Ester và Lipid

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 16 ธ.ค. 2024

ความคิดเห็น • 105

  • @capcuukhoa1271
    @capcuukhoa1271 4 หลายเดือนก่อน +1

    BÀI GIẢNG HAY QUÁ Ạ. XIN CHÚC THẦY MẠNH KHỎE VÀ LÀM NHIỀU VIDEO HAY NHƯ THẾ NÀY.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  4 หลายเดือนก่อน

      Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @tranthanh953
    @tranthanh953 5 หลายเดือนก่อน +1

    Cảm ơn thầy rất nhiều ạ! Một bài giảng sinh động về hình ảnh, đầy đủ về nội dung và nhiều điều mới mẻ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NguyeninhAn
    @NguyeninhAn 4 หลายเดือนก่อน +3

    Bài giảng của thầy được chau chuốt rất kĩ về mặt nội dung và hình thức truyền đạt. Thầy còn tìm hiểu nhiều kiến thức ở ngoài. Video của thầy thật sự rất chất lượng, hơi tiếc vì kênh của thầy còn hơi ít lượt xem và đăng kí.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  4 หลายเดือนก่อน

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @anhvu20101981
    @anhvu20101981 5 หลายเดือนก่อน +1

    Cảm ơn Thầy vì bài giảng hay!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @cothaoxucana
    @cothaoxucana 5 หลายเดือนก่อน +1

    cám ơn thầy ạ bài giảng quá hay mong thầy ra nhiều bài giảng hơn để chúng e học hỏi ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  4 หลายเดือนก่อน

      Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thucvuinh6537
    @thucvuinh6537 6 หลายเดือนก่อน +2

    Em chào thầy ạ, em mong video của thầy mỗi ngày. Bài giảng có nhiều thông tin hữu ích, em mong video nào đó thầy giải thích thêm cơ chế phản ứng, những phản ứng thuỷ phân ester trong môi trường acid mà chỉ xảy ra một chiều, sơ đồ về tổng hợp hoặc ứng dụng của các ester trong thực tế, hình ảnh trực quan về quá trình điều chế ester cũng như thuỷ phân ester và phản ứng xà phòng hoá. Kênh của thầy là một nguồn tham khảo quý giá của hs và gv. Mong thầy nhiều sức khoẻ và năng lượng. Cảm ơn thầy nhiều ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน +2

      Một số điều bạn đề cập, và hơn thế nữa, đã có trong video về luyện tập Ester-Lipid sắp được phát hành. Bạn chờ xem nhé.
      Tuy nhiên, tôi không muốn "lạm dụng" quá nhiều về cơ chế phản ứng, nếu không thực sự cần thiết với mức độ phổ thông.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @thucvuinh6537
      @thucvuinh6537 6 หลายเดือนก่อน

      dạ em cảm ơn thầy ạ ❤

  • @TrucGiang-u7x
    @TrucGiang-u7x 5 หลายเดือนก่อน +1

    Con may mắn khi được biết đến kênh của Thầy! Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe và nhiều năng lượng tích cực ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @hungvuuc5595
    @hungvuuc5595 5 หลายเดือนก่อน +1

    Thầy dạy quá hay

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @tvtsp2138
    @tvtsp2138 5 หลายเดือนก่อน +1

    thật đỉnh. chúc thầy sức khỏe. Tại sao trường đại học lại không dạy phương pháp sư phạm theo kiểu này nhỉ. Từng bài 1 trong sách giáo khoa phổ thông- giải thích cặn kẽ chi tiết- quá thấm. Nhưng thiết nghĩ chỉ có thầy Thọ mới phanh phui ra nhiều kiến thức mở rộng như thế. E nể phục với kiến thức mà thầy đang có. cảm ơn thầy với video hay, một blog trả lời rất có tâm và có tầm.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @gvphankhanhphong20thptchuy25
    @gvphankhanhphong20thptchuy25 6 หลายเดือนก่อน +1

    Thưa thầy, thầy có thể nói thêm về phản ứng của ester HCOOR với thuốc thử Tollens không ạ vì một số tài liệu xét cơ chế là không có phản ứng này.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน

      Bạn cần nói rõ là tài liệu nào, trang mấy, hoặc URL nếu là trang web thì mới biết nội dung là gì chứ? Dù sao, bạn cứ tham khảo các tài liệu thì tốt hơn, vì tôi cũng chỉ hiểu biết rất hạn chế thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @gvphankhanhphong20thptchuy25
      @gvphankhanhphong20thptchuy25 5 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT dạ Thầy đây ạ drive.google.com/drive/folders/1XBGtZIYmSoURkG35f5UvReGZaxaBt8Oc

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +2

      Có nhiều bạn quan tâm điều này. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, các bạn chỉ cần thực hiện phản ứng là có ngay giải đáp cho chính mình. Tôi không còn làm trong phòng thí nghiệm nữa nên không thể tiến hành thí nghiệm này, nên là cơ hội của các bạn mà, đúng không?
      Về mặt lí thuyết, tôi đang đọc các tài liệu tham khảo gốc số [1] (Cơ chế phản ứng của tác nhân Tollens, William E. Benet, Gabriella S. Lewis, Louise Z. Yang & D. E. Peter Hughes, tháng 12 năm 2011) và số [3] (Quá trình Tollens sửa đổi... của Huiying Wang, Dinglong Chen, Yongju Wei, Yongfang Chang, & Jianlu Zhao, tháng 9 năm 2011) mà trang ấy nêu. Phần trích [2] của trang này tôi không biết là gì nêu chưa đọc được, nếu bạn biết tựa thì hãy cho tôi biết. Cần đọc kỹ toàn bộ các bài báo cáo khoa học gốc mà tác giả trích dẫn thì mới biết được tường tận nội dung cần thiết. Tỉ như nói rằng benzaldehyde không bị oxid hóa bới phức Cu(II) là do gốc phenyl đẩy electron vào carbon gemdiol làm chúng kém bền, cũng cần cân nhắc thêm, vì cơ chế phản ứng với thuốc thử Tollens khác cơ chế phản ứng với thuốc thử Fehling chẳng hạn.
      Tóm lại, tốt nhất là thực nghiệm. Không thực nghiệm mà chỉ dựa trên lí thuyết để cho là thế này hay thế kia thì rất mạo hiểm, it nhất là đối với tôi vì kiến thức có hạn. Tôi sẽ có một blog về nội dung này trong thời gian tới khi có thêm thông tin cần thiết.
      Kết thúc với một chuyện để giải trí. Tôi đặt câu hỏi này cho ba trang AI (trí tuệ nhân tạo) khác nhau. Trang trả lời là có phản ứng thì tôi lập luận để phản bác, cuối cùng "nó" thừa nhận là không phản ứng. Trang nói là không phản ứng, tôi cũng phản bác tương tự thì "nó" cũng hơi bị đuối lý nên kết luận là có thể phản ứng, song lượng phản ứng không đủ nhiều để có thể nhận biết được! Các bạn cẩn thận khi dùng AI vì hiện còn đang "non" lắm về hóa học.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @hienlam7082
    @hienlam7082 หลายเดือนก่อน +1

    Dạ, thưa thầy,. Thầy cho em hỏi: khi mình dùng thuật ngữ omega-6, omega-9 để chỉ các hợp chất có trong dầu ăn (ví dụ: dầu ăn có chứa omega-6, omega-9, có lợi cho sức khỏe) thì mình có bắt buộc phải dùng cụm từ acid đi kèm không ạ? Em cảm ơn thầy ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  หลายเดือนก่อน +1

      Nói chung, nếu chỉ đề cập đến chúng trong một loại thực phẩm hoặc dầu mỡ thì không cần nêu tên acid, ví dụ *_"Dầu hoa hướng dương có hàm lượng omega-6 cao"_* .
      Đảo lại, nếu đề cập đến acid béo thì buộc phải nêu tên acid ấy, ví dụ: *_"Linoleic acid (một acid béo omega-6)..."_*
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @hienlam7082
      @hienlam7082 หลายเดือนก่อน +1

      @@HocHoaTT dạ. em cảm ơn thầy đã dành thời gian đọc và trả lời băn khoăn này của em. Em kính chúc thầy nhiều sức khỏe và luôn hạnh phúc.

  • @HungNguyen-bj4nl
    @HungNguyen-bj4nl 4 หลายเดือนก่อน +1

    thưa thầy, Ví dụ về mỡ ăn là dầu cá, sao e thấy trên 1 số sản phẩm omega 3 ghi chiết xuất từ dầu cá, thầy có thể nói rõ hơn về vấn đề này không ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  4 หลายเดือนก่อน

      Đúng như vậy. Dầu cá có hai acid béo omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhưng cơ thể lại không tổng hợp được là docosahexaenoic acid (DHA) và eicosapentaenoic acid (EPA) đã đề cập trong bài giảng. DHA , EPA, cùng với ALA (α-linolenic acid) thường được gọi chung là omega-3 trong các sản phẩm thương mại.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @HungNguyen-bj4nl
      @HungNguyen-bj4nl 4 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT em cám ơn thầy. Ngoài ra em có 1 câu hỏi thêm, với các CTHH có 2 nối đôi C=C trong mạch chính, thì dạng cis trans sẽ tính như thế nào ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 หลายเดือนก่อน

      Xét bình thường cho mỗi liên kết C=C thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 3 หลายเดือนก่อน +1

    Thầy ơi, ester có ở thể khí không ạ. Nếu đề nói là ở đkt ester tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí thì sai hay đúng ạ thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 หลายเดือนก่อน

      Ester đơn giản nhất, là methyl formate là chất lỏng, nhiệt độ sôi là 32⁰C.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 2 หลายเดือนก่อน +1

      Thầy ơi, mỗi TH này là chất lỏng thôi ạ, còn các loại ester khác thì có thể cả 2 thể rắn và lỏng ạ

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 2 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT Thầy ơi!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 หลายเดือนก่อน

      Khi nói ester đơn giản nhất, nhẹ nhất, là chất lỏng thì hiển nhiên bạn suy ra được những ester khác phải là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường và điều kiện tiêu chuẩn.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @dungbui7522
    @dungbui7522 5 หลายเดือนก่อน +1

    Dạ thầy cho em hỏi bản chất của phản ứng thủy phân em tưởng là ngược lại với phản ứng tổng hợp CH3CO kết hợp với OH của nước và OC2H5 kết hợp với H. Giống khái niệm khi ta thay OH của acid bằng OR' của alcohol ta đc ester ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  4 หลายเดือนก่อน

      Trong bài giảng tôi không hề đề cập đến cơ chế phản ứng thủy phân ester.
      Khi nói "COO quay sang bên nào, cắt bên đó để đọc tên, hoặc để *_viết phương trình phản ứng..._* " tôi đã nhấn mạnh là chỉ để đọc tên hoặc viết phương trình phản ứng cho dễ mà thôi.
      Chương trình cũng không đề cập đến cơ chế của phản ứng này, cho nên việc xem xét cơ chế phản ứng là không cần thiết vì không giúp ích gì cho việc hiểu thêm phản ứng cả. Vả lại nếu xét cơ chế phản ứng thì thậm chí oxygen trong liên kết đôi C=O của ester ban đầu chưa chắc đã là oxygen trong C=O của acid tạo thành, vậy nói đến cơ chế phản ứng đâu có lợi gì mà chỉ làm rối thêm cho các bạn trẻ và đẩy chúng xa ròi hóa học thôi.
      Không vui, học không vô. Vậy nhé. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @ngochao7169
    @ngochao7169 6 หลายเดือนก่อน +1

    Em nhớ lipid đơn giản là gồm sáp,dầu, mỡ còn lipid phức tạp gồm phospholipid và steroid ạ. Em thắc mắc ngay khúc đó 15:25

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน

      Có thể bạn nhớ nhầm rồi chăng? Bạn đọc thêm ở đây:
      chemjoy-tt.blogspot.com/2024/06/loai-lipid-cau-hoi-cua-mot-ban-viec.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @ngochao7169
      @ngochao7169 6 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT Em cảm ơn thầy!

    • @ythien9010
      @ythien9010 3 หลายเดือนก่อน

      mình cũng thắc mắc khúc đó tại trong sách sinh (10 hay 11 mình hong nhớ nữa) ngta ghi v, mà lại khác thầy v chắc là sách chia theo tiêu chí khác rùi.

  • @hanguyenthingoc6664
    @hanguyenthingoc6664 4 หลายเดือนก่อน +1

    Cảm ơn bài giảng hữu ích của thầy. Thầy ơi cho em hỏi: Trong phản ứng thủy phân ester, nhóm -COO- bị phân cắt ở liên kết giữa O với C của nhóm chức hay giữ O với C của gốc R'? Em cảm ơn thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  4 หลายเดือนก่อน

      Chương trình không đề cập đến cơ chế của phản ứng thủy phân ester có lẽ vì nó rắc rối quá chăng? Dù sao, với câu bạn hỏi thì liên kết bị cắt đứt là giữa O và C của nhóm chức ester ban đầu. Khi có thời gian, có thể tôi sẽ viết 1 blog về cơ chế phản ứng này vì ngay cả O của C=O cũng có thể bị thay thế luôn!
      Nhân đây cũng lưu ý: trong bài giảng, tôi nhiều lần nói "COO quay sang bên nào, cắt bên đó *_để đọc tên_* hoặc *_để viết phương trình phản ứng_* " chứ không nói đó là cơ chế phản ứng đâu nhé.

    • @hanguyenthingoc6664
      @hanguyenthingoc6664 4 หลายเดือนก่อน +1

      @@HocHoaTT Dạ em cảm ơn thầy. Chúc thầy luôn mạnh khỏe để giúp mọi người thêm yêu hóa hơn ạ.

  • @sinh6752
    @sinh6752 3 หลายเดือนก่อน +1

    1. Em có thắc mắc về nguyên tắc khi nào tháo ống dẫn khí trước hay sau khi tắt đèn cồn, như các thí nghiệm điều chế oxygen, ester,... ạ
    2. Phản ứng điều chế ester như CH3COOC2H5 quen thuộc, nếu cho H2SO4 đặc nhiều thì chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 หลายเดือนก่อน

      1. Tùy phản ứng cụ thể và không có thời gian để đi vào chi tiết. Nói chung, thường tháo ống dẫn khí trước vì nếu tắt đèn cồn trước sẽ làm giảm áp suất trong hệ, dẫn đến khả năng trào ngược của sản phẩm lỏng vào hệ thống thu, dẫn, đang rất nóng, gây nhiều hệ quả nguy hiểm (nứt vỡ dụng cụ thủy tinh, gây nổ, ...). Chí ít thì cũng bị trừ điểm vì sản phẩm bẩn (không tinh khiết) và hiệu suất thấp
      2. Khi ấy rất nhiều phản ứng khác có thể xảy ra. Điều mà các bạn học chỉ rất giới hạn, hóa học thì vô biên. Vậy nên hãy cứ theo đúng hướng dẫn từ sách giáo khoa là đủ. Cũng đừng "sáng chế" và "đoán mò" ra phản ứng như một số bài tập trong sách giáo khoa...
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @thihongnguyen4040
    @thihongnguyen4040 3 หลายเดือนก่อน +1

    Ester thuần chức là như nào vậy thầy, thầy định nghĩa rồi cho em ví dụ ạ. Và ester tạp bởi acid carboxylic đa chức với alcohol đa chức luôn tồn tại ester có nguyên tử C liên kết tạo thành vòng ạ thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 หลายเดือนก่อน

      1. Ester "thuần chức"(?)
      Bạn xem ở đây: tinyurl.com/ester-thuan-chuc hay ở đây: tinyurl.com/ester-thuan-chuc2
      Đây là một "từ" không biết xuất hiện từ đâu, lúc nào, nhưng nội dung thì lại tự mâu thuẫn. Các bạn ấy định nghĩa thuần chức là chỉ có một loại nhóm chức rồi cho ví dụ với ester đơn chức có liên kết đôi, trong khi chính liên kết đôi cũng là một nhóm chức. Nói chung, bạn nên thận trọng với các từ không xuất hiện trong chương trình học.
      2. "ester tạp bởi acid carboxylic đa chức với alcohol đa chức luôn tồn tại ester có nguyên tử C liên kết tạo thành vòng". Không hiểu câu hỏi của bạn. Nếu hiểu là "ester tạo bởi acid carboxylic đa chức với alcohol đa chức luôn tồn tại ester vòng?" thì câu trả lời là không chắc vì còn tùy cấu tạo cụ thể và điều kiện phản ứng nữa. Không có một công thức chung trong trường hợp này.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @hades3856
    @hades3856 5 หลายเดือนก่อน +1

    dạ cho em hỏi phần tương tác VDW, thầy nói phân tử phân cực thường trực là sao ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Phân cực thường trực (permanent polarized), dẫn đến lưỡng cực thường trực (permanent dipole) mà có nơi dịch là lưỡng cực vĩnh cửu. Bạn có thể đọc thêm ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/04/luong-cuc-trong-phan-tu-chat-phan-tu-hc.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @hades3856
      @hades3856 5 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT dạ em cảm ơn Thầy rất nhiều

    • @hades3856
      @hades3856 5 หลายเดือนก่อน +1

      @@HocHoaTT dạ Thầy ơi em hỏi thêm là trong công thức tính Kc khi nào thì nước có viết trong biểu thức khi nào không vậy ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      Bạn xem ở đây: th-cam.com/video/vYexZvzwHGs/w-d-xo.html
      Với trường hợp ester: th-cam.com/video/vYexZvzwHGs/w-d-xo.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @hades3856
      @hades3856 5 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT dạ em cảm ơn Thầy để e xem lại hết vid của Thầy

  • @VũThịLiên-v3o
    @VũThịLiên-v3o 5 หลายเดือนก่อน

    Em cảm ơn Thầy vô cùng ạ, bài giảng của Thầy giúp em hiểu yêu Hoá hơn! Khi nào Thầy giảng đến chủ đề Carbohydrate ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      Đã phát hành.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 5 หลายเดือนก่อน +1

    Dạ thầy ơi cho em hỏi ester có gốc formate có tham gia phản ứng tráng bạc, có làm mất màu dung dịch bromine khộng ạ? Tại lâu này học theo sách cũ và thậm chí đề của bộ giáo dục cho là có phản ứng, nhưng mới đây trên một tạp chí được trích bởi trang KEM (trang uy tín) lại bảo ester formate không tráng bạc ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      Có nhiều bạn quan tâm điều này. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, các bạn chỉ cần thực hiện phản ứng là có ngay giải đáp cho chính mình. Tôi không còn làm trong phòng thí nghiệm nữa nên không thể tiến hành thí nghiệm này, nên là cơ hội của các bạn mà, đúng không?
      Về mặt lí thuyết, cũng có bạn đã gửi ảnh chụp các bình luận như bạn nêu ở đây. Tôi đang đọc các tài liệu tham khảo gốc số [1] (Cơ chế phản ứng của tác nhân Tollens, William E. Benet, Gabriella S. Lewis, Louise Z. Yang & D. E. Peter Hughes, tháng 12 năm 2011) và số [3] (Quá trình Tollens sửa đổi... của Huiying Wang, Dinglong Chen, Yongju Wei, Yongfang Chang, & Jianlu Zhao, tháng 9 năm 2011) mà trang ấy nêu. Phần trích [2] của trang này tôi không biết là gì nêu chưa đọc được, nếu bạn biết tựa thì hãy cho tôi biết. Cần đọc kỹ toàn bộ các bài báo cáo khoa học mà tác giả trích dẫn thì mới biết được tường tận nội dung cần thiết. Tỉ như nói rằng benzaldehyde không bị oxid hóa bới phức Cu(II) là do gốc phenyl đẩy electron vào carbon gemdiol làm chúng kém bền, cũng cần cân nhắc thêm, vì cơ chế phản ứng với thuốc thử Tollens khác cơ chế phản ứng với thuốc thử Fehling chẳng hạn.
      Tóm lại, tốt nhất là thực nghiệm. Không thực nghiệm mà chỉ dựa trên lí thuyết để cho là thế này hay thế kia thì rất mạo hiểm, it nhất là đối với tôi vì kiến thức có hạn. Tôi sẽ có một blog về nội dung này trong thời gian tới khi có thêm thông tin cần thiết.
      Kết thúc với một chuyện để giải trí. Tôi đặt câu hỏi này cho ba trang AI (trí tuệ nhân tạo) khác nhau. Trang trả lời là có phản ứng thì tôi lập luận để phản bác, cuối cùng "nó" thừa nhận là không phản ứng. Trang nói là không phản ứng, tôi cũng phản bác tương tự thì "nó" cũng hơi bị đuối lý nên kết luận là có thể phản ứng, song lượng phản ứng không đủ nhiều để có thể nhận biết được! Các bạn cẩn thận khi dùng AI vì hiện còn đang "non" lắm về hóa học.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu4181 3 หลายเดือนก่อน +1

    Dạ thầy ơi cho em hỏi là tại sao người ta ít sử dụng esters trong điều chế nước hoa vậy ạ? Em đọc một số bài tập thì thấy họ bảo là người ta hay dùng aldehydes, ketones và alcohols hơn nhưng không phải đó hầu hết là nhưng chất độc ạ? Về việc esters dễ mồ hôi và gặp mồ hôi có thể bị thủy phân ra acid có mùi khó chịu thì em đã biết rồi nhưng vẫn hơi thắc mắc ạ! Mong thầy giải đáp ạ, em cảm ơn ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 หลายเดือนก่อน +1

      Trước hết, nước hoa không phải là chuyên môn của tôi. Cám ơn bạn đã hỏi vì giúp tôi có cơ hội đọc thêm về nội dung này. Tất cả những điều bạn nêu về ester đều vấp phải một nhầm lẫn là nhìn một hiện tượng sinh học bằng cái nhìn hóa học. Đơn giản là người ta có dùng ester, nhưng thành phần chính trong nước hoa và mùi hương là các terpene chứ không phải như bạn nghĩ đâu. Tiếc là chương trình đã bỏ bài terpene. Sau khi đọc một số tài liệu và sách về mùi hương và nước hoa, tôi cũng ngộ ra được đôi điều thú vị và có thể sẽ đề cập trong một blog sắp tới nếu có thời gian.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @DanhNguyen-st1lw
    @DanhNguyen-st1lw 6 หลายเดือนก่อน +1

    Dạ e chào thầy, phần đồng phân cấu tạo ester: HCOO e vẽ cũng như thầy, còn COO e k cần xoay mà thay bằng mũi tên kép (nói chung là như nhau). Số mũi tên ứng với số cấu tạo. E vui là có ý tưởng vẽ trúng ý của thầy... Hihi, cảm ơn thầy nhé!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      Đạt được kết quả thì tốt rồi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @DanhNguyen-st1lw
      @DanhNguyen-st1lw 5 หลายเดือนก่อน +1

      @@HocHoaTT dạ e cũng đi dạy phổ thông thầy ạ...Cùng thời lứa 7x thuộc thế hệ học trò của thầy ạ...

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 5 หลายเดือนก่อน +1

    Thầy ơi, chất béo là ester của glycerol (hay ester của alcohol ) là đúng hay sai ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      Vì sao bạn cần hỏi?
      Bạn cứ theo định nghĩa đã ghi trong sách giáo khoa là đủ. Sách Cánh Diều (trang 10), Chân Trời Sáng Tạo (trang 8), Kết Nối Tri Thức (trang 10) đều ghi như nhau:
      "Chất béo (triglyceride) là các triester (ester ba chức) của glycerol với các acid béo"
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 5 หลายเดือนก่อน +1

      ​@@HocHoaTT Thầy ơi, Lipid không là chất béo, nhưng chất béo, sáp, phospholipd là Lipid đúng không ạ thầy. Kiểu như Lipid là tập hợp mẹ chứa các tập con là chất béo, sáp, phospholipd,... Nên các tập con đó được gọi là Lipid, nhưng Lipid không được gọi là chất béo, sáp,... đúng không thầy.
      2. Thầy chỉ thêm phần cách đọc tên của những chất béo đi ạ ví dụ ở phút 24:16. Hay trong video của thầy nhiều chất tên thông thường lạ thật ý thầy, phải học thuộc và biết nhiều để nhớ ạ thầy. Trong đề thi mà cho chất dài như vậy cho các đáp án chắc em cũng không biết tên là như nào nữa

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      1. Trong bài giảng, bảng tóm tắt tại th-cam.com/video/-kcmmfE0zVw/w-d-xo.html là câu trả lời đầy đủ cho bạn rồi.
      Cách nói *_"tập hợp mẹ", "tập hợp con"",..._* là minh họa cho việc "thích" (cách nói nhẹ nhàng nhất có thể) đưa Toán học vào Hóa học một cách không cần thiết. Nó cho thấy nhược điểm của Hóa học nghèo thực nghiệm, Hóa học chỉ với giấy bút và mơ mộng của một số tác giả.
      2. Bạn lo lắng chứng tỏ bạn đã có đọc phần này. Song bạn không cần và không nên lo lắng vì phần này đã ghi rõ là phần "ĐỌC THÊM" rồi mà. Có lẽ sau này tôi sẽ ghi là phần "ĐỌC CHƠI CHO VUI" vậy!
      Với tôi, dù dạy qua video hay dạy tại lớp ngày xưa cũng thế, dạy để các học trò đỗ đạt là cần thiết, nhưng dạy các bạn ấy thành người mới là điều quan trong. Xem quảng cáo sữa trên TV thấy người ta khen sữa giàu DHA này nọ, vậy liệu có bao nhiêu người quan tâm và tự hỏi DHA là gì và vì sao DHA tốt cho chúng ta? Trong số những người ấy, đã có bao nhiêu người học Hóa học chẳng biết DHA là gì và cũng chẳng cần biết? Không vui, học không vô. Không quan tâm, chỉ học để trả nợ điểm số và thi cử cũng mệt mỏi không kém. Cho nên khi có thể, tôi hay ghép những gì Hóa học mà các bạn đang học, có thể giải thích những điều xung quanh ta. Thế thôi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 5 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT Vâng ạ thầy! Các video bài giảng thấy thầy dạy đỉnh lắm luôn ý ạ, em thấy mấy khóa học onl mà thầy cô này lại "phốt" mấy thầy cô kia. Ước được thầy dạy trực tiếp, nghe bài giảng quá logic luôn ạ. Thầy ơi, phần 1 ý em là lipid không là chất béo, nhưng đảo ngược lại chất béo là lipid có đúng không ạ. Hay lipid không là sáp nhưng sáp lại là lipid thì khi đảo ngược lại như vậy là đúng không thầy, lỡ may người ta cho vào trắc nghiệm đúng sai ạ thầy

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj 3 หลายเดือนก่อน +1

    Thầy ơi, CTCT thu gọn của chất một số chất phức tạp như epibatidine hay Methadone chả hạn thì những điểm khuyết (bị ẩn nguyên tố) thì tại đó có luôn luôn là C không ạ hay là những nguyên tố khác ạ thầy giải thích giúp em ạ và thầy giúp em điền nguyên tố của epibatidine ạ
    2) Trong bài tìm CTCT của ester có CTCT là C8H.... mà tìm ra k = 6 chả hạn vậy thì có CTCT 1 vòng 8C và 5 pi không ạ thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 หลายเดือนก่อน

      1. Công thức phân tử của Epibatidine và Methadone lần lượt là C₁₁H₁₃ClN₂ và C₂₁H₂₇NO.
      2. Không hiểu câu hỏi của bạn. Hãy viết rõ ràng hơn nhé.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 3 หลายเดือนก่อน +1

      @@HocHoaTT Thầy ơi, đề cho CTCT thì mà bị khuyết nguyên tố thì đó có luôn là nguyên tố C không ạ thầy. Đây ạ thầy en.wikipedia.org/wiki/Epibatidine. Phần mặt phẳng giống kiểu hình vuông bị khuyết các nguyên tố thì đó là nguyên tố gì vậy ạ thầy, tại các đỉnh có luôn là Carbon không ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  3 หลายเดือนก่อน

      Đã nêu trong cách viết công thức cấu tạo khung phân tử, bạn cần xem lại: th-cam.com/video/H12zD6oE9rA/w-d-xo.html
      Nói đơn giản thì các vị trí không ghi rõ kí hiệu nguyên tố thì hiểu là C, đếm số liên kết chung quanh để xem có bao nhiêu nguyên tử H kèm chung với C đó mà không nêu ra.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
      @NhuQuynhNguyen-ol2hj 3 หลายเดือนก่อน +1

      @@HocHoaTT Thầy ơi, câu này CTCT phải là (COO)2C3H6 ạ thầy, em thấy trên mạng toàn là CH2(COO)2(CH2)2. Hợp chất hữu cơ X có công thức C5H6O4. X tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2, tạo ra muối của axit cacboxylic no Y và ancol Z. Dẫn Z qua CuO, nung nóng, thu được andehit T khi tham gia phản ứng tráng bạc, tạo Ag theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4. Biết Y không có đồng phân nào khác.Phát biểu nào sau đây đúng :
      A. Axit Y có tham gia phản ứng tráng bạc
      B. Ancol hòa tan Cu(OH)2 để tạo dung dịch màu xanh
      C. Andehit T là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng
      D. Ancol Z không no có 1 liên kết C=C
      CTCT: (COO)2C3H6 có thể tham gia phản ứng Cu(OH)2 hoặc không tham gia phản ứng với Cu(OH)2 nếu 2 COO đứng ở vị trí số 1 và số 3, hoặc đứng liền kề nhau. Nên alcohol tạo ra có thể tham gia pư Cu(OH)2 hoặc không đúng không thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 หลายเดือนก่อน

      Như đã nói với bạn nhiều lần: tôi không muốn giải hoặc góp ý về những bài tập có trên mạng, vì tốt-xấu, đúng-sai lẫn lộn. Nếu sai, tôi phải nói là sai, điều đó có thể sẽ làm phiền tác giả vì rất nhiều lý do. Bài này là một ví dụ.
      Bạn có những ý đúng, nhưng cũng có chỗ hiểu lầm, tỉ như bạn ghi _"(COO)2C3H6 có thể tham gia phản ứng Cu(OH)2 hoặc không tham gia phản ứng với Cu(OH)2 nếu 2 COO đứng ở vị trí số 1 và số 3, hoặc đứng liền kề nhau"_ mà tôi nghĩ là bạn định viết là _C₃H₆(OH)₂ có thể tham gia phản ứng Cu(OH)₂ hoặc không tùy thuộc 2 nhóm -OH kế nhau hay cách nhau_ thì phù hợp hơn. Viết đúng-rõ-gọn, theo thứ tự, là những yêu cầu để có một bài viết tốt khi thi.
      Tóm lại, nếu đề bài chỉ như những nội dung như bạn trích thì bạn nghĩ đúng, nghĩa là X có thể có 3 trường hợp. Ứng với mỗi trường hợp, lại có những đáp án có thể khác nhau cho những câu hỏi tiếp theo... Đó là lý do vì sao tôi không muốn mất thời gian của tôi, và cũng đã khuyên bạn cẩn thận với những bái tập theo kiểu cũ trên mạng của những nhà hóa học chẳng hề làm thí nghiệm.
      Chúc bạn tỉnh táo, biết chọn lọc những điều cần học, và luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 5 หลายเดือนก่อน +1

    phản ứng thủy phân cần đun nóng, sao khi viết phản ứng e không thấy thầy viết toC ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Ghi t° là đủ chứ đâu cần phải t°C (Thật ra nên ghi là Δ)
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @duyphuong4434
      @duyphuong4434 5 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT Dạ em cám ơn thầy ạ!

  • @VũThịLiên-v3o
    @VũThịLiên-v3o 5 หลายเดือนก่อน

    Thầy ơi, khi phân tử càng gọn thì tương tác Van càng nhỏ hay càng lớn ạ? Ví dụ pentane, isopentane, với neopentane thì tương tác Van giảm dần nên nhiệt độ sôi giảm dần ấy ạ. Em chân thành cảm ơn Thầy ạ.

    • @VũThịLiên-v3o
      @VũThịLiên-v3o 5 หลายเดือนก่อน

      Dạ, em hiểu rồi em cảm ơn Thầy nhiều ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      Vậy tốt rồi.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @baophamhoai4956
    @baophamhoai4956 5 หลายเดือนก่อน +1

    Dạ em chào Thầy, dạ Thầy ơi! Em có một số vấn đề thắc mắc, nếu có thể và không phiền Thầy, xin nhờ Thầy cho em ý kiến để em sáng tỏ vấn đề ạ: Ester là sản phẩm của phản ứng giữa acid và alcohol đúng hay sai? Em nghĩ là sai. Vì chỉ xét carboxylic acid với alcohol còn acid vô cơ không còn đúng nữa. Nhưng ý kiến của em lại trái với đáp án trong sách bài tập cánh diều 1.14 ạ! Dạ em cảm ơn Thầy ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      Bạn hãy đọc chậm và kỹ hơn. Tác giả ghi là "acid và alcohol" là đúng với cả carboxylic acid và acid vô cơ có oxygen (như H₃PO₄, H₂SO₄, HNO₃, ...) chứ không phải _chỉ có carboxylic acid_ như bạn và một số bạn khác "nghĩ". Một số ý kiến ở đây cũng cho thấy có không ít bạn rất "ngạc nhiên" về khái niệm ester *_với các acid vô cơ_* như đã nêu trên.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @baophamhoai4956
      @baophamhoai4956 5 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT Dạ Thầy! Nếu là acid vô cơ không có oxygen ví dụ phản ứng giữa C2H5OH + HCl-->C2H5Cl + H2O (*) thì C2H5Cl đâu phải là ester nó là dẫn xuất halogen [sản phẩm H2O của phản ứng (*) là do H của acid và OH của alcohol; sản phẩm H2O của phản ứng carboxylic acid và alcohol là H của alcohol và OH của acid] vậy khái niệm ester là sản phẩm của acid và alcohol đâu có đúng trong trường hợp này Thầy ạ? Dạ em mong Thầy giúp đỡ ạ!

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 6 หลายเดือนก่อน +1

    Ở câu 1 luyện tập thầy cho chất D và E trùng nhau phải không thầy?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน +1

      Đúng vậy, để các bạn trê tập nhìn ester theo cả hai chiều xuôi, ngược mà vẫn nhận ra chúng. Để dần đến xuôi/ngược khác biệt nhau khi viết công thức cấu tạo các đồng phân.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @ChuyenNguyenThi-gb3gg
      @ChuyenNguyenThi-gb3gg 5 หลายเดือนก่อน +1

      Biết ơn thầy, em chúc thầy sức khỏe.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 6 หลายเดือนก่อน +1

    Thầy cho em hỏi dầu cọ có phải là chất béo no không ạ?em cám ơn thầy ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน

      Dầu cọ (palm oil) có hàm lượng các acid béo: palmitic acid (C16:0) khoảng 44%, oleic acid (C18:1) khoảng 40%, linoleic acid (C18:2) khoảng 10%, với t°nc ≈ 33°C-39°C.
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @duyphuong4434
      @duyphuong4434 5 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT Dạ em cám ơn thầy ạ!

  • @truongphambuu4181
    @truongphambuu4181 5 หลายเดือนก่อน +1

    Dạ em chào thầy ạ. Sau khi xem bài giảng của thầy em thấy rất hay ạ. Nhưng em cũng có một vài câu hỏi liên quan tới cuộc sống hằng ngày mong được thầy giải đáp ạ!
    - Thầy cho em hỏi tại sao khi dầu mỡ gặp đá hoặc nước đá có hiện tượng đông lại ạ? Và nếu con người ăn uống dầu mỡ rồi uống nước đá thì liệu trong cơ thể chất béo đó có bị đông lại và liệu có hại cho sức khỏe không ạ?
    - Tiếp theo là tại sao trong các nhà hàng có đường ống dẫn dầu và cứ 1 thời gian sẽ bị đông đặc lại và gọi người tới vệ sịnh ạ? Đó là do đâu ạ?
    Mong thầy đọc và giải đáp giúp em ạ. Chúc thầy 1 ngày tốt lành ạ!

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Do kiến thức có hạn nên sẽ chỉ trả lời các nội dung có liên quan đến video hoặc khoa học thuần túy mà thôi. Như thế, chỉ trao đổi với bạn về câu hỏi thứ nhất. Câu hỏi thứ hai thì có quá nhiều khả năng và tham số theo tình huống nên chịu, không trả lời bạn được.
      Bạn đã biết là mỡ là chất béo rắn nên đông lại ở nhiệt độ thấp là chuyện bình thường. Khi vào cơ thể, nhiệt độ là ~37°C nên chúng có thể hóa lỏng, nếu không thì khi đến ruột non cũng bị muối mật nhũ tương hóa, rồi bị thủy phân với xúc tác của các enzyme loại lipase thành các acid béo và glycerol hoặc monoglyceride (nếu là lipase tụy tạng). Khá bình thường thôi, nếu là dầu mỡ lẫn trong món ăn như phở, mì, ... Còn nếu dùng một lượng lớn thì kiểu gì cũng có hại, kể cả thuốc bổ!
      Chúc luôn vui với Hóa..

  • @anhvu20101981
    @anhvu20101981 5 หลายเดือนก่อน +1

    Em xem bài giảng của Thầy rất kĩ: em Thấy thầy không đề cập đến: 1- Chất béo có gốc không no có tác dụng với nước brom? 2- ester của formic acid ( HCOOR) liệu có tính chất của chức aldehyde không ạ? ( ví dụ: như phản ứng với thuốc thử Tollens, hay nước brom). Em mong được Thầy tư vấn ạ! Em cảm ơn Thầy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน +1

      1. Phản ứng này trong video bài giảng về luyện tập ester-lipid.
      2. Những nội dung không cần thiết lắm, nhưng lại làm khó các bạn nhỏ, thì tôi thường tránh đi. Còn biết bao điều các bạn ấy phải học.
      Tôi cũng thế, kiến thức cũng chỉ giới hạn trong chừng mực, nên chuyện "tư vấn" là ngoài tầm rồi...
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @tienmy4891
    @tienmy4891 4 หลายเดือนก่อน +1

    Anh thầy có thể cho xin sđt kết bạn zalo để được trao đổi học thuật được ko ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  2 หลายเดือนก่อน

      Tôi không dùng Zalo. Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 6 หลายเดือนก่อน +1

    Em cám ơn bài giảng thầy rất nhiều ạ! Em xin được phép góp ý xíu ạ, phần đồng phân ester e nghĩ có thể hướng dẫn viết phần gốc acid nhỏ nhất HCOO rồi đẩy C dần dần từ gốc hydrocarbon R' sang phần gốc acid đến khi nào nhỏ nhất CH3 thì dừng lại có vẻ dễ hiểu với học sinh hơn ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน +1

      Nếu cho cùng kết quả thì cách càng đơn giản thì càng tốt, bạn à.
      Riêng tôi, tôi chọn cách "ổn định", nghĩa là chỉ cần nhớ *_Loại-Dạng-Đổi-Xen-Xoay_* là viết được cho tất cả mọi đồng phân của các chất học trong chương trình, từ mạch hở đến mạch vòng, từ alkane đến amine, mà không cần học cách viết cho từng loại chất riêng biệt. Tất nhiên kiểu nào thì cũng có cái ưu và cái khuyết không thể tránh...
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @duyphuong4434
      @duyphuong4434 6 หลายเดือนก่อน

      @@HocHoaTT Dạ em cám ơn thầy nhiều ạ!

  • @thvannei
    @thvannei 6 หลายเดือนก่อน +1

    em chào thầyyyy

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน

      👋

  • @mrnguyen4846
    @mrnguyen4846 6 หลายเดือนก่อน +1

    Ủa sao có ester vô cơ nữa?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  6 หลายเดือนก่อน +1

      Chuyện rất bình thường thôi. Không có các ester vô cơ thì con người đã không thể tồn tại. Tỉ như không có ester phosphate như ATP (Adenosine Triphosphate) thì bạn cũng không thể nhấc tay để gõ câu hỏi này! Không ATP thì không thể chuyển tải năng lương và sự sống bị hủy diệt. Cũng không có DNA, RNA và nói chung không còn gì nữa. Dầu gội, kem đánh răng, bột giặt cũng đều là muối của các ester vô cơ cả thôi...
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @hahahaha8316
      @hahahaha8316 5 หลายเดือนก่อน

      Mình thử thế 1 acid vô cơ(HCl...)xem có tạo thành ester?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  5 หลายเดือนก่อน

      Bạn đọc chưa kỹ: "...nhóm *_-OH acid_* được thay thế bởi một nhóm -OR’ (R' là gốc hydrocarbon)". HCl chẳng có nhóm OH nào cả.
      Chúc luôn vui với Hóa.