Mong mọi lo toan phiền não sẽ qua đi, chỉ còn niềm vui tiếng cười ở lại. Con thành tâm cầu nguyện, mong tất cả chúng sinh trên thế gian ,người thân bạn bè, bình an, vui vẻ.
Có và Không Đã bao giờ bạn thử nhìn bao quát nhìn thế giới đa dạng chung quanh ta? Nếu bạn đang ở trong phòng, cái xung quanh bạn có ít nhất 1 cái bàn, 1 cái ghế, 1 cái điện thoại. Nếu bạn ở ngoài đường trong một thành phố, hẳn là có rất nhiều xe cộ, có rất nhiều người, có nhiều cửa hàng và có vô vàn sự vật … Có là phổ biến, là tất yếu! Và đã bao giờ ta thử hình dung một thế giới không có người, không có cả cảnh vật, thậm chí không có mặt trời, trăng sao …? Một thế giới mà Không là phổ biến? Thật là khó hình dung, nhưng mà không những tồn tại thế giới như thế, mà ở mức độ nhất định, đó chính là thế giới của ....chúng ta …. khoảng 13.8 tỉ năm về trước. Hãy quay ngược thời gian trở về điểm bắt đầu của cả thời gian, không gian, sự bắt đầu của vật chất và phản vật chất, tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Thời điểm đó cũng là sự kiện đầu tiên của vũ trụ: Vụ nổ Big Bang. Kể từ nó, không gian và thời gian bắt đầu có. Trước nó, không gian-thời gian không tồn tại. Chuyện kể rằng ngay sau Big Bang khoảng 1/100 giây, nhiệt độ nóng đến nỗi không có thành phần nào của vật chất bình thường có thể bám vào nhau được. Nóng đến nỗi hạt nhân của nguyên tử cũng không thể hình thành. Toàn bộ vũ trụ lúc đó đơn giản là 1 món súp đậm đặc và chói sáng của các hạt cơ bản, của electron, pozitron, neutrino, photon, proton, neutron. Ở thời điểm này không có vật chất bình thường, dĩ nhiên không có sự sống, không mặt trời, không thiên nhiên, chỉ “Có” các hạt cơ bản. Nhưng thậm chí các hạt cơ bản cũng không hẳn là “có”, mà “Các hạt đó - electron, pozitron, neutrino, photon, proton, neutron - đã được tạo nên một cách liên tục từ năng lượng thuần tuý. Lần ngược lại thời gian ta sẽ đi từ “Có” gần như tuyệt đối trở về “Không” gần như tuyệt đối, vậy thì nếu kể xuôi chiều từ Big Bang, ta sẽ có câu chuyện từ “Không” thành “Có” theo chiều dài 13.8 tỉ năm tuổi đời vũ trụ. Thế rồi nhiệt độ hạ xuống, quá trình “bắt electron” xẩy ra. Quá trình này đánh dấu sự ra đời của vật chất ổn định vô cùng nhỏ bé đầu tiên: các nguyên tử. Các nguyên tử chính là “vật chất bình thường” sơ khởi. Với nguyên tử, từ cái Không, ta có cái Có đầu tiên. Cái “Có” có mặt vì cái “Không” có mặt. Và vì vạn vật cây cỏ, muông thú, mặt trăng, mặt trời, con người đều có cấu trúc nguyên tử, nên cũng như nguyên tử, bên trong mọi thứ đều trống không, đều “vô cùng rỗng”. Có đấy mà hầu như Không. Không đấy mà Có hết mọi thứ: cây cỏ, muông thú, mặt trăng, mặt trời, con người, xe cộ … Có mà như Không. Không mà rất Có. Và có thể bạn chưa biết, nhưng điều này đã được bậc đạo sư, Thích Ca Mâu Ni thấu suốt từ hơn 2500 năm trước: Nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh như lộ diệc như điện ưng tác như thị quán - trích kinh Kim Cương tạm dịch: Mọi thứ sinh ra bởi điều kiện (đều chỉ tồn tại một cách tương đối) như mộng, như huyễn, như bọt, như ảnh như hạt sương hay như ánh chớp loé Hãy quán xét như thế! Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định. Có một câu khẳng định đến mức tuyệt đối khiến chúng ta có thể ngạc nhiên. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về câu nói ấy: Dĩ hữu Không nghĩa cố, Nhất thiết pháp đắc thành. Nhược vô Không nghĩa giả, Nhất thiết tắc bất thành. tạm dịch : Bởi vì có nghĩa Không, Nên tất cả pháp được thành. Nếu không có nghĩa Không, Tất cả pháp chẳng thành. Tại sao không có tánh Không thì sẽ không có gì cả? Các pháp, các sự vật, các hiện tượng được cấu thành là do nguyên lý duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà thành. Sự kết hợp này chỉ là tạm thời. Hơn nữa chính các nhân duyên cũng thay đổi, vô thường, như bọt nước, như sương, như tia chớp... Sự vật cho đến con người đều do duyên sanh, nghĩa là không có cốt lõi cứng chắc, không có thực chất, không có tự tánh, vô tự tánh. Vô tự tánh là một nghĩa của tánh Không. Một sự vật, tự riêng nó, đều do nhiều bộ phận hợp lại mà thành. Những bộ phận ấy phải nương dựa lẫn nhau. Tính cách nương dựa lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau (interdependent) chính là nghĩa duyên sanh. Chẳng hạn, một cái bàn để được cấu thành phải có đầy đủ bộ phận, mặt bàn được bào láng, bốn chân, đinh vít, keo dán gỗ…, nếu thiếu một bộ phận nó không thành cái bàn. Về những yếu tố ở ngoài cái bàn, nó còn tùy thuộc vào những sự vật khác: mặt phẳng sàn nhà, một căn phòng che mưa nắng, có điện… Và nó cũng tùy thuộc vào người sử dụng, để làm bàn ăn, bàn nước, hay bàn làm việc. Tóm lại để một cái bàn thành một cái bàn, nó phải nương dựa vào rất nhiều cái khác để tồn tại. Sự nương dựa lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau này là duyên sanh. Tùy thuộc vào nhau để hiện hữu, nghĩa là không thể độc lập, tự đứng một mình (independent). Điều này được gọi là không có lõi cứng, trống rỗng, không có tự tánh (tánh riêng), vô tự tánh, là tánh Không. Như vậy, bất cứ sự vật, con người nào để được cấu thành, để được hiện hữu, đều phải nhờ vào duyên sanh vô tự tánh, là tánh Không. Tánh Không, vô tự tánh là điều kiện căn bản cho các pháp được thành. Nếu không có vô tự tánh hay tánh Không thì chẳng có pháp nào được thành, vì các pháp được thành trên căn bản vô tự tánh. Thế nên, luận nói, “Bởi vì có tánh Không, nên tất cả pháp được thành. Nếu không có tánh Không tất cả pháp đều chẳng thành”. Tánh Không là thật tướng của tất cả các pháp, là chơn như, là bản thể chân thật trùm khắp vũ trụ vạn vật, là chân lý vĩnh cửu bất biến, căn nguyên của hết thảy vạn hữu.
Cũng trong Trung luận ngài Long Thọ không chỉ nói đến tánh Không mà còn nhấn mạnh đến bát bất trung đạo gồm có 8 loại không, giúp chúng ta thấy được tánh không của các pháp, từ đó diệt trừ chấp trước. Bát bất gồm có: Bất sinh bất diệt, bất thường bất đoạn , bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. 1) Bất sinh bất diệt: Nghĩa là ta vốn chẳng sinh ra và cũng chẳng mất đi. Cái mà gọi là sinh đó, thật ra nó chỉ là một hiện tượng. Vì ta thấy có một con người, một sự vật hiện hữu ở đời nầy. Rồi sống một thời gian trên cõi thế để rồi một ngày nào đó ta phải ra đi; gọi việc ấy là mất; nhưng mất cái gì và còn cái gì? Cái được gọi là mất đó thật sự ra nó cũng chỉ là một sự trả lại cho đất trời vạn vật; cho đất, nước, gió, lửa mà thôi. Vì khi ta sinh ra ta đã vay mượn của thiên nhiên vạn vật thì khi ta chết đi ta chỉ trả lại mà thôi. Do vậy mà dưới mắt Bồ Tát chẳng có sự sinh và chẳng có sự diệt. Ta mất chỗ nầy, ta sẽ hiện hữu ở nơi khác và từ nơi khác sẽ đến chốn nầy để tồn tại một thời gian; rồi một ngày nào đó sự hiện hữu ấy cũng phải thay đổi vậy. 2) Bất thường bất đoạn: Nghĩa là không thường hằng cũng không bị đứt đoạn. Tức là mọi sự vật luôn thay đổi nhưng bản chất không mất đi. Tâm thức ta cũng giống như vậy. Cái chẳng mất ấy chính là tâm thức của ta. Khi ta còn cảm giác thì bảo rằng ta biết. Khi hơi thở hết rồi thì gọi là chết, mà ngay cả hơi thở ấy cũng vay mượn của đất trời, chứ đâu có cái gì là của ta. Nó không có chủ thể thật sự. Khi hít không khí vào để nuôi buồng phổi, rồi thở không khí ra để tạo sự tuần hoàn. Khi không còn hít thở được nữa thì ta bảo rằng đã dứt sự sống. Tâm thức ấy thực sự ra không hoàn toàn là một tâm thức độc lập. Nếu ta là người thì tâm ta là người. Nếu ta là vật thì dòng tâm thức ấy sẽ thay đổi thành sự nhận biết của con vật, chứ không thể là sự nhận biết của con người được. Do vậy nếu nói tâm ấy thường còn là điều không đúng. 3) Bất nhất bất dị: Nghĩa là không phải một cũng không khác biệt. Tức là mọi sự vật luôn tương quan, phụ thuộc lẫn nhau. Cái bản thân của ta được hiện hữu bởi duyên hợp từ những yếu tố khác nhau như từ tinh cha, huyết mẹ, tứ đại đất nước gió lửa. Như vậy bản thân này không phải một mà cũng chẳng phải khác. Nhờ những cái khác duyên hợp thành cái một và cái một là do những cái khác mà thành. Nếu rời những cái khác thì không có cái thân này. 4) Bất khứ bất lai: Nghĩa là không đi cũng không đến. Tức là mọi sự vật không có một vị trí cố định trong không gian và thời gian. Nếu tôi bay về Việt Nam chơi thì người bên Việt Nam nói tôi đến Việt Nam còn người bên Mỹ nói tôi đi Việt Nam chơi. Đứng về bên kia đại dương nói tôi đến, còn đứng về bên đây đại dương nói tôi đi. Như vậy tôi thật đến hay tôi thật đi??? Quán triệt Bát bất trung đạo-Tánh Không giúp ta thoát khỏi những quan niệm cực đoan như "có" hay "không", "tồn tại" hay "không tồn tại". Giúp ta hiểu rõ bản chất của mọi sự vật đều không có một bản chất cố định, chúng luôn luôn vận động và thay đổi. Khi chúng ta chấp nhận tính vô thường của mọi sự vật, chúng ta sẽ bớt bị ràng buộc vào những ham muốn và sợ hãi, từ đó đạt được sự giải thoát khỏi khổ đau
Đừng có khởi bất cứ duyên gì cắt hết đi. Nghĩ sao con là con trai toàn gặp trái đeo buông không tha. Rồi bị ma quỷ ám để mọi người nghĩ con les ô môi. Đó là duyên là công bằng hay là một trò đùa của mà quỷ rồi công bằng ở đâu ngủ cũngvkhoong buông tha cứ bị ám. Thôi còn xin đó nếu là duyên thì kết duyên với con gái con không muốn đính tới con trai. Còn không thì đừng se duyên còn với ai độc thân cả đời vẫn OK. Mệt quá rồi là con trai mà suốt ngày bị nói les ô môi không thì bê đê rồi gay. Thôi không ấy giết con luôn đi con còn mỗi cái mạng này thôi chứ chúng phá hủy hết mọi thứ rồi. Rồi chúng nó lại giở trò để người ta nghĩ con les ô môi nữa xong lại bảo để tốt cho con để con không bị chửi. Đúng là lũ độc ác lũ khốn nạn hơn cả cầm thú nếu tốt thì chúng bây hãy làm điều đó với cuộc đời chúng bây đi. Chính vì chúng bây tạo ra nên giờ tao mới bị chửi mà tao cũng biết gì đâu ngủ là bị ám kế cả ngày luôn. Khốn nạn quá rồi nói chúng nó bảo đồ vô ơn giúp nó lũ khốn nạn tao đéo cần chúng mày giúp lo sống tốt để đi đầu thai chứ ác quá vậy. Mấy chục năm không bị ám không có gì từ lúc bị ám ngày nào cũng bị chửi. Toàn cảnh me tao ngủ để ám không chứ bình thường không hại được tao. Còn người sống thì ngu ngốc râu tao mọc còn dài hơn tóc chúng mày mà vẫn bảo tao les ô môi. Mình mắt sáng mà chứ có mù đâu xem giấy tờ tùy thân cũng không biết .Chính vì những người ngủ như chúng mày mà tao bị ma quỷ ám chứ chúng mày thông minh thì chúng không ám hủy hoại được tao rồi. Chúng nó cố tình nói tao les ô môi để hủy hoại tao và để đạt thứ mong muốn của chúng nó. Chứ tao con trai từ lúc sinh mấy chục năm qua cũng thế.
Tạo đã biết trước được những điều này
Mong mọi lo toan phiền não sẽ qua đi, chỉ còn niềm vui tiếng cười ở lại. Con thành tâm cầu nguyện, mong tất cả chúng sinh trên thế gian ,người thân bạn bè, bình an, vui vẻ.
Vô minh và si mê
❤
NAM MÔ A DI ĐA PHẬT
Phật A di da không thuyết về DUYÊN KHỞI.
Có và Không
Đã bao giờ bạn thử nhìn bao quát nhìn thế giới đa dạng chung quanh ta? Nếu bạn đang ở trong phòng, cái xung quanh bạn có ít nhất 1 cái bàn, 1 cái ghế, 1 cái điện thoại. Nếu bạn ở ngoài đường trong một thành phố, hẳn là có rất nhiều xe cộ, có rất nhiều người, có nhiều cửa hàng và có vô vàn sự vật … Có là phổ biến, là tất yếu!
Và đã bao giờ ta thử hình dung một thế giới không có người, không có cả cảnh vật, thậm chí không có mặt trời, trăng sao …? Một thế giới mà Không là phổ biến? Thật là khó hình dung, nhưng mà không những tồn tại thế giới như thế, mà ở mức độ nhất định, đó chính là thế giới của ....chúng ta …. khoảng 13.8 tỉ năm về trước.
Hãy quay ngược thời gian trở về điểm bắt đầu của cả thời gian, không gian, sự bắt đầu của vật chất và phản vật chất, tất cả mọi thứ trong vũ trụ. Thời điểm đó cũng là sự kiện đầu tiên của vũ trụ: Vụ nổ Big Bang. Kể từ nó, không gian và thời gian bắt đầu có. Trước nó, không gian-thời gian không tồn tại.
Chuyện kể rằng ngay sau Big Bang khoảng 1/100 giây, nhiệt độ nóng đến nỗi không có thành phần nào của vật chất bình thường có thể bám vào nhau được. Nóng đến nỗi hạt nhân của nguyên tử cũng không thể hình thành. Toàn bộ vũ trụ lúc đó đơn giản là 1 món súp đậm đặc và chói sáng của các hạt cơ bản, của electron, pozitron, neutrino, photon, proton, neutron. Ở thời điểm này không có vật chất bình thường, dĩ nhiên không có sự sống, không mặt trời, không thiên nhiên, chỉ “Có” các hạt cơ bản. Nhưng thậm chí các hạt cơ bản cũng không hẳn là “có”, mà “Các hạt đó - electron, pozitron, neutrino, photon, proton, neutron - đã được tạo nên một cách liên tục từ năng lượng thuần tuý.
Lần ngược lại thời gian ta sẽ đi từ “Có” gần như tuyệt đối trở về “Không” gần như tuyệt đối, vậy thì nếu kể xuôi chiều từ Big Bang, ta sẽ có câu chuyện từ “Không” thành “Có” theo chiều dài 13.8 tỉ năm tuổi đời vũ trụ.
Thế rồi nhiệt độ hạ xuống, quá trình “bắt electron” xẩy ra. Quá trình này đánh dấu sự ra đời của vật chất ổn định vô cùng nhỏ bé đầu tiên: các nguyên tử. Các nguyên tử chính là “vật chất bình thường” sơ khởi. Với nguyên tử, từ cái Không, ta có cái Có đầu tiên.
Cái “Có” có mặt vì cái “Không” có mặt. Và vì vạn vật cây cỏ, muông thú, mặt trăng, mặt trời, con người đều có cấu trúc nguyên tử, nên cũng như nguyên tử, bên trong mọi thứ đều trống không, đều “vô cùng rỗng”. Có đấy mà hầu như Không. Không đấy mà Có hết mọi thứ: cây cỏ, muông thú, mặt trăng, mặt trời, con người, xe cộ …
Có mà như Không. Không mà rất Có.
Và có thể bạn chưa biết, nhưng điều này đã được bậc đạo sư, Thích Ca Mâu Ni thấu suốt từ hơn 2500 năm trước:
Nhất thiết hữu vi pháp
như mộng huyễn bào ảnh
như lộ diệc như điện
ưng tác như thị quán
- trích kinh Kim Cương
tạm dịch:
Mọi thứ sinh ra bởi điều kiện
(đều chỉ tồn tại một cách tương đối)
như mộng, như huyễn, như bọt, như ảnh
như hạt sương hay như ánh chớp loé
Hãy quán xét như thế!
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định. Có một câu khẳng định đến mức tuyệt đối khiến chúng ta có thể ngạc nhiên. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về câu nói ấy:
Dĩ hữu Không nghĩa cố,
Nhất thiết pháp đắc thành.
Nhược vô Không nghĩa giả,
Nhất thiết tắc bất thành.
tạm dịch :
Bởi vì có nghĩa Không,
Nên tất cả pháp được thành.
Nếu không có nghĩa Không,
Tất cả pháp chẳng thành.
Tại sao không có tánh Không thì sẽ không có gì cả?
Các pháp, các sự vật, các hiện tượng được cấu thành là do nguyên lý duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà thành. Sự kết hợp này chỉ là tạm thời. Hơn nữa chính các nhân duyên cũng thay đổi, vô thường, như bọt nước, như sương, như tia chớp...
Sự vật cho đến con người đều do duyên sanh, nghĩa là không có cốt lõi cứng chắc, không có thực chất, không có tự tánh, vô tự tánh. Vô tự tánh là một nghĩa của tánh Không.
Một sự vật, tự riêng nó, đều do nhiều bộ phận hợp lại mà thành. Những bộ phận ấy phải nương dựa lẫn nhau. Tính cách nương dựa lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau (interdependent) chính là nghĩa duyên sanh. Chẳng hạn, một cái bàn để được cấu thành phải có đầy đủ bộ phận, mặt bàn được bào láng, bốn chân, đinh vít, keo dán gỗ…, nếu thiếu một bộ phận nó không thành cái bàn. Về những yếu tố ở ngoài cái bàn, nó còn tùy thuộc vào những sự vật khác: mặt phẳng sàn nhà, một căn phòng che mưa nắng, có điện… Và nó cũng tùy thuộc vào người sử dụng, để làm bàn ăn, bàn nước, hay bàn làm việc. Tóm lại để một cái bàn thành một cái bàn, nó phải nương dựa vào rất nhiều cái khác để tồn tại. Sự nương dựa lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau này là duyên sanh.
Tùy thuộc vào nhau để hiện hữu, nghĩa là không thể độc lập, tự đứng một mình (independent). Điều này được gọi là không có lõi cứng, trống rỗng, không có tự tánh (tánh riêng), vô tự tánh, là tánh Không.
Như vậy, bất cứ sự vật, con người nào để được cấu thành, để được hiện hữu, đều phải nhờ vào duyên sanh vô tự tánh, là tánh Không. Tánh Không, vô tự tánh là điều kiện căn bản cho các pháp được thành. Nếu không có vô tự tánh hay tánh Không thì chẳng có pháp nào được thành, vì các pháp được thành trên căn bản vô tự tánh. Thế nên, luận nói, “Bởi vì có tánh Không, nên tất cả pháp được thành. Nếu không có tánh Không tất cả pháp đều chẳng thành”.
Tánh Không là thật tướng của tất cả các pháp, là chơn như, là bản thể chân thật trùm khắp vũ trụ vạn vật, là chân lý vĩnh cửu bất biến, căn nguyên của hết thảy vạn hữu.
Cũng trong Trung luận ngài Long Thọ không chỉ nói đến tánh Không mà còn nhấn mạnh đến bát bất trung đạo gồm có 8 loại không, giúp chúng ta thấy được tánh không của các pháp, từ đó diệt trừ chấp trước. Bát bất gồm có: Bất sinh bất diệt, bất thường bất đoạn , bất nhất bất dị và bất khứ bất lai.
1) Bất sinh bất diệt: Nghĩa là ta vốn chẳng sinh ra và cũng chẳng mất đi. Cái mà gọi là sinh đó, thật ra nó chỉ là một hiện tượng. Vì ta thấy có một con người, một sự vật hiện hữu ở đời nầy. Rồi sống một thời gian trên cõi thế để rồi một ngày nào đó ta phải ra đi; gọi việc ấy là mất; nhưng mất cái gì và còn cái gì? Cái được gọi là mất đó thật sự ra nó cũng chỉ là một sự trả lại cho đất trời vạn vật; cho đất, nước, gió, lửa mà thôi. Vì khi ta sinh ra ta đã vay mượn của thiên nhiên vạn vật thì khi ta chết đi ta chỉ trả lại mà thôi. Do vậy mà dưới mắt Bồ Tát chẳng có sự sinh và chẳng có sự diệt. Ta mất chỗ nầy, ta sẽ hiện hữu ở nơi khác và từ nơi khác sẽ đến chốn nầy để tồn tại một thời gian; rồi một ngày nào đó sự hiện hữu ấy cũng phải thay đổi vậy.
2) Bất thường bất đoạn: Nghĩa là không thường hằng cũng không bị đứt đoạn. Tức là mọi sự vật luôn thay đổi nhưng bản chất không mất đi. Tâm thức ta cũng giống như vậy. Cái chẳng mất ấy chính là tâm thức của ta. Khi ta còn cảm giác thì bảo rằng ta biết. Khi hơi thở hết rồi thì gọi là chết, mà ngay cả hơi thở ấy cũng vay mượn của đất trời, chứ đâu có cái gì là của ta. Nó không có chủ thể thật sự. Khi hít không khí vào để nuôi buồng phổi, rồi thở không khí ra để tạo sự tuần hoàn. Khi không còn hít thở được nữa thì ta bảo rằng đã dứt sự sống. Tâm thức ấy thực sự ra không hoàn toàn là một tâm thức độc lập. Nếu ta là người thì tâm ta là người. Nếu ta là vật thì dòng tâm thức ấy sẽ thay đổi thành sự nhận biết của con vật, chứ không thể là sự nhận biết của con người được. Do vậy nếu nói tâm ấy thường còn là điều không đúng.
3) Bất nhất bất dị: Nghĩa là không phải một cũng không khác biệt. Tức là mọi sự vật luôn tương quan, phụ thuộc lẫn nhau. Cái bản thân của ta được hiện hữu bởi duyên hợp từ những yếu tố khác nhau như từ tinh cha, huyết mẹ, tứ đại đất nước gió lửa. Như vậy bản thân này không phải một mà cũng chẳng phải khác. Nhờ những cái khác duyên hợp thành cái một và cái một là do những cái khác mà thành. Nếu rời những cái khác thì không có cái thân này.
4) Bất khứ bất lai: Nghĩa là không đi cũng không đến. Tức là mọi sự vật không có một vị trí cố định trong không gian và thời gian. Nếu tôi bay về Việt Nam chơi thì người bên Việt Nam nói tôi đến Việt Nam còn người bên Mỹ nói tôi đi Việt Nam chơi. Đứng về bên kia đại dương nói tôi đến, còn đứng về bên đây đại dương nói tôi đi. Như vậy tôi thật đến hay tôi thật đi???
Quán triệt Bát bất trung đạo-Tánh Không giúp ta thoát khỏi những quan niệm cực đoan như "có" hay "không", "tồn tại" hay "không tồn tại". Giúp ta hiểu rõ bản chất của mọi sự vật đều không có một bản chất cố định, chúng luôn luôn vận động và thay đổi. Khi chúng ta chấp nhận tính vô thường của mọi sự vật, chúng ta sẽ bớt bị ràng buộc vào những ham muốn và sợ hãi, từ đó đạt được sự giải thoát khỏi khổ đau
Đừng có khởi bất cứ duyên gì cắt hết đi. Nghĩ sao con là con trai toàn gặp trái đeo buông không tha. Rồi bị ma quỷ ám để mọi người nghĩ con les ô môi. Đó là duyên là công bằng hay là một trò đùa của mà quỷ rồi công bằng ở đâu ngủ cũngvkhoong buông tha cứ bị ám. Thôi còn xin đó nếu là duyên thì kết duyên với con gái con không muốn đính tới con trai. Còn không thì đừng se duyên còn với ai độc thân cả đời vẫn OK. Mệt quá rồi là con trai mà suốt ngày bị nói les ô môi không thì bê đê rồi gay. Thôi không ấy giết con luôn đi con còn mỗi cái mạng này thôi chứ chúng phá hủy hết mọi thứ rồi. Rồi chúng nó lại giở trò để người ta nghĩ con les ô môi nữa xong lại bảo để tốt cho con để con không bị chửi. Đúng là lũ độc ác lũ khốn nạn hơn cả cầm thú nếu tốt thì chúng bây hãy làm điều đó với cuộc đời chúng bây đi. Chính vì chúng bây tạo ra nên giờ tao mới bị chửi mà tao cũng biết gì đâu ngủ là bị ám kế cả ngày luôn. Khốn nạn quá rồi nói chúng nó bảo đồ vô ơn giúp nó lũ khốn nạn tao đéo cần chúng mày giúp lo sống tốt để đi đầu thai chứ ác quá vậy. Mấy chục năm không bị ám không có gì từ lúc bị ám ngày nào cũng bị chửi. Toàn cảnh me tao ngủ để ám không chứ bình thường không hại được tao. Còn người sống thì ngu ngốc râu tao mọc còn dài hơn tóc chúng mày mà vẫn bảo tao les ô môi. Mình mắt sáng mà chứ có mù đâu xem giấy tờ tùy thân cũng không biết .Chính vì những người ngủ như chúng mày mà tao bị ma quỷ ám chứ chúng mày thông minh thì chúng không ám hủy hoại được tao rồi. Chúng nó cố tình nói tao les ô môi để hủy hoại tao và để đạt thứ mong muốn của chúng nó. Chứ tao con trai từ lúc sinh mấy chục năm qua cũng thế.
Tựa đề hay người đọc thì chán chết