Hỗ trợ hành vi không phù hợp có chức năng trốn tránh

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 29 มี.ค. 2022
  • 🥰 Trong video mình gợi ý một số hướng hỗ trợ với tình huống của mẹ Hiền, là con đánh (cào, đạp, giật tóc, cắn) mẹ. Nhờ thông tin chia sẻ của mẹ, mà mình xác định được đây là hành vi không phù hợp khi con không muốn làm điều gì đó (chức năng trốn tránh).
    🥰Một số lưu ý về hỗ trợ khi trẻ có hành vi không phù hợp
    1️⃣ Luôn cần đảm bảo và duy trì lịch sinh hoạt (ăn/ngủ/hoạt động) và sức khỏe của trẻ tốt.
    2️⃣ Can thiệp tiền đề là ưu tiên hàng đầu. Với các tình huống trẻ có hành vi không phù hợp để tránh các hoạt động/nhiệm vụ, thông thường nhiệm vụ đó quá sức trẻ. Điều chỉnh hoạt động (gợi ý cụ thể trong video) để giúp con hiểu và thực hiện được được hoạt động thành công, từ đó tự tin hơn và học được nhiều hơn mỗi ngày. Nhiều hoạt động nếu có thể dừng được, nên dạy con từ chối một cách phù hợp. Một em bé không được lựa chọn hoạt động yêu thích, không được từ chối trong phạm vi nhất định, từ sáng tới tối đều cần tham gia các hoạt động trẻ không thích, thì chính con cũng luôn ở trạng thái "cốc gần đầy" !
    3️⃣Nếu không dùng can thiệp tiền đề mà ép trẻ tới cùng có thể khiến trẻ bùng nổ, có các hành vi nguy hiểm hơn cho con và người xung quanh, hoặc những bạn không phản kháng được thì trở nên ù lì, thụ động. Can thiệp này chỉ thực hiện khi đã sử dụng can thiệp tiền đề (điều chỉnh bài tập vui và vừa tầm). Ví dụ, khi tập tô, dùng hình con thích (như ô tô hay công chúa tùy bạn) cho con tô nếu muốn phát triển vận động tinh. Nhưng nếu mẹ muốn con nhận biết chữ cái khi tô, mà con rất khó khăn với vận động tinh, thì có thể cho con viết trên cát, trên nước mà không yêu cầu cao về vận động tinh nhưng vẫn đạt mục tiêu nhận biết chữ cái, rồi dần rèn luyện vận động tinh qua nhiều hoạt động khác sau.
    4️⃣ Cũng biểu hiện hành vi là đánh mẹ, nhưng chức năng khác nhau sẽ can thiệp rất khác nhau. Nếu xác định sai, thì can thiệp SAI (như cách mẹ dùng biện pháp phớt lờ trong video là sai) và vô tình khiến hành vi của con nghiêm trọng/dai dẳng.
    ✅ Có trẻ trước, trong và sau lúc đánh mẹ mà con cứ nhìn mẹ cười rinh rích, thì cần quan sát thêm vì khi đó có thể con muốn được mẹ chú ý, cách can thiệp lại cần rất khác 🙂
    ✅ Có trẻ đánh mẹ khi có những việc không như ý như đang chơi mà đồ chơi bị đổ/rơi, con cáu và chạy ra đánh mẹ, bố mắng chạy ra đánh mẹ, nghe tiếng cửa sầm to chạy ra đánh mẹ, anh lấy đồ chơi chạy ra đánh mẹ.. Vậy nếu là chức năng điều tiết cảm xúc, và mẹ là "gối bông giải tỏa cảm xúc" của con thì cần can thiệp rất rất khác nữa
    ✅ Có trẻ lại đánh mẹ khi muốn đồ yêu thích như muốn xem ti vi. Lúc này lại can thiệp theo hướng rất rất rất khác nữa 🙂
    Các con có rất nhiều khó khăn, mỗi lần con có hành vi không phù hợp, càng là lúc con cần bố mẹ hỗ trợ. Mong bố mẹ có hiểu biết đúng để giúp con vượt qua những khó khăn, ngày càng tiến bộ các bố mẹ nhé 🥰

ความคิดเห็น • 28

  • @ThuongHoMOSAIC
    @ThuongHoMOSAIC  2 ปีที่แล้ว +3

    🥰 Trong video mình gợi ý một số hướng hỗ trợ với tình huống của mẹ Hiền, là con đánh (cào, đạp, giật tóc, cắn) mẹ. Nhờ thông tin chia sẻ của mẹ, mà mình xác định được đây là hành vi không phù hợp khi con không muốn làm điều gì đó (chức năng trốn tránh).
    🥰Một số lưu ý về hỗ trợ khi trẻ có hành vi không phù hợp
    1⃣ Luôn cần đảm bảo và duy trì lịch sinh hoạt (ăn/ngủ/hoạt động) và sức khỏe của trẻ tốt.
    2⃣ Can thiệp tiền đề là ưu tiên hàng đầu. Với các tình huống trẻ có hành vi không phù hợp để tránh các hoạt động/nhiệm vụ, thông thường nhiệm vụ đó quá sức trẻ. Điều chỉnh hoạt động (gợi ý cụ thể trong video) để giúp con hiểu và thực hiện được được hoạt động thành công, từ đó tự tin hơn và học được nhiều hơn mỗi ngày. Nhiều hoạt động nếu có thể dừng được, nên dạy con từ chối một cách phù hợp. Một em bé không được lựa chọn hoạt động yêu thích, không được từ chối trong phạm vi nhất định, từ sáng tới tối đều cần tham gia các hoạt động trẻ không thích, thì chính con cũng luôn ở trạng thái "cốc gần đầy" !
    3⃣Nếu không dùng can thiệp tiền đề mà ép trẻ tới cùng có thể khiến trẻ bùng nổ, có các hành vi nguy hiểm hơn cho con và người xung quanh, hoặc những bạn không phản kháng được thì trở nên ù lì, thụ động. Can thiệp này chỉ thực hiện khi đã sử dụng can thiệp tiền đề (điều chỉnh bài tập vui và vừa tầm). Ví dụ, khi tập tô, dùng hình con thích (như ô tô hay công chúa tùy bạn) cho con tô nếu muốn phát triển vận động tinh. Nhưng nếu mẹ muốn con nhận biết chữ cái khi tô, mà con rất khó khăn với vận động tinh, thì có thể cho con viết trên cát, trên nước mà không yêu cầu cao về vận động tinh nhưng vẫn đạt mục tiêu nhận biết chữ cái, rồi dần rèn luyện vận động tinh qua nhiều hoạt động khác sau.
    4⃣ Cũng biểu hiện hành vi là đánh mẹ, nhưng chức năng khác nhau sẽ can thiệp rất khác nhau. Nếu xác định sai, thì can thiệp SAI (như cách mẹ dùng biện pháp phớt lờ trong video là sai) và vô tình khiến hành vi của con nghiêm trọng/dai dẳng.
    ✅ Có trẻ trước, trong và sau lúc đánh mẹ mà con cứ nhìn mẹ cười rinh rích, thì cần quan sát thêm vì khi đó có thể con muốn được mẹ chú ý, cách can thiệp lại cần rất khác 🙂
    ✅ Có trẻ đánh mẹ khi có những việc không như ý như đang chơi mà đồ chơi bị đổ/rơi, con cáu và chạy ra đánh mẹ, bố mắng chạy ra đánh mẹ, nghe tiếng cửa sầm to chạy ra đánh mẹ, anh lấy đồ chơi chạy ra đánh mẹ.. Vậy nếu là chức năng điều tiết cảm xúc, và mẹ là "gối bông giải tỏa cảm xúc" của con thì cần can thiệp rất rất khác nữa
    ✅ Có trẻ lại đánh mẹ khi muốn đồ yêu thích như muốn xem ti vi. Lúc này lại can thiệp theo hướng rất rất rất khác nữa 🙂
    Các con có rất nhiều khó khăn, mỗi lần con có hành vi không phù hợp, càng là lúc con cần bố mẹ hỗ trợ. Mong bố mẹ có hiểu biết đúng để giúp con vượt qua những khó khăn, ngày càng tiến bộ các bố mẹ nhé 🥰

    • @DungNguyen-nk7dj
      @DungNguyen-nk7dj ปีที่แล้ว

      Cô phân tích nguyên nhân vì sao trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chơi đồ chơi xong thường xuyên ném đi thì phải làm sao

  • @uyenuyen2828
    @uyenuyen2828 2 ปีที่แล้ว +1

    Em cám ơn cô Thương nhiều lắm!
    Còn nhớ thời gian đầu lúc mới vào nghề, còn loay hoay, cứ phải luống cuống đi tìm phương pháp để hỗ trợ từng hành vi rời rạc (dù có những giải pháp còn chưa phù hợp nữa cơ), rồi cứ lo lắng, sợ các bé không hợp tác, cố tình hư, không chịu học,....
    Từ ngày em đến được với cô, em khai sáng ra được nhiều lắm, hiểu được chính người lớn cần phải tự điều chỉnh mình trước, nhờ đó cảm giác em được chủ động hơn trong mọi hoạt động, kế hoạch (không phải hồi hộp, nghi vấn hôm nay con có tiến bộ không, bao lâu con mới cải thiện) vì bản thân đã phần nào kiểm soát được kế hoạch và bước tiến của con.
    Đúng như cô nói: cảm giác tự kiểm soát, làm chủ được mọi thứ xung quanh thật thoải mái, nhẹ nhàng, và hiển nhiên, các con cũng rất cần điều đó.

    • @ThuongHoMOSAIC
      @ThuongHoMOSAIC  2 ปีที่แล้ว +3

      hihi đọc comment này xong chị mong có thời gian để làm thêm nhiều nhiều video nữa luôn à 🥰

    • @uyenuyen2828
      @uyenuyen2828 2 ปีที่แล้ว

      @@ThuongHoMOSAIC dạ đọc comment này của cô xong, em lại thêm háo hức mong chờ các video tiếp theo ạ, hi hi.

  • @thibichvu8349
    @thibichvu8349 ปีที่แล้ว +1

    Cám ơn cô Thương rất nhiều vì đã giới thiệu các phương cách hỗ trợ các bé 1 cách hiệu quả.

  • @KimTran-ls6ix
    @KimTran-ls6ix 2 ปีที่แล้ว +2

    Càng nghe cô phân tích mẹ cháu càng nhận ra hành trình đồng hành với con còn nhiều gian nan. Rất mong cô chỉ dẫn thêm qua nhiều video hơn nữa ạ.

    • @ThuongHoMOSAIC
      @ThuongHoMOSAIC  2 ปีที่แล้ว +1

      Dạ :) có thời gian em làm lại thêm các video! em rất vui vì nó hữu ích với chị và con !

    • @KimTran-ls6ix
      @KimTran-ls6ix 2 ปีที่แล้ว

      @@ThuongHoMOSAIC cảm ơn cô nhiều ạ.

    • @tranthihue6488
      @tranthihue6488 ปีที่แล้ว

      @@ThuongHoMOSAIC e chào chị bé gái nhà e tháng 3 này tron 4 tuổi, con chưa có ngôn ngữ gia đình khó khăn nên học can thiệp được 6 tháng giờ con đang nghỉ học và đang học trường công, e chưa biết dạy con từ đâu mong cô giúp con ạ

  • @KimTran-ls6ix
    @KimTran-ls6ix 2 ปีที่แล้ว +1

    Cảm ơn cô Thương đã chia sẻ.

  • @leHa-rd6fr
    @leHa-rd6fr ปีที่แล้ว

    Hành vi lao đầu ra đường có phải là hành vi cần can thiệp k Cô? Có cách gì khắc phục k ạ?

  • @MsNhutle
    @MsNhutle 2 ปีที่แล้ว

    Chào Cô...
    Mình biết về cô muộn quá,
    Mình đã loay hoay trong suốt thời gian qua, để cố đưa con trở lại là em bé bình thường.
    Từ 2 tuổi con mình như 1 tờ giấy trắng. Chỉ nói âm vô nghĩa, đủ mọi hành vi của trẻ tự kỷ.
    Giờ hơn 2,5t 1 chút con đã gần tương đồng với các bạn, vui vẻ hoạt bát. Ngoại trừ giao tiếp ngôn ngữ. Con nói rất nhiều, chủ động nói nhưng chỉ nói đc câu 2 3 4 từ. Chưa giao tiếp đc với bạn, với người xung quanh,con vẫn dùng ngôn ngữ k ai hiểu đc để nói thay vì cố tìm từ để nói.
    Mình tìm trong bài của cô chưa có nhiều thông tin về cách giảm âm vô nghĩa này.
    Xin cô cho mình lời khuyên với ạ,
    Cám ơn cô nhiều.
    Mình ở Sg ạ.

  • @wotaishan
    @wotaishan ปีที่แล้ว

    Chào Cô giáo! Gia đình tôi năm nay có cháu đang học lớp 1. Nhưng sau thời gian vào học mới phát hiện là cháu chậm phát triển (chậm nói, chậm tư duy, không tập trung,..); sau đã có đi test đánh giá PEP 3 của 1 trung tâm tư nhân (gia đình sống ở Nha Trang) và cho kết quả là tuổi phát triển của bé là 54 tháng.
    Mong Cô giáo tư vấn: cần hỗ trợ như thế nào để cháu có khả năng phát triển như 1 trẻ bình thường ah? Cảm ơn Cô giáo!
    p/s: có kênh nào có thể nói chuyện trực tiếp với Cô hay trung tâm được không ah?

  • @Jenlynnguyen
    @Jenlynnguyen ปีที่แล้ว

    Em chao co! Em co con hon 5 tuoi ma van noi chi duoc ba bon tu. Tiec la con o xa co qua. Ko biet co co cach nao giup do con ko ah? Co co day online ko co? Em cam on

  • @binhvo5111
    @binhvo5111 ปีที่แล้ว

    Cám ơn cô nhiều lắm, yêu cái giọng của cô ghê❤️

  • @hatrangnguyen8322
    @hatrangnguyen8322 ปีที่แล้ว

    Cô cho e xin phương pháp chữa chứng sợ giao tiếp xã hội với ạ

    • @ThuongHoMOSAIC
      @ThuongHoMOSAIC  ปีที่แล้ว

      cảm ơn câu hỏi của em, nhưng chị không can thiệp về lĩnh vực Sợ giao tiếp xã hội, chị chỉ can thiệp cho các trẻ có rối loạn phát triển thôi em nhé

  • @xuantuantran4487
    @xuantuantran4487 ปีที่แล้ว

    Cô ơi mong cô mở lớp cho phụ huynh ạ

  • @namnguyen-py3ho
    @namnguyen-py3ho 2 ปีที่แล้ว

    Co oi co co nhận dạy online k

    • @ThuongHoMOSAIC
      @ThuongHoMOSAIC  2 ปีที่แล้ว +1

      Chào bạn, lớp Can thiệp Vui và Hiệu quả đã có hơn 300 bố mẹ tham gia rồi, khóa 22 sẽ khai giảng vào tháng 7 nhé. Hiện tại lớp học này đang có học bổng từ Liên Minh Châu Âu dành cho bố mẹ, nên nếu gia đình có khó khăn tài chính, có thể được hỗ trợ từ 50-100% học bổng. Bố mẹ xem link sau để biết tin nhé: a365.vn/su-kien/khoa-hoc-can-thiep-vui-va-hieu-qua

    • @vangiapnguyen3854
      @vangiapnguyen3854 ปีที่แล้ว

      Một khoá học thì hết bao nhiêu tiền cô ơi

    • @MinhucNguyen-ch8pf
      @MinhucNguyen-ch8pf 11 หลายเดือนก่อน

      Cô ơi, tham gia lớp học online ntn ạ

  • @tutrinhtran8652
    @tutrinhtran8652 2 ปีที่แล้ว

    cô thương ơi..cô có thể cho con xin sđt liên lạc với cô được không ạ. bác sĩ trong nhi đồng chỉ con mà con không tìm được fb của cô

    • @haiha3353
      @haiha3353 2 ปีที่แล้ว +1

      Chào bạn, mình là Hà admin của trung tâm Mosaic, bạn có thể vào trang facebook của Mosaic để tìm hiểu thêm thông tin nhé! Cám ơn bạn!

  • @nguyencuong1604
    @nguyencuong1604 ปีที่แล้ว

    Dạ cô ơi cô còn hoạt động không ạ. Đã lâu k thấy cô gởi thêm các video. Cô là niềm hy vọng của các bậc cha mẹ có con tự kỷ. Mong cô luông cố gắng tiếp tục ra clip để cùng các bậc phụ huynh ạ. Em cũng đang dạy con xin phép là cô có sách hay bài hướng dẫn thêm dạy con tại nhà k ạ. E rất mong được sự phản hồi từ cô

    • @ThuongHoMOSAIC
      @ThuongHoMOSAIC  ปีที่แล้ว

      Cảm ơn bạn, năm nay lịch công tác của mình và lịch với các dự án dày quá nên mình không kịp có video chia sẻ. Bạn vào Facebook của mình, mình thường xuyên có các buổi livestream miễn phí cùng các dự án khác nhau để tham khảo thêm nhé!

    • @nguyencuong1604
      @nguyencuong1604 ปีที่แล้ว

      @@ThuongHoMOSAIC dạ vâng ạ