Mười Tôn Phái Phật Giáo Trung Hoa - Hoa Nghiêm Tôn ( Hiền Thủ Tôn ) : ( đoạn 3 ) : Mười thoại tướng Đức Phật đản sanh theo Kinh Hoa Nghiêm : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Phước Hạ Tiến, Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác : Sáu là trong vườn có bao nhiêu cây đều tự-nhiên nở hoa ma-ni bửu; Bảy là trong những ao hồ đều mọc hoa đầy mặt nước; Tám là cõi sắc cõi dục của Ta-bà thế giới, tất cả hàng Thiên, Long, Bát-bộ, các Quốc vương đều hội đến vườn Lâm-tỳ-ni này đứng chắp tay; Chín là trong thế giới này có bao nhiêu Thiên nữ, nhẫn đến Ma-hầu-la-già-nữ đều rất hoan hỷ tay cầm những đồ cúng dường cung kính đứng hướng về phía cây Vô ưu; Mười là chư Phật mười phương, nơi rốn đều phóng quang-minh tên là Bồ-tát thọ sanh tự-tại-đăng chiếu sáng khắp khu vườn này. Trong mỗi quang-minh đều hiện chư Phật thọ sanh, đản sinh, thần biến, và công đức thọ sanh của tất cả Bồ-tát. Lại phát ra những ngôn âm của chư Phật. (Theo kinh Hoa nghiêm, phẩm Nhập pháp giới, Thích Trí Tịnh dịch) Về mặt nghiên cứu lịch sử chúng ta luôn căn cứ vào dữ liệu mà người trước đã ghi lại để đánh giá. Nhưng đứng ở lãnh vực tôn giáo để quan sát, chúng ta lại có nhận định về lịch sử khác hơn là những điều được các nhà sử học ghi nhận. Thật vậy, muốn học lịch sử của kinh Hoa nghiêm hay lịch sử Phật giáo Đại thừa, chúng ta phải có tâm hồn Đại thừa, trải lòng với kinh điển Đại thừa thì mới có thể tiếp thu giáo nghĩa Đại thừa. Như vậy, dựa vào nội dung vừa nêu chúng ta có thể thấy rằng, sự kiện Đản sinh của Đức Phật gần như là sự kiện tôn giáo. Giá trị của nó là từ những việc bình thường trong thế gian được nhân cách hóa trở nên phi thường rất có thể là do người đời sau xưng tặng. Bút giả cho rằng, sự kiện Đản sinh trở nên thiêng liêng và vĩ đại không phải xuất hiện từ ban đầu mà rất có thể nó được xuất hiện trong hai giai đoạn: Một là sau ngày thành đạo vĩ đại; Hai là sau sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn. Bởi sau khi Thành đạo hay Niết-bàn chúng ta mới biết Thái tử Sĩ-đạt-ta là ai? Nếu không có sự kiện thành đạo vĩ đại thì sự kiện Đản sinh chỉ là sự sanh ra của một vương tử con dòng họ Thích Ca tại vườn Lâm-tỳ-ni. Đó cũng chỉ là sự kiện bình thường như bao nhiêu trẻ sơ sinh được ra đời trên trái đất này. Sự ra đời đó cũng chưa có gì để khẳng định rằng, hài nhi Sĩ-đạt-ta sẽ thành Phật? Dựa vào lịch sử, khi hoàng hậu Ma-da và thái tử hài nhi trở về cung, vua Tịnh Phạn cho mời tiên A-tư-đà xem tướng. Lúc đó tiên A-tư-đà tiên đoán rằng, tương lai thái tử có hai con đường lựa chọn: nếu ở đời sẽ là Chuyển luân Thánh vương, nếu xuất gia sẽ giác ngộ thành Phật. Cho nên, nếu không có sự kiện thành đạo thì ngày Đản sinh không còn ý nghĩa và phổ khắp như hôm nay. Tóm lại, 10 thoại tướng được đề cập trong kinh Hoa nghiêm là một hiện tượng nửa thực nửa siêu hình, không phản ánh được trọn vẹn những điều thực tế diễn ra trong thế gian này. Nhưng đứng về mặt siêu hình, điều đó không phải chỉ để diễn tả những điều mắt thấy tai nghe mà nó nhằm nói lên các hiện tượng thần bí xuất hiện trong ngày thiêng liêng nhất của lịch sử nhân loại. Nhưng với con mắt phàm phu thì không thể nào thấy biết được những điều siêu phàm của một vị Bồ-tát nhất sanh bổ xứ xuất hiện nơi trần gian. Điều mà kinh điển Đại thừa luôn khẳng định, những ngôn ngữ trần gian diễn tả thực về cuộc đời Đức Phật không phản ánh trọn vẹn ý nghĩa xuất hiện của Ngài. Bởi sự xuất hiện của Ngài chỉ là sự thị hiện, vì chính bản thân Ngài đã thành Phật. Chỉ có chư thiên, thọ thần hay các vị thần tiên trong thế giới siêu hình mới cảm nhận được những điều kỳ diệu đó, và chỉ có họ mới biết tường tận về sự kiện Đản sinh tại thánh địa Lâm-tỳ-ni, thời khắc thiêng liêng của một bậc vĩ nhân, một con người đã thành Phật mà vì bi nguyện nên hiện thân nơi cõi Nam Diêm-phù-đề !
Mười tông Phái Phật Giáo Đại Thừa ( Bắc Tông ) - Thiền Tông : ( đoạn 34 ) : Các Dòng Thiền Chính tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 24 ) : Các Thiền Phái và bài kệ truyền thửa Phật Giáo vùng Nam Bộ - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Đức Hạ Trường và Các Qúy Tôn Đức Khác : 3. THIỀN PHÁI LÂM TẾ LIỄU QUÁN : ( tiếp theo ) : 3.2. Bài kệ truyền thừa : Tổ Liễu Quán thuộc đời thứ 35 dòng Lâm Tế. Các chùa thuộc môn phái Ngài truyền thừa đều dùng bài kệ sau : Âm Hán Việt - Chữ Hán “ Thật Tế Đại Đạo ( 實際大導 ) Tánh Hải Thanh Trừng ( 性海清澄 ) Tâm Nguyên Quảng Nhuận ( 心源廣潤 ) Đức Bổn Từ Phong ( 德本慈風 ) Giới Định Phước Huệ ( 戒定福慧 ) Thể Dụng Viên Thông ( 體用圓通 ) Vĩnh Siêu Trí Quả ( 永超智果 ) Mật Khế Thành Công ( 密契成功 ) Truyền Trì Diệu Lý ( 傳持妙里 ) Diễn Sướng Chánh Tông ( 演暢正宗 ) Hạnh Giải Tương Ưng ( 行解相應 ) Đạt Ngộ Chơn Không ( 達悟真空 ) ” Dịch : “ Ðường lớn thực tại Biển thể tính trong Nguồn tâm thấm khắp Gốc đức vun trồng Giới định cùng tuệ Thể dụng viên thông Quả trí siêu việt Hiểu thấu nên công Thuyền giữ lý mầu Tuyên dương chính tông Hành giải song song Ðạt ngộ chân không ”. Thiền sư Liễu Quán đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế và làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số Phật tử Ðàng Trong. Kiến trúc lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc thông qua những bài tán lễ như “ Cực lạc Từ Hàng ”. Bốn vị đệ tử lớn của ông là Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu đã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp vùng Nam Bộ trong thế kỷ XVIII đã thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật giáo phục hưng ở thế kỷ thứ XX đã dựa trên cơ sở của môn phái mang tên của Tổ. .....
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.❤
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
@1:26:31 Kết thúc phần 1 và bắt đầu phần 2 của bài pháp.
Phần 2: Sư Cô giảng về các đặc tính của các pháp hữu vi.
Con xin thành kính tri ân Sư Cô.
Cảm ơn Sư Cô rất nhiều, nhờ nghe pháp mà con bớt nổi nóng,bớt cãi nhau với chồng ạ
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con xin thành kính tri ân công đức của Sư Cô.
A Di Đà Phật
🙏🙏🙏🙏🙏
Mười Tôn Phái Phật Giáo Trung Hoa - Hoa Nghiêm Tôn ( Hiền Thủ Tôn ) : ( đoạn 3 ) :
Mười thoại tướng Đức Phật đản sanh theo Kinh Hoa Nghiêm : Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Phước Hạ Tiến, Báo Giác Ngộ và Các Qúy Tôn Đức Khác :
Sáu là trong vườn có bao nhiêu cây đều tự-nhiên nở hoa ma-ni bửu; Bảy là trong những ao hồ đều mọc hoa đầy mặt nước; Tám là cõi sắc cõi dục của Ta-bà thế giới, tất cả hàng Thiên, Long, Bát-bộ, các Quốc vương đều hội đến vườn Lâm-tỳ-ni này đứng chắp tay; Chín là trong thế giới này có bao nhiêu Thiên nữ, nhẫn đến Ma-hầu-la-già-nữ đều rất hoan hỷ tay cầm những đồ cúng dường cung kính đứng hướng về phía cây Vô ưu; Mười là chư Phật mười phương, nơi rốn đều phóng quang-minh tên là Bồ-tát thọ sanh tự-tại-đăng chiếu sáng khắp khu vườn này. Trong mỗi quang-minh đều hiện chư Phật thọ sanh, đản sinh, thần biến, và công đức thọ sanh của tất cả Bồ-tát. Lại phát ra những ngôn âm của chư Phật. (Theo kinh Hoa nghiêm, phẩm Nhập pháp giới, Thích Trí Tịnh dịch)
Về mặt nghiên cứu lịch sử chúng ta luôn căn cứ vào dữ liệu mà người trước đã ghi lại để đánh giá. Nhưng đứng ở lãnh vực tôn giáo để quan sát, chúng ta lại có nhận định về lịch sử khác hơn là những điều được các nhà sử học ghi nhận. Thật vậy, muốn học lịch sử của kinh Hoa nghiêm hay lịch sử Phật giáo Đại thừa, chúng ta phải có tâm hồn Đại thừa, trải lòng với kinh điển Đại thừa thì mới có thể tiếp thu giáo nghĩa Đại thừa.
Như vậy, dựa vào nội dung vừa nêu chúng ta có thể thấy rằng, sự kiện Đản sinh của Đức Phật gần như là sự kiện tôn giáo. Giá trị của nó là từ những việc bình thường trong thế gian được nhân cách hóa trở nên phi thường rất có thể là do người đời sau xưng tặng. Bút giả cho rằng, sự kiện Đản sinh trở nên thiêng liêng và vĩ đại không phải xuất hiện từ ban đầu mà rất có thể nó được xuất hiện trong hai giai đoạn: Một là sau ngày thành đạo vĩ đại; Hai là sau sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn.
Bởi sau khi Thành đạo hay Niết-bàn chúng ta mới biết Thái tử Sĩ-đạt-ta là ai? Nếu không có sự kiện thành đạo vĩ đại thì sự kiện Đản sinh chỉ là sự sanh ra của một vương tử con dòng họ Thích Ca tại vườn Lâm-tỳ-ni. Đó cũng chỉ là sự kiện bình thường như bao nhiêu trẻ sơ sinh được ra đời trên trái đất này. Sự ra đời đó cũng chưa có gì để khẳng định rằng, hài nhi Sĩ-đạt-ta sẽ thành Phật? Dựa vào lịch sử, khi hoàng hậu Ma-da và thái tử hài nhi trở về cung, vua Tịnh Phạn cho mời tiên A-tư-đà xem tướng. Lúc đó tiên A-tư-đà tiên đoán rằng, tương lai thái tử có hai con đường lựa chọn: nếu ở đời sẽ là Chuyển luân Thánh vương, nếu xuất gia sẽ giác ngộ thành Phật. Cho nên, nếu không có sự kiện thành đạo thì ngày Đản sinh không còn ý nghĩa và phổ khắp như hôm nay.
Tóm lại, 10 thoại tướng được đề cập trong kinh Hoa nghiêm là một hiện tượng nửa thực nửa siêu hình, không phản ánh được trọn vẹn những điều thực tế diễn ra trong thế gian này. Nhưng đứng về mặt siêu hình, điều đó không phải chỉ để diễn tả những điều mắt thấy tai nghe mà nó nhằm nói lên các hiện tượng thần bí xuất hiện trong ngày thiêng liêng nhất của lịch sử nhân loại.
Nhưng với con mắt phàm phu thì không thể nào thấy biết được những điều siêu phàm của một vị Bồ-tát nhất sanh bổ xứ xuất hiện nơi trần gian. Điều mà kinh điển Đại thừa luôn khẳng định, những ngôn ngữ trần gian diễn tả thực về cuộc đời Đức Phật không phản ánh trọn vẹn ý nghĩa xuất hiện của Ngài. Bởi sự xuất hiện của Ngài chỉ là sự thị hiện, vì chính bản thân Ngài đã thành Phật. Chỉ có chư thiên, thọ thần hay các vị thần tiên trong thế giới siêu hình mới cảm nhận được những điều kỳ diệu đó, và chỉ có họ mới biết tường tận về sự kiện Đản sinh tại thánh địa Lâm-tỳ-ni, thời khắc thiêng liêng của một bậc vĩ nhân, một con người đã thành Phật mà vì bi nguyện nên hiện thân nơi cõi Nam Diêm-phù-đề !
Mười tông Phái Phật Giáo Đại Thừa ( Bắc Tông ) - Thiền Tông : ( đoạn 34 ) :
Các Dòng Thiền Chính tại Việt Nam qua các thời kỳ : ( đoạn 24 ) :
Các Thiền Phái và bài kệ truyền thửa Phật Giáo vùng Nam Bộ - Chúng con thành tâm tri ân công đức của Thầy Thượng Tọa Thượng Đức Hạ Trường và Các Qúy Tôn Đức Khác :
3. THIỀN PHÁI LÂM TẾ LIỄU QUÁN : ( tiếp theo ) :
3.2. Bài kệ truyền thừa :
Tổ Liễu Quán thuộc đời thứ 35 dòng Lâm Tế. Các chùa thuộc môn phái Ngài truyền thừa đều dùng bài kệ sau :
Âm Hán Việt - Chữ Hán
“ Thật Tế Đại Đạo ( 實際大導 )
Tánh Hải Thanh Trừng ( 性海清澄 )
Tâm Nguyên Quảng Nhuận ( 心源廣潤 )
Đức Bổn Từ Phong ( 德本慈風 )
Giới Định Phước Huệ ( 戒定福慧 )
Thể Dụng Viên Thông ( 體用圓通 )
Vĩnh Siêu Trí Quả ( 永超智果 )
Mật Khế Thành Công ( 密契成功 )
Truyền Trì Diệu Lý ( 傳持妙里 )
Diễn Sướng Chánh Tông ( 演暢正宗 )
Hạnh Giải Tương Ưng ( 行解相應 )
Đạt Ngộ Chơn Không ( 達悟真空 ) ”
Dịch :
“ Ðường lớn thực tại
Biển thể tính trong
Nguồn tâm thấm khắp
Gốc đức vun trồng
Giới định cùng tuệ
Thể dụng viên thông
Quả trí siêu việt
Hiểu thấu nên công
Thuyền giữ lý mầu
Tuyên dương chính tông
Hành giải song song
Ðạt ngộ chân không ”.
Thiền sư Liễu Quán đã Việt hóa thiền phái Lâm Tế và làm cho thiền phái này trở thành thiền phái của đa số Phật tử Ðàng Trong. Kiến trúc lễ nhạc bắt đầu trút bỏ màu sắc Trung Quốc và từ từ mang lấy màu sắc dân tộc thông qua những bài tán lễ như “ Cực lạc Từ Hàng ”. Bốn vị đệ tử lớn của ông là Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu đã tạo lập bốn trung tâm hoằng đạo lớn và hàng chục tổ đình được tạo dựng khắp vùng Nam Bộ trong thế kỷ XVIII đã thuộc về môn phái Liễu Quán. Phong trào Phật giáo phục hưng ở thế kỷ thứ XX đã dựa trên cơ sở của môn phái mang tên của Tổ.
.....
Sao mìn tìm kg ra bài nghiệp 53
🙏🙏🙏🙏🙏
🙏🙏🙏