Thiền sư Thích Nhất Hạnh [TN]|Trái Tim của Bụt|Tập 10: Phật pháp căn bản - Chánh niệm là nuôi dưỡng

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 29 ก.ย. 2024
  • Sách Trái Tim của Bụt - Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh [TN]|Trái Tim của Bụt|Tập 10: Phật pháp căn bản - Chánh niệm là nuôi dưỡng
    #thichnhathanh #thiensuthichnhathanh #chualanhtamhon #chualanh #traitimcuabut #ttcb
    ---
    Sách Trái Tim Của Bụt
    Tác giả: Thích Nhất Hạnh
    Nhà xuất bản: Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
    Người đọc: Kim Phụng, Huy Hồ, Tuấn Anh, Kiều Hạnh
    ---
    Đôi nét về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sư Ông Làng Mai - là một bậc thầy hướng dẫn tâm linh có ảnh hưởng lớn trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà thơ, một nhà hoạt động cho hòa bình và được nhiều người biết đến qua các bài giảng cũng như qua các cuốn sách nổi tiếng về chánh niệm và về hòa bình.
    Mục sư Martin Luther King từng gọi Thiền sư là “một tông đồ của hòa bình và bất bạo động” khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong đem đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm, đến với xã hội Tây phương và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân cho thế kỷ XXI.
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đại Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thiền sư là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire.
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Thiền sư là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.
    ---
    Dẫn nhập sách Trái Tim của Bụt
    Chúng ta biết rằng ngay chính trong thời Bụt còn tại thế mà nhiều người vẫn không hiểu được lời Bụt dạy, vẫn diễn giải lời Bụt một cách sai lầm. Nhiều khi Bụt phải gọi người đó tới hỏi: ‘‘Thầy nghe như thế nào mà thầy nói như vậy?’’ Không những người ngoài đời hiểu lầm giáo lý của Bụt, mà cả trong giáo đoàn cũng có nhiều người hiểu lầm nữa. đọc kinh Người Bắt Rắn, chúng ta đã thấy chính đệ tử của Bụt đã hiểu lầm Bụt, ngay trong khi Bụt còn tại thế. Vậy thì trong 400 năm, 500 năm sau ngày Bụt nhập diệt, truyền thừa lại những lời của Bụt bằng trí nhớ, bằng cách truyền miệng, thế nào cũng có sai lầm. Sai lầm không những vì nhớ lầm mà thôi, mà còn vì cách hiểu và hành trì không đúng. Khi hiểu sai rồi hành trì sai, thì những lời Bụt dạy truyền lại cũng sai luôn.
    Vì vậy chúng ta phải rất cẩn thận trong khi học đạo Bụt, và đừng bị kẹt vào những câu những chữ ở trong kinh. Trong truyền thống Đại thừa có câu ‘‘y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan’’, nghĩa là nếu quý vị nương vào kinh mà giải nghĩa từng chữ, từng câu một thì thế nào cũng nói oan cho các đức Bụt trong ba đời. Nhưng cũng phải biết câu thứ hai ‘‘ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết’’, nghĩa là nếu quý vị bỏ một chữ trong kinh đi thì những điều quý vị nói sẽ có thể tương tự những điều ma quỷ nói. Một mặt mình không thể bỏ kinh được, một mặt mình không nên quá chấp vào từng chữ từng câu để cắt nghĩa. Đó là thái độ khôn ngoan của những người học Phật. Phải nương vào kinh, nhưng sử dụng kinh với tất cả sự thông minh và khôn khéo của mình thì mới không bị kẹt quá vào những câu những chữ trong kinh điển.
    (Phật pháp căn bản - bài thứ nhất)
    ---
    Mục lục:
    Phật pháp căn bản - bài thứ nhất
    Tứ tất đàn - 4 tiêu chuẩn về sự thật
    Phật pháp căn bản - bài thứ hai
    Duyên thời
    Phật pháp căn bản - bài thứ ba
    Tam chuyển
    Phật pháp căn bản - bài thứ tư
    5 ngũ uẩn
    Phật pháp căn bản - bài thứ năm
    Phật pháp căn bản - bài thứ sáu
    Phật pháp căn bản - bài thứ bảy
    Tư duy ở trình độ xuất thế gian
    Phật pháp căn bản - bài thứ tám
    Bài thực tập chánh ngữ
    Phật pháp căn bản - bài thứ chín
    Phép tu im lặng
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười
    Chánh niệm là nuôi dưỡng
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười một
    Quán niệm thân trong thân
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười hai
    Chánh niệm nuôi dưỡng các phần khác của thánh đạo
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười ba
    Tịnh độ là ở đây
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười bốn
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười lăm
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười sáu
    Bụt đang có mặt
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười bảy
    Không, Giả và Trung
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười tám
    Thực tập 5 cái lạy
    Phật pháp căn bản - bài thứ mười chín
    Phật pháp căn bản - bài thứ hai mươi
    Phật pháp căn bản - bài thứ hai mươi mốt
    Liên hệ giữa mười hai nhân duyên
    Phật pháp căn bản - bài thứ hai mươi hai
    Phật pháp căn bản - bài thứ hai mươi hai (tiếp theo)
    Phật pháp căn bản - bài thứ hai mươi ba
    Phật pháp căn bản - bài thứ hai mươi bốn

ความคิดเห็น •