4 Ngày Ở Campuchia

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 24 ธ.ค. 2024
  • Đi qua những ngày mưa SG mới nhớ những ngày nắng Campuchia.
    Đó là những ngày nắng đầu tháng 8, mấy ngày hè cuối cùng đang dần trôi, và trời vẫn còn chang chang nắng.
    Tầm trưa đứng bóng, sau không ít lần trắc trở, cuối cùng cũng cầm chắc trên tay giấy liên vận VN-Cam. Chuyến đi 4 ngày sang xứ Cam với điểm đến chính Ankor Wat được quyết định nhanh chóng rốt rẻn. Có vỏn vẹn chưa tới 24 giờ để chuẩn bị làm mọi thứ trở nên gấp gáp khẩn trương.
    Ngày 01 (234km): Home - Kampong Cham
    5AM, khi còn đang ngái ngủ, đứa lớn bật dậy như một cái máy khi được réo dậy, đứa nhỏ được quăng lên xe với con mắt nhắm nghiền. 4 con người & 1 con xe hướng thẳng cửa khẩu Xa Mát, bắt đầu hành trình ngược dòng Mekong.
    10AM, sau hơn 150 km, khi đã băng qua khu rừng bạt ngàn cao su, cửa khẩu Xa Mát và cửa khẩu Trapeang Phlong của nước láng giềng chào đón bằng loạt thủ tục thông quan khá lằng nhằng. Hải quan xứ Cam trong bộ đồ xám bảnh toảng ít nói, nỡ để mấy ông cò chăn dắt đi đóng cái dấu thông quan rồi lấy phí, như là lẽ thường.
    1:30 PM, tới Kampong Cham, thành phố lớn thứ ba của Campuchia, dừng chân uống trái dừa sáp thơm ngon thiệt sự, bên dòng Mekong êm đềm trôi. Mùa này, từ tháng 6 tới cuối tháng 10, cây cầu tre đặc biệt- biểu tượng văn hóa Campuchia- dài hơn 1 km vắt qua sông Mekong, được làm bằng tre nứa thủ công đã được tháo dỡ. Nó sẽ được dựng lại nhanh chóng khi nước lũ rút đi. Chưa đủ duyên để gặp cây cầu. Hơi tiếc.
    Ngày 2 (291 km): Kampong Cham - Siem Riep
    Buổi sáng thức dậy trên một ngọn đồi, mở toang cửa là tầm nhìn toàn cảnh ra sông Mekong. Bầu trời buổi sớm mai yên bình và thơ mộng.
    Cách đó chừng 2km là ngôi đền cổ kính Wat Hanchey có từ thế kỷ thứ bảy, mang trong mình cả hai nền kiến trúc: Hindu và Phật giáo. Buổi sáng người ta đi chùa khá đông, trong bộ trang phục dài màu trắng, trên tay cầm một mâm lễ vật có cây đèn dầu nhỏ, xung quanh có các nhà sư trong áo cà sa vàng nổi bật. Khung cảnh thật sự thanh bình vì tràn ngập không khí trong lành và mùi phù sa thoải mái từ sông Mekong.
    Tranh thủ dạo một vòng quanh đảo nhỏ Kaoh Krabei, kịp mua vài trái bưởi rồi xin vài con cá mới câu, đem chiên lên, vị ngọt không thể tả.
    4 PM, đến làng Kompong Khleang, một trong khoảng 150 ngôi làng nằm rải rác xung quanh hồ Tonle Sap. Hai đứa trẻ còn rất nhỏ, khoảng 6 -7 tuổi, tay cầm chục con cá đủ màu làm bằng lá dừa khô, nhanh nhảu chạy tới, dạn dĩ và rất kiên nhẫn chào mời. 1 đô la 1 con.
    Ngôi làng nổi khá nhộn nhịp, mọi người đều có một nụ cười trên mặt, tất bật đi lại. Những ngôi nhà ở đây đều có sàn nhà cao, hoặc nổi trên mặt hồ vì mỗi năm trong mùa mưa, diện tích mặt hồ thường mở rộng gấp 6 lần và độ sâu tăng gấp 9 lần. Cuộc sống lênh đênh trên mặt hồ không hề dễ chịu và luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt.
    Hoàng hôn trên Tone Sap có lẽ là một trong những hoàng hôn ngoạn mục nhất. Con người lọt thỏm giữa bốn bề trắng xóa, chỉ có ta và đường chân trời đang đổi màu, cùng dòng nước lững lờ trôi.
    9PM tới thị trấn Siem Riep, kiếm tô hủ tiếu thiệt khó.
    Ngày 3: Ankor Wat - Bayon - Ta Prohm
    Hai đứa nhỏ thức dậy vào sáng sớm, nạp đủ năng lượng để bắt đầu khám phá kỳ quan của thế giới Ankor Wat và là “trái tim” Campuchia, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1992.
    Sáng ngày trong tuần, lượng khách không quá đông. Ngay phía trước cổng chính vào đền, có một đám đông đang xếp hàng, ai nấy cầm cờ quốc kỳ. Có trống, có micro & có đầy đủ sự ồn ào. Lấy làm lạ. Rồi đám đông đồng thanh giương cờ hô to, nghe đâu được tiếng “phu nam”. Tối về đọc tin thấy hôm ấy Campuchia chính thức khởi công dự án kênh đào Phù Nam.
    Trời nắng gắt, không mấy dễ chịu, nhưng không đè bẹp được sự hào hứng của tụi nhỏ, tuy có đôi lúc nhăn nhó vì nóng. Tụi nó đã tiếc hùi hụi khi không được leo lên tòa tháp trung tâm cao 65 mét vì chưa đủ tuổi quy định. Ráng nài nỉ nhưng bất thành.
    Trưa, đến ngôi đền “mặt cười”. Tụi nó lại không được leo lên tầng thứ 3 để nhìn cận mặt "Mona Lisa của Đông Nam Á", vì lý do bảo trì. Lối lên bị chặn lại từ đầu năm 2020.
    Đến Ta Prohm lúc 4:30PM, trời dần tắt nắng phủ lên ánh chiều tà làm cho ngôi “đền cổ thụ” này thêm ma mị. Hàng trăm cây cổ thụ với những rễ to, dày và dài bao phủ, ôm trọn lấy ngôi đền. Tụi nó tưởng mình là người tí hon đang lạc vô xứ khổng lồ nào. Mốt lớn chút sẽ cho xem phim Tomb Raider.
    Tối, tụi nó được xem vũ điệu tiên nữ Apsara, điệu múa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới vào năm 2008. Các tiên nữ đẹp, múa hay, uyển chuyển và chậm rãi. Thế nhưng hơi chậm nên có hơi buồn ngủ. Khách Tây xem chừng rất hứng thú, đưa máy ảnh lên quay, chụp lia lịa. Có một em bé tóc vàng hoe mặc áo dài hồng VN đứng xen lẫn các nàng tiên Apsara để chụp ảnh. Tự dưng thấy vui vui.
    Ngày 4 (500km): Siem Riep - Home
    Chia tay Siem Riep, chia tay xứ Chùa Tháp, nó phụng phịu kiu: "Tị nhiên đang quen với cái nắng nóng, đang quen nói Tiếng Anh ké phải về lại VN, ko thích đâu”.
    Về thôi, về VN để còn đi ăn phở, bún bò, bún riêu, bánh canh, bánh căn, bánh xèo,…, chớ!!!
    Campuchia, 03 - 06/08/24

ความคิดเห็น •