.
V- Thế nào là Sự Ngửi Tổng Hợp?
Ð- Sự Ngửi Tổng Hợp là tính trong việc Ngửi có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự Ngửi là nhận thức được cảnh Khí có 2 Tâm làm việc Ngửi là 2 Tâm Tỷ Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.
178- Sự Nếm Tổng Hợp.
V- Thế nào là Sự Nếm Tổng Hợp?
Ð- Sự Nếm Tổng Hợp là tính trong việc Nếm có bao nhiêu Tâm cũng sở hữu phối hợp. Sự Nếm là nhận biết được cảnh Vị có 2 Tâm làm việc Nếm là 2 Tâm Thiệt Thức, có 7 sở hữu cùng phối hợp là 7 sở hữu biến hành.
179- Sự Cảm Xúc Tổng Hợp.
V- Thế nào là Sự Cảm Xúc Tổng Hợp?
Ð- Sự Cảm Xúc Tổng Hợp là tính trong việc Cảm Xúc có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Cảm Xúc là sự nhận biết đặng Cảnh Xúc có 2 Tâm làm việc Cảm Xúc là 2 Tâm Thân Thức, có 7 sở hữu phối hợp là 7 sở hữu biến hành.
180- Sự Khai Môn Tổng Hợp. (*)
V- Thế nào là Khai Môn Tổng Hợp?
Ð- Sự Khai Môn Tổng Hợp là tính trong việc Khai Môn có bao nhiêu tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Khai Môn là trạng thái tâm hướng đến đối tượng, có 2 Tâm làm việc Khai Môn là Tâm Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn, có 11 sở hữu Tợ tha (trừ Dục và Hỷ) cùng phối hợp.
(*) Bắt cảnh mới gọi là Khai (Avajjiyate: Āvajjanaṃ); hay Ngăn chặn sự trôi chảy của Hộ Kiếp gọi là Khai (Avatjjyate: Āvajjanaṃ).
181- Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp. (*)
V- Thế nào là Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp?
Ð- Sự Tiếp Thâu Tổng Hợp là tính trong việc Tiếp Thâu có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Tiếp Thâu là trạng thái Tâm lãnh thọ năm cảnh (Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc) có 2 Tâm làm việc Tiếp Thâu là 2 Tâm Tiếp Thâu. Có 10 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Hỷ, Dục) cùng phối hợp.
(*) Tiếp nhận 5 cảnh từ Ngũ Song Thức gọi là Tiếp Thâu (Sampaticchiyate: Sampaticchanaṃ).
182- Sự Quan Sát Tổng Hợp. (*)
V- Thế nào là Sự Quan Sát Tổng Hợp?
Ð- Sự Quan Sát Tổng Hợp là tính trong việc Quan Sát có bao nhiêu Tâm và sở hữu cùng phối hợp. Sự Quan Sát là trạng thái Tâm điều tra đối tượng tức là xem xét tìm hiểu cảnh Ngũ. Có 3 tâm làm việc Quan Sát là 2 Tâm Quan Sát thọ xả và 1 tâm Quan Sát thọ Hỷ. Có 11 sở hữu cùng phối hợp là 11 sở hữu Tợ tha (trừ Cần, Dục).
(*) Ðiều tra 5 cảnh từ tâm Tiếp Thâu chuyển sang gọi là Quan Sát (Sammātirnaṃ: Santiranaṃ).
183- Sự Phân Ðoán Tổng Hợp. (*)
V- Thế nào là Sự Phân Ðoán Tổng Hợp?
Ð- Sự Phân Ðoán Tổng Hợp là tính trong sự Phân Ðoán có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Phân Ðoán là trạng thái Tâm xác định đối tượng có 1 Tâm làm việc Phân Ðoán là Tâm Khai Ý Môn, có 11 sở hữu cùng phối hợp là 11 sở hữu Tợ tha (trừ Hỷ và Dục).
(*) Xác định cảnh tốt hay xấu … gọi là Phân Ðoán (hay Ðoán Ðịnh) (Vavatthapiyate: Voṭṭhabhanaṃ).
184- Sự Ðổng Tốc Tổng Hợp (*).
V- Thế nào là Sự Ðổng Tốc Tổng Hợp?
Ð- Sự Ðổng Tốc Tổng Hợp là tính việc Ðổng Tốc có bao nhiêu Tâm cùng sở hữu phối hợp. Sự Ðổng Tốc là sức lực Tâm biết cảnh rõ ràng, có 55 hoặc 87 Tâm là 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu, Tâm Thiện Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới, 9 Tâm Thiện Ðáo Ðại, 9 Tâm Duy Tác Ðáo Ðại và 8 hoặc 40 Tâm Siêu Thế. Có 52 sở hữu cùng phối hợp với, các Tâm Ðổng Tốc.
(*) Mãnh lực xử sự với đối tượng gọi là Ðổng Tốc hay Ðổng Lực (Javatīti: Javanam).
185- Sự Thập Di Tổng Hợp (*).
V- Thế nào là Sự Thập Di Tổng Hợp?
Ð- Sự Thập Di Tổng Hợp là tính có bao nhiêu Tâm và Sở hữu cùng phối hợp trong việc Thập Di. Sự Thập Di là trạng thái Tâm hưởng cảnh dư của Tâm Ðổng Tốc có 11 Tâm làm việc Thập Di là 3 Tâm Quan Sát và 8 Tâm Quả Dục Giới. Có 33 sở hữu cùng phối hợp là 13 sở hữu Tợ tha, 19 sở hữu Tịnh Hảo biến hành và sở hữu Trí Tuệ.
(*) Hưởng cảnh dư của tâm Ðổng Lực gọi là Thập Di hay Na cảnh (Tassa ārammanaṃ passàti: Tadārammanaṃ).
186- Sự Tử Tổng Hợp (*).
V- Thế nào là Sự Tử Tổng Hợp?
Ð- Sự Tử Tổng Hợp là tính sự Tử có bao nhiêu Tâm và sở hữu phối hợp. Sự Tử là trạng thái Tâm chủ quan của kiếp sống bị tiêu diệt. Tâm Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử làm việc giống nhau, đồng biết một cảnh như nhau, đồng một thứ Tâm như nhau, chỉ khác nhau như Tâm Tục Sinh là khởi đầu của kiếp sống còn Tâm Tử là Tâm cuối cùng của một kiếp sống, Hộ Kiếp là khoảng giữa của kiếp sống tức là sau Tục Sinh mà trước Tử. Những Tâm làm việc Tục Sinh mà trước Tử. Những Tâm làm việc Tục Sinh, Hộ Kiếp và Tử hoàn toàn ở ngoài lộ trình Tâm.
(*) Sự chấm dứt kiếp sống củ gọi là sự Tử (Cavanaṃ: Cuti).