không phải nhé. Ngô Quang Trưởng sinh năm 1929 tại Kiến Hòa, một vùng đất thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông, đồng bằng sông Cửu Long trong một gia đình điền chủ, có người anh trai là một tay buôn bán phụ tùng ôtô có tiếng ở Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Mỹ Tho, Ngô Quang Trưởng theo học Khóa 4 Liên trường võ khoa sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Ra trường năm 1954 với cấp bậc thiếu úy, ông ta được điều chuyển ra miền Bắc tăng cường cho Tiểu đoàn 5 nhảy dù đang tham chiến tại mặt trận Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, khi tân thiếu úy Ngô Quang Trưởng có mặt ở đơn vị thì cuộc chiến ở Điện Biên Phủ đã kết thúc. Quay về miền Nam với "chiến tích" thoát chết ở Điện Biên Phủ, ông ta được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 nhảy dù. Tháng 5/1955, Ngô Quang Trưởng tham gia cuộc tiễu trừ quân phiến loạn Bình Xuyên. Sau khi chiến dịch tiễu trừ này kết thúc, viên chỉ huy lực lượng lính dù là Nguyễn Chánh Thi được Ngô Đình Diệm ưu ái gắn trên vai chiếc lon trung tá, còn Đại đội trưởng Đại đội 1 Ngô Quang Trưởng thì được gắn lon trung úy một cách khá dễ dàng. Ngày 11/11/1960, Nguyễn Chánh Thi đã cầm đầu một nhóm sĩ quan trẻ làm đảo chính nhằm hạ bệ anh em Diệm-Nhu, nhưng bất thành nên phải đào tẩu sang Nam Vang tị nạn. Sau biến cố này, Ngô Quang Trưởng được gắn lon đại úy. Năm 1964, Trưởng lên thiếu tá và được cử giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 nhảy dù. Năm 1965, Ngô Quang Trưởng được thăng cấp trung tá và được cử giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn nhảy dù. Một năm sau, Ngô Quang Trưởng lại được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Sư đoàn dù, dưới quyền chỉ huy của tướng Dư Quốc Đống. Năm 1966, sau biến cố bạo động ở miền Trung, Ngô Quang Trưởng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư lệnh Quân đoàn 1 - Vùng 1 chiến thuật. Năm 1967, những đơn vị như đại đội hắc báo trinh sát, Chi đoàn 2/7 thiết vận xa M113, tăng phái Tiểu đoàn 9 nhảy dù thuộc Sư đoàn 1 bộ binh do Trưởng làm tư lệnh đã có nhiều cuộc giao tranh với Quân giải phóng ở mặt trận Thừa Thiên. Để cổ vũ tinh thần cho viên tư lệnh chiến trường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các quan thầy người Mỹ đã không ngần ngại gắn lên vai Ngô Quang Trưởng chiếc ga-lông chuẩn tướng. Tháng 5/1968, sau chiến cuộc Mậu Thân, Trưởng được phong hàm thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 - Vùng 4 chiến thuật (khu vực miền Tây Nam Bộ). Tháng 11/1970, Ngô Quang Trưởng được thăng quân hàm trung tướng.
Đầu tháng 5/1972, Ngô Quang Trưởng được Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi từ Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 ở Cần Thơ về Sài Gòn để giao nhiệm vụ mới. Ngay sau đó, Trưởng đã đáp máy bay ra Huế để thay trung tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư lệnh Quân đoàn 1 - Vùng 1 chiến thuật với trách nhiệm nặng nề là "tái chiếm thành cổ Quảng Trị từ tay Cộng sản". Tới Huế, ông ta đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nhằm trấn an binh tình một cách huê dạng và sặc mùi cải lương rằng: "Đồng bào ở Huế từ nay không cần phải lo sợ nữa, vì quân đội Bắc Việt muốn chiếm được cố đô Huế phải bước qua xác chết của tôi…". Sau khi Trưởng nhậm chức ở Vùng 1 chiến thuật, chính quyền Sài Gòn đã ưu ái tăng phái cho viên tướng này toàn bộ lực lượng tổng trừ bị của quân lực VNCH, đồng thời ông ta còn nhận được sự yểm trợ từ xa của Hạm đội 7 Hoa Kỳ đang đồn trú ngoài Thái Bình Dương.
Xin hỏi ông có phải là tổ tiên của họ NGÔ ? Tổ tiên của tướng NGÔ QUANG TRƯỞNG ?
không phải nhé.
Ngô Quang Trưởng sinh năm 1929 tại Kiến Hòa, một vùng đất thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông, đồng bằng sông Cửu Long trong một gia đình điền chủ, có người anh trai là một tay buôn bán phụ tùng ôtô có tiếng ở Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Mỹ Tho, Ngô Quang Trưởng theo học Khóa 4 Liên trường võ khoa sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Ra trường năm 1954 với cấp bậc thiếu úy, ông ta được điều chuyển ra miền Bắc tăng cường cho Tiểu đoàn 5 nhảy dù đang tham chiến tại mặt trận Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, khi tân thiếu úy Ngô Quang Trưởng có mặt ở đơn vị thì cuộc chiến ở Điện Biên Phủ đã kết thúc. Quay về miền Nam với "chiến tích" thoát chết ở Điện Biên Phủ, ông ta được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 nhảy dù.
Tháng 5/1955, Ngô Quang Trưởng tham gia cuộc tiễu trừ quân phiến loạn Bình Xuyên. Sau khi chiến dịch tiễu trừ này kết thúc, viên chỉ huy lực lượng lính dù là Nguyễn Chánh Thi được Ngô Đình Diệm ưu ái gắn trên vai chiếc lon trung tá, còn Đại đội trưởng Đại đội 1 Ngô Quang Trưởng thì được gắn lon trung úy một cách khá dễ dàng. Ngày 11/11/1960, Nguyễn Chánh Thi đã cầm đầu một nhóm sĩ quan trẻ làm đảo chính nhằm hạ bệ anh em Diệm-Nhu, nhưng bất thành nên phải đào tẩu sang Nam Vang tị nạn. Sau biến cố này, Ngô Quang Trưởng được gắn lon đại úy. Năm 1964, Trưởng lên thiếu tá và được cử giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 nhảy dù. Năm 1965, Ngô Quang Trưởng được thăng cấp trung tá và được cử giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn nhảy dù. Một năm sau, Ngô Quang Trưởng lại được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh phó Sư đoàn dù, dưới quyền chỉ huy của tướng Dư Quốc Đống.
Năm 1966, sau biến cố bạo động ở miền Trung, Ngô Quang Trưởng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm - Tư lệnh Quân đoàn 1 - Vùng 1 chiến thuật. Năm 1967, những đơn vị như đại đội hắc báo trinh sát, Chi đoàn 2/7 thiết vận xa M113, tăng phái Tiểu đoàn 9 nhảy dù thuộc Sư đoàn 1 bộ binh do Trưởng làm tư lệnh đã có nhiều cuộc giao tranh với Quân giải phóng ở mặt trận Thừa Thiên. Để cổ vũ tinh thần cho viên tư lệnh chiến trường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các quan thầy người Mỹ đã không ngần ngại gắn lên vai Ngô Quang Trưởng chiếc ga-lông chuẩn tướng. Tháng 5/1968, sau chiến cuộc Mậu Thân, Trưởng được phong hàm thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 4 - Vùng 4 chiến thuật (khu vực miền Tây Nam Bộ). Tháng 11/1970, Ngô Quang Trưởng được thăng quân hàm trung tướng.
Đầu tháng 5/1972, Ngô Quang Trưởng được Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi từ Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 ở Cần Thơ về Sài Gòn để giao nhiệm vụ mới. Ngay sau đó, Trưởng đã đáp máy bay ra Huế để thay trung tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư lệnh Quân đoàn 1 - Vùng 1 chiến thuật với trách nhiệm nặng nề là "tái chiếm thành cổ Quảng Trị từ tay Cộng sản". Tới Huế, ông ta đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nhằm trấn an binh tình một cách huê dạng và sặc mùi cải lương rằng: "Đồng bào ở Huế từ nay không cần phải lo sợ nữa, vì quân đội Bắc Việt muốn chiếm được cố đô Huế phải bước qua xác chết của tôi…". Sau khi Trưởng nhậm chức ở Vùng 1 chiến thuật, chính quyền Sài Gòn đã ưu ái tăng phái cho viên tướng này toàn bộ lực lượng tổng trừ bị của quân lực VNCH, đồng thời ông ta còn nhận được sự yểm trợ từ xa của Hạm đội 7 Hoa Kỳ đang đồn trú ngoài Thái Bình Dương.