Du xuân đầu năm Giáp Thìn 2024 tại chùa Thắng Nghiêm | Thanh Oai | Hà Nội

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 12 ก.พ. 2024
  • ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ۩۞۩ஜ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
    Theo lịch sử ghi chép, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Công Uẩn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn: “Năm 1010 mùa thu tháng 7, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La... Trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng, ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm”.
    Tương truyền, sau khi dời đô, vua Lý Thái Tổ khởi giá vãn cảnh trên sông Nhuệ Giang và thấy một ngôi cổ tự ẩn hiện. Sau khi lễ Phật, vua thấy cảnh trí trang nghiêm, thế đất rồng bay phượng múa, liền đặt tên là Trang Khúc Thủy, lập Mộc Ấp Thang, để sau này thường xuyên lui tới lễ Phật, ngắm cảnh. Tên gọi Thắng Nghiêm bắt nguồn từ đó.
    Theo truyền thuyết dân gian, chùa được xây dựng vào những năm 200 thời Sỹ Nhiếp làm thái thú Giao Châu, do hai nhà truyền giáo từ Ấn Độ là Tôn Giả Kim Quốc và Tôn Giả Kim Trang dựng lên để truyền bá Phật pháp.
    Chùa Thắng Nghiêm có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời đại như chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn). Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn thường gọi chung là chùa Khúc Thủy vì chùa tọa lạc trên địa phận thôn Khúc Thủy.
    Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, toàn bộ tài sản và công trình của chùa đều được đưa vào phục vụ công cuộc cứu nước. Do ảnh hưởng của bom đạn, hầu hết kiến trúc, di vật, tài liệu đã bị tàn phá hoặc thất lạc.
    Sau này, Chùa Thắng Nghiêm đã được xây dựng lại, rộng đẹp, mang dáng dấp hiện đại, kiến trúc tinh xảo thu hút đông đảo khách tập phương đến tham quan vãn cảnh và lễ bái.
    ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ஜ۩۞۩ஜ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬

ความคิดเห็น • 2