"Nếu nhân sự công nghệ quá khó để giữ, thì đừng cố giữ!" | Trịnh Nguyễn Thiên Phước

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 22 ธ.ค. 2024

ความคิดเห็น • 17

  • @DNA92_kokichi_ryuroden_ruby
    @DNA92_kokichi_ryuroden_ruby 2 ปีที่แล้ว +1

    Cảm ơn chương trình và khách mời đã tạo nên nội dung hữu ích với mình (và dựa trên nhu cầu của từng người xem, ví dụ như công ty/ ngành tương tự..).
    Xin chúc mọi người có một ngày vui khỏe :)

  • @giang1829
    @giang1829 2 ปีที่แล้ว +1

    video rất hay, cảm ơn bạn đã chia sẻ ,Chúc bạn thành công nhé! 👍👍🔔🔔🔔🤝🤝

  • @tumivn
    @tumivn 2 ปีที่แล้ว +12

    Hà cớ gì mà người đầu tiên doanh nghiệp cần phải có là Solution Architect? Số hoá doanh nghiệp mà đem một ông tech thuần vào thì cũng không giải quyết được gì, thay vào đó thì xây dựng tầm nhìn bằng cách giao trọng trách CIO cho một người trong ban lãnh đạo (hoặc tuyển), mời chuyên gia tư vấn về giúp đỡ xây dựng tầm nhìn đã, nếu cần thì tuyển enterprise architect khi biết hòm hòm mình muốn gì trong công cuộc chuyển đổi số hoá, bài toán xài cái gì, thuê, mua hay tự build thì do những con người này làm việc với các bên tư vấn để đưa ra bản proposal cho chủ doanh nghiệp (nhiều lựa chọn). IT không chỉ là làm phần mềm và chọn phần mềm để sử dụng mà còn nhiều thứ khác liên quan tới công nghệ trong doanh nghiệp, như trang cấp thiết bị, hạ tầng mạng, bảo mật thông tin... Mình cũng không hiểu SA giúp gì cho nhân sự mà design được org chart tương tác với nhau tốt hơn nghĩa là gì? Cái nữa là về JD, JD cực kỳ quan trọng và phải sát với việc họ sẽ làm, mà muốn có JD đúng thì phải xây dựng job family đúng, nhờ đó mà nhân viên có thể xác định con đường sự nghiệp mà mình muốn xây dựng bên trong doanh nghiệp như thế nào. Doanh nghiệp chưa đủ lớn thì JD sơ sài, doanh nghiệp đã vững thì JD chi tiết cụ thể và sát với việc họ làm, nhưng khi post lên mạng việc làm thì có thể dùng short version. JD nào bây giờ cũng quy định về skill cần có. Còn cái ví dụ senior làm nhanh gấp đối junior rất khiên cưỡng và nghe buồn cười, senior hiểu biết sâu sắc và làm việc có chất lượng tốt hơn junior chứ chưa chắc đã làm nhanh hơn junior trên một tác vụ nào đó. Tôi đã phỏng vấn trên 3000 kỹ sư CNTT từ junior đến technical manager nè, test đầu vào chỉ một phần thôi, quan trọng vẫn là dựa trên người phỏng vấn trực tiếp, bạn không giỏi thì làm sao tuyển được người giỏi, người phỏng vấn phải tạo được cảm hứng để người ta mong muốn vào công ty của mình, thế nên đừng quá dựa vào công cụ, mà chỉ dùng để làm tham chiếu thôi, còn lại thì phải dựa vào bản thân, để chọn được người phù hợp với tổ chức. Giữ chân người tài là một chuyện dài, chứ không nói theo kiểu chỉ đào tạo không đâu mà là xài đúng người cho đúng việc, tạo không gian cho họ phát triển, thu nhập cạnh tranh, giúp họ xây dựng sức ảnh hưởng với team của họ, và quan trọng nhấp là sếp, sếp phải có content, phải công bằng, phải có tầm nhìn và có directions rõ ràng, lính mới nể và muốn theo lâu dài. Sếp phải chấp nhận đa sắc màu trong team, chứ không tuyển người một màu. Người ta ở lại một công ty vì sếp, vì tình cảm, vì cơ hội được học hỏi và phát triển kỹ năng, vì balance giữa công việc và cuộc sống hoặc vì công việc có challenging đủ lớn, vì có cơ hội phát triển sự nghiệp, vì tài chính. Tuỳ theo giai đoạn thì người làm có ưu tiên khác nhau. Giữ người là phối hợp giữa các yếu tố thu nhập, các benefit khác, môi trường làm việc, tính chất công việc, leadership, tầm nhìn của công ty, phong độ của doanh nghiệp,...v.v, thế nên với tầm nhìn đủ rộng thì tuỳ theo từng thời điểm mà gia giảm sự đầu tư cho các yếu tố khác nhau. Có người chúng ta cần phải giữ họ lại bằng mọi giá vì chưa tìm được phương án thay thế, có người chúng ta phải giữ vì họ là nòng cốt cho doanh nghiệp, họ là drive cho tập thể của họ, tuỳ theo nhu cầu mà cách thức giữ người khác nhau. Ngoài ra, phải biết cách quản lý rủi ro, mất người cũng là một rủi ro, và thậm chí là không cản được, vậy thì phải làm gì để doanh nghiệp vẫn chạy dù mất người, người đi mà kiến thức ở lại, công việc vẫn được hoàn thành, chất lượng sản phẩm không suy giảm? Đáng tiếc là cuộc nói chuyện này không có nội dung đủ sâu sắc để tôi cảm thấy nó thực sự hữu ích. Dù là CTO thì cũng phải biết về quản lý con người, hiểu về con người. Bạn Phước chắc chắn là rất giỏi, nhưng bạn ấy chắc chắn không phải là chuyên gia về nhân sự, và cũng không đủ kinh nghiệm làm ở vị trí cao ở các công ty đủ lớn để có cái nhìn bao quát và cách thực thi uyển chuyển. Chương trình thử tìm các doanh nghiệp tầm 1000 người trở lên nói chuyện về nhân sự, bạn sẽ thấy góc nhìn rộng hơn một chút. Chúc bạn ấy thành công với sự nghiệp của mình.

    • @tanduc
      @tanduc 2 ปีที่แล้ว +1

      Công ty anh Pop quản lý thì tầm chục người trở xuống bác ạ. Mỗi trend AI, Data, Coin là lại có 1 vài cty riêng :D

    • @hiephoang242
      @hiephoang242 2 ปีที่แล้ว +1

      Đồng quan điểm buổi nc này ko đủ sâu sắc, hay gợi mở góc nhìn, đánh giá công ty dựa vào nhân sự , cách quản lí đối xử của cty này hiện đang là cách các công ty gia công công nghệ tầm trung hoặc thấp vietnam áp dụng

    • @taylortran501
      @taylortran501 2 ปีที่แล้ว +1

      Cảm ơn vì comment ạ.

    • @tumivn
      @tumivn 2 ปีที่แล้ว +1

      @@taylortran501 cảm ơn bạn vì đã chịu khó đọc comment của mình. Có sang xem kênh của bạn, giọng của bạn pha lẫn giữa UK và US, nghe thú vị. Dự án Escape Room cũng khá thú vị, và giúp mọi người có thể theo dõi tiến trình thực hiện dự án của các bạn. :)

    • @taylortran501
      @taylortran501 2 ปีที่แล้ว +1

      @@tumivn OMG, em cảm ơn rất nhiều ạ. Em không nghĩ ai đó sẽ xem luôn. Hôm qua em đã theo dõi và thấy videos của anh rất bổ ích. Em hy vọng anh ra nhiều video hơn nhé.

  • @khacquyinh3476
    @khacquyinh3476 2 ปีที่แล้ว

    Hay ạ, nhưng giờ nhiều lúc hơi lạm dụng tiếng Anh, cái gì giải thích bằng tiếng Việt mất chút thời gian thì cũng cố gắng làm, làm chị Vân dẫn ctr nhiều lúc phải giải thích nghĩa tiếng anh ra :V.
    Về công ty chuyển hướng công nghệ thì SA là quan trọng rồi, dựa trên công nghệ thì cần kỹ thuật.

    • @vietangquoc9108
      @vietangquoc9108 2 ปีที่แล้ว

      Theo mình thì ngành công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số, thì thường phải dùng tiếng anh trong mạch suy nghĩ của mình do tiếp xúc với tiếng anh nhiều. Điều này, theo mình, là một điều rất bình thường với những người sử dụng song ngữ trong cuộc sống của mình. Không phủ định là nên giải thích bằng tiếng anh, nhưng đối với mình, là một người sử dụng song ngữ thường xuyên, thì việc dùng song ngữ khi nói chuyện là không thể tránh khỏi (cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học nói về việc song ngữ này)

  • @AnhKim-jt1ng
    @AnhKim-jt1ng 2 ปีที่แล้ว +1

    Chia sẻ hay quá ạ!

  • @lostfromlight
    @lostfromlight 2 ปีที่แล้ว +2

    ủa chị, cái này là hướng đến đối tượng người xem lnaof đấy mà sao e thấy cái video này hơi khó nuốt so với mấy cái trước

  • @tranquocthanh949
    @tranquocthanh949 2 ปีที่แล้ว +6

    Tập này coi hơi chán vì thái độ khách mời ko chuyên nghiệp. Thứ nhất nc gì mà toàn nhìn lên trần nhà, thứ 2 là quan điểm khá coi thường người lao động/xin việc, ngoài ra việc lạm dụng từ chuyên ngành tiếng Anh cũng gây khó chịu ko ít cho người xem. Tiếc cho 1 chủ đề quá hay mà khách mời chưa tốt lắm

    • @hoangnguyen-kh2km
      @hoangnguyen-kh2km 2 ปีที่แล้ว +3

      Bởi vì bạn nói hay quá chuyên nghiệp quá nên không ai dám mời bạn lên để phỏng vấn đấy bạn ạ! Nếu là góp ý xây dựng thì ok nhưng đằng này bạn comment theo kiểu chê bai dè bỉu. Đây là một chương trình siêu học thức nên vấn đề pha trộn English là bình thường. Ở việtnam mình bây giờ ngay cả buôn bán ngoài đường hay ngay cả những em nhỏ cũng sử dụng tiếng anh đầy đấy thôi. Cuộc sống mình phải nâng cao tầm nhìn chứ đừng đứng 1 góc để phán xét người khác. Hãy lấy họ làm động lực vươn lên chứ không phải ganh tị bàn phím. THANK YOU 👌🏻

    • @dungphi7901
      @dungphi7901 2 ปีที่แล้ว +1

      Mỗi người có cách chia sẻ truyền đạt, bạn không thích hoặc không phù hợp với cách họ chia sẻ, bạn có thể out mà, có ai bắt bạn xem rồi phán xét họ đâu.

    • @minhhy1282
      @minhhy1282 2 ปีที่แล้ว

      @@dungphi7901 người ta có quyền phán xét bạn ơi, không ai bắt mà phán xét là quyền của họ