Một mặt, cô đã giúp con mình biết việc, để sau này thằng bé có thể tự mình rửa bát, tự mình giặt quần áo,....Rõ ràng là điều ấy là tốt cho thằng bé. Nhưng mặt khác, cô cũng vô tình khiến bé phải chịu tổn thương nhiều về cảm xúc. Cô đã từng là trẻ con, nhưng thằng bé lại chưa từng làm người lớn, thay vì đặt mình vào địa vị của bé để thấu hiểu, cô lại chọn cách đặt con mình vào vị trí của mình để làm việc. Rất thương bé, thương cả bố mẹ vì gia đình chưa có sự thấu hiểu lẫn nhau, và tiếc cả cho người bố cũng không lên tiếng nữa...
Mình đồng cảm với bé trong video. Hồi nhỏ bị bố đánh và đay nghiến thậm tệ; mẹ thì cũng hùa theo lời lẽ khó nghe với mình. Biết bố mẹ rất yêu thương mình vì là con đầu, nhưng bố mẹ ko làm mình phục. Càng lớn càng lầm lì, ít nói, cảm thấy rất khó để mở lòng lại với bố mẹ, nói gì cũng phải dè chừng trước sau vì sợ bị đay nghiến. VD tết là mình ko thích đâu vì phải nghỉ ở nhà nhiều, năm nào cũng chỉ muốn nhanh nhanh hết tết để đi học lại. Thiết nghĩ trách nhiệm của con là báo đáp công ơn thì vẫn phải thực hiện, nhưng tình cảm và sự tin tưởng mình e là mình ko thể dù có muốn đi nữa.
Chợt nhận ra em cũng đã lớn lên gần giống như chị, ngoài ra còn một cái là trong giai đoạn bắt đầu biết về tình cảm thì lại bị vùi dập, đến giờ thành ra đúng sống vô cảm, vật vờ với sự tồn tại của chính mình. Chỉ muốn sống lặng lẽ, không ồn ào, không cúng tế gia đình gì hết. Còn về tình yêu, có lẽ trong em cũng chẳng còn cái gì như thế nữa rồi
Mình thấy ở VN tình cảm gia đình rất gắn bó,nhiều trường hợp vì quá gắn bó như thế mà chủ quan xem con cái là đồ vật do mình tạo ra.Chỉ cần bố mẹ sẵn sàng thay đổi,con cái cũng sẽ dễ tha thứ và yêu thương hơn.Chìa khóa nằm ở người lớn,đừng sợ người khác đánh giá,đừng sợ mất mặt.Cố lên!
Trẻ tôn trọng cha mẹ vì cha mẹ tôn trọng trẻ. Trẻ không tôn trọng cha mẹ vì cha mẹ không tôn trọng trẻ. Các biểu hiện của cha mẹ thiếu tôn trọng trẻ là gì? Là trong các tương tác hàng ngày, chúng ta chủ yếu bảo chúng làm điều này, điều khác, góp ý, nhận xét, chỉnh sửa, dùng đủ mọi biện pháp như trừng phạt, khen thưởng, thúc giục, mắng mỏ, nặng lời, cố bình tĩnh để nhẹ nhàng, giải thích, lý lẽ, tranh luận. Mình thấy rất nhiều cha mẹ đi tìm đủ các biện pháp để giao tiếp với con để khiến con làm điều mình muốn. Chúng ta tự làm mọi việc phức tạp lên một cách không cần thiết, trong đó có phương thức nghĩ ra bảng sticker (thực ra chỉ là bắt chước phương Tây) hứa hẹn thưởng - mà nhiều cha mẹ sẽ thấy nó thất bại thảm hại như thế nào. Trong khi đó, cách cơ bản nhất là: nói ngắn gọn, bình tĩnh, tôn trọng. Chỉ đơn giản thế thôi đấy. Và tại sao cha mẹ không nói ngắn gọn, bình tĩnh, tôn trọng được? Vì họ không rèn luyện để kiên nhẫn và bình tĩnh. Vì họ chỉ nghĩ đến cách nào để nhanh nhất, ít công sức nhất, tiện lợi nhất. Vì họ không nghĩ cho con của họ, mà chỉ nghĩ cho bản thân. Vì họ coi việc hỗ trợ con, nuôi dạy con là phiền phức. Giáo dục con mà lại muốn tiện lợi như mì ăn liền. Đuổi theo những phương thức mới để thực hiện điều cũ: làm sao để trẻ ngoan. Trong khi đó, định nghĩa ngoan và giỏi ngày càng mở rộng hơn nữa, đè nặng lên vai trẻ hơn nữa. (Sau đó không dạy được con thì gửi con đi mấy cái trại này trại nọ, họ hứa hẹn huấn luyện thay cho bố mẹ, rồi về là con đâu ra đấy ? Cha mẹ biết tôn trọng trẻ, trẻ sẽ biết tôn trọng cha mẹ. Cha mẹ biết nghe, trẻ sẽ biết nói. Cha mẹ biết nói (theo nguyên tắc cơ bản ở trên, chứ không phải lý luận thông minh để thắng trẻ) thì trẻ biết nghe. Hết.
Lạ thật. Người lớn đánh con nít cho nghe lời vì sợ thiên hạ đánh giá nói ra nói vào rồi đổ cho con nít k hiểu chuyện. 😂 lạm dụng quyền làm cha mẹ vừa vừa thôi. Cha mẹ k thay đổi thì sau này mất con ráng chịu khi nó lớn move đi và hiểu chuyện hơn thì rõ ràng cha mẹ sai 😂
@@longvunhat5778đồng ý. Làm khó trẻ thì trẻ sẽ làm khó ba mẹ. 😂 ai cũng có tự tôn nhất là trẻ em mỏng manh k phải tài sản riêng để cha mẹ chửi bới còn đâu sự tự tin? 😂 mqh vợ chồng cũng v k bà vợ nào muốn sống chung với chồng gia trưởng k cho ng ta sự tin tưởng và tôn trọng. Thì k kéo dài dc lâu đâu. Thời này rồi. Mqh cha mẹ-con cái cũng v.
Một số người cha, người mẹ thường nhìn những em bé mà có ý muốn có một đứa con để bồng, để bế. Họ yêu "em bé", trên danh nghĩa yêu con, vì khi đó, não ta có phản ứng với ngoại hình của em bé (mắt to, má bầu bĩnh, tay chân bé nhỏ,...), ta muốn bảo vệ chúng. Tuy nhiên, khi đứa trẻ ấy đã lớn, nếu sự đáng yêu ở ngoại hình cũng không còn , kèm theo sự phát triển về mặt cảm xúc cũng khác đi, những đứa trẻ ấy cũng lớn lên và học được nhiều cách bày tỏ cảm xúc khác, có thể là nóng giận, có thể là ích kỷ, có thể là ương ngạnh, nên vì thế, người lớn không thực sự muốn cưng nựng chúng như hồi chúng còn bé. Có lẽ, họ muốn yêu "em bé", trên danh nghĩa yêu con, nhưng không thực sự là yêu "con" đến thế. Thế nên, những đứa con mới được chào đời thường được cưng nựng hơn những đứa con trước đó. Thế nên là, nếu muốn sinh ra một đứa trẻ, chỉ vì nó đáng yêu, nó dễ thương, đôi mắt to tròn và đôi tay mũm mĩm, thì hãy tự hỏi mình rằng liệu mình có muốn nuôi dạy một đứa trẻ lớn hơn, muốn nuôi dạy những đứa trẻ cho dù nó có những lúc ương bướng, khó bảo, thì mình cũng không hằn trong tim nó những vết cắt khó lành, vì những vết thương tưởng chừng là chẳng có gì ấy, sẽ đi theo chúng tới khi chúng lớn, và dành cả cuộc đời để chữa lành nó.
Bất công thay,mọi người toàn tập chung về người mẹ mà không nhìn nhận về cả người cha. Ai cũng từng có thời gian hồn nhiên vô tư,nên quát,mắng,đánh sẽ rất nhanh quên,nhưng chỉ cần qua thời gian đấy là mọi nỗi đau từ trước đến giờ sẽ cộng dồn lại với hiện tại. Nên cần có cách giáo dục đúng đắn và nhẫn lại,không chỉ từ phía mẹ mà cũng từ phía cha. Thường thấy con cái hư mọi người phán xét mẹ đầu tiên, mà lại không nhắc về cha,trong khi cha cũng rất quan trọng
Cảm ơn vtv vì đã làm chương trình này. Nó là hiện thực. Và mình luôn cảm thấy mình không hề nhận đủ yêu thương và sự tôn trọng của gia đình. Cứ đổ lỗi cho nghèo đói mà không quan tâm đến cảm xúc của con cái. Mình lớn lên, ra ngoài , làm việc , luôn luôn bị một ám ảnh về tâm lý mà mãi mình không thể thoát ra được, nó cực kì nặng nề . Như có gì đó đè nén suốt cuộc đời vậy. Thật sự mình không thể tự chữa lành lỗi đau này. Cố gắng nói chuyện với bố mẹ , nhưng thấy khoảng cách nó xa lắm😢
Bố mẹ nào hay đánh mắng, đe dọa con thì nên ngẫm lại ạ. Các chấn thương tâm lý của trẻ em thường ám ảnh các em lâu dài trên nhiều phương diện (cách các em nhìn nhận bản thân và thế giới, cách các em giao lưu ngoài xã hội khi đã trưởng thành, v...v...). Còn nếu quý vị không lo cho tâm lý của con mình thì ít nhất quý vị cũng nên lo cho tương lai của bản thân. Hiện tại quý vị là người lớn còn con của quý vị là trẻ em. Quý vị khỏe hơn con và có nhiều quyền thế trong nhà hơn con, nên quý vị có thể mặc sức đánh mắng con vì con không có đủ khả năng để phản kháng. Quý vị đâu có dám đánh mắng liên tục một người có khả năng phản kháng đúng không ạ? Sau này thì sao ạ? Khi quý vị già yếu đi còn đứa con đã trưởng thành thì mọi thứ sẽ ra sao đây ạ?
@@thienstickman2318 Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì việc người lớn đánh trẻ con vẫn là biểu hiện của sự lạm quyền. Chênh lệch về thể chất và quyền thế giữa 2 bên quá lớn. Như đã nói trên, ít ai dám đánh mắng liên tục một người có khả năng phản kháng. Nhiều đứa trẻ phải chịu trận đơn giản là vì tụi nó không hề có sự lựa chọn khác. Hơn nữa, người lớn là người chọn đẻ các em ra, chứ các em không chọn điều ấy. Và công sinh thành thì không nên bị biến thành cái cớ cho bạo lực.
@@TenHo-g9w vấn đề đánh vì thương hay đánh ác thôi, và các bạn nhỏ phải tự hiểu vì sao mình bị đánh, khi hiểu rồi thì không làm nữa. Nhưng đứa nhỏ trong video thì nó rất áp lực vì mẹ nó có thể giáo dục khiến nó không hài lòng, nên tôi đồng thuận đánh hay la mắng thương cũng khiến chúng bị trầm cảm và chúng thu mình trong bóng tối như bạn nói.
@@thienstickman2318 Mấy hôm nay dưới phần bình luận có 1 luồng tư tưởng thôi. Cách đây khoảng 30 phút bắt đầu có 1 luồng tư tưởng khác xuất hiện. Người lớn rồi thì cứ comment thôi. Đứa trẻ nào chịu trận thì cứ tiếp tục chịu trận (nếu không được ai can thiệp).
@@thienstickman2318Đánh chửi vừa thôi, như trên clip là lạm dụng đến mức không thấy còn tồn tại tình thân trong gia đình rồi, đứa con thì chán ghét lây sang cả đứa em trai, bà mẹ còn phải nói “đi làm còn sướng hơn ở nhà” Lướt 1 hồi hay thấy cmt của bạn khoe là bạn trường thành nhờ đòn roi của mẹ bạn Tâm lý bạn vững thì bạn chịu được, cái quan trọng là bạn trải qua rồi nên giờ bạn thấy điều đó là bình thường, chính tôi hồi nhỏ cũng vậy, nhưng cảm giác của đứa bé trong clip hiện tại thì sao? Đâu phải chỉ có đòn roi, mắng chửi mới dạy dỗ con cái nên người, làm vậy để được gì? Hay mỗi lần như vậy làm đứa trẻ tủi thân, uất ức, làm tổn thương tâm hồn đứa trẻ, còn bản thân phụ huynh lại phải ân hận vì lời nói, hành động của mình trước đó dành cho đứa con? Người ta nói không đâu bằng gia đình, gia đình là nơi chữa lành vết thương của ngoài xã hội, vậy khi phải chịu tổn thương, áp lực từ chính gia đình mình thì lấy gì để chữa lành? Vậy mà một đứa trẻ phải chịu sự gò bó, áp lực từ chính ngôi nhà của mình cụ thể là người sinh ra mình, bạn trải qua rồi vậy giờ bạn có nhìn thấu được cảm xúc của nó không hay thứ bạn thấy chỉ đơn giản là người mẹ đang dạy con? Ở chỗ tôi sống còn có vài đứa trẻ treo cổ với cắt tay tự tử vì quá áp lực đấy.
tôi thấy người mẹ rất quá đáng luôn ạ. Nhiều khi dồn hết cảm xúc của con cái lại quay sang cười, mắc gì cười? Có thèm quan tâm cảm xúc của con đâu mà cười, nghĩ bản thân mình đúng à? "Nó tị đấy", tị cái l, bắt ép rồi thiên vị làm như đúng rồi ý. Tôi xót dùm bạn nam trong clip, bố mẹ bạn ý giống như xem con cái như con rối giúp việc. Tôi cũng bị giống bạn ấy, tuy nhiên là chả có ai trong thấu hiểu những gì tôi xảy ra. Lù giỏi thì họ chả nói, lúc dốt thì cứ chửi bới rồi nói mấy câu làm quá mọi chuyện lên làm buồn lắm. Dù có nói, họ xem đó là một trò cười.
@@luuviet4178 Thế c có bt đặt mk vào vị trí của ngkhac 0 c? Dù là quay đi chăng nx thì cũng là cảm xúc - tâm lý của con ng. Quay để cho thấy những tình trạng của xã hội về mặt cảm xúc của giới trẻ, c nghĩ là nó vui lắm à ghi "=)))". Đáng buồn lắm cười hay gì.
Xem con cái là trò cười thì sau này nó coi việc mình già bệnh cần nó chăm sóc là tấn bi kịch đó nha, nó tự giải thoát bản thân thì mệt…coi con cái như tài sản riêng sau này nó coi mình như tiêu sản cần bỏ rơi. 😂 gieo nhân nào gặt quả ấy bi h đó
Có người quay phim ở đây nên bố mẹ còn giữ thể diện đấy, chứ nhìn phản ứng của cậu bé là biết thực tế đáng sợ thế nào. Người mẹ sẽ không giữ vẻ mặt vô tư cười cười thế đâu.
Đứa trẻ cũng là tấm gương ng cha ng mẹ. Rồi nó sẽ hành xử lại đối với ng thân, xã hội. Khoảng cách thế hệ sẽ được thu hẹp nếu biết lắng nghe, thấu hiểu.
Cảnh này y như mình ngày bé. Cái gì cũng đặt cho a phải làm hết, ko làm thì bố đánh mẹ đánh 😢, tuổi thơ lớn lên mà ko một ai đồng cảm. Luôn nghĩ đến việc tự tử cho xong. Lớn hơn thì cũng thông cảm hơn cho bố mẹ, cũng vì cuộc sống mưu sinh và cũng vì bố mẹ mới làm bố mẹ lần đầu.
Mình càng lớn càng hiểu ba mẹ lạm dụng quyền làm cha mẹ và nhầm lẫn sinh với dưỡng và sự tra tấn tinh thần đứa con này là cố tình dù nó đã lớn vẫn cố tình k tôn trọng ranh giới của nó nên mình quyết định giải thoát bản thân và từ mặt gia đình. Sẽ k đi đám tang bố mẹ. Hệ tư tưởng đó cũ rồi cần được đào thải bớt khỏi xã hội.
nửa đêm xem dc cái phóng sự mà thất thật khủng khiếp cho người con sống trong gia đình này. nó sẽ lớn lên trong sự chống đối xã hội. ở nhà k có sự bảo vệ. k có bình yên. luôn muốn rời xa gia đình. không phải nơi yêu thương trở về.
Khi con chào đời để duy trì nòi giống, để thỏa mãn dục vọng của cha mẹ, cha mẹ sinh con như trg vô thức theo mô hình xã hội ( bậc phụ huynh như trên phóng sự ko đánh đồng ạ), phải thực sự thấy mình đủ kiến thức và trách nhiệm thì hãy đưa 1 đứa nhóc tới thế giới này 😊😢 đừng để về sau lớn lên nó sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền hay 1 kẻ gánh vác luân lý trên vai vs 1 tâm hồn nhiều thương tổn
Má tôi có chửi gắt lắm, nhưng trong nội tâm bả bả chỉ có mình tôi, nên dù hơi ghét nhưng bả vẫn nuông chiều tôi hết mực luôn chiều cho tôi hết mức có thể mà tôi không hề biết, bả ủng hộ tôi sau lưng tôi, hồi tôi lúc nhỏ cứ nghĩ bổn phận trẻ con là sẽ vui chơi nhưng giáo dục nghiêm khắc của má nên tôi có phần phản kháng và khó chịu trong lòng nhưng khi lớn rồi nghĩ lại mọi khó khăn và mồ hôi nước mắt đó bả dạy cho tôi mới khiến tôi trưởng thành toàn vẹn bạn ạ! Có thể bạn nghĩ xấu bố mẹ thì bạn thấy trầm cảm nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ sau lưng cho bạn, tiếp sức cho bạn đi lên nhưng không thể dùng giọng nhẹ nhàng được(đúng chất của người chỉ huy nghiêm khắc nhưng họ đều muốn anh em họ sẽ thành những chiến binh quả cảm mà thôi), như tôi đã nói các bậc cha mẹ là thế nhưng cũng có một số cha mẹ kiểu bên nước ngoài như là ngược đãi con cái và bỏ rơi con, tôi thấy họ chưa đáng làm bố mẹ. Nên người phụ nữ hay người đàn ông nào đó đang cho bạn ăn bạn uống, cho học hành thì họ là bố mẹ bạn đấy (nhưng cách giáo dục khác nhau, nhớ mà làm con như thế nào thì bố mẹ mới giáo dục như thế đó).
@@thienstickman2318 mình k nhỏ tuổi bạn ạ:),nhưng mà mình comment lúc đấy có lỡ miệng thật,chắc do thằng nàyngusi nên mới nói v,bạn có thể bỏ qua cho mình đc k?
@@thienstickman2318 uhm nghe thì thấy tiêu cực ha, nhưng t đg nói về hình mẫu cha mẹ trg phóng sự trên, cg tùy trải nghiệm cuộc đời mỗi ng khác nhau mà sẽ có thái độ khác nhau vs đấng sinh thành nói chung, như t ở trên là đg nói về những ng cha ng mẹ vô trách nhiệm, còn t thì vẫn luôn khao khát và sẽ trân trọng vô cùng nếu có đc biological parents mà thực sự thương yêu và trách nhiệm vs con cái 😁
Thật sự thương em, tôi nghĩ em lớn là một đứa bé hiểu chuyện khi trước đó em cũng đã giúp mẹ rồi và chỉ mong muốn mẹ thực hiện lời hứa, nhưng không, mẹ luôn chỉ khiến em thấy thất vọng. Hết lần này đến lần khác, em bị dồn nén quá nhiều nên đã sinh tâm lý phản kháng
Hi vọng em sống tới 18t r ra riêng move lên thành phố và vĩnh viễn cắt liên lạc với bố mẹ để giải thoát bản thân. Chỉ sợ e uất ức quá tự tử trc khi có thể tự chữa lành và quyết định số phận
Cha mẹ độc hại nhưng nhất quyết đòi con cái phải lành mạnh 😂 đu mà……..trẻ con cần nhất sự thấu hiểu trò chuyện khoan dung và cha mẹ cư xử văn minh, nuôi dưỡng tình yêu thương mà nhà như cái miệng núi lửa
Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình. Hãy sửa mình trước thì con sẽ thay đổi theo chứ dùng bạo lực nó sẽ càng hận thôi, tôi một đứa con đã từng lớn lên trong một môi trường như em bé trong clip cho ý kiến.
Mỗi đứa trẻ đều có cảm xúc và suy nghĩ riêng, nhưng bố mẹ hay áp đặt nhiều thứ. Có thể đơn giản hoá bằng áp đặt học hành. Mọi thứ đều chính do những gì họ từng trải r từ ông bà, rồi bố mẹ sẽ làm lại với con mình. Cách dạy nó bắt từ nguồn từ tổ, nếu cách dạy tốt r truyền qua các thế hệ thì nó có thể sẽ đc duy trì.
Do ghen tị với giới bây giờ đó. Người việt cộng ghen ăn tức ở có tiếng. Chứ đã trải qua rồi nếu là người lý trí cao không ai lại áp đặt đối xử như những gì mình trải qua trước đây cả
Rất nhiều đứa con được sinh ra không chỉ riêng VN mà trên nhiều nước trên TG sinh ra là do bản năng dục vọng của con người. Nhiều cha mẹ nghiện ngập, hút chích hay quá nghèo mà lại đẻ nhiều con. Những người làm cha làm mẹ tỉnh táo lên, nếu ta đẻ ra một đứa con mà không biết làm cha làm mẹ thì nghiệp nặng lắm, bản thân ta tạo ra một bãi rác xã hội, bản thân mình lại tạo ra thêm gánh nặng cho chính mình. Riêng bà mẹ trên kia, mình thấy chỉ cười khi con mình nói thế, mình không có ý gì mà cô ấy chỉ đang không đủ nhận thức xem thằng bé có vấn đề về tâm lý. Hay đôi lúc coi nó là con mình thì phải nghe mình, mình nuôi nó, như chủ với vật nuôi vậy😢
Đúng rồi. Mẹ bé không có đủ kiến thức đó bạn. Xem xong thấy vừa ghét vừa thương. Chính cô ấy cũng từng bị đánh hồi nhỏ và bây giờ cô ấy lặp lại cách nuôi dạy đó. Cay đắng. Bởi vậy đúng là làm cái gì cũng phải học mới làm tốt được. Làm cha mẹ cũng phải học. Cách nuôi dạy con thường là truyền từ đời này qua đời khác nên ai có kiến thức tốt và chịu thay đổi thì mới phá vỡ được chuỗi lặp ấy. Hy vọng người mẹ sẽ thay đổi. Thay đổi để cuộc sống tốt hơn thì không bao giờ là quá muộn.
Một đứa trẻ ko cảm thấy đc yêu thương khi lớn lên ám ảnh đấy nó như sợi xích buộc chặt người, t cx có nhiều tổn thương trong quá khứ đến nỗi bản dù lớn r nhưng thực sự chính bản thân hiện tại lúc nào cx vỗ về đứa trẻ trong tâm hồn có quá nhiều vết thương, khao khát được yêu thương và yêu thương một ai đó nhưng bản thân ko biết và cx ko thể
Em cảm thấy may mắn khi bố mẹ em không như vậy , đúng là đôi khi vần đánh ,nhưng chỉ khi quá hư mới bị đánh thôi , mẹ và bố cũng hay cho em đi chơi , mua đồ và nói thật là em cũng chẳng thiếu thốn gì cả , thậm chí còn thừa cơ , mẹ em cũng dạy theo quan điểm thương cho roi cho vọt nhưng chỉ sử dùng đòn roi khi nó là cách duy nhất , em thích vẽ lắm ,em vẽ cũng khá đẹo , mẹ cũng mua đồ , chì màu cho em , em yêu mẹ em lắm , em không hiểu sao có những bậc phụ huynh lại nghĩ ép con cài mình vào một khuôn khổ mình muồn lại là cách dạy và giáo dục con đứng đắn , bố mẹ càng nghiêm khắc, sẽ chỉ tạo ra những kẻ nói dối xảo trá, làm gì có chuyện nỗi đau + nỗi đau thành hạnh phúc được
nhà mình có ba anh chị em, và mình là con thứ 2. kiểu, mình đã có nhận thức rõ ràng từ khi còn rất nhỏ, cũng biết thương bố mẹ và thường xuyên giúp bố mẹ những gì mình có thể, dù muốn gì cũng chưa bao giờ đòi hỏi điều gì. Nhưng chị và em mình thì luôn quậy phá, cãi lời, và chẳng chịu làm gì cả. Thành ra có việc nào trong nhà cha mẹ cũng sẽ bảo mình làm, họ muốn gì cha mẹ liền cho, còn mình thì mặc kệ. Mình nhẫn nhịn tất cả, nhưng cha mẹ khi mắng hai người kia sẽ quay ra mắng cả mình, dù mình chẳng làm gì. Cha mẹ áp đặt mọi thứ về mình, thành tích phải giỏi (đến nỗi giờ mình ám ảnh, chỉ cần được điểm môn nào dưới 8 dù kiểm tra thường hay thi cũng cực kì suy sụp), phải biết làm việc nhà, phải biết này nọ này kia. Nhiều khi mình thấy chị em mình được vui chơi thoải mái làm mình rất ghen tị, và mình thì chẳng nhận được chút sự thấu hiểu nào từ gia đình cả. mình cũng không dám tâm sự với bất kì ai, vì căn bản họ sẽ mặc kệ.
Mình biết thật khó khăn và tồi tệ khi không cảm nhận được sự đồng cảm của cha mẹ. Nhưng đừng phớt lờ đi cảm xúc của bản thân, hãy cứ viết ra và tâm sự. Nếu bố mẹ không hiểu cho bạn, hãy tìm đến những người bạn tin tưởng.
Nhà b lạ thật sự ??? Hay ns cách khác trái lại vs bình thường :)) thường thì những ng nghe lời và ngoan ngoãn đều được cưng chiều, bố mẹ chiều hơn, họ nói gì cũng đúng cx nghe, còn những người mà nói ko nghe, ko theo ý bố mẹ thì chỉ có bị phạt, chửi rủa, ko yêu quý phân biệt đối xử, :))) làm có gì ai đi yêu đứa trẻ hư ko nghe lời cãi lại thay vì có đứa ngoan bên cạnh hả b? :))
@@binhbinh8769 t nghĩ cũng sẽ có trường hợp đấy thôi, bạn chủ comment đang được đóng vai trò là " một đứa con hiểu chuyện" chính bởi hiểu chuyện vì bạn ý làm được tất thẩy rồi nên phụ huynh cũng sẽ thường có xu hướng là dựa dẫm vào chính con của mình, họ sẽ không có sự quan tâm nhất định hay là có chút thờ ơ trong trường hợp của bạn cũng có cả lạm dụng sự ngoan và hiểu chuyện của bạn nữa, trong gia đình mình, mình cũng là con thứ 2 ( trước mình là 1 chị sau là 1 em) nêm mình gần như hiểu được cái cảm giác
1:12 đây là lúc thể hiện cảm xúc thì đúng hơn. Đứa bé lớn khóc là sự tự dày vò & bất lực bởi số phận. Trước khi trao cho con trách nhiệm thì nên nghĩ quyên lợi và nhu cầu của con là gì. Kiểu gia đình là trước kia tao nhận dc gì thì giờ ta tặng lại cho mày, tuy nhiên điều bình thường với người này lại là niềm bất thường với người khác. Mình may mắn hơn em con lớn là chưa chịu cảnh này, và con mình cũng ko chịu cảnh này. Cảm ơn chị đã dũng cảm đồng ý cho chiếu clip này, hành động của chị tuy không đúng nhưng nó no gop phần mở ra cuộc sống tốt hơn với những em bé khác. Còn các vị khách mời cười dc thì tao chỉ có thể lạy
Mẹ bé muốn cho con mình tự làm việc để sau này bé có thể làm để không tự dựa vào ai, nhưng tôi tin chắc rằng chúng ta cũng đã từng là trẻ con, nhưng chúng ta cũng phải hiểu cho đứa trẻ ấy vì nó chưa đủ lớn để hiểu được
mình thấy cảm xúc của mình với cậu bé này thật sự giống nhau , mình là con một , dù không có anh chị em và mình biết rằng tất cả những gì bố mẹ mình dành cho con cái đều thuộc về mình , tình yêu thương , bao gồm cả những lời mắng chửi . Từ bé đến giờ mình luôn bị ám ảnh về những lời chửi mắng , xúc phạm của bố mình đối với mình , dù lúc ấy mình chưa làm gì khiến bố phải bực mà vẫn bị mắng chửi , cảm xúc bất lực , mình không dám tâm sự với chính bố hay mẹ của mình về cảm xúc mình nhận lại được từ những việc đó , mình cảm thấy dồn nén quá lâu , có đôi lần khi ở nhà một mình , ngẫm nghĩ lại những việc đó , mình lại thấy vô cùng ấm ức rồi cáu giận và đập phá đồ , vì đối với mình , bố và mẹ chưa lần nào muốn hiểu mình cả
"Cố chịu đựng đi, không chịu thì xuống đáy xã hội". Ở nhà tao bị chửi tập thể miết dâm ba mấy cái này có là gì mà mấy bây không chịu được thì đừng nói "sao đời như con cờ" ra ngoài nhiều cái mới lắm làm không được thì nghỉ, xã hội không chứa chấp mấy thành phần không chịu khó, không chịu phấn đấu đâu. Ở nhà tao bị xa lánh, ở với bà già bị chửi thề, trên trường áp lực học hành này nọ, rồi còn gặp phải họ hàng giỏi giang mình bị đem ra so sánh huống chi mẹ chửi đòi trầm cảm. Ta đây vật lộn với số phận, bất chấp khó khăn và tin tao đi khi mày nhìn lại thì những thứ mày đi là mày sẽ cảm thấy mình trưởng thành vãi lol. Đừng gáy cái khổ nữa em ơi, hãy tập lần lần đi thì nó hết khổ, ra ngoài xã hội nó còn như thế gấp nhiều lần chứ nói chi bị bà già chửi và tin tao đi gặp mấy cái đó chỉ chọn phấn đấu mà đi thôi chứ không thể chịu sự nhục nhã như thế được.
@@karako477 cái quân tâm còn hơn sự bỏ rơi đấy bạn à, sao mà ta không vật lộn để được thành công khi bị má chửi nhưng đủ điều kiện chẳng phải là điểm xuất phát không tồi sao? Anh cùng cha khác mẹ tôi cũng cha mẹ bỏ rơi ấy không có mắng chửi của bố mẹ thì anh được chú quân tâm đấy cũng là áp lực thế mà vẫn đậu đại học đấy, vì xã hội nên nỗ lực mới sống được.
b nói có đúng nhưng cũng có sai , mình không than oán , trách cứ , mình đang tâm sự thôi , còn nếu b nói mình ko phấn đấu không chịu đựng thì lại không đúng , mình áp lực học tập rất nhiều , tâm lí nhiều lúc cũng bất ổn và hiện đang bị bạo lực học đường , nếu đúng như b nói rằng mình không chịu đựng hay phấn đấu thì có lẽ mình đã tự chấm dứt đời mình và chết nơi xó xỉnh nào rồi , mỗi người một hoàn cảnh, bạn cố gắng k có nghĩa là mình lại ko cố gắng , ai cũng có nỗi khổ riêng thôi @@thienstickman2318
@@thienstickman2318 Nếu muốn giúp một người đang ấm ức, tổn thương thì tốt nhất là chúng ta nên lắng nghe, cố gắng hiểu tâm tư của họ, rồi thể hiện sự cảm thông nếu có thể. Sự thương cảm từ chúng ta là chất xúc tác giúp họ tự vực bản thân dậy và tự chuyển hóa các ám ảnh, sự bất lực, cùng nỗi tức giận. Nếu chúng ta không có khả năng giúp như vậy thì ít nhất cũng nên hạn chế đưa ra các lời khuyên mang tính chất chối bỏ hoặc đánh giá thấp nỗi đau của họ. Những lời khuyên như vậy có thể phản tác dụng và làm cho họ càng ấm ức, cô đơn, hổ thẹn hơn. Các cảm xúc bất mãn, ấm ức, cáu giận là phản ứng tự nhiên của con người khi hứng chịu bạo lực và sự xúc phạm. Các cảm xúc này chỉ nguy hiểm khi chúng gia tăng mất kiểm soát rồi biến chính nạn nhân thành kẻ gây ra thêm bạo lực hoặc đau khổ cho người khác. Nếu một người chỉ đang trải lòng và chưa có dấu hiệu mất kiểm soát thì chúng ta cũng không nên đè nén/chối bỏ cảm xúc của họ. Việc đè nén/chối bỏ các cảm xúc tiêu cực không khiến chúng biến mất mà sẽ khiến chúng tích tụ và phun trào bất chợt (Ví dụ: Tôi giận bố mẹ hoặc sếp vì xúc phạm tôi, nhưng tôi đè nén + chối bỏ cảm xúc đó và tôi không trải lòng cho ai hết, vì việc sếp hoặc bố mẹ mắng mỏ con/cấp dưới được mọi người cho là bình thường. Một hôm con tôi quậy phá, tôi mất kiểm soát rồi điên tiết lên và mắng con, vì con tôi là đối tượng an toàn hơn để xả giận. Cơn giận đó vốn không dành cho đứa con. Cơn giận đó là cái mà tôi đã đè nén/chối bỏ quá lâu và chưa chuyển hóa hết nên tôi mất kiểm soát khi bị châm ngòi bởi hành vi của con. Quá trình này thường diễn ra trong vô thức nên bản thân người bị dồn nén cũng không biết. Em bé trong video trên cũng có hành vi tương tự: giận mẹ nhưng đánh em trai và muốn em trai c.h.ế.t đi. Quan trọng nhất vẫn là sự thương cảm và cảm thông. Đó là chiếc chìa khóa chúng ta có thể dùng để giúp một người chuyển hóa các nỗi đau tâm lý. Và nếu chúng ta không giúp được thì cũng không nên chối bỏ hoặc xem nhẹ nỗi đau của họ. Thật sự những người đã bị tổn thương tâm lý từ bé rất nên chuyển hóa các nỗi đau để được hạnh phúc hơn và để sau này họ không lặp lại những tổn thương đó cho chính con của họ. Các bố mẹ đánh con thường đều đã từng bị đánh. Thật là buồn và không công bằng khi thế hệ sau phải trả giá cho hành vi của thế hệ trước. Tuy nhiên, sức mạnh để thay đổi đau khổ của bản thân (và thế hệ tương lai) đều nằm trong tay chính mỗi người.
“Từ nhỏ đến giờ chưa lând nào được mua đồ chơi” nghe mà nhói lòng lm sao, đổi lại nhìn thái độ cợt nhả của người mẹ mà lại thấy chả có tình thương j trong cách dạy như thế mà chỉ có niềm đau cho đứa con
Cảm xúc của đứa trẻ đúng như lời chuyên gia nói, nó giống như một quả bom vậy, cảm xúc dồn nén chính là số thuốc nổ nhét vào, đến một lúc nào đó khi trẻ không chịu được nữa, quả bom sẽ được châm ngòi và phát nổ. Mình cũng đang phải trải qua quãng thời gian như cậu bé kia. Sáng nào dậy mà lỡ đúng 1 phút từ lúc báo thức kêu là xác định ăn chửi nguyên một ngày rồi. Rửa bát hay làm việc nhà mà bẩn một góc thôi thì cũng bị đánh. Nhiều lúc mình muốn bật lại mẹ mình lắm nhưng vì anh trai mình cũng từng chịu đựng như vậy rồi nên cũng ráng nhịn (nhiều lúc tức giận quá mà nhịn thì sẽ nghĩ rằng sau này sẽ cho bà ta nếm mùi mà mình đã phải chịu nhưng ko phải theo cách tiêu cực). Nói thật chứ hành động của người mẹ kia nếu nhìn từ góc độ tích cực thì nó sẽ giúp cậu bé biết làm việc, nhưng mình nghĩ để nhìn vào mặt tích cực đó thì đối với cậu bé là khá khó, chịu đựng đủ thứ rồi nên cậu bé mới có cảm xúc như vậy.
Nhìn đứa bé lại thấy giống mk hồi nhỏ , bố tôi mất sớm nên tôi sống cùng mẹ ở gần nhà ngoại , mẹ tôi cũng hay chửi mắng và đánh tôi tè le khi bà ấy bực bội một việc gì đó , xong lên ông bà ngoại chơi , trông em cho cậu mợ , vừa chăm vừa thay bỉm , xong em nó khóc thì ông bà ngoại vô chửi rồi đập cho trận ,xong cũng hay bị cậu lấy dây điện nồi cơm vụt , đang ăn cơm mà kiểu xem tivi k chú tâm ăn nhanh còn bị ông tôi cầm hẳn chiếc tổ ong đập thẳng mặt , lên nhà ông bà ngoại ăn cơm thì phải nấu cơm phụ ông bà cho cậu mợ về ăn , ăn xong thì rửa bát luôn,có đợt mk cùng mấy đứa bạn cùng thôn ra vặt ngô ở ruộng nhà nó để nướng ,mẹ mk ra không hiểu nghĩ gì tưởng mk đi ăn trộm ngô nên đập cho mk 1 trận ở giữa đồng trước mặt bao nhiêu người ,mk cảm thấy rất ngại và nhục bởi vì lúc ấy mk 16 tuổi và về súyt chút nữa mk lấy dao cứa cổ tay để giải thoát nhưng may lúc ấy ông và mẹ mình phát hiện kịp, nói chung đó cũng là quá khứ , khứ ,giờ mk lớn thì cũng k bị mắng nhiếc như hồi nhỏ nữa , nhưng đó đúng là quá khứ đáng quên của tuổi thơ mk
Tuổi thơ của mình thì hồi xưa nhà cũng khó khăn ba làm trên xã ít về nhà, ở nhà với mẹ, ba hay đánh mình nên mình đâm ra ghét ba, rồi mình cảm thấy tốt hơn khi ở với mẹ, sau những biến chuyển cuộc sống với nhiều lý do rồi mẹ lại hay mắng mình thậm tệ, trong khi mình cảm nhận mình đã cố gắng làm hết sức mình dù có ham chơi nhưng đứa trẻ miền quê nào mà chẳng ham nhảy nhót nô đùa với mấy đứa hàng xóm, dần dần cảm xúc mình bùng nổ như bé trong clip nhưng mình vẫn kìm nén, kìm nén tất cả, cố gắng để không thể cảm nhận những câu chửi cái hằm hè những vụ đòn roi, từ đó tạo ra một khoảng cách rất lớn giữa mình với bm, không thể lấp đầy không thể hàn gắn đến giờ mình cũng đã 24t, nhiều khi cũng trách bm sao lại đối xử mình như vậy, nhưng cuộc sống cơm áo gạo tiền nó quanh quẩn quấn lấy người lớn khiến họ không còn để tâm đến với những thứ khác, có hôm mẹ hỏi mình là hồi bé mày nhanh nhảu hoạt bát lắm mà còn mời mấy bà ngoài đường vô nhà chơi nữa sao lớn giờ lại ít nói trầm tính thế ? Mình chỉ biết cười, mọi thứ với mình hiện tại nó chỉ bình bình không thể cảm nhận một cách rõ ràng mình k có mục tiêu k động lực chỉ cần có những ngày trôi qua một cách bình an là quá đỗi với mình rồi.
Từ cách mà anh ấy thể hiện cách nói chuyện lúc rửa bát và bản thân tôi tuy không làm những việc đấy nhưng qua cách nói của anh ấy cho tôi thấy rằng anh ấy đã phải chịu đựng và dồn nén cảm xúc của mình đến 1 lúc nào đó thì nó sẽ giải phóng hết ra thôi 😢😢
"Cha mẹ" hai từ này nghe thiêng liêng thật đấy. Nhưng có vẻ đối với nhiều người nó lại như một "nốt ruồi đỏ" trên người. Hận cũng không được , mà yêu cũng chẳng xong. Cái nực cười nhất đó là họ vừa yêu ta xong cũng làm tổn thương ta.
Hồi mình học hết lớp 1 cũng đã phải rửa chén, giặt tã cho em nấu cơm đun nước bằng bếp củi, chỉ không nấu canh với đồ ăn và giặt đồ nặng thôi, sau này lên lớp 4-5 phải làm hết rồi. Mình hiểu tâm lí của bạn bé này, đừng trách bạn ấy, bạn ấy quá bé cách giáo dục của gia đình khiến tâm lí bạn đổ vỡ và có xu hướng bạo lực vì muốn làm thái quá để người nhà quan tâm nhưng chẳng ai quan tâm hết, mình đã từng khóc 1 mình như bạn ấy. Biết rằng mẹ dạy cho chúng ta làm để chúng ta biết để sau này tự lực, nhưng còn bé phải từ từ bạn ấy rửa đống chén mà thấy thương. Cha mẹ hãy để các bạn từ từ thôi một chút từng chút qua các năm các bạn ấy sẽ tự lớn và độc lập được, ép quá tâm lí khi lớn bạn ấy bị tổn thương lắm. Cha mẹ tạo ra tính cách của con cái, đây là quay thôi chứ ở nhà cha mẹ còn bắt làm, chửi bới nhiều hơn nữa, tính cách bạn ấy cho thấy cha mẹ thờ ơ, phân biệt. Cha mẹ mình trước kia lỗi gì cũng đổ lên mình, đánh mình vì em làm sai cho dù mình không có lỗi gì, cha mẹ lạ lùng lắm đẻ con ra ai sai thì người khác chịu cứ hay em còn bé rồi lấy đứa trẻ lớn ra hành hạ. Con mong các cha mẹ quan tâm con cái nhiều hơn ạ.
Trong các tập, ít khi thấy ng cha xuất hiện trong quá trình nuôi dạy con. cả cha và mẹ đều có trách nghiệm nuôi dạy con cái nên phải có cái nhìn cả cha và mẹ.
Bây giờ có lẽ đã khác tuy nhiên nhà mình bố mình có một tư tưởng mà mình k thể chấp nhận được đó là việc dạy con là việc của người mẹ . Thật may mắn vì mình sinh ra trong thời đại internet phát triển nên cũng phần nào nhận thức đc quan điểm sai trái ấy . Nếu k sau này rất có thể mình sẽ tạo ra một đứa trẻ có suy nghĩ sai lầm như vậy
Có 2 bé mới hiểu. Ai nói tâm lí sách đồ thì hay. Vô hoàn cảnh thì hiểu khó xử lắm. Nhưng mình k để bé lớn buồn tủi khóc vì sau đó cả 2 con mình đều an ủi. Vỗ về tâm hồn con. Và nói c biết mẹ luôn yêu 2 con.
Vô hoàn cảnh thì đúng là không dễ. Cố lên mẹ ạ. Mẹ nhớ chăm sóc tâm hồn của bản thân nữa nhé. Mẹ vui khỏe bình an thì các con cũng sẽ được vui khỏe bình an theo ạ ❤ Người lớn là người chọn sinh các em ra, chứ các em không chọn điều đó nên dù sao trách nhiệm của người lớn vẫn nhiều hơn. Sợ nhất mấy bố mẹ tự đẻ con ra xong đối xử với con không ra gì vì nghĩ đứa con mắc nợ mình.
Vô hoàn cảnh thế nào thì m cũng k đc đánh con, bạn k áp dụng đc hết lí thuyết trong sách thì cũng nên hiểu điều tối kỵ là k đánh con, còn nếu lỡ đánh rồi thì sau đó phải ra xin lỗi con khi mình bình tĩnh lại và hứa sẽ k lặp lại, m cũng có con nhỏ nhiều lúc rất stress n mà ngẫm lại do m k kiên nhẫn với con, nên nếu m chậm lại m quan sát con học hỏi kỹ năng làm cha mẹ thì bản thân m cũng k vì áp lực mong muốn lên ng con mà buông lời chửi mắng hay đánh đập con cái
@@pinki.greeny2926 cái khó là khi 2 bé cận tuổi. Nó đánh nhau chanh nhau này kia bạn khó là k thể nói đứa nào đúng đứa nào sai. Dù bạn nói ntn nó cũng có bé phân bì. 2 con cận tuổi r sẽ hiểu thôi ạ! Nhưng vấn đề clip này ng mẹ đã làm con lớn tổn thương, ép con làm những vc tưởng chừng k đúng với tuổi con. K qt sau khi bênh bé nhỏ con lớn đã tổn thương. Mình vẫn bắt con cúi nếu con phải bị đòn, đánh roi vào mông và nói lỗi bị phạt là gì cho con nhận thức đc lỗi con đáng bao nhiêu đòn nhưng đa số cho con hứa sữa và nợ lại, chứ k đánh ẩu kiểu k kiềm đc cơn tức giận, để r phải xin lỗi. T k đọc sách, học theo khoá nào học làm cha mẹ. T sống trong tình thương ba mẹ nên t cũng nuôi con theo tình thương. Phân đúng sai giải thích. Nếu giận t im lặng bé trai sẽ rất ngỗ nghịch hơn bé gái. Mỗi đứa con có tính cách khác nhau tùy đứa mà ta vỗ về. An ủi hoặc lúc nào đó phải cứng rắn. K phải cứ nóng giận k kiềm chế thì đánh ẩu.
Đây là cách giáo dục của đa số các bậc cha mẹ ở Việt Nam ,tôi ngày xưa cũng như cậu bé này,nhưng lớn lên đi làm phải tự làm mọi thứ lúc ấy tôi lại thương bố mẹ.
Thực sự mỗi khi e làm việc giúp đỡ bame, bame dành 1 lời khen, động viên bé sẽ rất vui. Đồng ý dạy còn đòn roi có thể có nhưng k phải là thứ chiếm chủ yếu. Khi nào còn quá quậy, k nghe lời thì mẹ đánh 1-2 cây rồi ngồi nc cho con hiểu con sai ở đâu. Rồi khi mẹ sai mẹ vẫn phải xin lỗi con. Dạy 1 đứa trẻ toàn bằng bạo lực và đòn roi lớn lên nó sẽ có xu hướng bạo lực, làm tổn thương ng khác hoặc tổn thương chính mình. Ngày xưa mình cũng bị dạy bằng đòn roi và chửi mắng, đến bây giờ mình đôi khi có những xu hướng bạo lực khi nóng giận. Mình cũng k thoải mái nc hay tâm sự vs bame dù bây giờ đến khi mình lớn mẹ mình mới tỏ ra muốn nc vs mình nhiều hơn nhưng mình rất khó chia sẻ
Nghe thằng nhóc khóc và lời quát nạt của bà mẹ là bao kí ức ám ảnh lùa về như não k thể quên được sự bạo hành ngày ấy dù bi h mình đã định cư Úc và hạn chế tối đa tiếp xúc với vn và đã từ mặt gia đình. Thương tổn sang chấn theo đứa trẻ cả đời. Nên mình quyết tâm k bao h có con. 😂
Một mặt, cô đã giúp con mình biết việc, để sau này thằng bé có thể tự mình rửa bát, tự mình giặt quần áo,....Rõ ràng là điều ấy là tốt cho thằng bé. Nhưng mặt khác, cô cũng vô tình khiến bé phải chịu tổn thương nhiều về cảm xúc. Cô đã từng là trẻ con, nhưng thằng bé lại chưa từng làm người lớn, thay vì đặt mình vào địa vị của bé để thấu hiểu, cô lại chọn cách đặt con mình vào vị trí của mình để làm việc. Rất thương bé, thương cả bố mẹ vì gia đình chưa có sự thấu hiểu lẫn nhau, và tiếc cả cho người bố cũng không lên tiếng nữa đó là lí do tại sao đa số phụ huynh không thể nói chuyện với con mình bởi vì chính họ là thứ làm cho con mình áp lực mà không biết an ủi chinh đứa con của họ như trong đoạn phim người mẹ của cậu bé còn cười chính tôi thật sự cảm thấy may mắn khi không sinh ra trong những gd như của cậu bé này
thôi bạn đừng nói vậy nhà họ nghèo chứ không phải người mẹ không thương con nếu người mẹ không thương người mẹ ấy đã bỏ lại 3 đứa con cho bố nó nuôi rồi
@@tranvu9079ôi thế đẻ xong thấy chán thấy nghèo là có quyển không nuôi nữa à bạn :))) mà bạn nói “ nếu không thương thì đã bỏ đi để cho bố nuôi rồi”? sao cứ lấy cái sai này để bao biện cho cái sai khác thế? Không nuôi không dạy được thì đừng có đẻ, mà đẻ tận 3 đứa con trai, mai này chúng nó lớn lo tiền ăn học cưới xin còn vất vả hơn rồi không chịu được thì bố mẹ cũng đổ hết lên tụi trẻ thôi. Đứa nào n thương bố mẹ n cũng sẽ tự biết và phụ giúp bố mẹ n thôi, còn như đây cười ha hả ha hả vào mặt con 😅 may thằng đầu là con trai nên n phản kháng mới được lên tv để giải quyết chứ nếu là con gái- phần đông là sẽ cam chịu mà làm hết việc bố mẹ sai bảo. Cách cư xử của chị mẹ trong clip rất giống nhiều phụ huynh ở các vùng quê Việt Nam, con trẻ được nuôi dạy trong hoàn cảnh như vậy thì mai mốt n lớn cũng sẽ y chang như v mà thôi, chả khá khẩm hơn là bao
Khi con chào đời : Ko phải những món đồ chơi xinh đẹp để dỗ dành bn ấy như các bn khác Khi mẹ sịn em. Thì tình yêu của mẹ giành cho em hết Đồ chơi mới .... Của em. Đồ chơi cũ , hỏng của em , anh trai lại phải chơi Nhiều khi cảm giác của bn ấy ko thể nói ra . Và mẹ cũng ko biết để nói 1 câu . Xin Lỗi Con hoặc động viên con 😢. Nhiều lúc các người làm anh , chị . Cũng phải cho các em của mik những món đồ chơi mà mik yêu thích nhất Việc gì cũng tới tay đứa lớn hơn Nhiều lúc cảm xúc bị dồn nén quá . Sinh ra ko muốn nc với ai Ko muốn tiếp xúc vơi ai hết Chỉ muốn bản thân 1 mình Nhiều lúc phụ huynh ko hiểu đx cảm xúc của con cái Họ tự nhủ rằng . Đứa bé thì phải đx yêu thương hơn Đứa lớn phải làm tất cả các công việc và phải chăm em . Ko có sự yêu thương nào Từ đó các bn sẽ bị ảnh hưởng xấu đến tính cách và lời nói của bản thân Qua lời nói của cháu . Cháu muốn nói với các phụ huynh rằng . Hãy quan tâm , chăm sóc các con thật tốt , thật công bằng để các con ko cảm thấy mik bị dư thừa nhé . 😞
Như nhìn thấy quá khứ của mk vậy, giờ đây mk rối loạn cảm xúc lưỡng cực, gần như luôn hưng cảm nhưng luôn luôn trầm cảm nặng, rối loạn giấc ngủ, tâm thần phân liệt, test nhân cách thì SC cao,cuồng loạn,... Mk khuyên không nên vì sợ mà để con ở nhà một mk quá lâu, nó còn bộc phát như cậu bé kia còn tốt đấy, đến lúc im lặng thì mọi chuyện kết thúc rồi, đứa bé có thể vẫn yêu bạn, nhưng lớn lên nó se, tìm mọi cách thoát khỏi bạn, vẫn sẽ phụ g dưỡng bạn nhưng nó cũng oán trách bạn. Bố mẹ mk cãi nhau và mk có nghiêng về bố mk một chút vì lúc đó mk cũng k chịu nổi tính mẹ,xong mẹ bàng hoàng tại sao lại như vậy? Mẹ à mẹ đối xử với người ngoài rất tốt, luôn nhẹ nhàng tinh tế quan tâm chăm sóc, cũng rất sĩ diện. Nhưng với gia đình thì không, mẹ thật sự không hiểu tại sao ư? Tôi không cho mẹ biết về bệnh của mk,mỗi tháng đều tự đi khám và mua thuốc, tiền thuốc chỉ bằng 1/10 tiền lương, trích ra từ tiền ăn, trừ chi tiêu chỗ lương còn lại đều gửi cho mẹ. Vậy mà bà còn nói mấy tháng này con đưa ít thế, tôi cùng vừa mất việc, sau đó đột nhiên nghĩ đến tự sát đi nhưng lại thôi, vì tôi còn một đứa em nhỏ, nó đang giống đứa bé trong video, tôi không muốn em tôi trở thành tôi thứ 2, nhưng mà bất lực thật đấy. Mong bố chóng về, vậy là có thể cản mẹ phần nào rồi. Cuối cùng chỉ có thể nói trầm cảm sau sinh thật đáng sợ, vì nó là nguồn cơn mọi việc, nếu khi đó bố không ngoại tình thì tốt r, mẹ sẽ k trầm cảm rồi trút hết mọi thứ lên tôi, và tôi cũng không vì sợ hãi mà khép mình lại, sẽ có thể hạnh phúc rồi
Các bậc cha mẹ Việt Nam cần bỏ đi cái tư duy "mày là con tao đẻ ra tao bảo mày phải nghe cấm cãi" và câu "thương cho roi cho vọt..." vs " cá ko ăn muôid cá ươn" nó ko hoàn toàn chính xác trong cái thời đại ngày nay rồi
Hầu như các bạn cmt ở đây đều đã từng ở vào trường hợp của cậu bé. Mình cũng vậy. Thậm chí mình còn từng thề lớn lên ko bao h giống mẹ mình. Ngày xưa chưa tiếp cận đc nhiều thông tin tri thức giáo dục cho con, và chủ yếu ông bà dạy bố mẹ sao thì bố mẹ lại dạy mình thế. Mình thấy h các mẹ tiếp cận đc kiến thức nên nuôi con đã khác hơn trc, nhưng tiếc rằng chỉ 1 phần các mẹ ở tp thôi. Còn các mẹ ở nông thôn vẫn nuôi dạy con kiểu các cụ ngày xưa như vậy. Mình đã có 2 con, chưa bao h mình đánh con, chưa bao h mình nói con mình hư, vì với mình ko một đứa trẻ nào hư cả. Chỉ là con đang học trải nghiệm từ những sai lầm của con. Nhiều lúc con cũng làm mình tăng xông, mình có quát con. Rồi con nói lại là "sao mẹ cứ quát con làm con buồn vậy?" Lúc đó mình lại nghĩ phải chăng có cách nào đó nc vs con hiệu quả hơn là quát. Lần sau mình fai thay đổi, và mình thay đổi dần để lắng nghe con
cha mẹ hiện tại quá nghiêm khắc vì nghĩ rằng, nghiêm khắc là tốt cho con, là để dạy con những điều cần thiết cho cuộc sống sau này nhưng nghiêm khắc thì phải cũng có lúc mình phải mềm mỏng, đôi lúc chúng ta phải đồng cảm, phải hiểu con cần gì và con muốn gì. Nghiêm khắc là tốt nhưng quá thì không tốt, sau dần khi đứa trẻ lớn lên chúng sẽ không thèm nhìn lại bố mẹ của mình và ghi công họ mà chỉ coi họ là những điều khổ đau. Thương cho roi cho vọt, nhưng tôi nghĩ cha mẹ đánh con chủ yếu là do bực bội. Tôi hiểu đi làm, ra đời thì rất khổ sở và áp lực, nhưng xin rằng nếu có cha mẹ nào đọc được bình luận này thì đừng có truyền cơn giận đó cho con cái (bình luận này được viết bởi 1 học sinh lớp 10).
Có nhiều cha mẹ như trên ở Việt Nam mà. Bởi không được giáo dục tốt, đặc biệt là về trách nhiệm của cha mẹ. Mặc dù ờ áp lực làm cha làm mẹ ở Việt Nam là rất cao và không được sự hỗ trợ gì Từ xã hội nên cũng thấu hiểu phần nào. Nhưng tất cả những đứa trẻ đều không chọn là mình sinh ra mà. Ước gì nhà nghèo Đẻ ít lại Để có tiền chăm con và chăm bản thân
Suy cho cùng cha mẹ cũng là nạn nhân, thay vì chỉ trích hãy học cách hiểu và thương. Và học cách thay đổi để tương lai mình và con cháu có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Công việc nó chả nặng nhọc gì nhưng mà suốt ngày làm đi làm lại công việc đó ko có một ai phụ giúp thì nó sẽ tạo ra một cảm xúc ko một thứ nào diễn tả được
Mong chương trình này phủ sóng toàn quốc như sự chấn chỉnh và răn đe/giáo dục tới phụ huynh. Quá kinh dị để tiếp diễn. Cho rằng, sau 2050 trở đi sẽ ít hơn, nhưng đồng thời vẫn có trường hợp không thể khác biệt hơn trường hợp như video... là sao
Thật sự bà mẹ này đã áp dụng công thức "Thương em hơn thương anh" nhìn cậu em có sữa rồi mẹ bế , thương yêu y như con đầu lòng. Còn cậu bé kia chả được cái gì , thật sự gia đình này đang nghĩ gì về con mình?? Con nó trầm cảm nặng khi lớn lên hoặc ngay bây giờ thì sao?? Bà mẹ cười tủm tỉm vì con mình trầm cảm à??
T thấy bà mẹ đúng kiểu : - lười biếng - chỉ biết chửi - không biết làm chỉ biết sai khiến - tạo áp lực cho th nhỏ r cười.đó là dấu hiệu của 1 người mẹ không biết thấu hiểu ng khác. - thiên vị(lúc mà bế em bé không quan tậm tới ng anh) Tóm lại trẻ con sẽ hiểu cảm giác này hơn ng lớn😊🤗 Tôi chỉ mong nhà họ sẽ giống như icon này "👨👩👦👦"😊
Xem video thấy tim như nghẹn lại..Thấy nhiều người chỉ trích người mẹ..Thật ra tình mẹ nó bao la lắm mình tin nếu người mẹ trong video nếu như phải chết để đứa con họ đc sống người mẹ ấy cũng đồng ý. Theo mình thì do cuộc sống của gia đình ấy còn khốn khó,bố mẹ chỉ lăn ra làm kiếm sống qua ngày nên chẳng có thời gian để trau dồi kiến thức làm mẹ,kiến thức dạy dỗ con cái nên ko thấu hiểu đc con thôi
Nhma bé kia cũng quá đáng với em trai thật ý, không phải bênh đâu, tớ cũng từng trong hoàn cảnh của bé đó ấy, nhma mọi người nói qua cũng phải nói lại chút chứ.
hy vọng không ai bị dồn nén cảm xúc. Tội bé quá !! Tui là một người lớn , khi bị dồn nén cảm xúc bởi một người bạn , tui tức điên lên được, cảm xúc y như cậu bé. Cậu bé đập phá, khóc ..để giải tỏa cảm xúc. Còn tui vì là người trưởng thành, tui không đập phá đồ đạc hay khóc , nhưng tui trở nên lạnh lùng và sợ hãi đối tượng làm mình dồn nén cảm xúc. Mong rằng không ai bị người khác dồn chân tường cảm xúc, điều này rất rất tệ .
Hãy sống hết mình những gì chúng ta đg có hay trân trọng cuộc sống này khi k còn bố mẹ trên đời này nữa là điều buồn nhất vì vậy các bn hãy trân trọng điều đó nhé quát tháo giận dữ là yêu thương của cha mẹ đối với con cái thế nhưng có lúc dậy dỗ của bố mẹ chúng ta đôi lúc nó hơi quá chuyển giao qua các thế hệ bây giờ khác nhau lắm thế hệ tuổi bọn như cháu bây giờ nó khác nhiều lắm ạ😢
Mình hiện tại cũng như vậy, hiện đáng mắc trầm cảm và không nói với ai trong gia đình cả, mình sợ, mình ghét việc bố mẹ không thấu hiểu mình và luôn quát tháo chửi mình, ở một mình hoặc ra ngoài chơi với bạn bè mà không có bố mẹ luôn là khoảng thời gian vui vẻ với mình
Tại sao những đứa trẻ ko thể lớn,ko thể hiểu biết đúng. Bởi chúng ko dám vượt qua nỗi sợ. Mà chỉ lảng tránh,im lặng và a dua với cái tệ hại. Dẫn đến việc cộng nghiệp của xã hội.
Tôi cũng giống cậu bé này mỗi khi bị bố mẹ đánh và chửi tôi luôn phải cố nhịn nếu ko cố nhịn còn bị đánh hơn . có lúc tôi muốn tự tử hoặc lấy một thứ nào đó sắc nhọn để đâm vào chính mình...Bây giờ tôi cũng lớn rồi là một học sinh lớp 7 nhưng tôi vẫn muốn lm những chuyện dại dột đó...mỗi khi cảm thấy mình bị tủi thân như thế.
Thử hỏi một người mẹ , người cha không quang tâm đến con mình thì nó sẽ như thế nào , và nếu nó không được làm điều mình thích , mà phải gánh vác công việc nhà sẽ gây tổn thương đến nhường nào😢😢😢
Nhiều lúc thấy mình cũng giống bạn này, rõ ràng việc gì mình cũng làm nhưng mà mẹ lại rất ít khi mua cho mình cái gì toàn mua cho em thôi trong khi em cách mình ít tuổi và từ lúc bằng tuổi em mình cũng đã phải làm rất nhiều việc rồi
Nếu mik có con cx sẽ giao việc nhưng chỉ giao một việc để bé có thể bt lm này lm nọ và nếu bé ko bt thì mình cx sẽ chỉ dẫn cho các con rồi sẽ thưởng cho các con 1 món quà chứ ko phải lúc nào cx ép buộc như chị này tội thk bé để cảm xúc v chẳng khác j đang tạo một quả bom trong người đứa trẻ, nếu bé nhà mik có buồn hãy nói 1 câu nói ví dụ, có công mài sắt có ngày nên kim r hãy phân tích ra cho hiểu để con dựa vào mấy câu nói ấy mà nên người, mik đã từng là 1 đứa trẻ cx nhớ các câu nói ấy nên mik cx hoàn thiện đc bản thân tốt hơn hoặc tới xin lỗi con và động viên con cho bé bớt tủi thân...❤
2:00, đứa trẻ đã cảm nhận được sự có mặt của phóng viên và muốn được riêng tư. Người nhỏ đã trốn vào trong đống quần áo để che thân mình đi. Nhưng điều buồn bực nhất là phóng viên cứ cố vào mà quay. 2:11 là bạn có thể thấy ánh mắt chiếu thẳng vào máy quay rõ nhất. Bà có thể nói là do cảm xúc kìm nén nhưng mà nếu là thật sự một mình, cậu bé sẽ chỉ quỳ yên một chỗ, đập phá và KHÔNG trốn vào góc. Nhưng may sao là phóng viên đến và hỏi cậu bé
Mẹ tôi thì hồi nhỏ hay đánh tôi, tôi là đứa bị đánh mắng nhiều nhất, còn hay bị dọa không cho đi học, đuổi ra khỏi nhà,... Không có quyền biện minh dù đúng hay sai. Tôi thậm chí cinf phân biệt được lúc nào bà la mắng đánh chửi tôi vì tôi làm sai hoặc chỉ vì bà gặp áp lực công việc, cuộc sống rồi bắt lỗi vớ vẩn. Ba tôi lúc nào cũng im im, nhưng hễ mở miệng thì lúc nào cũng nói tôi sai trước, nhận lỗi đi. Từ nhỏ luôn bị dạy là đến trên cuộc đời này là may mắn, nên cảm ơn ba mẹ, nhưng ba mẹ có cho tôi quyền được quyét định đến với thế giới này không? Nhiều khi bị dồn nén kinh khủng, xung quanh tôi chẳng ai bị đánh mắng thế cả, kể cả các em tôi.
Có những người sinh con ra k phải để duy trì nòi giống hay nuôi giấc mơ cho con sau này mà tư duy ngược lại chỉ với một mục đích là sau này chờ con cái lớn để họ có bảo hiểm dưỡng già,chính mình đây cũng sinh ra trong gia đình ko trọn vẹn,bố mẹ đã ly dị từ năm mình còn 5 tuổi và đến bây giờ chuyện đấy vẫn lằn sâu trong ký ức của mình,còn nói đến hiện tại thì mẹ mình suốt ngày qua lại ng nọ người kia nhưng chả bao giờ tôn trọng ý kiến của mình cộng với việc dằn vặt áp đặt quan điểm lên đầu mình đủ thứ để dẫn đến tác động vật lý đánh đập mình đến hết cấp ba và chỉ khi mình đi sang nước ngoài làm việc rồi thì mới thôi mà lúc đấy trong lòng cũng căm hận lắm chứ nhưng mình cũng ko liên lạc với bà ấy mấy vì mình là người ghét tư tưởng của bà(thích uống rượu nhậu nhẹt chửi bới) nên mình biết khi mà bà hỏi mình chỉ có hỏi tiền thôi mà ko biết là mình nghiến răng sang nước ngoài làm việc để đổi lại kiến thức cho sau này mà bà ko thèm quan tâm câu nào, rồi trước khi mình định nói gì với bà là cũng phải suy nghĩ trước vì có thói k bao giờ chia sẻ vs mình mà hay đi kể vs người khác từ việc xấu đến tốt và điều này dẫn đến cả lớp cấp 2 ghét mình chỉ vì bà ấy quá tâng bốc sự thật về bản thân mình .Nói chung là những bạn nào có bố mẹ tâm lý thì sau ra ngoài xh sẽ cứng rắn vì ko phải chịu tâm lý thiệt thòi từ bé còn mình thì ko bao giờ có được như thế nên cũng chỉ mừng cho các bạn khác vì có được như vậy thôi
Tôi nay đã 23 tuổi lớn lên phải làm nhiều việc nhưng hồi nhỏ ko làm đến mức đấy giờ cũng vậy Chỉ là một đứa trẻ cò tiểu học cứ bắt nó đảm nhận nghĩa vụ khó khăn của người lớn còn áp lực tâm lí cuộc đời Nhỏ làm nhỏ lớn làm lớn nuôi con như vậy ko bao h nó bik ơn đc
Cha t lm j cx bị chửi, nấu cơm bị nói là lm cho cs, rửa chén bảo ko sạch trong khi ổng giống như ng thực vật,có tay chân khỏe mạnh mà tối ngày chỉ bt đánh chửi con cái, hôm tổng kết năm học của t chuẩn bị đi hc cũng bị ổng dùng cây đòi quất t,mẹ t thấy z thì chửi vì ổng ở nhà chẳng lm việc j nên hồn chỉ bt đánh chửi con cái, nên ổng đi lm và ko ở nhà cx như t đc giải thoát, đấy là lúc bé bây h lớn ổng chửi t thì t nói lại, mà ổng vs ôg nội t khác thật t vẫn thik ôg nhất 😢
chúng ta cs thể hiểu hành động của ng lớn khi dạy dỗ sai cách sẽ ảnh hưởng đến 1 đứa trẻ sau này khi chúng lớn lên chúng sẽ dùng cách mà từ nhỏ chúng chịu đựng lên những đứa bé của chúng
Cậu bé thực sự là một đứa trẻ hiểu chuyện. Nhưng chính vì cái cách nói chuyện kiểu ra lệnh của mẹ làm cho cậu bé cảm thấy bất công, và thiệt thòi. Nếu đc giáo dục đúng cách, cậu bé sẽ phát triển theo hướng rất tích cực thậm chí còn có phần chín chắn, sâu sắc hơn các bạn đồng trang lứa. Hy vọng người mẹ sớm thay đổi, và người cha có trách nhiệm hơn với gia đình mình.
Mình thì có 1 lần e gái bị sốt nên mẹ phải chăm nên nhờ mình đi nấu cơm mình bị phỏng nhẹ do nc văng lên tay mình có rửa tay qua nc lạnh r hỏi mẹ thuốc ở đâu thì mẹ bảo "có bịch thuốc cx ko thấy"mình tìm khắp nhà ko có thì kệ lun,hôm sau thấy tay mình bị sưng đỏ thì mới hỏi ra rồi lại la"bị phỏng mà ko bt lấy thuốc ,ko bt chỗ nào mà ko hỏi mẹ hả"
Một mặt, cô đã giúp con mình biết việc, để sau này thằng bé có thể tự mình rửa bát, tự mình giặt quần áo,....Rõ ràng là điều ấy là tốt cho thằng bé. Nhưng mặt khác, cô cũng vô tình khiến bé phải chịu tổn thương nhiều về cảm xúc. Cô đã từng là trẻ con, nhưng thằng bé lại chưa từng làm người lớn, thay vì đặt mình vào địa vị của bé để thấu hiểu, cô lại chọn cách đặt con mình vào vị trí của mình để làm việc. Rất thương bé, thương cả bố mẹ vì gia đình chưa có sự thấu hiểu lẫn nhau, và tiếc cả cho người bố cũng không lên tiếng nữa...
Tôi thấy thằng bé chửi lại cũng đúng
Mình đồng cảm với bé trong video. Hồi nhỏ bị bố đánh và đay nghiến thậm tệ; mẹ thì cũng hùa theo lời lẽ khó nghe với mình. Biết bố mẹ rất yêu thương mình vì là con đầu, nhưng bố mẹ ko làm mình phục. Càng lớn càng lầm lì, ít nói, cảm thấy rất khó để mở lòng lại với bố mẹ, nói gì cũng phải dè chừng trước sau vì sợ bị đay nghiến. VD tết là mình ko thích đâu vì phải nghỉ ở nhà nhiều, năm nào cũng chỉ muốn nhanh nhanh hết tết để đi học lại. Thiết nghĩ trách nhiệm của con là báo đáp công ơn thì vẫn phải thực hiện, nhưng tình cảm và sự tin tưởng mình e là mình ko thể dù có muốn đi nữa.
Tết thì ở nhà ai lại muốn đi học 😑
Chúng ta như nào thì do tuổi thơ tác động đến đó
Chợt nhận ra em cũng đã lớn lên gần giống như chị, ngoài ra còn một cái là trong giai đoạn bắt đầu biết về tình cảm thì lại bị vùi dập, đến giờ thành ra đúng sống vô cảm, vật vờ với sự tồn tại của chính mình. Chỉ muốn sống lặng lẽ, không ồn ào, không cúng tế gia đình gì hết. Còn về tình yêu, có lẽ trong em cũng chẳng còn cái gì như thế nữa rồi
Cái loại bố mẹ mà đay nghiến và chửi rủa con suốt ngày thì cái loại k xứng đáng
@@hungbuiduy7080đừng nói vậy bạn ơi
Mình thấy ở VN tình cảm gia đình rất gắn bó,nhiều trường hợp vì quá gắn bó như thế mà chủ quan xem con cái là đồ vật do mình tạo ra.Chỉ cần bố mẹ sẵn sàng thay đổi,con cái cũng sẽ dễ tha thứ và yêu thương hơn.Chìa khóa nằm ở người lớn,đừng sợ người khác đánh giá,đừng sợ mất mặt.Cố lên!
Ba mẹ nào cũng bỏ qua cái tôi thấy cái sai trước con cái để thay đổi thì tốt quá, mà rất tiếc là rất ít
Trẻ tôn trọng cha mẹ vì cha mẹ tôn trọng trẻ.
Trẻ không tôn trọng cha mẹ vì cha mẹ không tôn trọng trẻ.
Các biểu hiện của cha mẹ thiếu tôn trọng trẻ là gì? Là trong các tương tác hàng ngày, chúng ta chủ yếu bảo chúng làm điều này, điều khác, góp ý, nhận xét, chỉnh sửa, dùng đủ mọi biện pháp như trừng phạt, khen thưởng, thúc giục, mắng mỏ, nặng lời, cố bình tĩnh để nhẹ nhàng, giải thích, lý lẽ, tranh luận.
Mình thấy rất nhiều cha mẹ đi tìm đủ các biện pháp để giao tiếp với con để khiến con làm điều mình muốn. Chúng ta tự làm mọi việc phức tạp lên một cách không cần thiết, trong đó có phương thức nghĩ ra bảng sticker (thực ra chỉ là bắt chước phương Tây) hứa hẹn thưởng - mà nhiều cha mẹ sẽ thấy nó thất bại thảm hại như thế nào.
Trong khi đó, cách cơ bản nhất là: nói ngắn gọn, bình tĩnh, tôn trọng.
Chỉ đơn giản thế thôi đấy.
Và tại sao cha mẹ không nói ngắn gọn, bình tĩnh, tôn trọng được? Vì họ không rèn luyện để kiên nhẫn và bình tĩnh. Vì họ chỉ nghĩ đến cách nào để nhanh nhất, ít công sức nhất, tiện lợi nhất. Vì họ không nghĩ cho con của họ, mà chỉ nghĩ cho bản thân. Vì họ coi việc hỗ trợ con, nuôi dạy con là phiền phức. Giáo dục con mà lại muốn tiện lợi như mì ăn liền. Đuổi theo những phương thức mới để thực hiện điều cũ: làm sao để trẻ ngoan. Trong khi đó, định nghĩa ngoan và giỏi ngày càng mở rộng hơn nữa, đè nặng lên vai trẻ hơn nữa. (Sau đó không dạy được con thì gửi con đi mấy cái trại này trại nọ, họ hứa hẹn huấn luyện thay cho bố mẹ, rồi về là con đâu ra đấy ?
Cha mẹ biết tôn trọng trẻ, trẻ sẽ biết tôn trọng cha mẹ. Cha mẹ biết nghe, trẻ sẽ biết nói. Cha mẹ biết nói (theo nguyên tắc cơ bản ở trên, chứ không phải lý luận thông minh để thắng trẻ) thì trẻ biết nghe. Hết.
Có mấy ai gắn bó đâu, nếu có thì chỉ là vẻ bề ngoài thôi, nói chung nếu ko thay đổi giáo dục thì còn lâu mới hết đc
Lạ thật. Người lớn đánh con nít cho nghe lời vì sợ thiên hạ đánh giá nói ra nói vào rồi đổ cho con nít k hiểu chuyện. 😂 lạm dụng quyền làm cha mẹ vừa vừa thôi. Cha mẹ k thay đổi thì sau này mất con ráng chịu khi nó lớn move đi và hiểu chuyện hơn thì rõ ràng cha mẹ sai 😂
@@longvunhat5778đồng ý. Làm khó trẻ thì trẻ sẽ làm khó ba mẹ. 😂 ai cũng có tự tôn nhất là trẻ em mỏng manh k phải tài sản riêng để cha mẹ chửi bới còn đâu sự tự tin? 😂 mqh vợ chồng cũng v k bà vợ nào muốn sống chung với chồng gia trưởng k cho ng ta sự tin tưởng và tôn trọng. Thì k kéo dài dc lâu đâu. Thời này rồi. Mqh cha mẹ-con cái cũng v.
Một số người cha, người mẹ thường nhìn những em bé mà có ý muốn có một đứa con để bồng, để bế. Họ yêu "em bé", trên danh nghĩa yêu con, vì khi đó, não ta có phản ứng với ngoại hình của em bé (mắt to, má bầu bĩnh, tay chân bé nhỏ,...), ta muốn bảo vệ chúng. Tuy nhiên, khi đứa trẻ ấy đã lớn, nếu sự đáng yêu ở ngoại hình cũng không còn , kèm theo sự phát triển về mặt cảm xúc cũng khác đi, những đứa trẻ ấy cũng lớn lên và học được nhiều cách bày tỏ cảm xúc khác, có thể là nóng giận, có thể là ích kỷ, có thể là ương ngạnh, nên vì thế, người lớn không thực sự muốn cưng nựng chúng như hồi chúng còn bé. Có lẽ, họ muốn yêu "em bé", trên danh nghĩa yêu con, nhưng không thực sự là yêu "con" đến thế. Thế nên, những đứa con mới được chào đời thường được cưng nựng hơn những đứa con trước đó. Thế nên là, nếu muốn sinh ra một đứa trẻ, chỉ vì nó đáng yêu, nó dễ thương, đôi mắt to tròn và đôi tay mũm mĩm, thì hãy tự hỏi mình rằng liệu mình có muốn nuôi dạy một đứa trẻ lớn hơn, muốn nuôi dạy những đứa trẻ cho dù nó có những lúc ương bướng, khó bảo, thì mình cũng không hằn trong tim nó những vết cắt khó lành, vì những vết thương tưởng chừng là chẳng có gì ấy, sẽ đi theo chúng tới khi chúng lớn, và dành cả cuộc đời để chữa lành nó.
Nghe bạn nói mà mình đã khóc dù 29 tuổi,
Những ký ức tổn thương của tuổi thơ rất khó lành.
Bất công thay,mọi người toàn tập chung về người mẹ mà không nhìn nhận về cả người cha. Ai cũng từng có thời gian hồn nhiên vô tư,nên quát,mắng,đánh sẽ rất nhanh quên,nhưng chỉ cần qua thời gian đấy là mọi nỗi đau từ trước đến giờ sẽ cộng dồn lại với hiện tại. Nên cần có cách giáo dục đúng đắn và nhẫn lại,không chỉ từ phía mẹ mà cũng từ phía cha. Thường thấy con cái hư mọi người phán xét mẹ đầu tiên, mà lại không nhắc về cha,trong khi cha cũng rất quan trọng
Bà mẹ nói chuyện một cách nhẹ nhàng thì mọi chuyện đã khác r, chả ai sinh ra mà muốn nghe lời ra lệnh cả.
Đúng r đó b. Bố mình suốt ngày chửi mình thậm tệ trong khi mình trả lmj sai cả 😢
Cảm ơn vtv vì đã làm chương trình này. Nó là hiện thực. Và mình luôn cảm thấy mình không hề nhận đủ yêu thương và sự tôn trọng của gia đình. Cứ đổ lỗi cho nghèo đói mà không quan tâm đến cảm xúc của con cái. Mình lớn lên, ra ngoài , làm việc , luôn luôn bị một ám ảnh về tâm lý mà mãi mình không thể thoát ra được, nó cực kì nặng nề . Như có gì đó đè nén suốt cuộc đời vậy. Thật sự mình không thể tự chữa lành lỗi đau này. Cố gắng nói chuyện với bố mẹ , nhưng thấy khoảng cách nó xa lắm😢
Bố mẹ nào hay đánh mắng, đe dọa con thì nên ngẫm lại ạ. Các chấn thương tâm lý của trẻ em thường ám ảnh các em lâu dài trên nhiều phương diện (cách các em nhìn nhận bản thân và thế giới, cách các em giao lưu ngoài xã hội khi đã trưởng thành, v...v...).
Còn nếu quý vị không lo cho tâm lý của con mình thì ít nhất quý vị cũng nên lo cho tương lai của bản thân. Hiện tại quý vị là người lớn còn con của quý vị là trẻ em. Quý vị khỏe hơn con và có nhiều quyền thế trong nhà hơn con, nên quý vị có thể mặc sức đánh mắng con vì con không có đủ khả năng để phản kháng. Quý vị đâu có dám đánh mắng liên tục một người có khả năng phản kháng đúng không ạ? Sau này thì sao ạ? Khi quý vị già yếu đi còn đứa con đã trưởng thành thì mọi thứ sẽ ra sao đây ạ?
Qua nhiều cây roi của má dần dần tôi hiểu được giá trị của nó rồi, nên tôi hiểu được cảm giác của phụ huynh và các bạn nhỏ.
@@thienstickman2318 Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì việc người lớn đánh trẻ con vẫn là biểu hiện của sự lạm quyền. Chênh lệch về thể chất và quyền thế giữa 2 bên quá lớn. Như đã nói trên, ít ai dám đánh mắng liên tục một người có khả năng phản kháng. Nhiều đứa trẻ phải chịu trận đơn giản là vì tụi nó không hề có sự lựa chọn khác. Hơn nữa, người lớn là người chọn đẻ các em ra, chứ các em không chọn điều ấy. Và công sinh thành thì không nên bị biến thành cái cớ cho bạo lực.
@@TenHo-g9w vấn đề đánh vì thương hay đánh ác thôi, và các bạn nhỏ phải tự hiểu vì sao mình bị đánh, khi hiểu rồi thì không làm nữa. Nhưng đứa nhỏ trong video thì nó rất áp lực vì mẹ nó có thể giáo dục khiến nó không hài lòng, nên tôi đồng thuận đánh hay la mắng thương cũng khiến chúng bị trầm cảm và chúng thu mình trong bóng tối như bạn nói.
@@thienstickman2318 Mấy hôm nay dưới phần bình luận có 1 luồng tư tưởng thôi. Cách đây khoảng 30 phút bắt đầu có 1 luồng tư tưởng khác xuất hiện. Người lớn rồi thì cứ comment thôi. Đứa trẻ nào chịu trận thì cứ tiếp tục chịu trận (nếu không được ai can thiệp).
@@thienstickman2318Đánh chửi vừa thôi, như trên clip là lạm dụng đến mức không thấy còn tồn tại tình thân trong gia đình rồi, đứa con thì chán ghét lây sang cả đứa em trai, bà mẹ còn phải nói “đi làm còn sướng hơn ở nhà”
Lướt 1 hồi hay thấy cmt của bạn khoe là bạn trường thành nhờ đòn roi của mẹ bạn
Tâm lý bạn vững thì bạn chịu được, cái quan trọng là bạn trải qua rồi nên giờ bạn thấy điều đó là bình thường, chính tôi hồi nhỏ cũng vậy, nhưng cảm giác của đứa bé trong clip hiện tại thì sao?
Đâu phải chỉ có đòn roi, mắng chửi mới dạy dỗ con cái nên người, làm vậy để được gì? Hay mỗi lần như vậy làm đứa trẻ tủi thân, uất ức, làm tổn thương tâm hồn đứa trẻ, còn bản thân phụ huynh lại phải ân hận vì lời nói, hành động của mình trước đó dành cho đứa con?
Người ta nói không đâu bằng gia đình, gia đình là nơi chữa lành vết thương của ngoài xã hội, vậy khi phải chịu tổn thương, áp lực từ chính gia đình mình thì lấy gì để chữa lành?
Vậy mà một đứa trẻ phải chịu sự gò bó, áp lực từ chính ngôi nhà của mình cụ thể là người sinh ra mình, bạn trải qua rồi vậy giờ bạn có nhìn thấu được cảm xúc của nó không hay thứ bạn thấy chỉ đơn giản là người mẹ đang dạy con?
Ở chỗ tôi sống còn có vài đứa trẻ treo cổ với cắt tay tự tử vì quá áp lực đấy.
tôi thấy người mẹ rất quá đáng luôn ạ. Nhiều khi dồn hết cảm xúc của con cái lại quay sang cười, mắc gì cười? Có thèm quan tâm cảm xúc của con đâu mà cười, nghĩ bản thân mình đúng à? "Nó tị đấy", tị cái l, bắt ép rồi thiên vị làm như đúng rồi ý. Tôi xót dùm bạn nam trong clip, bố mẹ bạn ý giống như xem con cái như con rối giúp việc. Tôi cũng bị giống bạn ấy, tuy nhiên là chả có ai trong thấu hiểu những gì tôi xảy ra. Lù giỏi thì họ chả nói, lúc dốt thì cứ chửi bới rồi nói mấy câu làm quá mọi chuyện lên làm buồn lắm. Dù có nói, họ xem đó là một trò cười.
=)))) đang quay chả cười
@@luuviet4178 Thế c có bt đặt mk vào vị trí của ngkhac 0 c? Dù là quay đi chăng nx thì cũng là cảm xúc - tâm lý của con ng. Quay để cho thấy những tình trạng của xã hội về mặt cảm xúc của giới trẻ, c nghĩ là nó vui lắm à ghi "=)))". Đáng buồn lắm cười hay gì.
Xem con cái là trò cười thì sau này nó coi việc mình già bệnh cần nó chăm sóc là tấn bi kịch đó nha, nó tự giải thoát bản thân thì mệt…coi con cái như tài sản riêng sau này nó coi mình như tiêu sản cần bỏ rơi. 😂 gieo nhân nào gặt quả ấy bi h đó
Bạn giống như tôi
Có người quay phim ở đây nên bố mẹ còn giữ thể diện đấy, chứ nhìn phản ứng của cậu bé là biết thực tế đáng sợ thế nào. Người mẹ sẽ không giữ vẻ mặt vô tư cười cười thế đâu.
Yes
Coi mà tức
Còn dùng dây điện đánh nx chứ mẹ tui toàn dùng thước với roi
@@phuongnguyenthanh8543nói là dây điện thế thôi chứ có biết là bả đánh mạnh hay nhẹ đâu
@@adolf_dogler Nhưng dù đánh nhẹ hay mạnh tùy trường hợp nó phát điện gây điện giật ( ý kiến riêng )
Đứa trẻ cũng là tấm gương ng cha ng mẹ. Rồi nó sẽ hành xử lại đối với ng thân, xã hội. Khoảng cách thế hệ sẽ được thu hẹp nếu biết lắng nghe, thấu hiểu.
Cảnh này y như mình ngày bé. Cái gì cũng đặt cho a phải làm hết, ko làm thì bố đánh mẹ đánh 😢, tuổi thơ lớn lên mà ko một ai đồng cảm. Luôn nghĩ đến việc tự tử cho xong. Lớn hơn thì cũng thông cảm hơn cho bố mẹ, cũng vì cuộc sống mưu sinh và cũng vì bố mẹ mới làm bố mẹ lần đầu.
Mình cũng định nói z lun
Mình cũng hiểu cảm giác đó, lớn lên thì hiểu hơn chút. Nhưng đúng là cha mẹ nên thay đổi cách giáo dục ,
sinh con ra mới biết lòng cha mẹ :-)
Mình càng lớn càng hiểu ba mẹ lạm dụng quyền làm cha mẹ và nhầm lẫn sinh với dưỡng và sự tra tấn tinh thần đứa con này là cố tình dù nó đã lớn vẫn cố tình k tôn trọng ranh giới của nó nên mình quyết định giải thoát bản thân và từ mặt gia đình. Sẽ k đi đám tang bố mẹ. Hệ tư tưởng đó cũ rồi cần được đào thải bớt khỏi xã hội.
Đâu đó cũng thấy bóng dáng và hoàn cảnh của mình ngày nhỏ. Giống mình đến 90%. Ngày bé chỉ ước mình sớm trưởng thành để thoát khỏi cái tình cảnh ấy.
nửa đêm xem dc cái phóng sự mà thất thật khủng khiếp cho người con sống trong gia đình này. nó sẽ lớn lên trong sự chống đối xã hội. ở nhà k có sự bảo vệ. k có bình yên. luôn muốn rời xa gia đình. không phải nơi yêu thương trở về.
Rồi 1 đi k trở lại luôn nè cho coi. Bỏ rơi bố mẹ. Chắc có lí do. Ủng hộ e bỏ đi em k nợ những cha mẹ độc hại bất cứ điều gì
Khi con chào đời để duy trì nòi giống, để thỏa mãn dục vọng của cha mẹ, cha mẹ sinh con như trg vô thức theo mô hình xã hội ( bậc phụ huynh như trên phóng sự ko đánh đồng ạ), phải thực sự thấy mình đủ kiến thức và trách nhiệm thì hãy đưa 1 đứa nhóc tới thế giới này 😊😢 đừng để về sau lớn lên nó sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền hay 1 kẻ gánh vác luân lý trên vai vs 1 tâm hồn nhiều thương tổn
cuối cùng cx có người nói ra suy nghĩ này r..mà mình hỏi đc k,bạn mồ côi thì tiền bạn lấy đâu ra mà sống (k có ý xúc phạm)
Ko bạn ạ, đứa có cha mẹ nhưng họ đều thấu hiểu cả. Bạn nói thế có mấy đứa nhỏ xem comment sẽ nghĩ xấu về cha mẹ chúng, nên bạn phải hiểu khi nói ra
Má tôi có chửi gắt lắm, nhưng trong nội tâm bả bả chỉ có mình tôi, nên dù hơi ghét nhưng bả vẫn nuông chiều tôi hết mực luôn chiều cho tôi hết mức có thể mà tôi không hề biết, bả ủng hộ tôi sau lưng tôi, hồi tôi lúc nhỏ cứ nghĩ bổn phận trẻ con là sẽ vui chơi nhưng giáo dục nghiêm khắc của má nên tôi có phần phản kháng và khó chịu trong lòng nhưng khi lớn rồi nghĩ lại mọi khó khăn và mồ hôi nước mắt đó bả dạy cho tôi mới khiến tôi trưởng thành toàn vẹn bạn ạ! Có thể bạn nghĩ xấu bố mẹ thì bạn thấy trầm cảm nhưng bố mẹ vẫn ủng hộ sau lưng cho bạn, tiếp sức cho bạn đi lên nhưng không thể dùng giọng nhẹ nhàng được(đúng chất của người chỉ huy nghiêm khắc nhưng họ đều muốn anh em họ sẽ thành những chiến binh quả cảm mà thôi), như tôi đã nói các bậc cha mẹ là thế nhưng cũng có một số cha mẹ kiểu bên nước ngoài như là ngược đãi con cái và bỏ rơi con, tôi thấy họ chưa đáng làm bố mẹ. Nên người phụ nữ hay người đàn ông nào đó đang cho bạn ăn bạn uống, cho học hành thì họ là bố mẹ bạn đấy (nhưng cách giáo dục khác nhau, nhớ mà làm con như thế nào thì bố mẹ mới giáo dục như thế đó).
@@thienstickman2318 mình k nhỏ tuổi bạn ạ:),nhưng mà mình comment lúc đấy có lỡ miệng thật,chắc do thằng nàyngusi nên mới nói v,bạn có thể bỏ qua cho mình đc k?
@@thienstickman2318 uhm nghe thì thấy tiêu cực ha, nhưng t đg nói về hình mẫu cha mẹ trg phóng sự trên, cg tùy trải nghiệm cuộc đời mỗi ng khác nhau mà sẽ có thái độ khác nhau vs đấng sinh thành nói chung, như t ở trên là đg nói về những ng cha ng mẹ vô trách nhiệm, còn t thì vẫn luôn khao khát và sẽ trân trọng vô cùng nếu có đc biological parents mà thực sự thương yêu và trách nhiệm vs con cái 😁
Tuổi thơ của một đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu một ai không quan tâm 😢😢😢
Tôi cũng vậy
Thật sự thương em, tôi nghĩ em lớn là một đứa bé hiểu chuyện khi trước đó em cũng đã giúp mẹ rồi và chỉ mong muốn mẹ thực hiện lời hứa, nhưng không, mẹ luôn chỉ khiến em thấy thất vọng. Hết lần này đến lần khác, em bị dồn nén quá nhiều nên đã sinh tâm lý phản kháng
Hi vọng em sống tới 18t r ra riêng move lên thành phố và vĩnh viễn cắt liên lạc với bố mẹ để giải thoát bản thân. Chỉ sợ e uất ức quá tự tử trc khi có thể tự chữa lành và quyết định số phận
Cha mẹ độc hại nhưng nhất quyết đòi con cái phải lành mạnh 😂 đu mà……..trẻ con cần nhất sự thấu hiểu trò chuyện khoan dung và cha mẹ cư xử văn minh, nuôi dưỡng tình yêu thương mà nhà như cái miệng núi lửa
Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình. Hãy sửa mình trước thì con sẽ thay đổi theo chứ dùng bạo lực nó sẽ càng hận thôi, tôi một đứa con đã từng lớn lên trong một môi trường như em bé trong clip cho ý kiến.
Tôi cũng thế
Mỗi đứa trẻ đều có cảm xúc và suy nghĩ riêng, nhưng bố mẹ hay áp đặt nhiều thứ. Có thể đơn giản hoá bằng áp đặt học hành. Mọi thứ đều chính do những gì họ từng trải r từ ông bà, rồi bố mẹ sẽ làm lại với con mình. Cách dạy nó bắt từ nguồn từ tổ, nếu cách dạy tốt r truyền qua các thế hệ thì nó có thể sẽ đc duy trì.
Do ghen tị với giới bây giờ đó. Người việt cộng ghen ăn tức ở có tiếng. Chứ đã trải qua rồi nếu là người lý trí cao không ai lại áp đặt đối xử như những gì mình trải qua trước đây cả
Rất nhiều đứa con được sinh ra không chỉ riêng VN mà trên nhiều nước trên TG sinh ra là do bản năng dục vọng của con người. Nhiều cha mẹ nghiện ngập, hút chích hay quá nghèo mà lại đẻ nhiều con. Những người làm cha làm mẹ tỉnh táo lên, nếu ta đẻ ra một đứa con mà không biết làm cha làm mẹ thì nghiệp nặng lắm, bản thân ta tạo ra một bãi rác xã hội, bản thân mình lại tạo ra thêm gánh nặng cho chính mình. Riêng bà mẹ trên kia, mình thấy chỉ cười khi con mình nói thế, mình không có ý gì mà cô ấy chỉ đang không đủ nhận thức xem thằng bé có vấn đề về tâm lý. Hay đôi lúc coi nó là con mình thì phải nghe mình, mình nuôi nó, như chủ với vật nuôi vậy😢
Đúng rồi. Mẹ bé không có đủ kiến thức đó bạn. Xem xong thấy vừa ghét vừa thương. Chính cô ấy cũng từng bị đánh hồi nhỏ và bây giờ cô ấy lặp lại cách nuôi dạy đó. Cay đắng. Bởi vậy đúng là làm cái gì cũng phải học mới làm tốt được. Làm cha mẹ cũng phải học. Cách nuôi dạy con thường là truyền từ đời này qua đời khác nên ai có kiến thức tốt và chịu thay đổi thì mới phá vỡ được chuỗi lặp ấy. Hy vọng người mẹ sẽ thay đổi. Thay đổi để cuộc sống tốt hơn thì không bao giờ là quá muộn.
E sợ mốt bé giống Hít - le ấy cũng có tuổi thơ như vậy ....ko ko giống lắm
Một đứa trẻ ko cảm thấy đc yêu thương khi lớn lên ám ảnh đấy nó như sợi xích buộc chặt người, t cx có nhiều tổn thương trong quá khứ đến nỗi bản dù lớn r nhưng thực sự chính bản thân hiện tại lúc nào cx vỗ về đứa trẻ trong tâm hồn có quá nhiều vết thương, khao khát được yêu thương và yêu thương một ai đó nhưng bản thân ko biết và cx ko thể
Em cảm thấy may mắn khi bố mẹ em không như vậy , đúng là đôi khi vần đánh ,nhưng chỉ khi quá hư mới bị đánh thôi , mẹ và bố cũng hay cho em đi chơi , mua đồ và nói thật là em cũng chẳng thiếu thốn gì cả , thậm chí còn thừa cơ , mẹ em cũng dạy theo quan điểm thương cho roi cho vọt nhưng chỉ sử dùng đòn roi khi nó là cách duy nhất , em thích vẽ lắm ,em vẽ cũng khá đẹo , mẹ cũng mua đồ , chì màu cho em , em yêu mẹ em lắm , em không hiểu sao có những bậc phụ huynh lại nghĩ ép con cài mình vào một khuôn khổ mình muồn lại là cách dạy và giáo dục con đứng đắn , bố mẹ càng nghiêm khắc, sẽ chỉ tạo ra những kẻ nói dối xảo trá, làm gì có chuyện nỗi đau + nỗi đau thành hạnh phúc được
nhà mình có ba anh chị em, và mình là con thứ 2. kiểu, mình đã có nhận thức rõ ràng từ khi còn rất nhỏ, cũng biết thương bố mẹ và thường xuyên giúp bố mẹ những gì mình có thể, dù muốn gì cũng chưa bao giờ đòi hỏi điều gì. Nhưng chị và em mình thì luôn quậy phá, cãi lời, và chẳng chịu làm gì cả. Thành ra có việc nào trong nhà cha mẹ cũng sẽ bảo mình làm, họ muốn gì cha mẹ liền cho, còn mình thì mặc kệ. Mình nhẫn nhịn tất cả, nhưng cha mẹ khi mắng hai người kia sẽ quay ra mắng cả mình, dù mình chẳng làm gì. Cha mẹ áp đặt mọi thứ về mình, thành tích phải giỏi (đến nỗi giờ mình ám ảnh, chỉ cần được điểm môn nào dưới 8 dù kiểm tra thường hay thi cũng cực kì suy sụp), phải biết làm việc nhà, phải biết này nọ này kia. Nhiều khi mình thấy chị em mình được vui chơi thoải mái làm mình rất ghen tị, và mình thì chẳng nhận được chút sự thấu hiểu nào từ gia đình cả. mình cũng không dám tâm sự với bất kì ai, vì căn bản họ sẽ mặc kệ.
Mình biết thật khó khăn và tồi tệ khi không cảm nhận được sự đồng cảm của cha mẹ. Nhưng đừng phớt lờ đi cảm xúc của bản thân, hãy cứ viết ra và tâm sự. Nếu bố mẹ không hiểu cho bạn, hãy tìm đến những người bạn tin tưởng.
Đứa trẻ ngoan thường sẽ không có kẹo ăn. Hãy cố gắng lên nhé, đừng để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến bản thân mình.
Nhà b lạ thật sự ??? Hay ns cách khác trái lại vs bình thường :)) thường thì những ng nghe lời và ngoan ngoãn đều được cưng chiều, bố mẹ chiều hơn, họ nói gì cũng đúng cx nghe, còn những người mà nói ko nghe, ko theo ý bố mẹ thì chỉ có bị phạt, chửi rủa, ko yêu quý phân biệt đối xử, :))) làm có gì ai đi yêu đứa trẻ hư ko nghe lời cãi lại thay vì có đứa ngoan bên cạnh hả b? :))
@@binhbinh8769 t nghĩ cũng sẽ có trường hợp đấy thôi, bạn chủ comment đang được đóng vai trò là " một đứa con hiểu chuyện" chính bởi hiểu chuyện vì bạn ý làm được tất thẩy rồi nên phụ huynh cũng sẽ thường có xu hướng là dựa dẫm vào chính con của mình, họ sẽ không có sự quan tâm nhất định hay là có chút thờ ơ trong trường hợp của bạn cũng có cả lạm dụng sự ngoan và hiểu chuyện của bạn nữa, trong gia đình mình, mình cũng là con thứ 2 ( trước mình là 1 chị sau là 1 em) nêm mình gần như hiểu được cái cảm giác
1:12 đây là lúc thể hiện cảm xúc thì đúng hơn. Đứa bé lớn khóc là sự tự dày vò & bất lực bởi số phận. Trước khi trao cho con trách nhiệm thì nên nghĩ quyên lợi và nhu cầu của con là gì. Kiểu gia đình là trước kia tao nhận dc gì thì giờ ta tặng lại cho mày, tuy nhiên điều bình thường với người này lại là niềm bất thường với người khác. Mình may mắn hơn em con lớn là chưa chịu cảnh này, và con mình cũng ko chịu cảnh này. Cảm ơn chị đã dũng cảm đồng ý cho chiếu clip này, hành động của chị tuy không đúng nhưng nó no gop phần mở ra cuộc sống tốt hơn với những em bé khác. Còn các vị khách mời cười dc thì tao chỉ có thể lạy
mình xem nó giống với những gì mình trải qua quá mà cứ xem 1 khúc lại dừng lại để khóc rồi mới xem tiếp :"(
TÔI ỦNG HỘ CHO HÀNH ĐỘNG CỦA CẬU BÉ nếu ko có phóng viên truyện nó sẽ còn kinh khủng như thế nào !!
Mẹ bé muốn cho con mình tự làm việc để sau này bé có thể làm để không tự dựa vào ai, nhưng tôi tin chắc rằng chúng ta cũng đã từng là trẻ con, nhưng chúng ta cũng phải hiểu cho đứa trẻ ấy vì nó chưa đủ lớn để hiểu được
mình thấy cảm xúc của mình với cậu bé này thật sự giống nhau , mình là con một , dù không có anh chị em và mình biết rằng tất cả những gì bố mẹ mình dành cho con cái đều thuộc về mình , tình yêu thương , bao gồm cả những lời mắng chửi . Từ bé đến giờ mình luôn bị ám ảnh về những lời chửi mắng , xúc phạm của bố mình đối với mình , dù lúc ấy mình chưa làm gì khiến bố phải bực mà vẫn bị mắng chửi , cảm xúc bất lực , mình không dám tâm sự với chính bố hay mẹ của mình về cảm xúc mình nhận lại được từ những việc đó , mình cảm thấy dồn nén quá lâu , có đôi lần khi ở nhà một mình , ngẫm nghĩ lại những việc đó , mình lại thấy vô cùng ấm ức rồi cáu giận và đập phá đồ , vì đối với mình , bố và mẹ chưa lần nào muốn hiểu mình cả
Giống nhau nhưng lại là cả gia đình
"Cố chịu đựng đi, không chịu thì xuống đáy xã hội". Ở nhà tao bị chửi tập thể miết dâm ba mấy cái này có là gì mà mấy bây không chịu được thì đừng nói "sao đời như con cờ" ra ngoài nhiều cái mới lắm làm không được thì nghỉ, xã hội không chứa chấp mấy thành phần không chịu khó, không chịu phấn đấu đâu. Ở nhà tao bị xa lánh, ở với bà già bị chửi thề, trên trường áp lực học hành này nọ, rồi còn gặp phải họ hàng giỏi giang mình bị đem ra so sánh huống chi mẹ chửi đòi trầm cảm. Ta đây vật lộn với số phận, bất chấp khó khăn và tin tao đi khi mày nhìn lại thì những thứ mày đi là mày sẽ cảm thấy mình trưởng thành vãi lol. Đừng gáy cái khổ nữa em ơi, hãy tập lần lần đi thì nó hết khổ, ra ngoài xã hội nó còn như thế gấp nhiều lần chứ nói chi bị bà già chửi và tin tao đi gặp mấy cái đó chỉ chọn phấn đấu mà đi thôi chứ không thể chịu sự nhục nhã như thế được.
@@karako477 cái quân tâm còn hơn sự bỏ rơi đấy bạn à, sao mà ta không vật lộn để được thành công khi bị má chửi nhưng đủ điều kiện chẳng phải là điểm xuất phát không tồi sao? Anh cùng cha khác mẹ tôi cũng cha mẹ bỏ rơi ấy không có mắng chửi của bố mẹ thì anh được chú quân tâm đấy cũng là áp lực thế mà vẫn đậu đại học đấy, vì xã hội nên nỗ lực mới sống được.
b nói có đúng nhưng cũng có sai , mình không than oán , trách cứ , mình đang tâm sự thôi , còn nếu b nói mình ko phấn đấu không chịu đựng thì lại không đúng , mình áp lực học tập rất nhiều , tâm lí nhiều lúc cũng bất ổn và hiện đang bị bạo lực học đường , nếu đúng như b nói rằng mình không chịu đựng hay phấn đấu thì có lẽ mình đã tự chấm dứt đời mình và chết nơi xó xỉnh nào rồi , mỗi người một hoàn cảnh, bạn cố gắng k có nghĩa là mình lại ko cố gắng , ai cũng có nỗi khổ riêng thôi
@@thienstickman2318
@@thienstickman2318 Nếu muốn giúp một người đang ấm ức, tổn thương thì tốt nhất là chúng ta nên lắng nghe, cố gắng hiểu tâm tư của họ, rồi thể hiện sự cảm thông nếu có thể. Sự thương cảm từ chúng ta là chất xúc tác giúp họ tự vực bản thân dậy và tự chuyển hóa các ám ảnh, sự bất lực, cùng nỗi tức giận.
Nếu chúng ta không có khả năng giúp như vậy thì ít nhất cũng nên hạn chế đưa ra các lời khuyên mang tính chất chối bỏ hoặc đánh giá thấp nỗi đau của họ. Những lời khuyên như vậy có thể phản tác dụng và làm cho họ càng ấm ức, cô đơn, hổ thẹn hơn.
Các cảm xúc bất mãn, ấm ức, cáu giận là phản ứng tự nhiên của con người khi hứng chịu bạo lực và sự xúc phạm. Các cảm xúc này chỉ nguy hiểm khi chúng gia tăng mất kiểm soát rồi biến chính nạn nhân thành kẻ gây ra thêm bạo lực hoặc đau khổ cho người khác. Nếu một người chỉ đang trải lòng và chưa có dấu hiệu mất kiểm soát thì chúng ta cũng không nên đè nén/chối bỏ cảm xúc của họ.
Việc đè nén/chối bỏ các cảm xúc tiêu cực không khiến chúng biến mất mà sẽ khiến chúng tích tụ và phun trào bất chợt (Ví dụ: Tôi giận bố mẹ hoặc sếp vì xúc phạm tôi, nhưng tôi đè nén + chối bỏ cảm xúc đó và tôi không trải lòng cho ai hết, vì việc sếp hoặc bố mẹ mắng mỏ con/cấp dưới được mọi người cho là bình thường. Một hôm con tôi quậy phá, tôi mất kiểm soát rồi điên tiết lên và mắng con, vì con tôi là đối tượng an toàn hơn để xả giận. Cơn giận đó vốn không dành cho đứa con. Cơn giận đó là cái mà tôi đã đè nén/chối bỏ quá lâu và chưa chuyển hóa hết nên tôi mất kiểm soát khi bị châm ngòi bởi hành vi của con. Quá trình này thường diễn ra trong vô thức nên bản thân người bị dồn nén cũng không biết. Em bé trong video trên cũng có hành vi tương tự: giận mẹ nhưng đánh em trai và muốn em trai c.h.ế.t đi.
Quan trọng nhất vẫn là sự thương cảm và cảm thông. Đó là chiếc chìa khóa chúng ta có thể dùng để giúp một người chuyển hóa các nỗi đau tâm lý. Và nếu chúng ta không giúp được thì cũng không nên chối bỏ hoặc xem nhẹ nỗi đau của họ.
Thật sự những người đã bị tổn thương tâm lý từ bé rất nên chuyển hóa các nỗi đau để được hạnh phúc hơn và để sau này họ không lặp lại những tổn thương đó cho chính con của họ. Các bố mẹ đánh con thường đều đã từng bị đánh. Thật là buồn và không công bằng khi thế hệ sau phải trả giá cho hành vi của thế hệ trước. Tuy nhiên, sức mạnh để thay đổi đau khổ của bản thân (và thế hệ tương lai) đều nằm trong tay chính mỗi người.
“Từ nhỏ đến giờ chưa lând nào được mua đồ chơi” nghe mà nhói lòng lm sao, đổi lại nhìn thái độ cợt nhả của người mẹ mà lại thấy chả có tình thương j trong cách dạy như thế mà chỉ có niềm đau cho đứa con
Cảm ơn VTV và đội ngũ ekip với tư duy rộng mở giúp xã hội phát triển tốt hơn từ những điều tưởng chừng là nhỏ bé và hay bị bỏ qua trong cuộc sống
Cảm xúc của đứa trẻ đúng như lời chuyên gia nói, nó giống như một quả bom vậy, cảm xúc dồn nén chính là số thuốc nổ nhét vào, đến một lúc nào đó khi trẻ không chịu được nữa, quả bom sẽ được châm ngòi và phát nổ. Mình cũng đang phải trải qua quãng thời gian như cậu bé kia. Sáng nào dậy mà lỡ đúng 1 phút từ lúc báo thức kêu là xác định ăn chửi nguyên một ngày rồi. Rửa bát hay làm việc nhà mà bẩn một góc thôi thì cũng bị đánh. Nhiều lúc mình muốn bật lại mẹ mình lắm nhưng vì anh trai mình cũng từng chịu đựng như vậy rồi nên cũng ráng nhịn (nhiều lúc tức giận quá mà nhịn thì sẽ nghĩ rằng sau này sẽ cho bà ta nếm mùi mà mình đã phải chịu nhưng ko phải theo cách tiêu cực). Nói thật chứ hành động của người mẹ kia nếu nhìn từ góc độ tích cực thì nó sẽ giúp cậu bé biết làm việc, nhưng mình nghĩ để nhìn vào mặt tích cực đó thì đối với cậu bé là khá khó, chịu đựng đủ thứ rồi nên cậu bé mới có cảm xúc như vậy.
Nhìn đứa bé lại thấy giống mk hồi nhỏ , bố tôi mất sớm nên tôi sống cùng mẹ ở gần nhà ngoại , mẹ tôi cũng hay chửi mắng và đánh tôi tè le khi bà ấy bực bội một việc gì đó , xong lên ông bà ngoại chơi , trông em cho cậu mợ , vừa chăm vừa thay bỉm , xong em nó khóc thì ông bà ngoại vô chửi rồi đập cho trận ,xong cũng hay bị cậu lấy dây điện nồi cơm vụt , đang ăn cơm mà kiểu xem tivi k chú tâm ăn nhanh còn bị ông tôi cầm hẳn chiếc tổ ong đập thẳng mặt , lên nhà ông bà ngoại ăn cơm thì phải nấu cơm phụ ông bà cho cậu mợ về ăn , ăn xong thì rửa bát luôn,có đợt mk cùng mấy đứa bạn cùng thôn ra vặt ngô ở ruộng nhà nó để nướng ,mẹ mk ra không hiểu nghĩ gì tưởng mk đi ăn trộm ngô nên đập cho mk 1 trận ở giữa đồng trước mặt bao nhiêu người ,mk cảm thấy rất ngại và nhục bởi vì lúc ấy mk 16 tuổi và về súyt chút nữa mk lấy dao cứa cổ tay để giải thoát nhưng may lúc ấy ông và mẹ mình phát hiện kịp, nói chung đó cũng là quá khứ , khứ ,giờ mk lớn thì cũng k bị mắng nhiếc như hồi nhỏ nữa , nhưng đó đúng là quá khứ đáng quên của tuổi thơ mk
Tuổi thơ của mình thì hồi xưa nhà cũng khó khăn ba làm trên xã ít về nhà, ở nhà với mẹ, ba hay đánh mình nên mình đâm ra ghét ba, rồi mình cảm thấy tốt hơn khi ở với mẹ, sau những biến chuyển cuộc sống với nhiều lý do rồi mẹ lại hay mắng mình thậm tệ, trong khi mình cảm nhận mình đã cố gắng làm hết sức mình dù có ham chơi nhưng đứa trẻ miền quê nào mà chẳng ham nhảy nhót nô đùa với mấy đứa hàng xóm, dần dần cảm xúc mình bùng nổ như bé trong clip nhưng mình vẫn kìm nén, kìm nén tất cả, cố gắng để không thể cảm nhận những câu chửi cái hằm hè những vụ đòn roi, từ đó tạo ra một khoảng cách rất lớn giữa mình với bm, không thể lấp đầy không thể hàn gắn đến giờ mình cũng đã 24t, nhiều khi cũng trách bm sao lại đối xử mình như vậy, nhưng cuộc sống cơm áo gạo tiền nó quanh quẩn quấn lấy người lớn khiến họ không còn để tâm đến với những thứ khác, có hôm mẹ hỏi mình là hồi bé mày nhanh nhảu hoạt bát lắm mà còn mời mấy bà ngoài đường vô nhà chơi nữa sao lớn giờ lại ít nói trầm tính thế ? Mình chỉ biết cười, mọi thứ với mình hiện tại nó chỉ bình bình không thể cảm nhận một cách rõ ràng mình k có mục tiêu k động lực chỉ cần có những ngày trôi qua một cách bình an là quá đỗi với mình rồi.
Xem mà đau lòng cho cậu bé 😢
Ko biết tình cảm gia đình như nào mà người mẹ có thể cười trên nỗi đau của con
Từ cách mà anh ấy thể hiện cách nói chuyện lúc rửa bát và bản thân tôi tuy không làm những việc đấy nhưng qua cách nói của anh ấy cho tôi thấy rằng anh ấy đã phải chịu đựng và dồn nén cảm xúc của mình đến 1 lúc nào đó thì nó sẽ giải phóng hết ra thôi 😢😢
"Cha mẹ" hai từ này nghe thiêng liêng thật đấy. Nhưng có vẻ đối với nhiều người nó lại như một "nốt ruồi đỏ" trên người. Hận cũng không được , mà yêu cũng chẳng xong. Cái nực cười nhất đó là họ vừa yêu ta xong cũng làm tổn thương ta.
Hồi mình học hết lớp 1 cũng đã phải rửa chén, giặt tã cho em nấu cơm đun nước bằng bếp củi, chỉ không nấu canh với đồ ăn và giặt đồ nặng thôi, sau này lên lớp 4-5 phải làm hết rồi. Mình hiểu tâm lí của bạn bé này, đừng trách bạn ấy, bạn ấy quá bé cách giáo dục của gia đình khiến tâm lí bạn đổ vỡ và có xu hướng bạo lực vì muốn làm thái quá để người nhà quan tâm nhưng chẳng ai quan tâm hết, mình đã từng khóc 1 mình như bạn ấy. Biết rằng mẹ dạy cho chúng ta làm để chúng ta biết để sau này tự lực, nhưng còn bé phải từ từ bạn ấy rửa đống chén mà thấy thương. Cha mẹ hãy để các bạn từ từ thôi một chút từng chút qua các năm các bạn ấy sẽ tự lớn và độc lập được, ép quá tâm lí khi lớn bạn ấy bị tổn thương lắm. Cha mẹ tạo ra tính cách của con cái, đây là quay thôi chứ ở nhà cha mẹ còn bắt làm, chửi bới nhiều hơn nữa, tính cách bạn ấy cho thấy cha mẹ thờ ơ, phân biệt. Cha mẹ mình trước kia lỗi gì cũng đổ lên mình, đánh mình vì em làm sai cho dù mình không có lỗi gì, cha mẹ lạ lùng lắm đẻ con ra ai sai thì người khác chịu cứ hay em còn bé rồi lấy đứa trẻ lớn ra hành hạ. Con mong các cha mẹ quan tâm con cái nhiều hơn ạ.
Trong các tập, ít khi thấy ng cha xuất hiện trong quá trình nuôi dạy con. cả cha và mẹ đều có trách nghiệm nuôi dạy con cái nên phải có cái nhìn cả cha và mẹ.
Bây giờ có lẽ đã khác tuy nhiên nhà mình bố mình có một tư tưởng mà mình k thể chấp nhận được đó là việc dạy con là việc của người mẹ . Thật may mắn vì mình sinh ra trong thời đại internet phát triển nên cũng phần nào nhận thức đc quan điểm sai trái ấy . Nếu k sau này rất có thể mình sẽ tạo ra một đứa trẻ có suy nghĩ sai lầm như vậy
Có 2 bé mới hiểu. Ai nói tâm lí sách đồ thì hay. Vô hoàn cảnh thì hiểu khó xử lắm. Nhưng mình k để bé lớn buồn tủi khóc vì sau đó cả 2 con mình đều an ủi. Vỗ về tâm hồn con. Và nói c biết mẹ luôn yêu 2 con.
Vô hoàn cảnh thì đúng là không dễ. Cố lên mẹ ạ. Mẹ nhớ chăm sóc tâm hồn của bản thân nữa nhé. Mẹ vui khỏe bình an thì các con cũng sẽ được vui khỏe bình an theo ạ ❤
Người lớn là người chọn sinh các em ra, chứ các em không chọn điều đó nên dù sao trách nhiệm của người lớn vẫn nhiều hơn. Sợ nhất mấy bố mẹ tự đẻ con ra xong đối xử với con không ra gì vì nghĩ đứa con mắc nợ mình.
@@TenHo-g9w nhìn con khóc vậy thấy xót quá.
Vô hoàn cảnh thế nào thì m cũng k đc đánh con, bạn k áp dụng đc hết lí thuyết trong sách thì cũng nên hiểu điều tối kỵ là k đánh con, còn nếu lỡ đánh rồi thì sau đó phải ra xin lỗi con khi mình bình tĩnh lại và hứa sẽ k lặp lại, m cũng có con nhỏ nhiều lúc rất stress n mà ngẫm lại do m k kiên nhẫn với con, nên nếu m chậm lại m quan sát con học hỏi kỹ năng làm cha mẹ thì bản thân m cũng k vì áp lực mong muốn lên ng con mà buông lời chửi mắng hay đánh đập con cái
@@pinki.greeny2926 cái khó là khi 2 bé cận tuổi. Nó đánh nhau chanh nhau này kia bạn khó là k thể nói đứa nào đúng đứa nào sai. Dù bạn nói ntn nó cũng có bé phân bì. 2 con cận tuổi r sẽ hiểu thôi ạ! Nhưng vấn đề clip này ng mẹ đã làm con lớn tổn thương, ép con làm những vc tưởng chừng k đúng với tuổi con. K qt sau khi bênh bé nhỏ con lớn đã tổn thương. Mình vẫn bắt con cúi nếu con phải bị đòn, đánh roi vào mông và nói lỗi bị phạt là gì cho con nhận thức đc lỗi con đáng bao nhiêu đòn nhưng đa số cho con hứa sữa và nợ lại, chứ k đánh ẩu kiểu k kiềm đc cơn tức giận, để r phải xin lỗi. T k đọc sách, học theo khoá nào học làm cha mẹ. T sống trong tình thương ba mẹ nên t cũng nuôi con theo tình thương. Phân đúng sai giải thích. Nếu giận t im lặng bé trai sẽ rất ngỗ nghịch hơn bé gái. Mỗi đứa con có tính cách khác nhau tùy đứa mà ta vỗ về. An ủi hoặc lúc nào đó phải cứng rắn. K phải cứ nóng giận k kiềm chế thì đánh ẩu.
Đây là cách giáo dục của đa số các bậc cha mẹ ở Việt Nam ,tôi ngày xưa cũng như cậu bé này,nhưng lớn lên đi làm phải tự làm mọi thứ lúc ấy tôi lại thương bố mẹ.
mẹ vẫn nhởn nhơ bỏ đi thật không xứng đáng làm mẹ thương em ❤
ông bố thì chả nói năng gì nữa, đúng là ko xứng đáng làm cha mẹ
Thực sự mỗi khi e làm việc giúp đỡ bame, bame dành 1 lời khen, động viên bé sẽ rất vui. Đồng ý dạy còn đòn roi có thể có nhưng k phải là thứ chiếm chủ yếu. Khi nào còn quá quậy, k nghe lời thì mẹ đánh 1-2 cây rồi ngồi nc cho con hiểu con sai ở đâu. Rồi khi mẹ sai mẹ vẫn phải xin lỗi con. Dạy 1 đứa trẻ toàn bằng bạo lực và đòn roi lớn lên nó sẽ có xu hướng bạo lực, làm tổn thương ng khác hoặc tổn thương chính mình. Ngày xưa mình cũng bị dạy bằng đòn roi và chửi mắng, đến bây giờ mình đôi khi có những xu hướng bạo lực khi nóng giận. Mình cũng k thoải mái nc hay tâm sự vs bame dù bây giờ đến khi mình lớn mẹ mình mới tỏ ra muốn nc vs mình nhiều hơn nhưng mình rất khó chia sẻ
Nghe thằng nhóc khóc và lời quát nạt của bà mẹ là bao kí ức ám ảnh lùa về như não k thể quên được sự bạo hành ngày ấy dù bi h mình đã định cư Úc và hạn chế tối đa tiếp xúc với vn và đã từ mặt gia đình. Thương tổn sang chấn theo đứa trẻ cả đời. Nên mình quyết tâm k bao h có con. 😂
Một mặt, cô đã giúp con mình biết việc, để sau này thằng bé có thể tự mình rửa bát, tự mình giặt quần áo,....Rõ ràng là điều ấy là tốt cho thằng bé. Nhưng mặt khác, cô cũng vô tình khiến bé phải chịu tổn thương nhiều về cảm xúc. Cô đã từng là trẻ con, nhưng thằng bé lại chưa từng làm người lớn, thay vì đặt mình vào địa vị của bé để thấu hiểu, cô lại chọn cách đặt con mình vào vị trí của mình để làm việc. Rất thương bé, thương cả bố mẹ vì gia đình chưa có sự thấu hiểu lẫn nhau, và tiếc cả cho người bố cũng không lên tiếng nữa đó là lí do tại sao đa số phụ huynh không thể nói chuyện với con mình bởi vì chính họ là thứ làm cho con mình áp lực mà không biết an ủi chinh đứa con của họ như trong đoạn phim người mẹ của cậu bé còn cười chính tôi thật sự cảm thấy may mắn khi không sinh ra trong những gd như của cậu bé này
Tui cảm thấy sự buồn tủi của người con. Tui nhớ câu nói đó giờ người con chưa có đồ chơi tui cảm thấy bất bình với người mẹ
thôi bạn đừng nói vậy nhà họ nghèo chứ không phải người mẹ không thương con nếu người mẹ không thương người mẹ ấy đã bỏ lại 3 đứa con cho bố nó nuôi rồi
@@tranvu9079ôi thế đẻ xong thấy chán thấy nghèo là có quyển không nuôi nữa à bạn :))) mà bạn nói “ nếu không thương thì đã bỏ đi để cho bố nuôi rồi”? sao cứ lấy cái sai này để bao biện cho cái sai khác thế? Không nuôi không dạy được thì đừng có đẻ, mà đẻ tận 3 đứa con trai, mai này chúng nó lớn lo tiền ăn học cưới xin còn vất vả hơn rồi không chịu được thì bố mẹ cũng đổ hết lên tụi trẻ thôi. Đứa nào n thương bố mẹ n cũng sẽ tự biết và phụ giúp bố mẹ n thôi, còn như đây cười ha hả ha hả vào mặt con 😅 may thằng đầu là con trai nên n phản kháng mới được lên tv để giải quyết chứ nếu là con gái- phần đông là sẽ cam chịu mà làm hết việc bố mẹ sai bảo.
Cách cư xử của chị mẹ trong clip rất giống nhiều phụ huynh ở các vùng quê Việt Nam, con trẻ được nuôi dạy trong hoàn cảnh như vậy thì mai mốt n lớn cũng sẽ y chang như v mà thôi, chả khá khẩm hơn là bao
Khi con chào đời : Ko phải những món đồ chơi xinh đẹp để dỗ dành bn ấy như các bn khác
Khi mẹ sịn em. Thì tình yêu của mẹ giành cho em hết
Đồ chơi mới .... Của em.
Đồ chơi cũ , hỏng của em , anh trai lại phải chơi
Nhiều khi cảm giác của bn ấy ko thể nói ra . Và mẹ cũng ko biết để nói 1 câu . Xin Lỗi Con hoặc động viên con 😢. Nhiều lúc các người làm anh , chị . Cũng phải cho các em của mik những món đồ chơi mà mik yêu thích nhất
Việc gì cũng tới tay đứa lớn hơn
Nhiều lúc cảm xúc bị dồn nén quá . Sinh ra ko muốn nc với ai
Ko muốn tiếp xúc vơi ai hết
Chỉ muốn bản thân 1 mình
Nhiều lúc phụ huynh ko hiểu đx cảm xúc của con cái
Họ tự nhủ rằng . Đứa bé thì phải đx yêu thương hơn
Đứa lớn phải làm tất cả các công việc và phải chăm em . Ko có sự yêu thương nào
Từ đó các bn sẽ bị ảnh hưởng xấu đến tính cách và lời nói của bản thân
Qua lời nói của cháu . Cháu muốn nói với các phụ huynh rằng . Hãy quan tâm , chăm sóc các con thật tốt , thật công bằng để các con ko cảm thấy mik bị dư thừa nhé . 😞
Vtv7 làm phóng sự này rất hay và chân thực. Trẻ con ở vn phần lớn chưa được quan tâm đúng cách.
Như nhìn thấy quá khứ của mk vậy, giờ đây mk rối loạn cảm xúc lưỡng cực, gần như luôn hưng cảm nhưng luôn luôn trầm cảm nặng, rối loạn giấc ngủ, tâm thần phân liệt, test nhân cách thì SC cao,cuồng loạn,... Mk khuyên không nên vì sợ mà để con ở nhà một mk quá lâu, nó còn bộc phát như cậu bé kia còn tốt đấy, đến lúc im lặng thì mọi chuyện kết thúc rồi, đứa bé có thể vẫn yêu bạn, nhưng lớn lên nó se, tìm mọi cách thoát khỏi bạn, vẫn sẽ phụ g dưỡng bạn nhưng nó cũng oán trách bạn. Bố mẹ mk cãi nhau và mk có nghiêng về bố mk một chút vì lúc đó mk cũng k chịu nổi tính mẹ,xong mẹ bàng hoàng tại sao lại như vậy? Mẹ à mẹ đối xử với người ngoài rất tốt, luôn nhẹ nhàng tinh tế quan tâm chăm sóc, cũng rất sĩ diện. Nhưng với gia đình thì không, mẹ thật sự không hiểu tại sao ư? Tôi không cho mẹ biết về bệnh của mk,mỗi tháng đều tự đi khám và mua thuốc, tiền thuốc chỉ bằng 1/10 tiền lương, trích ra từ tiền ăn, trừ chi tiêu chỗ lương còn lại đều gửi cho mẹ. Vậy mà bà còn nói mấy tháng này con đưa ít thế, tôi cùng vừa mất việc, sau đó đột nhiên nghĩ đến tự sát đi nhưng lại thôi, vì tôi còn một đứa em nhỏ, nó đang giống đứa bé trong video, tôi không muốn em tôi trở thành tôi thứ 2, nhưng mà bất lực thật đấy. Mong bố chóng về, vậy là có thể cản mẹ phần nào rồi. Cuối cùng chỉ có thể nói trầm cảm sau sinh thật đáng sợ, vì nó là nguồn cơn mọi việc, nếu khi đó bố không ngoại tình thì tốt r, mẹ sẽ k trầm cảm rồi trút hết mọi thứ lên tôi, và tôi cũng không vì sợ hãi mà khép mình lại, sẽ có thể hạnh phúc rồi
Các bậc cha mẹ Việt Nam cần bỏ đi cái tư duy "mày là con tao đẻ ra tao bảo mày phải nghe cấm cãi" và câu "thương cho roi cho vọt..." vs " cá ko ăn muôid cá ươn" nó ko hoàn toàn chính xác trong cái thời đại ngày nay rồi
Hầu như các bạn cmt ở đây đều đã từng ở vào trường hợp của cậu bé. Mình cũng vậy. Thậm chí mình còn từng thề lớn lên ko bao h giống mẹ mình. Ngày xưa chưa tiếp cận đc nhiều thông tin tri thức giáo dục cho con, và chủ yếu ông bà dạy bố mẹ sao thì bố mẹ lại dạy mình thế. Mình thấy h các mẹ tiếp cận đc kiến thức nên nuôi con đã khác hơn trc, nhưng tiếc rằng chỉ 1 phần các mẹ ở tp thôi. Còn các mẹ ở nông thôn vẫn nuôi dạy con kiểu các cụ ngày xưa như vậy. Mình đã có 2 con, chưa bao h mình đánh con, chưa bao h mình nói con mình hư, vì với mình ko một đứa trẻ nào hư cả. Chỉ là con đang học trải nghiệm từ những sai lầm của con. Nhiều lúc con cũng làm mình tăng xông, mình có quát con. Rồi con nói lại là "sao mẹ cứ quát con làm con buồn vậy?" Lúc đó mình lại nghĩ phải chăng có cách nào đó nc vs con hiệu quả hơn là quát. Lần sau mình fai thay đổi, và mình thay đổi dần để lắng nghe con
Một phóng sự khá hay và ý nghĩa, tiếc là giờ mình mới được xem.
cha mẹ hiện tại quá nghiêm khắc vì nghĩ rằng, nghiêm khắc là tốt cho con, là để dạy con những điều cần thiết cho cuộc sống sau này nhưng nghiêm khắc thì phải cũng có lúc mình phải mềm mỏng, đôi lúc chúng ta phải đồng cảm, phải hiểu con cần gì và con muốn gì. Nghiêm khắc là tốt nhưng quá thì không tốt, sau dần khi đứa trẻ lớn lên chúng sẽ không thèm nhìn lại bố mẹ của mình và ghi công họ mà chỉ coi họ là những điều khổ đau. Thương cho roi cho vọt, nhưng tôi nghĩ cha mẹ đánh con chủ yếu là do bực bội.
Tôi hiểu đi làm, ra đời thì rất khổ sở và áp lực, nhưng xin rằng nếu có cha mẹ nào đọc được bình luận này thì đừng có truyền cơn giận đó cho con cái (bình luận này được viết bởi 1 học sinh lớp 10).
Có nhiều cha mẹ như trên ở Việt Nam mà. Bởi không được giáo dục tốt, đặc biệt là về trách nhiệm của cha mẹ. Mặc dù ờ áp lực làm cha làm mẹ ở Việt Nam là rất cao và không được sự hỗ trợ gì Từ xã hội nên cũng thấu hiểu phần nào.
Nhưng tất cả những đứa trẻ đều không chọn là mình sinh ra mà.
Ước gì nhà nghèo Đẻ ít lại Để có tiền chăm con và chăm bản thân
Suy cho cùng cha mẹ cũng là nạn nhân, thay vì chỉ trích hãy học cách hiểu và thương. Và học cách thay đổi để tương lai mình và con cháu có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cu quan điểm
gia đình coi cậu bé như người giúp việc trong nhà ,không khác gì bạo lực tinh thần đối với cậu bé
Công việc nó chả nặng nhọc gì nhưng mà suốt ngày làm đi làm lại công việc đó ko có một ai phụ giúp thì nó sẽ tạo ra một cảm xúc ko một thứ nào diễn tả được
Thấy mà thương cho cậu bé quá! 😥Mong sau chương trình đấy bố mẹ bt đối xử tốt hơn
Xem video này, cậu bé này làm tôi cảm giác thật giống mình hồi còn bé.
Thấy nhiều đứa trẻ bị chính cha mẹ bạo hành mà thương quá
Mong chương trình này phủ sóng toàn quốc như sự chấn chỉnh và răn đe/giáo dục tới phụ huynh. Quá kinh dị để tiếp diễn. Cho rằng, sau 2050 trở đi sẽ ít hơn, nhưng đồng thời vẫn có trường hợp không thể khác biệt hơn trường hợp như video... là sao
xem mà syút khóc như cậu khi nhớ đến tất cả thứ mình đã trải qua😞
Thật sự bà mẹ này đã áp dụng công thức "Thương em hơn thương anh" nhìn cậu em có sữa rồi mẹ bế , thương yêu y như con đầu lòng. Còn cậu bé kia chả được cái gì , thật sự gia đình này đang nghĩ gì về con mình??
Con nó trầm cảm nặng khi lớn lên hoặc ngay bây giờ thì sao?? Bà mẹ cười tủm tỉm vì con mình trầm cảm à??
T thấy bà mẹ đúng kiểu :
- lười biếng
- chỉ biết chửi
- không biết làm chỉ biết sai khiến
- tạo áp lực cho th nhỏ r cười.đó là dấu hiệu của 1 người mẹ không biết thấu hiểu ng khác.
- thiên vị(lúc mà bế em bé không quan tậm tới ng anh)
Tóm lại trẻ con sẽ hiểu cảm giác này hơn ng lớn😊🤗
Tôi chỉ mong nhà họ sẽ giống như icon này "👨👩👦👦"😊
Xem video thấy tim như nghẹn lại..Thấy nhiều người chỉ trích người mẹ..Thật ra tình mẹ nó bao la lắm mình tin nếu người mẹ trong video nếu như phải chết để đứa con họ đc sống người mẹ ấy cũng đồng ý.
Theo mình thì do cuộc sống của gia đình ấy còn khốn khó,bố mẹ chỉ lăn ra làm kiếm sống qua ngày nên chẳng có thời gian để trau dồi kiến thức làm mẹ,kiến thức dạy dỗ con cái nên ko thấu hiểu đc con thôi
Em bé dễ thương thế! Sau này chắc hợp làm nghệ thuật lắm !
Ở đây ng ta đang nói vấn đề xã hội cái gì mà dễ thuơng, chẳng thà đừng bình luận
@@nguyenthang7634thấy như vậy thì nói vậy thôi.. Có sao đâu.
@@nguyenthang7634 mỗi người thấy một khía cạnh khác nhau mà bạn , đâu phải ai cũng giống ai đâu
Ai cũng từng là trẻ con nhưng khi làm cha mẹ thì lại áp đặt mọi thứ lên con mình
Nhma bé kia cũng quá đáng với em trai thật ý, không phải bênh đâu, tớ cũng từng trong hoàn cảnh của bé đó ấy, nhma mọi người nói qua cũng phải nói lại chút chứ.
ko thấy vai trò của ông bố nhỉ? chỉ ngồi im lặng lẽ uống nước chè...coi như ko phải việc của mình vậy
and... you have the point:3
Nah kiểu như ổng ở nhà đi làm về rồi chills thôi ấy
Sự thiếu trách nghiệm của người cha và sự vô cảm của người mẹ đã khiến cậu bé tủi thân và thất vọng,tôi thấy cậu bé đáng thương hơn là đáng trách🥺
hình như các phong tục thời xưa khiến cha mẹ trân trọng con cái hơn
hy vọng không ai bị dồn nén cảm xúc. Tội bé quá !! Tui là một người lớn , khi bị dồn nén cảm xúc bởi một người bạn , tui tức điên lên được, cảm xúc y như cậu bé. Cậu bé đập phá, khóc ..để giải tỏa cảm xúc. Còn tui vì là người trưởng thành, tui không đập phá đồ đạc hay khóc , nhưng tui trở nên lạnh lùng và sợ hãi đối tượng làm mình dồn nén cảm xúc. Mong rằng không ai bị người khác dồn chân tường cảm xúc, điều này rất rất tệ .
con cũng vậy. Cha mẹ nói với con rằng :" loại con gái như mày sau chỉ bám vào em trai mày thôi" con không thiết sống nữa
Hãy sống hết mình những gì chúng ta đg có hay trân trọng cuộc sống này khi k còn bố mẹ trên đời này nữa là điều buồn nhất vì vậy các bn hãy trân trọng điều đó nhé quát tháo giận dữ là yêu thương của cha mẹ đối với con cái thế nhưng có lúc dậy dỗ của bố mẹ chúng ta đôi lúc nó hơi quá chuyển giao qua các thế hệ bây giờ khác nhau lắm thế hệ tuổi bọn như cháu bây giờ nó khác nhiều lắm ạ😢
Mình hiện tại cũng như vậy, hiện đáng mắc trầm cảm và không nói với ai trong gia đình cả, mình sợ, mình ghét việc bố mẹ không thấu hiểu mình và luôn quát tháo chửi mình, ở một mình hoặc ra ngoài chơi với bạn bè mà không có bố mẹ luôn là khoảng thời gian vui vẻ với mình
Tôi công nhận 1 điều! Là cậu bé này khá là dũng cảm khi dám nói những câu đó với ng mẹ chứ vài đứa trẻ y chang cậu bé nhưng họ k có sự dũng cảm như v😢
Tại sao những đứa trẻ ko thể lớn,ko thể hiểu biết đúng.
Bởi chúng ko dám vượt qua nỗi sợ. Mà chỉ lảng tránh,im lặng và a dua với cái tệ hại. Dẫn đến việc cộng nghiệp của xã hội.
Chương trình này nên được làm thêm nữa để cho cha mẹ khác học hỏi
Tôi cũng giống cậu bé này mỗi khi bị bố mẹ đánh và chửi tôi luôn phải cố nhịn nếu ko cố nhịn còn bị đánh hơn . có lúc tôi muốn tự tử hoặc lấy một thứ nào đó sắc nhọn để đâm vào chính mình...Bây giờ tôi cũng lớn rồi là một học sinh lớp 7 nhưng tôi vẫn muốn lm những chuyện dại dột đó...mỗi khi cảm thấy mình bị tủi thân như thế.
Thử hỏi một người mẹ , người cha không quang tâm đến con mình thì nó sẽ như thế nào , và nếu nó không được làm điều mình thích , mà phải gánh vác công việc nhà sẽ gây tổn thương đến nhường nào😢😢😢
Nhiều lúc thấy mình cũng giống bạn này, rõ ràng việc gì mình cũng làm nhưng mà mẹ lại rất ít khi mua cho mình cái gì toàn mua cho em thôi trong khi em cách mình ít tuổi và từ lúc bằng tuổi em mình cũng đã phải làm rất nhiều việc rồi
Nếu mik có con cx sẽ giao việc nhưng chỉ giao một việc để bé có thể bt lm này lm nọ và nếu bé ko bt thì mình cx sẽ chỉ dẫn cho các con rồi sẽ thưởng cho các con 1 món quà chứ ko phải lúc nào cx ép buộc như chị này tội thk bé để cảm xúc v chẳng khác j đang tạo một quả bom trong người đứa trẻ, nếu bé nhà mik có buồn hãy nói 1 câu nói ví dụ, có công mài sắt có ngày nên kim r hãy phân tích ra cho hiểu để con dựa vào mấy câu nói ấy mà nên người, mik đã từng là 1 đứa trẻ cx nhớ các câu nói ấy nên mik cx hoàn thiện đc bản thân tốt hơn hoặc tới xin lỗi con và động viên con cho bé bớt tủi thân...❤
2:00, đứa trẻ đã cảm nhận được sự có mặt của phóng viên và muốn được riêng tư. Người nhỏ đã trốn vào trong đống quần áo để che thân mình đi. Nhưng điều buồn bực nhất là phóng viên cứ cố vào mà quay. 2:11 là bạn có thể thấy ánh mắt chiếu thẳng vào máy quay rõ nhất. Bà có thể nói là do cảm xúc kìm nén nhưng mà nếu là thật sự một mình, cậu bé sẽ chỉ quỳ yên một chỗ, đập phá và KHÔNG trốn vào góc. Nhưng may sao là phóng viên đến và hỏi cậu bé
Mẹ tôi thì hồi nhỏ hay đánh tôi, tôi là đứa bị đánh mắng nhiều nhất, còn hay bị dọa không cho đi học, đuổi ra khỏi nhà,... Không có quyền biện minh dù đúng hay sai. Tôi thậm chí cinf phân biệt được lúc nào bà la mắng đánh chửi tôi vì tôi làm sai hoặc chỉ vì bà gặp áp lực công việc, cuộc sống rồi bắt lỗi vớ vẩn. Ba tôi lúc nào cũng im im, nhưng hễ mở miệng thì lúc nào cũng nói tôi sai trước, nhận lỗi đi.
Từ nhỏ luôn bị dạy là đến trên cuộc đời này là may mắn, nên cảm ơn ba mẹ, nhưng ba mẹ có cho tôi quyền được quyét định đến với thế giới này không? Nhiều khi bị dồn nén kinh khủng, xung quanh tôi chẳng ai bị đánh mắng thế cả, kể cả các em tôi.
Bà mẹ này thật quá ích kỷ và quá đáng, đã thế cái mặt còn cười cười k biết thương con nhỏ tí nào
Không bạn à, họ làm bậc phụ huynh chưa hiểu con nhỏ thôi, chưa hiểu được cảm giác của con khi mình đang áp dụng cách giáo dục của mình cho nó.
Xem xong mới biết mình còn sướng hơn cậu bé. 😢
Nhìn người ngầy thế,thằng em thì đầy đặn.Tội thiệt😢😢😢
Có những người sinh con ra k phải để duy trì nòi giống hay nuôi giấc mơ cho con sau này mà tư duy ngược lại chỉ với một mục đích là sau này chờ con cái lớn để họ có bảo hiểm dưỡng già,chính mình đây cũng sinh ra trong gia đình ko trọn vẹn,bố mẹ đã ly dị từ năm mình còn 5 tuổi và đến bây giờ chuyện đấy vẫn lằn sâu trong ký ức của mình,còn nói đến hiện tại thì mẹ mình suốt ngày qua lại ng nọ người kia nhưng chả bao giờ tôn trọng ý kiến của mình cộng với việc dằn vặt áp đặt quan điểm lên đầu mình đủ thứ để dẫn đến tác động vật lý đánh đập mình đến hết cấp ba và chỉ khi mình đi sang nước ngoài làm việc rồi thì mới thôi mà lúc đấy trong lòng cũng căm hận lắm chứ nhưng mình cũng ko liên lạc với bà ấy mấy vì mình là người ghét tư tưởng của bà(thích uống rượu nhậu nhẹt chửi bới) nên mình biết khi mà bà hỏi mình chỉ có hỏi tiền thôi mà ko biết là mình nghiến răng sang nước ngoài làm việc để đổi lại kiến thức cho sau này mà bà ko thèm quan tâm câu nào, rồi trước khi mình định nói gì với bà là cũng phải suy nghĩ trước vì có thói k bao giờ chia sẻ vs mình mà hay đi kể vs người khác từ việc xấu đến tốt và điều này dẫn đến cả lớp cấp 2 ghét mình chỉ vì bà ấy quá tâng bốc sự thật về bản thân mình .Nói chung là những bạn nào có bố mẹ tâm lý thì sau ra ngoài xh sẽ cứng rắn vì ko phải chịu tâm lý thiệt thòi từ bé còn mình thì ko bao giờ có được như thế nên cũng chỉ mừng cho các bạn khác vì có được như vậy thôi
Tôi nay đã 23 tuổi lớn lên phải làm nhiều việc nhưng hồi nhỏ ko làm đến mức đấy giờ cũng vậy
Chỉ là một đứa trẻ cò tiểu học cứ bắt nó đảm nhận nghĩa vụ khó khăn của người lớn còn áp lực tâm lí cuộc đời
Nhỏ làm nhỏ lớn làm lớn nuôi con như vậy ko bao h nó bik ơn đc
Nhỏ hay lớn đều có cảm xúc riêng của mỗi cá nhân hay tôn trọng cảm xúc của mỗi ng khi đó bạn sẽ đc trân trọng lại
Cha t lm j cx bị chửi, nấu cơm bị nói là lm cho cs, rửa chén bảo ko sạch trong khi ổng giống như ng thực vật,có tay chân khỏe mạnh mà tối ngày chỉ bt đánh chửi con cái, hôm tổng kết năm học của t chuẩn bị đi hc cũng bị ổng dùng cây đòi quất t,mẹ t thấy z thì chửi vì ổng ở nhà chẳng lm việc j nên hồn chỉ bt đánh chửi con cái, nên ổng đi lm và ko ở nhà cx như t đc giải thoát, đấy là lúc bé bây h lớn ổng chửi t thì t nói lại, mà ổng vs ôg nội t khác thật t vẫn thik ôg nhất 😢
bao giờ mẹ mình mới biết những điều này và cảm xúc của con cái đây 😢
Hãy nuôi dạy con đúng cách chứ đừng đánh hay doạ con cái vì vậy sẽ khiến cho con có sự tủi thân và sợ hãi
Tôi cũng đã trải qua , tôi hiểu cảm giác đó nó đã khiến tôi tự làm đau bản thân và có thể là trầm cảm một thời gian khá dài.
chúng ta cs thể hiểu hành động của ng lớn khi dạy dỗ sai cách sẽ ảnh hưởng đến 1 đứa trẻ sau này khi chúng lớn lên chúng sẽ dùng cách mà từ nhỏ chúng chịu đựng lên những đứa bé của chúng
Cậu bé thực sự là một đứa trẻ hiểu chuyện. Nhưng chính vì cái cách nói chuyện kiểu ra lệnh của mẹ làm cho cậu bé cảm thấy bất công, và thiệt thòi. Nếu đc giáo dục đúng cách, cậu bé sẽ phát triển theo hướng rất tích cực thậm chí còn có phần chín chắn, sâu sắc hơn các bạn đồng trang lứa. Hy vọng người mẹ sớm thay đổi, và người cha có trách nhiệm hơn với gia đình mình.
Mình thì có 1 lần e gái bị sốt nên mẹ phải chăm nên nhờ mình đi nấu cơm mình bị phỏng nhẹ do nc văng lên tay mình có rửa tay qua nc lạnh r hỏi mẹ thuốc ở đâu thì mẹ bảo "có bịch thuốc cx ko thấy"mình tìm khắp nhà ko có thì kệ lun,hôm sau thấy tay mình bị sưng đỏ thì mới hỏi ra rồi lại la"bị phỏng mà ko bt lấy thuốc ,ko bt chỗ nào mà ko hỏi mẹ hả"
Khi còn bé tôi đã bị đánh mỗi ngày vì nhiều lí do vô lí và khi tôi lớn, những kẻ đã đánh tôi lấy chuyện đó ra để kể, thật không hiểu nổi
Hồi bé t cũng hay rỗi, không chịu làm. Cũng bị bắt làm, cũng khóc. Nhưng mà nói thật, nếu ko bắt làm thì sẽ ko nên người đâu.
Bố mẹ luôn cho mik là người đúng. Họ thật sự rất bảo thủ
Cậu bé chỉ muốn nói:”Con đã làm bố mẹ hài lòng,nhưng bố mẹ ko quan tâm đến con đâu,con chỉ muốn bố mẹ quan tâm đến con thôi,khó khăn vậy sao”😭😭😢😢