Bài giảng Tư Pháp Quốc Tế _ Phần 2 _ Lý luận chung về xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế (P.1)

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 24 ก.ย. 2024
  • Tư Pháp Quốc Tế
    (Mục lục bài giảng phía dưới mô tả)
    Tư pháp quốc tế là một ngành Luật đặc biệt, bởi đây là một ngành luật điều chỉnh các quan hệ dân sự quốc tế nhưng nó lại được cấu thành chủ yếu từ các văn bản Luật Quốc gia. Quy định các quốc gia có thể giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau, thậm chí còn mâu thuẫn nhau.....
    Vơi các đặc điểm nội trội này, chúng tôi phát hành bài giảng với nội dung được xây dựng trên đề cương của các trường ĐH như: Luật HN, Luật Tp.HCM... và mong muốn truyền đạt tới các bạn cái nhìn tổng quan về các quy định của pháp luật hiện hành.
    Hy vọng video sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Chúc các bạn học tập tốt.
    Mọi thông tin phản hồi hay cần chia sẻ thêm. Vui lòng liên hệ:
    email: hungtran08@outlook.com.vn
    Các bạn đừng quên đăng ký kênh của Pháp luật Online để đón xem những video và bài viết khác nữa nhé. Cảm ơn các bạn!
    / @phapluatonline7590
    -----------------------------------------------★-------------------------------------------------
    XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ ỦNG HỘ KÊNH!
    -----------------------------------------------★-------------------------------------------------
    ______ Mục lục bài giảng _____
    Vấn đề 2: Lý luận chung về xung đột PL trong TPQT
    I. Khái niệm xung đột pháp luật
    + Khái niệm.
    + Phương pháp giải quyết xung đột
    II. Quy phạm xung đột
    + Khái niệm.
    + Cơ cấu của quy phạm xung đột
    + Phân loại quy phạm xung đột
    + Các hệ thuộc cơ bản của quy phạm xung đột
    #Phápluậtonline #Bàigiảngtưphápquốctế #Tưphápquốctế

ความคิดเห็น • 5

  • @thungannguyen2469
    @thungannguyen2469 8 หลายเดือนก่อน

    Phươnh pháp thực chất: phân định quyền và nghĩa vụ giữa các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pl dân sự có yếu tố nc ngoài

  • @thungannguyen2469
    @thungannguyen2469 8 หลายเดือนก่อน

    Phương pháp xung đột: căn cứ vào quy phạm xung đột để lựa chọn hệ thống PL nước này hay nước kia để điều chỉnh
    Cách thức:
    - thông qua ký kết đưqt
    - quốc gia ban hành vbpl có chưa qp xung đột

  • @KhanhLinh-wr6vk
    @KhanhLinh-wr6vk 11 หลายเดือนก่อน

    Dạ cho em ? Là xung đột pháp luật về quền sỡ hữu có yếu tố nước ngoài là gì ạ

  • @minhkhang4069
    @minhkhang4069 2 ปีที่แล้ว +1

    Khi 1 cty Việt Nam xảy ra tranh chấp về hợp đồng thuê đất ở VN với công ty quốc tịch nước ngoài có chi nhánh ở VN thì giải quyết thế nào ạ, Toà án của nước nơi công ty nước ngoài có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không?

    • @phapluatonline7590
      @phapluatonline7590  2 ปีที่แล้ว +2

      Chào bạn
      Liên quan đến câu hỏi của bạn, mình chia sẻ một vài ý như sau:
      Tạm đồng ý với các nội dung và nhận định đây là đối tượng thuộc điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
      Về nguyên tắc, chúng ta sẽ căn cứ các nguồn luật áp dụng cho 2 chủ thể này là: ĐUQT giữa 2 quốc gia, Luật áp dụng trong hợp đồng giữa 2 bên theo luật nào.
      Như vậy, trước tiên, về thẩm quyền xét xử, nhận định chung là có thể bất cứ toà án nào. Toà án Việt Nam, Toà án của nước nơi công ty nước ngoài có trụ sở, hay ở toà án nước thứ 3 mà 2 bên chọn trong hợp đồng chẳng hạn.
      Tuy nhiên, đó là việc xét xử, còn việc chấp nhận thi hành bản án đó tại Việt Nam hay không thì còn tuỳ thuộc vào nhận định, đánh giá của Toà án Việt Nam. Bởi vì cũng có trường hợp Tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành vì việc công nhận và cho thi hành trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài vì tòa án nước ngoài không có thẩm quyền xét xử,…
      Thông thường, liên quan đến bất động sản sẽ được dẫn chiếu và được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Nếu thẩm phán nước ngoài sử dụng luật nước ngoài để giải quyết, thì sẽ không thể thi hành được vì cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ không chấp nhận, do đó sẽ phải sử dụng hệ thuộc luật nơi có bất động sản, tức là luật Việt Nam để xử lý.
      Một vài thông tin chia sẻ cùng bạn