Ngày 5-7-2020, Thiền viện Phước Sơn, lễ xuất gia gieo duyên

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 7 ก.ค. 2020
  • Phật giáo Nguyên thủy-Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh.
    Kênh Phản Ánh Hiện Thực Sinh Động, Đời Sống Tâm Linh, Văn Hóa Cộng Đồng, Quần Chúng, Tín Đồ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam.
    Ký sự ảnh ngày 5-7-2020 (15-5, Canh Tý); Phật Lịch 2564, lễ xuất gia gieo duyên trải nghiệm lần thứ 12 tại Thiền viện Phước Sơn cho 87 nam, 43 nữ, tạo tiền đề tập sự vững bước tìm cầu giải thoát ở những ngày sau.
    Sư Pháp Tấn hướng dẫn các giới tử tiến hành lễ xuất gia đồng thời nghe Hòa thượng Bửu Chánh thuyết giảng bài pháp ngắn. Tóm tắt bài pháp như sau: Người được làm người là điều khó, được xuất gia là điều khó hơn nữa, tuy nhiên, người chưa đủ duyên xuất gia dù ngắn hạn hay dài lâu thì giữ giới, sống như người hành giới, như người tu thì đó cũng là người xuất gia như một Tỳ khưu thật sự. Thời đức Phật hiện tiền, khá nhiều cư sĩ chỉ cần giữ tâm trong sạch và nghe pháp thì cũng chứng được đạo quả. Cho nên điều cần cốt yếu là phải giữ giới, có giới dù hình tướng là tu hay kg xuất gia cũng điều biểu hiện rõ kể cả người có hình tướng tu nhưng không giữ giới thì cũng bằng không!...
    Về Pháp: “…. Có hai cách thuyết pháp này của Như Lai, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Lược thuyết và rộng thuyết. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai cách thuyết pháp của Như Lai….” (1)
    “Pháp là thiết thực hiện tại, … không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu? (2).
    “Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Ngươi là những người thừa tự tài vật của Ta, không phải là những người thừa tự Pháp, thì không những các Ngươi trở thành những người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp", mà cả Ta cũng trở thành người mà người ta nói: "Cả thầy và trò đều là những người thừa tự tài vật, không phải là những người thừa tự Pháp"
    Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là những người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật” (3).
    Tài liệu tham khảo
    1. Đại Tạng Kinh Việt Nam (Ht Thích Minh Châu Việt dịch), Tăng Chi Bộ Kinh- Anguttara Nikaya, Tập 1; Chương II - Hai Pháp, II. Phẩm Tranh Luận, bản in nội bộ 2016, tr 63.
    2. Đại Tạng Kinh Việt Nam (Ht Thích Minh Châu Việt dịch), Tăng Chi Bộ Kinh- Anguttara Nikaya; Chương VI - Sáu Pháp, VI. Phẩm Dhammika, (V) (47) Cho Đời Này, bản in nội bộ 2016, tr 95.
    3. Đại Tạng Kinh Việt Nam (Hòa thượng Thích Minh Châu Việt dịch), Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya); 3. Kinh thừa tự Pháp (Dhammadàyàda sutta). Bản in nội bộ 2016, t2, tr 126.
    Thực hiện: Ths Nguyễn ngọc Hùng (Kusalapacchā). Sài Gòn, ngày 9-7-2020, 10g54 pm (GMT + 7).

ความคิดเห็น •