Quy trình công nghệ xử lý hệ thống xử lý nước thải || Vận hành xanh

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 28 ก.ย. 2022
  • Quy trình công nghệ xử lý hệ thống xử lý nước thải || Vận hành xanh.
    Dự án phát sinh 3 loại nước thải: Nước thải nhà bếp, nước thải vệ sinh, nước thải tắm giặt. Các loại nước thải này sau khi được tách rác vô cơ (loại bỏ các thành phần không có khả năng xử lý bằng vi sinh), được thu gom về bể xử lý bằng đường ống và chảy về bể tiếp nhận nước thải T01A.
    Sau đó, nước thải được bơm sang bể tách dầu mỡ thông qua 02 bơm lắp đặt trong bể.
    Bể tách dầu mỡ
    Nước thải được bơm sang bể T01,bể chia làm 02 ngăn có tác dụng tách phần mỡ dư ra khỏi nước theo kiểu phân tầng: mỡ ở trên và nước ở dưới. Phần nước được tách mỡ theo đường ống chảy sang bể điều hòa.
    Phần mỡ dư định kỳ được hút đem đi xử lý.
    Bể điều hòa
    Tại bể điều hòa, nước thải sẽ được khuấy trộn đều dưới tác dụng của hệ thống phân phối khí ổn định lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm. Hệ thống thổi khí xáo trộn đều nước thải trong bể điều hòa sẽ giúp tránh tình trạng đóng cặn trong bể. Nước thải từ bể điều hòa sau đó sẽ được bơm chìm bơm đến công trình xử lý tiếp theo.
    Cụm bể xử lý thiếu khí (T03) - hiếu khí (T04):
    Nước thải từ bể điều hòa T02 được bơm về cụm bể xử lý thiếu khí - hiếu khí (T03, T04). Tại đây, các thành phần ô nhiễm COD, BOD, N, P,... sẽ được xử lý thông qua hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí và tùy tiện có trong hỗn hợp bùn hoạt tính.
    Trong đó, Nitơ sẽ được xử lý thông qua 2 quá trình như sau:
    Quá trình Nitrat hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất Nitơ ở dạng hữu cơ thành Nitơ ở dạng Nitrit, Nitrat nhờ các vi sinh hiếu khí trong bể sinh học hiếu khí
    Quá trình khử Nitrat: là quá trình khử các hợp chất Nitơ ở dạng Nitrat thành Nitơ tự do nhờ các vi sinh vật thiếu khí trong bể thiếu khí
    Quá trình xử lý Photpho gồm 2 cơ chế sau:
    Trong quá trình hiếu khí tại bể T04, Phốt pho được tích lũy trong bùn sinh học hiếu khí. Do đó, khi xả bùn dư có chứa Phốt pho tích lũy trong bùn sinh học sẽ được giải phóng thành phần Phốt pho tự do trong nước thải. Hiệu quả khử Phốt pho phụ thuộc vào hàm lượng Phốt pho đã tích lũy trong bùn dư.
    Trong điều kiện thiếu khí, Phốt pho được tách ra khỏi bùn, tan vào nước thải và được vi sinh vật thiếu khí tại bể Anoxic T03 phân giải.
    Trong bể hiếu khí hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại dưới dạng bông bùn lơ lửng có vai trò chuyển hoá các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O… Để cung cấp dưỡng khí cho vi sinh hoạt động và duy trì trạng thái lơ lửng cho bùn hoạt tính, không khí được cấp vào bể qua hệ thống đĩa phân phối khí mịn. Lượng không khí được cấp cho bể hiếu khí T04 từ máy thổi khí MTK01/02 cung cấp lượng oxy cần thiết cho quy trình xử lý hiếu khí. Tại cụm xử lý sinh học hiếu khí duy trì oxy hòa tan trong bể
    Bể hiếu khí có bổ sung đệm MBBR tạo giá thể tạo môi trường bám dính cho vi sinh vật, qua đó tăng hàm lượng bùn hoạt tính trong bể, đồng thời tăng hiệu quả xử lý các thành phần ô nhiễm có trong nước thải.
    Hỗn hợp bùn và nước cuối bể T04 sẽ được dẫn vào bể lắng T05.
    Bể lắng sinh học
    Tại bể lắng sinh học , quá trình tách pha xảy ra, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể lắng sinh học, nước trong sẽ tiếp tục chảy qua máng thu nước về bể khử trùng T06.
    Bùn hoạt tính sau khi lắng sẽ được bơm nội tuần hoàn một phần về bể sinh học thiếu khí để ổn định nồng độ vi sinh. Bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn sinh học T-08.
    Bể khử trùng
    Tại bể khử trùng T06, hóa chất Chlorine sẽ được bơm vào để khử trùng, diệt vi khuẩn, nước thải sau khi khử trùng đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B và chảy về bể bơm nước thải sau xử lý.
    Bể bơm nước thải sau xử lý
    Bể có chức năng bơm nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn ra hệ thống thu gom nước thải của thành phố nhờ 02 bơm đặt trong bể.
    Bể chứa bùn
    Lượng bùn dư trong hệ thống được bơm đưa về bể chứa bùn, định kỳ 6 tháng đến 1 năm, bùn sẽ được hút đem đi xử lý theo quy định.
    #chungcu #vanhanhxanh #kythuat #qlvh #quanlychungcu #vanhanhchungcu #hethongkythuat

ความคิดเห็น •