Hoàng Trọng - Dừng bước giang hồ - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 034

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 29 ก.ย. 2024
  • Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
    Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
    Trân trọng.
    Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 034 - HOÀNG TRỌNG
    1- Đường về - Quang Tuấn
    2- Nhạc sầu tương tư - Quỳnh Giao
    3- Dừng bước giang hồ - Minh Phúc & Minh Xuân
    4- Bên bờ đại dương - Việt Dzũng
    5- Mộng ban đầu - Thanh Lan
    6- Mộng lành - Ngọc Hạ
    7- Tiễn bước sang ngang - Nguyễn Hưng
    8- Một thuở yêu đàn - Thu Tâm
    9- Ngàn thu áo tím - Thanh Lan
    10- Cánh hoa yêu - Thanh Thúy
    11- Nhớ hoài - Thế Sơn
    12- Người tình không chân dung - Lệ Thu
    13- Gió mùa xuân tới - Hồng Nhung
    Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương.
    Năm 1933, Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc với người anh trai là Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường thày dòng “Saint Thomas Nam Định”.
    Năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở, và học hàm thụ từ một trường ở Paris. Khi mới 15 tuổi, Hoàng Trọng đã cùng các anh em trong gia đình và một số bạn bè như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ... lập một ban nhạc. Ban đầu ban nhạc không có tên và gần như chỉ để giải trí. Nhưng sự khởi đầu rất sớm này, đã giúp Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Thái Bình năm 1945, và ban nhạc từ ấy mang tên Thiên Thai. Thiên Thai trình diễn mỗi đêm và chỉ ngưng hoạt động vào năm 1946, vì chiến tranh Việt-Pháp lan rộng.
    Cuối thập niên 1930, khi nền tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, trong thời gian ấy Hoàng Trọng cũng có sáng tác đầu tay “Đêm trăng” được viết năm 1938, khi ông còn rất trẻ, mới 16 tuổi. Nhạc phẩm này còn có tên khác là “Vầng trăng sáng”. Ông cũng còn một sáng tác rất được yêu chuộng là "Một thuở yêu đàn".
    Năm 1947, ông định cư tại Hà Nội sau khi vì hoàn cảnh chiến tranh phải rời Nam Định, rồi tới phủ Nho Quan, Phát Diệm. Thời gian này ông đã sáng tác “Phút chia ly”, một nhạc phẩm Tango giá trị, do Nguyễn Túc đặt lời. Trong thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng có mối kết giao với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ... nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến.
    Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội. Ông được giữ chức vụ trưởng ban quân nhạc “Bảo Chính Đoàn”, trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh bưu điện Hà Nội. Giai đoạn này, ông sáng tác rất mạnh. Một trong những nhạc phẩm được biết đến khá nhiều là “Gió mùa xuân tới”.
    Năm 1953, tên tuổi Hoàng Trọng thực sự được mọi người biết đến với “Nhạc sầu tương tư”. Cùng năm đó ông còn viết thêm một ca khúc giá trị nữa là “Dừng bước giang hồ”. Năm 1954, Hoàng Trọng theo làn sóng di cư vào miền Nam.
    Tuy là một nhạc sĩ có tài, nhưng không hiểu sao đa số những ca khúc nổi tiếng của ông, lại đều do người khác đặt lời. Cụ thể như 3 nhạc phẩm phổ biến là ""Dừng bước giang hồ", "Phút chia ly" và "Nhạc sầu tương tư" đều có lời do Hoàng Dương đặt. Ca khúc "Nhạc sầu tương tư" sáng tác năm 1953, phổ biến đến nỗi gần như ngày nào nó cũng được phát thanh trên làn sóng điện, và đã đưa tên tuổi của Hoàng Trọng đến đỉnh vinh quang.
    Năm 1967, ông thành lập ban nhạc "Tiếng Tơ Đồng". Các ca khúc tiền chiến có giá trị đã được ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, qua sự hợp tác của rất nhiều ca sĩ và nhạc sĩ trình bày, tạo nên một tiếng vang và rất được giới thưởng ngoạn yêu thích.
    Sống ở miền Nam tự do, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh. Nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Ngàn thu áo tím”, “Lạnh lùng”, “Bạn lòng”, “Mộng lành”, “Tiễn bước sang ngang”, “Ngỡ ngàng”… đã được phổ biến khắp nơi.
    Với chủ đề ca ngợi tình yêu, tình quê hương , ông sáng tác có tới khoảng 200 nhạc phẩm. Vì dùng điệu Tango trong hầu hết các nhạc khúc của mình một cách bay bướm, điêu luyện nên ông được xem như người thành công nhất với thể điệu này, và được trao danh hiệu "Vua Tango".
    Tuy nổi tiếng với các nhạc phẩm Tango, nhưng không vì thế mà các ca khúc mang những thể điệu khác như Paso, Rumba , Valse của ông không thành công. Ông sáng tác mọi thể điệu đều hay nhờ vào khả năng thiên phú về âm nhạc, cùng với rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề hòa âm.
    Song song với việc sáng tác, Hoàng Trọng còn hoạt động trong lãnh vực viết nhạc phim. Sáng tác của ông được dùng trong vài phim khá nổi tiếng như “Xin nhận nơi này làm quê hương”, “Giã từ bóng tối”, “Người tình không chân dung… Với nhạc trong bộ phim "Triệu phú bất đắc dĩ", Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật của Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1972 - 1973.
    Sau 1975, Hoàng Trọng chỉ còn sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến. “Chiều rơi đó em” là nhạc phẩm cuối cùng của ông.
    Năm 1992, Hoàng Trọng sang định cư tại Hoa Kỳ. Ngày 16 tháng 7 năm 1998, ông đã vĩnh viễn ra đi, cũng có thể nói Hoàng Trọng đã thực sự... “Dừng bước giang hồ” trên bước đường âm nhạc, để lại cho chúng ta một kho tàng sáng tác đáng nể phục.

ความคิดเห็น • 70