MÙNG 1, NGÀY RẰM - Thà ĂN MẶN Chứ Đừng Ăn CHAY GIẢ MẶN - Tội Lỗi Vô Cùng | Sư Giác Khang

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 8 ม.ค. 2025

ความคิดเห็น • 5

  • @PhapPhat-b7w
    @PhapPhat-b7w หลายเดือนก่อน

    Đức Phật Lịch Sử - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni : ( đoạn 4 ) :
    Đức Phật Thích Ca
    Từ Đâu Suất giáng trần
    Nước Ca Tỳ La Vệ
    Vào Rằm Tháng Tư
    Hoa Vô Ưu bừng nở
    Tại vườn Lâm Tỳ Ni
    Trái đất sáu lần rung động
    Nhạc trời trỗi khúc hoan ca
    Thần dân vui khắp mọi nhà
    Chúc mừng Thái Tử Tất Đạt Đa
    Tịnh Phạn Vua Cha
    Rời hoàng cung đi đón
    Hoàng Hậu Ma Gia
    Sinh ra Ngài bảy ngày thì đã quy thiên
    Kiều Đàm Di Mẫu, thay thế Mẹ Hiền
    Nuôi Thái Tử cho đến ngày khôn lớn
    Tất Đạt Đa thông minh xuất chúng
    Thiên tư cốt cách siêu phàm
    Sở học không thể nghĩ bàn
    Bao nhiêu Thái Sư cũng đều bái phục
    Xuyên suốt cổ kim, không còn gì dạy nữa
    Lớn lên, lời A Tư Đà, Vua Cha chợt nhớ
    Mượn tay nguyệt lão kết tóc se tơ
    Công Chúa Gia Du kiều diễm như mơ
    Để cột chân trong lâu đài nhân thế
    La Hầu La, tiếng bí bô con trẻ
    Mở mắt chào đời, tập nói tiếng Mẹ Cha
    Ngài muốn nhìn nhân tình thế thái gần xa
    Nên dạo chơi ngoài bốn cửa thành : đông, tây, nam, bắc
    Thấy cảnh sanh già bịnh chết
    Ngài liền quyết chí xuất gia
    Vào nửa khuya Mồng Tám Tháng Hai
    Sa Nặc ơi, đưa ta vượt khỏi hoàng thành
    Xa lìa cung vàng điện ngọc
    Xa lìa vợ đẹp con ngoan
    Vì chúng sanh, ta ra đi quyết tìm ngôi báu
    Tới dòng A Nô Ma
    Ngài tự tay xuống tóc
    Sa Nặc ơi, thôi, ngươi hãy lui về
    Trở về thưa với Phụ Thân
    Và nhắn lời của ta từ biệt
    Còn riêng ta
    Đến khi nào, tìm ra đạo thì mới trở về
    Bằng ngược lại, thì xem như ta đã mất
    Từ đó, giữa trùng trùng Lạp Sơn Hy Mã
    Đêm ngày gội tuyết nếm sương
    Sáu năm khổ hạnh khôn lường
    Vẫn chưa tìm ra Ánh Đạo
    Bao nhiêu Đạo Sĩ, quyền cơ tuyệt xảo
    Bao nhiêu pháp thuật, huyền vi tuyệt trần
    Nhưng còn chỗ kẹt, không phải toàn chân
    Ngài lại một mình, đi tìm chân lý
    Bên cạnh dòng sông, Ni Liên Thuyền ý vị
    Đan cỏ làm tòa, rồi khẳng quyết một câu
    Chính nơi đây
    Nếu không thành đạo
    Thì ta quyết không rời chỗ nầy
    Dù cho bụi đá trơ cây
    Dù cho xương tan thịt nát
    Thất thất tham thiền nghiêm mật
    Cuối cùng chứng đắc Đạo ca
    Vô Thượng Chánh Đẳng Phật Đà
    Bồ Đề Đạo Tràng, sen báu nở hoa
    Vào ngày trăng tròn, tháng mười hai âm lịch
    Bốn mươi lăm năm trường vân du hóa độ
    Hơn ba trăm hội chuyển pháp thuyết kinh
    Hàng hàng lớp lớp đệ tử đảnh lễ nghiêng mình
    Sáu nẻo ba đường rợp bóng Đạo Vàng siêu tuyệt
    Thuận thế vô thường
    Có sinh phải có diệt
    Có diệt phải có sinh
    Nhưng đạo lý chơn thường
    Băng ngang dòng sinh diệt
    Tại rừng Sa La
    Đấng Cha Lành đã tám mươi năm tuổi già
    Bảy chúng đệ tử cùng quây quần câu hội
    Ngài bảo các con có còn gì muốn hỏi
    Những gì ta dạy xưa nay
    Đại chúng im lặng tỏ bày
    Nếu chúng con đã thông suốt
    Thì ta có mấy lời Di Giáo
    Giới Luật làm Thầy, đó là Bậc Nhất
    Giáo Pháp Ba Thừa, đó là vô song
    Khai thông vô thỉ vô chung
    Mở đường vô sinh vô tử
    Các con chớ có quên mình, gìn giữ
    Đó là lời cuối cùng của Đức Như Lai
    Tu chỉ một đường, không một không hai
    Phật tánh muôn đời, không thêm không bớt
    Mỗi mỗi chúng con, hãy chuyên tâm tu tập
    Cuộc đời, không có gì bằng đạo lý từ bi
    Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
    Ta từ giã các con, nơi Sa La Song Thọ
    Rừng núi hoang vu, im bặt tiếng gió
    Ngân hà nín thở, rơi rụng trăng sao
    Rằm Tháng Hai âm lịch, trăng thắm lệ đào
    Đức Từ Phụ Bổn Sư an nhiên Niết Bàn nhập diệt
    Đại chúng cất lên Thích Ca Mâu Ni tha thiết
    Núi rừng hòa vọng âm vang
    Lan xa thế giới ba ngàn
    Vượt qua mười phương tam thế
    Vũ trụ càn khôn nhỏ lệ
    Hướng về thế giới Ta Bà
    Hộ trì đạo lý Thích Ca
    Ngưỡng nguyện phổ chiếu Phật Đà
    Hằng hà pháp giới châu sa
    Nhất nhất chấp tay đồng Niệm Phật :
    Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    ......

  • @PhapPhat-b7w
    @PhapPhat-b7w หลายเดือนก่อน

    Kinh Bắc Tông ( Đại Thừa ) như Tịnh Độ, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Mật Tông, Thiền Tông,……trong đó cũng có một số Kinh không Phải do Phật thuyết mà Một Số Kinh ( Ví dụ như Từ Bi Thủy Sám Pháp, Pháp Bảo Đàn Kinh, … ) Do Các Tổ biên soạn : ( đoạn 3 ) :

    + Phật Thuyết Bất Tăng Bất Giảm Kinh;
    + Phật Thuyết Phật Ý Kinh;
    + Phật Thuyết Phật Địa Kinh;
    + Phật Thuyết Chiên Đàn Thọ Kinh;
    + Phật Thuyết Pháp Thường Trụ Kinh;
    + Phật Thuyết Diễn Đạo Tục Nghiệp Kinh;
    + Phật Thuyết Nhứt Thiết Pháp Cao Vương Kinh;
    + Phật Thuyết Giải Đãi Canh Giả Kinh;
    + Phật Thuyết Phật Thập Lực Kinh;
    + Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh;
    + Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Qúa Độ Nhơn Đạo Kinh;
    + Phật Thuyết Lập Thế A Tì Đàm Luận;
    + Phật Thuyết Xá Lợi Phất Hối Qúa Kinh;
    + Phật Thuyết Bát Chủng Dưỡng Công Đức Kinh;
    + Phật Thuyết Ngũ Khủng Bố Thế Kinh;
    + Phật Thuyết Đại Thừa Giới Kinh;
    + Phật Thuyết Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Tương Kinh;
    + Phật Thuyết Giới Tiêu Tai Kinh;
    + Phật Thuyết Mục Liên Vấn Giới Luật Trung Ngũ Bá Khinh Sự;
    + Phật Thuyết Mục Liên Sở Vấn Kinh;
    + Phật Thuyết Phật Danh Kinh;
    + Phật Thuyết Lão Mẫu Nữ Lục Anh Kinh;
    + Phật Thuyết Chuyển Nữ Thân Kinh;
    + Phật Thuyết Phụ Nhơn Ngộ Cô Kinh;
    + Phật Thuyết Lão Mẫu Kinh;
    + Phật Thuyết Ma Đặng Nữ Kinh;
    + Phật Thuyết Phúc Trung Nữ Thính Kinh;
    + Phật Thuyết Lão Nữ Nhơn Kinh;
    + Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật Kinh;
    + Phật Thuyết Phóng Bát Kinh;
    + Phật Thuyết Mạn Pháp Kinh;
    + Kinh Đại Thừa Biến Chiếu Quang Minh Tạng Vô Tự Pháp Môn;
    + Đại Phương Quảng Như Lai Bí Mật Tạng Kinh;
    + Phật Vị Hải Long Vương Thuyết Pháp Ấn Kinh;
    + Phật Vị Sa Già La Long Vương Sở Thuyết Đại Thừa Kinh;
    + Phật Vị Thuyết Quang Thiên Tử Thuyết Vương Pháp Kinh;
    + Phật Vị Thắng Quang Thiên Tử Thuyết Vương Pháp Kinh;
    + Đăng Chí Nhơn Duyên Kinh;
    + Giải Thâm Mật Kinh;
    + Quán Sát Chư Pháp Hạnh Kinh;
    + Thân Quán Kinh;
    + Nguyệt Đăng Tam Muội Kinh;
    + Tịnh Chiếu Thần Biến Tam Ma Địa Kinh;
    + Vô Tự Bảo Khiếp Kinh;
    + Thập Nhị Phẩm Sanh Tử Kinh;
    + Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh;
    + Chư Pháp Vô Hạnh Kinh;
    + Hữu Nhiễu Phật Tháp Công Đức Kinh;
    + Dục Pháp Công Đức Kinh;
    + Xưng Tán Đại Thừa Công Đức Kinh;
    + Thắng Tư Duy Phạm Thiên Sở Vấn Kinh;
    + Kim Cang Đỉnh Du Già Niệm Châu Kinh;
    + Thiên Thỉnh Vấn Kinh;
    + Thương Chủ Thiên Tử Sở Vấn Kinh;
    + Lực Trang Nghiêm Tam Muội Kinh;
    + Bồ Tát Ha Sắc Dục Pháp Kinh;
    + Bất Tất Định Nhập Định Nhập Ấn Kinh;
    + Mạn Thù Thất Lợi Chú Tạng Trung Hiệu Lượng Số Châu Công Đức Kinh;
    + Từ Thị Bồ Tát Sở Thuyết Đại Thừa Duyên Sanh Đạo Can Dụ Kinh;
    + Ngoại Đạo Văn Thánh Đại Thừa Pháp Vô Ngã Nghĩa Kinh;
    + Kinh Long Vương Huynh Đệ;
    + Đại Thừa Tứ Pháp Kinh;
    + Chư Pháp Tối Thượng Vương Kinh;
    + Đệ Tử Tử Phục Sanh Kinh;
    + Đại Phương Quảng Như Lai Bí Mật Tạng Kinh;
    + Quán Thế Âm Bồ Tát Thọ Ki Kinh;
    + A Di Đà Cổ Âm Thinh Vương Đà La Ni Kinh;
    + Phước Cái Chánh Hạnh Sở Tập Kinh;
    + Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận;
    + Thắng Quân Hóa Thê Bá Du Già Tha Kinh;
    + Tân Đầu Lô Đột La Xà Vị Ưu Đà Diên Vương Thuyết Pháp Kinh;
    + Ni Càn Tư Vấn Vô Ngã Nghĩa Kinh……
    + Thọ Thập Thiện Giới Kinh;
    + Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn Kinh;
    + Phật Thuyết Đại Thừa Lưu Chuyển Chư Hữu Kinh;
    + Vô Cấu Ưu Bà Di Vấn Kinh;
    + Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa;
    + Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh;
    + Tâm Kinh Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa;
    + Sờ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật;
    + Tâm Kinh Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa;
    + Kinh Phật Ngữ;
    + Kinh Thí Dụ Đàn Bò;
    + Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi;
    + Kinh Phật Tạng;
    + Kinh Bồ Đề Hạnh;
    + Kinh Sa Di La;
    + Kinh Bổn Sự;
    + Kinh Hiền Thủ;
    + Kinh A Hàm Chính Hạnh;
    + Kinh A Hàm Khẩu Giải Mười Hai Nhân Duyên;
    + Kinh Ý;
    + Kinh Phân Biệt Thiện Ác Báo Ứng; Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Cho Trưởng Giả Thủ Ca;
    + Kinh Anh Võ;
    + Kinh Đâu Điều;
    + Kinh Tôn Thượng;
    + Kinh Phạm Ma Du;
    + Kinh Phật Dạy Lão Bà La Môn Ở Vườn Hoàng Trúc;
    + Kinh Qủa Báo Trưởng Giả Bố Thí;
    + Kinh Tu Đạt;
    + Kinh Công Đức Của Ba Quy Y, Năm Giới, Từ Tâm Và Nhàm Chán;
    + Kinh Át Ba La Diên Vấn Chủng Tôn;
    + Kinh Số;
    + Kinh Hộ Quốc;
    + Kinh Lại Tra Hòa La;
    + Kinh Tệ Ma Thử Tôn Giả Mục Liên;
    ......

  • @PhapPhat-b7w
    @PhapPhat-b7w หลายเดือนก่อน

    Ý Nghĩa Mười Ân Đức Phật : ( đoạn 4 ) :
    00. Ân Ðức Ứng Cúng - Araham : Bậc Đáng Được Nhận Sự Cúng Dường Của Chư Thiên Và Loài Người. Ân Đức Ứng Cúng - Araham Có 04 Nghĩa :
    0.1 / Ðức Phật Là Bậc Ðã Xa Lìa Và Ðọan Tuyệt Mọi Kẻ Thù Là Phiền Não :
    Bỏn Xẻn ( Macchariya ) : Có 05 Loại :
    Bỏn Xẻn Về Chỗ Ở ( Avasa Macchariya );
    Bỏn Xẻn Về Gia Quyến, Môn Đồ, Đảng Phái ( Kula Macchariya );
    Bỏn Sẻn Về Sự Khen Tặng Và Sắc Tốt ( Vanna Macchariya );
    Bỏn Sẻn Về Lợi Lộc ( Labha Macchariya );
    Bỏn Sẻn Về Giáo Pháp ( Dhamma Macchariya ).
    Pháp Thế Gian ( Lokadhamma ) : Có 08 Loại :
    Ðược Nhận Lợi Lộc Và Của Cải ( Labho );
    Mất Lợi Lộc Và Của Cải ( Alabho );
    Ðược Danh Vọng, Nổi Tiếng ( Yaso );
    Mất Danh Vọng Và Tiếng Tăm ( Ayaso );
    Bị Chê Bai, Phỉ Báng, Soi Mói Lỗi Lầm, Làm Cho Nhục Nhã ( Ninda );
    Ðược Khen Hoặc Làm Cho Sung Sướng ( Pasamsa );
    Ðược Vui Vẻ ( Sukha );
    Bị Khổ ( Dukkho ).
    Pháp Nhơ Bẩn ( Mandila ) : Có 09 Loại :

    Hờn Giận ( Kodha );
    Vong Ơn Bội Nghĩa ( Makkha );
    Ganh Tỵ ( Issa );
    Bỏn Xẻn ( Macchariya );
    Làm Bộ, Giả Dối ( Maya );
    Khoe Khoang ( Satheyya );
    Nói Láo ( Musa );
    Tham Muốn Những Điều Xấu Xa, Tội Lỗi ( Papiccha );
    Tà Kiến ( Micchaditthi ).
    Pháp Tà Vạy ( Micchatta Dhamma ) : Có 10 Loại :
    Tà Kiến ( Micchaditthi );
    Tà Tư Duy ( Miccha Sankappo );
    Tà Ngữ ( Miccha Vaca );
    Tà Nghiệp ( Miccha Kammanto );
    Tà Tinh Tấn ( Miccha Vayamo );
    Tà Niệm ( Miccha Sati );
    Tà Định ( Miccha Samadhi );
    Tà Huệ ( Miccha Nanam );
    Tà Giải Thoát ( Miccha Vimutti ).
    Nghiệp Ác ( Akusalakammapatha ) : Có 10 Loại Và Còn Gọi Là Thập Ác :
    Sát Sanh ( Panatipato );
    Trộm Cắp ( Adinnadanam );
    Tà Dâm ( Kamesu Micchacaro );
    Nói Dối ( Musavado );
    Nói Đâm Thọc ( Pisunavaca );
    Nói Lời Độc Ác, Chửi Rủa ( Pharusavaca );
    Nói Lời Vô Ích, Viễn Vong ( Samphappalapo );
    Tham Lam ( Abhijjha );
    Thù Oán Mong Hại Người ( Byapada );
    Tà Kiến ( Micchaditthi ).
    Pháp Thằng Thúc ( Samyojana ) : Có 10 Loại :

    Thân Kiến ( Sakkayaditthi );
    Hoài Nghi Về Nhân Quả ( Vicikiccha );
    Chấp Theo Lễ Cúng Tế Thần Thánh, Chấp Theo Tập Quán ( Giới Cấm Thủ ) ( Silabbataparamasa );
    Vui Thích Tình Dục ( Kamachanda );
    Thù Oán Mong Hại Người ( Byapada );
    Mê Thích Trong Cảnh Sắc ( Ruparaga );
    Vui Thích Cảnh Vô Sắc ( Aruparaga );
    Ngã Mạn, Cống Cao ( Mana );
    Phóng Tâm ( Uddhacca );
    Vô Minh ( Avijja ).
    Tâm Ác ( Akulasacittuppada ) : Có 12 Loại :

    08 Tâm San Tham ( Lobhamula );
    02 Tâm Sân Hận ( Dosamula );
    02 Tâm Si Mê ( Mohamula ) [ Về Các Phiền Não Mà Ðức Phật Đã Xa Lìa, Xin Xem Hòa Thượng Bửu Chơn. Kinh Ân Ðức Tam Bảo. Bản In Không Xuất Bản. Trang 21 - 25 ].
    ......