Thép có mấy loại? Phân loại các loại thép? | Thép Xuân Trường

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 5 ก.พ. 2025
  • Thép có mấy loại? Tên các loại thép
    Trong thực tế, có khá nhiều cách phân loại thép khác nhau như: chia theo thành phần hóa học, mục đích, tính chất vật lý và hóa học hoặc mức độ oxy hóa. Cụ thể như sau:
    Phân loại thép theo mức độ oxy hóa
    Nếu phân loại thép theo mức độ oxy hóa thì chúng được chia làm hai loại là sắt sôi và sắt lặng
    Thép sôi
    Được hiểu là loại có tính mềm dẻo cao, độ cứng thấp, dễ bị oxy hóa và dễ dập nguội. Trong quá trình ép, loại này thường xuất hiện các bọt khí gây ảnh hưởng tới chất lượng. Cũng vì thế, các doanh nghiệp không bao giờ sử dụng thép sôi để đúc định hình hoặc chế tạo.
    Thép lặng
    Là loại có tính oxy hóa tốt, mang đầy đủ đặc tính của loại hợp kim bình thường như độ cứng cao, bền bỉ, khó dập nguội và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, sản phẩm này không có tính thẩm mỹ cao nên tính ứng dụng trong đời sống hàng ngày thấp. Sản phẩm này sử dụng thường xuyên cũng dễ bị co lõm.
    Phân loại theo thành phần hóa học
    Đây cũng là cách phân loại phổ biến và được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Thép được chia thành sắt không hợp kim và có hợp kim.
    Thép không hợp kim (thép Cacbon)
    Thép không hợp kim là loại có thành phần chính được làm từ cacbon nhưng không vượt quá 1,8%. Ngoài ra, loại hợp kim này cũng chứa một số nguyên tố hóa học khác như: mangan, lưu huỳnh, phốt pho, silic,… nhằm tăng độ bền và khả năng chịu tải lực hiệu quả hơn. Trong thép Cacbon, người ta lại chia thành 3 loại nhỏ như sau:
    Thép cacbon thấp: Trong thành phần của loại này chỉ chứa một hàm lượng nhỏ cacbon (dưới 0,25%). Sản phẩm này thường có độ dẻo dai tốt.
    Thép cacbon trung bình: Hàm lượng cacbon trong sắt dao động trong khoảng 0,25 - 0,6% giúp vừa đảm bảo độ bền cao, độ cứng tốt. Những loại này được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất chi tiết máy có khả năng chịu va đập tốt.
    Thép cacbon cao: Đây là loại có thành phần cacbon chiếm hơn 0,6%, chúng có độ cứng rất cao nên được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ cắt, khuôn dập hoặc cá dụng cụ đo lường.
    Thép hợp kim
    Ngoài hàm lượng sắt và cacbon thường thấy, sắt hợp kim cứng có chứa thêm một vài nguyên liệu đặc biệt khác như: Niken, Chì, Molipden, Crom, Tungsten,… Trong quá trình sản xuất ở trạng thái lỏng, người ta sẽ cho thêm các nguyên liệu này vào nhằm mục đích tăng khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn và tăng độ cứng hiệu quả hơn. Thép hợp kim có tính ứng dụng rất cao trong thực tế và được nhiều người sử dụng.
    Dòng sản phẩm này cũng chia thành 3 loại nhỏ theo tổng hàm lượng nguyên tố kim loại là:
    Thép hợp kim thấp: là loại có tổng các hàm lượng nguyên tố kim loại khác dưới 2,5%. Loại này có khả năng uốn dẻo cao, độ cứng thấp.
    Thép hợp kim trung bình: Tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại dao động từ 2,5 - 10%. Loại này có chất lượng tốt, độ cứng ổn định, tính ứng dụng cao hơn so với thép hợp kim thấp.
    Thép hợp kim cao: Đây cũng là loại có độ bền cực tốt, độ cứng cao, chịu oxy hóa, mài mòn tốt. Hàm lượng tổng các nguyên tố kim loại thường từ 10% trở lên.
    Phân loại theo mục đích sử dụng
    Nếu chia thép theo mục đích sử dụng thì có 2 loại chính bao gồm: thép kết cấu và thép dụng cụ.
    Thép kết cấu
    Sản phẩm này có kết cấu rất chắc chắn, có khả năng chịu tải lực cho vật liệu phủ tốt và độ bền lâu dài. Sản phẩm được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, cơ khí hoặc chế tạo máy. Để sản xuất ra sắt kết cấu, cần phải có máy móc hiện đại và nguyên vật liệu ít tạp chất.
    Thép dụng cụ
    Sản phẩm này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta như dao, kéo dụng cụ đo lường, cắt gọt hoặc khuôn dập,… và cũng có độ cứng cao cũng như khả năng chống oxy hóa hiệu quả.

ความคิดเห็น •