( 1) Hồi ký: Chiến thắng B-52 - Con ngáo ộp B-52

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 4 ก.ค. 2024
  • CON NGOÁO ỘP B-52
    Ngày 18 tháng 4 năm 1952, chiếc máy bay khổng lồ mang tên B-52 lần đầu tiên bay thử thành công. Bọn trùm hiếu chiến Mỹ vỗ tay reo mừng. Từ nay không quân Mỹ có trong tay một thứ vũ khí chiến lược mang bom hạt nhân làm "bảo bối" để răn đe nhân dân thế giới.
    Có sự trùng hợp thật ngẫu nhiên. đúng 20 năm sau, ngày 16 tháng 4 năm 1972, thành phố Hải Phòng của nước Việt Nam trở thành thành phố đông dân đầu tiên trên thế giới bị máy bay B-52 ném bom rải thảm. Tất nhiên, chiếc B-52 lần này không hoàn toàn giống như chiếc B-52 lúc mới ra đời. Sau 20 năm, đặc biệt từ khi Mỹ tham gia ồ ạt vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã ra công cải tiến, lần lượt cho ra đời tám kiểu B-52 đánh số từ B-52A đến B-52H. Mỗi chiếc có thể mang trên dưới 100 quả bom thông thường với trọng lượng từ 18 đến 28 tấn. Vào những năm đầu thập kỷ sáu mươi, Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ được giao nhiệm vụ nghiên cứu sử dụng B-52 vào một cuộc chiến tranh hạn chế. Đầu năm 1965, có ý kiến đề nghị dùng B-52 ném bom Bắc Việt Nam. Nhưng nhà cầm quyền nước Mỹ lúc bấy giờ chưa dám làm việc đó. Vả lại học cũng còn đủ khôn ngoan để tính toán rằng đã là con "chủ bài" thì phải đưa ra đúng lúc. Tháng 4 năm 1965, Mỹ quyết định dùng sư đoàn không quân chiến lược số 3 đóng ở đảo Gu-am tiến hành chiến dịch ném bom mang tên "Cung sáng" ở miền Nam Việt Nam. Ngày 18 tháng 6 năm 1965, ba mươi máy bay B-52 cất cánh từ đảo Gu-am ở trung tâm Thái Bình Dương, vượt gần 9.000km, với 16 giờ bay liên tục đã thực hiện cuộc ném bom rải thảm lần đầu tiên trên thế giới vào khu vực Trảng Lớn, Bờ Cảng thuộc xã Long Nguyên huyện Bến Cát, tỉnh BÌnh Dương phía tây bắc Sài Gòn. Trong lần ra quân đầu tiên này, B-52 đã không gặp may. Hai chiếc bị tai nạn trong khi tiếp dầu trên không và rơi xuống biển. Tám trong số 12 nhân viên trên máy bay thiệt mạng. Hai chiếc khác bị trục trặc ở dọc đường. Cuối cùng chỉ có 26 chiếc tới được khu vực mục tiêu nhưng lại ném bom trệch ra ngoài căn cứ nên không gây thiệt hại gì cho lực lượng kháng chiến. Từ đó, các máy bay chiến lược B-52 được dùng thường xuyên làm nhiệm vụ chiến thuật, yểm trợ cho các cuộc hành quân trên bộ của Mỹ và quân ngụy Sài Gòn. Đến cuối năm 1965, các đội hình lớn từ 18 đến 30 chiếc B-52 đã được sử dụng phổ biến trên chiến trường miên Nam và cường độ xuất kích đã lên tới 300 lần chiếc tháng. Sang đầu năm 1966, theo yêu cầu phát triển của chiến trường, tướng Oét-mo-len, tư lệnh quân Mỹ ở Việt Nam đề nghị lần lượt tăng lên 600, rồi đến 800 lần chiếc tháng. Mặc dầu vậy, quan và dân miền Nam vẫn tiếp tục nắm quyền chủ động trên chiến trường.

ความคิดเห็น • 1

  • @hoaihantruong7677
    @hoaihantruong7677 25 วันที่ผ่านมา

    Ong doc truyện ma nghe mắc cười quá