Cho em hỏi chút xíu được không ạ. Đối với ví dụ về chuyển đổi từ PPE sang BĐSĐT. Khoản 203.000 USD được ghi nhận vào Revaluation surplus và OCI ngay tại thời điểm 30.6. Vậy cho em hỏi là khi nào giá trị này vẫn treo tại Revaluation surplus cho tới khi BĐS đó hết giá trị khấu hao hoặc thanh lý đúng ko ạ. Tại theo em hiểu là khi chuyển đổi sang PPE, thì giá trị gốc của tài sản này không được nằm trong mục TSCĐ ( tức là bị giảm đi), và được chuyển sang BĐSĐT ( tức là tăng lên) trong BCĐKT. Em cảm ơn nhiều ạ.
Hi em, câu hỏi hay nhưng chắc em type nhầm nên Ad chưa thực sự rõ ý. Đại loại thì giả sử PPE theo Revaluation model còn Investment property theo Fair value model. Như vậy, khi PPE (đang có revaluation surplus) chuyển sang Investment property, revaluation surplus vẫn giữ nguyên. Chênh lệch giữa CA và FV của tài sản tại ngày chuyển, cũng được hạch toán vào revaluation surplus hoặc vào PL theo nguyên tắc hệt như revluation model. Và chỉ khi doanh nghiệp thực sự derecognise investment property thì số dư trên R.surplus => REs. Vì Investment property theo FV model thì không được trích khấu hao mà. Về việc em đang hiểu "ghi giảm PPE", thì Ad thấy thế này. Theo quy định tại IAS 16: "The revaluation surplus included in equity in respect of an PPE may be transferred directly to REs when the asset is derecognised" mà derecognition thì được đề cập là: "on disposal; or when no future economic benefits are expected from its use or disposal." => Như vậy có thể thấy việc chuyển tài sản sang BĐSĐT không thuộc dạng derecognised. Mà thực tế em có thể thấy là, theo IAS 16 nếu derecognise như thanh lý PPE thì lãi lỗ phải ghi vào PL. Nhưng khi chuyển PPE => BĐSĐT thì chênh lệch xử lý như revaluation model mà c đã đề cập bên trên
Hi em, theo quy định tại IAS 16: Việc transfer từ RS sang RE có thể thực hiện 1 lần tại thời điểm khi doanh nghiệp ghi giảm tài sản hoặc transfer thành nhiều lần khi doanh nghiệp sử dụng, kiểu như trích khấu hao tài sản. Như vậy, tức là bút toán kết chuyển này sẽ thực hiện tại thời điểm cuối kỳ, giống như bút toán trích khấu hao hay các closing entries khác đó.
Chị ơi chị hướng em ý này được không ạ Goldenkey has internally developed intangible assets comprising the capitalised expenses of the acquisition and production of electronic map data which indicates the main fishing grounds in the world. The intangible assets generate revenue for the company in their use by the fishing fleet and are a material asset in the statement of financial position. Goldenkey had constructed a database of the electronic maps. The costs incurred in bringing the information about a certain region of the world to a higher standard of performance are capitalised.
Hi em, với những tình huống yêu cầu "Discuss" như này trong đề thi ACCA, thì chúng ta sẽ phải xác định xem tình huống liên quan đến nội dung thuộc chuẩn mực nào. Sau đó cứ thế chém thôi. :)) Ad thì thấy tình huống này có 2 vấn đề chính, liên quan đến IAS 38 - Intangible asset (1) Vốn hoá chi phí phát triển tài sản: IAS 38 quy định rõ các tiêu chuẩn để vốn hoá chi phí phát triển tài sản. Vậy nên trong câu trả lời em có thể đề cập ngắn gọn đến các tiêu chuẩn này, sau đó xem tình huống có cung cấp thêm thông tin để mình có thể đưa ra đánh giá về việc ghi nhận của doanh nghiệp hay không? Ví dụ, tình huống đề cập: công ty tạo ra doanh thu từ việc sử dụng tài sản => thoả mãn 1 tiêu chuẩn. Vậy các tiêu chuẩn còn lại thì sao? Trong các câu hỏi Discuss, quan trọng không phải là đưa ra kết luận đúng sai, mà chỉ cần thể hiện mình hiểu vấn đề người ta đưa ra là được em ah. (2) Công ty xây dựng cơ sở dữ liệu cho tài sản này và thực hiện vốn hoá chi phí vào giá trị tài sản. Vậy vấn đề cần đề cập ở đây lại là: chi phí sửa chữa nâng cấp này có thoả mãn điều kiện để được vốn hoá không? Chính là mấy cái điều kiện là phải tạo ra sự thay đổi đáng kể về sản lượng, chất lượng sản phẩm đầu ra hay tiết kiệm chi phí sản xuất ý. Như vậy, trong câu trả lời em lại đề cập đến các tiêu chuẩn để vốn hoá chi phí sửa chữa nâng cấp này, và làm tương tự (1). Tình huống cho thông tin rằng cơ sở dữ liệu giúp nâng cao chất lượng thông tin của bản đồ, nhưng nâng cao đến mức độ nào? Có đến mức để vốn hoá chi phí vào giá trị tài sản? Ngoài 2 vấn đề này, nếu câu hỏi nhiều điểm thì em nêu thêm ý về việc dn nên cân nhắc thời gian để trích khấu hao tài sản như nào cho hợp lý.
Thank you so much! IT HELPS A LOT!!
Em cảm ơn bài giảng của chị ạ
Chị dạy hay quá
tuyệt vời. Em cảm ơn cô.
Cho em hỏi chút xíu được không ạ. Đối với ví dụ về chuyển đổi từ PPE sang BĐSĐT. Khoản 203.000 USD được ghi nhận vào Revaluation surplus và OCI ngay tại thời điểm 30.6. Vậy cho em hỏi là khi nào giá trị này vẫn treo tại Revaluation surplus cho tới khi BĐS đó hết giá trị khấu hao hoặc thanh lý đúng ko ạ. Tại theo em hiểu là khi chuyển đổi sang PPE, thì giá trị gốc của tài sản này không được nằm trong mục TSCĐ ( tức là bị giảm đi), và được chuyển sang BĐSĐT ( tức là tăng lên) trong BCĐKT. Em cảm ơn nhiều ạ.
Hi em, câu hỏi hay nhưng chắc em type nhầm nên Ad chưa thực sự rõ ý. Đại loại thì giả sử PPE theo Revaluation model còn Investment property theo Fair value model.
Như vậy, khi PPE (đang có revaluation surplus) chuyển sang Investment property, revaluation surplus vẫn giữ nguyên. Chênh lệch giữa CA và FV của tài sản tại ngày chuyển, cũng được hạch toán vào revaluation surplus hoặc vào PL theo nguyên tắc hệt như revluation model. Và chỉ khi doanh nghiệp thực sự derecognise investment property thì số dư trên R.surplus => REs. Vì Investment property theo FV model thì không được trích khấu hao mà.
Về việc em đang hiểu "ghi giảm PPE", thì Ad thấy thế này. Theo quy định tại IAS 16:
"The revaluation surplus included in equity in respect of an PPE may be transferred directly to REs when the asset is derecognised" mà derecognition thì được đề cập là:
"on disposal; or when no future economic benefits are expected from its use or disposal."
=> Như vậy có thể thấy việc chuyển tài sản sang BĐSĐT không thuộc dạng derecognised. Mà thực tế em có thể thấy là, theo IAS 16 nếu derecognise như thanh lý PPE thì lãi lỗ phải ghi vào PL. Nhưng khi chuyển PPE => BĐSĐT thì chênh lệch xử lý như revaluation model mà c đã đề cập bên trên
Dạ cho em hỏi trong ví dụ công ty Carter Co, phần revaluation surplus 203.000 USD sẽ được kết chuyển sang retained earnings vào thời điểm nào ạ?
Hi em, theo quy định tại IAS 16:
Việc transfer từ RS sang RE có thể thực hiện 1 lần tại thời điểm khi doanh nghiệp ghi giảm tài sản hoặc transfer thành nhiều lần khi doanh nghiệp sử dụng, kiểu như trích khấu hao tài sản. Như vậy, tức là bút toán kết chuyển này sẽ thực hiện tại thời điểm cuối kỳ, giống như bút toán trích khấu hao hay các closing entries khác đó.
@@Tuonthi dạ em cảm ơn chị ạ
dạ cho em hỏi bên chị mở khóa học online ACCA không ạ, em rất thích cách giảng của chị ạ
Ad không mở em ah. Những gì Ad cho là quan trọng nhất cần phải biết thì Ad đều đã up lên kênh youtube này rồi nha. :)
phần này có phải là Plant Assets, Natural Resources,
and Intangible Assets không ạ
Nội dung video gồm IAS 16 - Plant property & equipment và IAS 40 Investment Property em ạ
Chị ơi chị hướng em ý này được không ạ Goldenkey has internally developed intangible assets comprising the capitalised expenses of the acquisition and production of electronic map data which indicates the main fishing grounds in the world.
The intangible assets generate revenue for the company in their use by the fishing fleet and are a material asset in the statement of financial position.
Goldenkey had constructed a database of the electronic maps. The costs incurred in bringing the information about a certain region of the world to a higher standard of performance are capitalised.
Required: Discuss the principles and practices to be used by Goldenkey in accounting for the above valuation and recognition issues.
Hi em, với những tình huống yêu cầu "Discuss" như này trong đề thi ACCA, thì chúng ta sẽ phải xác định xem tình huống liên quan đến nội dung thuộc chuẩn mực nào. Sau đó cứ thế chém thôi. :)) Ad thì thấy tình huống này có 2 vấn đề chính, liên quan đến IAS 38 - Intangible asset
(1) Vốn hoá chi phí phát triển tài sản: IAS 38 quy định rõ các tiêu chuẩn để vốn hoá chi phí phát triển tài sản. Vậy nên trong câu trả lời em có thể đề cập ngắn gọn đến các tiêu chuẩn này, sau đó xem tình huống có cung cấp thêm thông tin để mình có thể đưa ra đánh giá về việc ghi nhận của doanh nghiệp hay không? Ví dụ, tình huống đề cập: công ty tạo ra doanh thu từ việc sử dụng tài sản => thoả mãn 1 tiêu chuẩn. Vậy các tiêu chuẩn còn lại thì sao? Trong các câu hỏi Discuss, quan trọng không phải là đưa ra kết luận đúng sai, mà chỉ cần thể hiện mình hiểu vấn đề người ta đưa ra là được em ah.
(2) Công ty xây dựng cơ sở dữ liệu cho tài sản này và thực hiện vốn hoá chi phí vào giá trị tài sản. Vậy vấn đề cần đề cập ở đây lại là: chi phí sửa chữa nâng cấp này có thoả mãn điều kiện để được vốn hoá không? Chính là mấy cái điều kiện là phải tạo ra sự thay đổi đáng kể về sản lượng, chất lượng sản phẩm đầu ra hay tiết kiệm chi phí sản xuất ý. Như vậy, trong câu trả lời em lại đề cập đến các tiêu chuẩn để vốn hoá chi phí sửa chữa nâng cấp này, và làm tương tự (1). Tình huống cho thông tin rằng cơ sở dữ liệu giúp nâng cao chất lượng thông tin của bản đồ, nhưng nâng cao đến mức độ nào? Có đến mức để vốn hoá chi phí vào giá trị tài sản?
Ngoài 2 vấn đề này, nếu câu hỏi nhiều điểm thì em nêu thêm ý về việc dn nên cân nhắc thời gian để trích khấu hao tài sản như nào cho hợp lý.