Có vẻ tự do luôn gắn với đạo đức. Vì mọi định nghĩa đều cho thấy đạo đức chính là giới hạn của tự do. Đó là lí do mà những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân nhất cũng không chấp nhận được giết người bừa bãi. Như vậy, mình cho rằng chỉ khi đạo đức được định nghĩa thì lúc đó tự do sẽ được định nghĩa thôi. Cảm ơn HĐC đã cung cấp tư liệu ❤😊
Hôm nay vừa xem được bộ phim Thriller tên In the tall grass thể hiện rất rõ về sự tương quan giữa tự do và đạo đức như bạn nói. Khi đưỡ trao tự do tuyệt đối, con ngừoi sẽ làm việc gì, ko một ai dám tưởng tượng. 😅
cách lý luận khái niệm "vô vi" kể ra cũng hay, triết học phương Đông cũng ko hề thua kém phương Tây là bao, chỉ là triết học phương Đông ít có cơ hội phát triển như p.Tây
Tự-do là điều kiện của trách-nhiệm. Và từ trách nhiệm của một cá nhân với xã hội sẽ sinh ra đạo đức và nhân cách của cá nhân đó. Khi con người bị tước tự-do, sẽ mất động lực thực hiện trách-nhiệm với xh, dẫn đến ng đó sẽ giảm dần nhận thức về đạo đức. Cho nên không thể "tự do trong khuôn khổ", vì điều này là cách nhanh nhất sinh ra những thứ như vô cảm, băng hoại đạo đức,..
Mong muốn của tập thể là trật tự, mong muốn của cá nhân là tự do. Đây là 2 mong muốn đối lập, nên nhà nước phải cân bằng được 2 mong muốn này mới tạo được ổn định xã hội.
mỗi lần nghe giảng triết xong (đặc biệt là với HĐC) thì mình thấy rằng trước khi nghe thì mình có lờ mờ biết một chút, nhưng sau khi nghe rồi thì mù mờ trong sự khai sáng. Bảo thực sự hiểu thì chưa, nhưng nó là trạng thái có một thứ gì đó mơ hồ để nghiền ngẫm tiếp xem nó là thứ gì. Giá trị nghiệm lý và chiêm nghiệm của mỗi video đều cần thời gian để đưa đến não bộ để rồi một ngày mình nảy ra một chiều khai sáng nào đó.
Gần đây mình mới xem 1 video trên After Skool. Họ nói rằng, không phải ít/không hiểu biết sẽ có nhu cầu tìm hiểu sự thật về thế giới, mà là động lực từ sự tò mò. Chấp nhận bản thân không biết, và xem việc học như một tiến trình vì bản thân mình, không phải từ sự hơn thua.
Đúng, từ lâu r mk đã không muốn sợ hơn thua, dù nó có khó đến đâu, cũng phải tự hiểu rằng làm là có lợi rồi, làm nhiều thì được nhiều làm ít thì được ít, không cần phải ai hay luật lệ nào công nhận, vì mình làm được hay không chỉ mình biết@@nonentity168
Mình thích tư tưởng đạo đức và tự do của Kant. Tự do là sự tự do tư tưởng. Và mình nghĩ sự tự do, trong sự tuân theo đạo đức, sẽ được tưởng thưởng bằng sự tự hài lòng thoả mãn theo giá trị đạo đức.
là một người con của Thiên chúa, rất cảm ơn Trung và HDC vì đã phân tích quá hay cũng như dành sự tôn trọng kỹ lưỡng cho Thiên chúa giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
@@HuyNguyen-kh6futhiên đạo ý chỉ quy luật thiên nhiên, trời đất. Hiểu sai thì nghĩ ông thần phật nào giáng tội
2 หลายเดือนก่อน
Thanks Trung for the video. Very informative and insightful. Về Đạo Lão Taoism, mình khi nghe Trung nói cũng ngồi xem lại chương 13 và 39 của Đạo Đức Kinh. Quả thật lúc nghe mình chỉ resonate những triết lý đó với các triết lý bên Nhà Phật và Thiền như là rũ bỏ bản ngả, thân xác và cái tôi vô minh, tự tánh, chân ngã hay thuyết "Không" (Vô Vi). Đối với mình thì tự do khi đó là giải phóng con người thoát khỏi khổ đau do những ham muốn của cái tôi gây ra. Tâm trí bám chấp vào cơ thể vật lý, thế giới vật chất, từ đó mới sinh ra nhiều đau khổ. Xem xong vid này của HĐC mình có thêm 1 góc nhìn mới về quan điểm tự do ở level rộng hơn, mang tính phổ quát hơn và có một chút về nhân quyền khi đặt dưới context liên quan tới các luật và hiến pháp quyết định về quyền lợi của công dân của một quốc gia nào đó. Rất cám ơn HĐC một lần nữa vì công sức và tâm huyết của team!
Chủ đề về tự do là một chủ đề rất hay và ý nghĩa. Cảm ơn nhóm đã chia sẻ một bài rất hay về chủ đề này. Ở cảm nhận từ riêng mình, có thể dựa vào cốt lõi của Đạo giáo hay Phật giáo mà nói. Thì tất cả mọi khái niệm hay cách nói về một chủ đề, vô tình tạo ra tính nhị nghuyên trong tiềm thức( hiểu theo nghĩa phân biệt tốt - xấu, cao - thấp). Ở đây thì mình nghĩ kể cả nhị nguyên cũng có giá trị nhất định của nó. Nói theo cách đơn giản thì mọi thứ đều có Thời, Vị, Tính của nó. Đôi khi cách nhìn theo lối chủ quan giống như thày bói coi voi, dẫn tới phân biệt các tướng hiện sinh ra bên ngoài khác nhau. Tự do theo lối phương tây hay phương đông. Xét cho cùng chỉ là một cách diễn đạt của ngôn ngữ và ý đồ chính trị. Có thể ở một góc nhìn nào đó. Ta sẽ thấy là cả 2 đều như là những phần của một bức tranh, sự thật lớn về tự do.. Mà giống như đạo phật nói. Tướng tùy tâm sinh. Mà khả năng diễn tả duy tâm của người phương đông xưa ko diễn tả hết được... Có thể ở một viễn cảnh nào đó con người chúng ta sẽ đủ hiểu biết hết về thực tại ta đang sống và hiểu sâu hơn về mối liên kết của Tất Cả Moi Thứ. Xin lỗi vì đã có cảm hứng để liền viết một comment nhiều khó hiểu và khó diễn tả như này. Chân thành cảm ơn nhóm hãy cố gắng duy trì để chia sẻ kiến thức đến cho mọi người.
Nói như bạn mới là minh triết. Chứ như một số bạn me Tây ở đây thì Tây là nhất. Tư duy của phương Tây là phân liệt và chia chẽ, rõ ràng từng cái. Tư duy phương Đông nó hơi mơ hồ đối với phần đông dân số. Mỗi cái nó có cái hay và cái dỡ. Theo Đạo học thì tư duy Phương Tây là hữu vi. Tức là con người không hiểu rõ cái tổng quát và cái chiều sâu của vấn đề, sự liên kết của nó với tổng thể và sự vận hành của vũ trụ, chỉ nhìn sự vật qua góc nhìn của mình rồi cho rằng nó đúng và bắt người khác phải theo ý mình. Do đó họ phải luôn hành động để bắt buộc mọi thứ phải theo ý mình. Tư duy phương Đông có sự tổng quát và hài hoà, gần với chân lí hơn. Nhưng cái tổng quát là phức tạp, trừu tượng vượt qua tư duy thông thường của đa số mọi người. Nó chỉ phù hợp với số rất ít người có trí tuệ vượt bật.
@@Vatly_TNchắc vì vậy mà bây giờ ng trung quốc hay việt nam luôn đi tìm một kẻ đầu đàn. Vì sự suy tôn trong lòng rằng người đầu đàn đó quá cao siêu,minh triết. Điều này rất cần thiết cho giới cai trị
thay vì tìm hiểu tự do thực sự là gì thì lại đi so sánh quan điểm của ông Tây với ông Đông để lý luận. mà nhị nguyên thì sao? nhị nguyên là hiện tượng bình thường trong tự nhiên mà? phân biệt tốt xấu cao thấp là việc bình thường mà??? người có tu dưỡng sẽ biết đúng sai biết tốt xấu. một kẻ không biết tốt xấu ko biết nhị nguyên mới là nguy hiểm. nhị nguyên chẳng có vấn đề gì cả. vấn đề phát sinh khi không nhìn rõ nhị nguyên tức là cái tâm vô minh mê mờ chứ ko phải nhị nguyên
Nghe HDC tổng hợp xong, cảm giác hạnh phúc thiệt. Mình theo phật giáo, phật giáo dạy toàn vẹn, hướng nội thấy rõ sự siêu thoát, hướng ngoại tạo môi trường tốt. Bởi thấy rõ dòng chảy tự nhiên nên tích cực hành động thay đổi hoàn cảnh ngoài, vì siêng hành động tác động lên hoàn cảnh nên sống với dòng chảy tự nhiên càng sâu.
Tinh hoa Đạo Đức Kinh nằm ở những chương đầu tiên, các chương tiếp theo nhằm bổ sung, giải nghĩa, và cách vận dụng của Đạo và Đức ở các góc nhìn khác nhau. Tư tưởng của Đạo Lão không được phát triển để có hệ thống Kinh sách nhiều như trong Đạo Phật, chỉ vỏn vẹn có một cuốn Đạo Đức Kinh. Người ta hay nhắc đến Đạo ( cái bản thể siêu hình ) mà quên mất chữ Đức ( cái hiện hữu thực chất ). Triết học phương đông nói chung, và Đạo Lão nói riêng là hướng vào bên trong sửa mình, những cũng phải hướng ra ngoài để biết cái toàn thể mà cân bằng. Cũng là dùng cách diễn giải Nhị Nguyên, để tìm về và hiểu rõ cái chân lý Nhất Nguyên. Trong chương 2, Lão Tử cũng đã đề cập đến cái lý do của mọi sự tranh chấp, hay ở đây tạm gọi là lý do mà con người không còn tự do, bởi sự phân biệt, nhị nguyên, bởi không còn hiểu Đạo, nên không tuân theo Đức. Cũng trong chương này, Lão Tử chỉ cách xử thế ( cái Đức ) thiên hạ, tạm dịch : _ "Vậy nên, Thánh nhân Dùng "vô vi" mà xử sự, ( tạm hiểu : không vì cái nhỏ, cái riêng, cái tôi mà xử sự ) Dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ ( tạm hiểu : lấy hành động mà dạy dỗ ) Để cho vạn vật nên mà không cản Tạo ra mà không chiếm đoạt, Làm mà không cậy công; Thành công mà không ở lại. Vì không ở lại, Nên chẳng phải bỏ đi. " _ Trong chương 13 còn 1 đoạn cuối mà HĐC không trích dẫn, tạm dịch như sau : _ "Vậy, Kẻ nào biết quý thân vì thiên hạ, nên giao phó thiên hạ cho họ được . Kẻ nào biết thương thân vì thiên hạ, nên gửi gắm thiên hạ cho họ được. " _ Phân tích những chương đầu để hiểu rõ hai chữ Đạo - Đức (Danh), mới thông suốt được lý do tại sao lại có chương 13. Kẻ thực biết quý thân mình, cũng là biết dụng cái Đức của Đạo, biết quý thân mình tức là biết hiểu rõ cái nhị nguyên, thấy Vinh là biết có Nhục, nên Vinh-Nhục đều sợ cả, sợ nên quý thân, quý thân ở đây cũng là hiểu rõ cái nhị nguyên rồi. Kẻ ấy trị thiên hạ tất thái bình. Hành xử theo cái lý Vô Vi là bởi biết có cái Hữu Vi. _ " Hai thứ ấy tên khác nhau nhưng chung một gốc". _ Cách xử thế này cũng sẽ rất gần với triết lý của Phật giáo, hiểu rõ được cái Ngã để thực hành Vô Ngã. " Đạo khả Đạo, phi thường Đạo " ( Vô Thường ) " Danh khả Danh, phi thường Danh" ( Vô Ngã ) Các cụ bên Đông nói ít, để cho con cháu sau này phải đau đầu, nhưng cũng may bởi nói ít nên sau hơn 2500 năm vẫn còn được lưu truyền. Tiếc là không có khả năng diễn đạt tốt, mong bạn đọc hiểu ý không chấp lời. Cảm ơn Trung và HĐC đã cung cấp thêm một góc nhìn về triết học Đông - Tây. Mong rằng sẽ truyền cảm hứng thêm cho các bạn tìm hiểu nền triết học phương Đông, ứng dụng vào cuộc sống của mình.
chủ kênh có nói một đoạn đạo Phật không đề cập tới tự do là không đúng. Vì đạo Phật hướng con người ta hành thiện, quay về sửa cái tâm của chính mình thông qua các biện pháp tu tập( tuỳ nghiệp, duyên mỗi quốc gia lãnh thổ điều kiện sống mà áp dụng…) nhưng cốt lõi là việc mình làm lợi mình lợi người trên quy luật nhân quả. Từ đó đạt tới sự giải thoát: không bị lệ thuộc vào ngoại cảnh, bình an trong cuộc sống, gặp nghịch cảnh mà không lo lắng, gặp thuận duyên mà không dính mắc… ĐÓ LÀ TỰ DO
@@buoccham6813 theo ý hiểu của mình thì chắc Trung không có ý nói đạo Phật không đề cập tới tự do đâu. Có lẽ bạn ấy đang đề cập đến Vô Vi và Vô Ngã, theo cách hiểu: Vô Vi là không làm gì, Và Vô Ngã không có "cái tôi". Bởi Vô Vi nên không làm gì cả, dẫn đến ý hiểu là không đấu tranh với môi trường bên ngoài như phương Tây Bởi Vô Ngã nên không có cái tôi, dẫn đến ý hiểu Tự Do là hướng vào bên trong để điều chỉnh mình thích nghi với dòng chảy lớn => không hướng ngoại, không đấu tranh Vấn đề nằm ở chỗ này, mà để trình bày chắc không ngắn được. :D Cách tiếp cận của Trung có lẽ sẽ đúng với phần đa nhận thức hiện tại. Nhưng khi đi vào sâu hơn, góc nhìn về triết học phương Đông cũng sẽ thay đổi. Làm mà như không làm. Tranh mà không đoạt. Có lẽ HĐC nên khai thác thêm Đạo học dưới góc nhìn của Trang Tử để phóng khoáng hơn, dưới góc nhìn Kinh Dịch để thấy bao quát hơn. Bàn một chút về câu nói của bạn " Đạt tới tự do mà không bị lệ thuộc vào ngoại cảnh " điều này là không hoàn toàn chính xác, ngoại cảnh so với gì khi mà đã là Vô Ngã ? Sao thoát khỏi ngoại cảnh nếu bạn tin vào Ngiệp - Duyên. :D Phật rất giống Lão ở chỗ. Toàn bộ tinh hoa phật giáo nằm ở Tứ diệu đế, Chữ diệu trong Đạo Phật cũng giống như chữ Huyền trong Đạo Lão rất khó để diễn tả. Mừng bạn đã hướng theo Phật Đạo. Chúc bạn thông suốt, không dính mắc. Nếu thích sách bạn có thể đọc cuốn " Phật Học Tinh Hoa - Tg: Nguyễn Duy Cần " để thêm một góc nhìn về Đạo Phật.
Cái tệ của phương đông là thể chế chính trị chèn ép và khống chế tôn giáo, nên các tư tưởng và tôn giáo bị kiềm chế nên khó phát triển, nên chỉ có vài ông triết học cao thâm, thua nền tảng pt của phương tây
Những chương sau Lão Tử cũng nói rất nhiều đến thuật trị quốc chứ không phải chỉ sửa mỗi mình. Chính trị sao cho phù hợp với Đạo, với toàn thể, với tự nhiên thì được lâu dài, thái bình.
Rất thích bài viết về "Tự Do" lần này của HĐC. Mình góp thêm chút ý kiến của mình về việc tại sao có khác biệt về "Tự Do" ở Đông và Tây thì theo mình là như vầy. 1. Phương Tây suốt chiều dài lịch sử có rất nhiều dân tộc và nhiều đất nước nhỏ nên người dân có nhiều lựa chọn để sống ở nơi mình muốn. Phương Đông hay như Trung Quốc thì có rất ít nước nhỏ và qua nhiều triều đại thì đều chủ yếu đi theo văn hóa người Hán nên người dân bị nhốt trong những không gian văn hóa tương đồng và họ khó mà thay đổi nền văn hóa đó nên chỉ còn thay đổi chính tâm trí mình. 2. Nhà vua ở Phương Tây qua nhiều lịch sử bị hạn chế quyền lực rất nhiều bởi tầng lớp quý tộc và lãnh chúa địa phương nên nhà vua phải tìm nhiều cách để gắn kết quyền lực với người dân qua pháp luật và tạo không gian tự do cho người dân hoặc người dân sẽ tìm cách đến nơi có nhiều tự do hơn. Ở Trung Quốc thì nhà vua lại có quá nhiều uy quyền và không ai có thể khống chế nhà vua, ở một môi trường "con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa lại quét lá đa" thì ta chỉ có thể chấp nhận những gì mình có chứ khó mà thay đổi trừ khi lật đổ triều đại nhưng rốt cuộc thì những người lên thay cũng sẽ làm giống như trước thôi.
@@bachvonam4640 bạn nói đúng nhưng chưa đủ. Đúng là mỹ nó nhiều luật ràng buộc để có cái gọi là văn minh, bên nó đâu dc trộm chó, đái ỉa bậy, phá hủy công trình công cộng dễ dàng. Ở vn mấy điều trên vô cùng dễ, cũng như lừa đảo ở mỹ phải vô cùng tinh vi mới lừa dc, ở vn lừa đảo làm ăn rât dễ
@@bachvonam4640Mỹ có nhiều luật lệ nhất bởi vì mỹ là nước tiên phong đi đầu về pháp luật , và pháp luật luôn đi đôi với công bằng và văn minh, cũng vì điều này nên nhiều nước học theo pháp luật của Mỹ để mang về nước mình, còn việc bạn nói về vấn đề giúp đỡ ng gặp nạn thì làm mình nhớ về những việc vụ tai nạn xe ở VN , người chạy xe taxi giúp đỡ người gặp nạn và khi đến bệnh viện thì bị người nhà nạn nhân đánh, và có rất nhiều như vậy
@@Lamnguyen27-c5h những nào ? ở VN có duy nhất 1 vụ bị đấm oan thôi, còn ở mỹ thì chưa chắc đã ít thế, lối sống tự do kiểu mỹ + thêm chủ nghĩa cá nhân của phương tây thường sinh ra những con người ích kỷ và lúc nào cg sẽ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân, thế nên bọn mẽo nó mới có số lượng người vô gia cư nhiều nhất thế giới, 1 xã hội ko biết giúp đỡ lẫn nhau, chính phủ chỉ quan tâm đến tầng lớp thượng lưu có tiền có quyền, còn dân thường thì đéo.
Kể mà Trung có thể nói thêm và sâu hơn về Tự do trong Đạo Phật thì sẽ hoàn hảo hơn: 1. Khi liên tưởng tự do của Kant vs đạo Phật, Thì có sự tương đồng. Phật chủ trương kiềm chế Tham Sân Si ở level nhập môn là Tu/ Chịu đựng (Giống như Kant, làm chủ bản năng/ Cảm xúc để hành động theo lý trí). Cao hơn là Vô lậu/ Vô ngã là Hành Vi/ Suy nghĩ 1 cách tự nhiên, ko cưỡng cầu, ép xác, hành động đó chỉ có khi Giác ngộ. Như vậy, Tự do của người Phật tử khi tu thì mang tính Ép xác, kiềm chế, Lý trí (Kant), còn tự do mà cảnh giới của Phật là tự do 1 cách tự nhiên, vô ngã, theo tánh Phật 2. Cảnh giới tự do của Phật là: Giác ngộ. Khi giác ngộ thì không còn Mê lầm/ Vô minh che mờ, làm ta hành động sai. GIống như 1 bài toán khó, người không biết, không thể giải, hoặc giải sẽ sai, người đã biết, thì anh ta có quyền / có tự do để giải sai và giải đúng. Vì vậy, Giác ngộ hoàn toàn cũng hàm ý là tự do (sự tự do đặc biệt/ xuất thế)
@@Chuyennho123phật giáo thuần triết học hơn là một tôn giáo, khi nào bạn thờ phật và coi phật như định nghĩa thần thì là tôn giáo. Đối với triết học phật giáo thì không có thần, phật. Chỉ có niết bàn.
" tự do không miễn phí, chúng ta phải đấu tranh để được tự do" hay" tự do không phải là sự bố thí nhưng phải tranh đấu để có được tự do". Nếu chỉ "hướng nội" như triếc học Đông Phương thì đó là một sự ích kỷ cá nhân. Sống một cuộc đời ngắn ngủi rồi chết trong sự ích kỷ của mình và con cháu và dân tộc của người đó mãi mãi sẽ không bao giờ có được sự tự do. Mình thích cái triếc học thực tiển của Tây Phương hơn. Là tấm gương hy sinh của Đức Chúa Giê-xu để bài tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời để giải phóng con người ra khỏi sự nô lệ của tội lỗi .
Bạn chỉ đang hiểu trong tầm phạm vi của bạn trên phương diện bạn là người công giáo hoặc am hiểu triết học phương tây, bạn chưa tìm hiểu rõ nội dung của triết học phương đông nên bạn xem đó là sự ích kỹ cá nhân... Nếu bạn nói đến sự hy sinh cao cả không xuất phát từng nội tâm cá nhân vững chắc thì làm sao bạn đem lại lợi ích cho tha nhân... kể cả bạn có lòng hy sinh nhưng nội tâm thì bất ổn liệu nó có duy trì trong bao lâu, mình hãy tìm hiểu kỹ nội dung ý nghĩa trong triết học phương đông đi chứ đừng vội phê phán hay chỉ tán thán mỗi lý tưởng của bạn còn lý tưởng của người khác là ích kỷ... xin cảm ơn và thứ lỗi nếu có làm phiền!
Thật sự rất ngưỡng mộ và rất phấn khích những luận điểm của Hội đồng cừu chia sẽ, nhưng tôi thấy rằng các bằng chứng khoa học gần đây đa phần có sự nghiên cứu nhóm dẫn chứng có từ phương tây. Tôi mong rằng mình có cơ hội tiếp cận nhiều hơn về nghiên cứu của phương Đông để có thể chia sẽ về quan điểm của mình nhiều hơn.
Tự do tương đối còn có khả năng, chứ tuyệt đối thì chắc là không thể. Cá nhân t nghĩ thì tự do kiểu phương Đông thực tế hơn tự do kiểu phương Tây nhưng lại khó đạt được hơn vì nó đòi hỏi khả năng nhận thức cao và sự giác ngộ. Dù cho cố thay đổi thế giới để phục vụ cho con người đến mấy cũng không thể thoát khỏi đường một chiều sinh - tử (Ít nhất là hiện tại vẫn chưa). Chúng ta bị bản năng chi phối, tư duy bị cầm tù bởi thiên kiến, bị công nghệ thao túng, giới hạn sinh học, phụ thuộc vào môi trường,...Đến cuối cùng ta như Tôn Ngộ Không nghĩ mình đã thoát khỏi bàn tay Như Lai nhưng hoá ra là chưa. Chỉ là cái nhà tù kia quá lớn vượt ngoài khả năng nhận biết của mình. Tự do có khi chỉ là ra khỏi chiếc lồng này để vào chiếc lồng khác to hơn. 😂
tại b là người phương đông và bạn đang trong cái giếng nên b nghĩ vậy.có bao giờ b tự hỏi phương đông p triển kém hơn phương tây là tư đâu không?..nếu ko có những người người phương tây tới khai sáng thì giờ phương đông chắc vẫn còn chế độ phong kiến.
@@henrylu9365vậy trâu phi bao giờ mới hết nghèo đối và có tự do. Ông cha bạn không đỗ tiết thì làm gì được ngan hàng với tây. Giờ làm no lệ, đi cạo mủ cao su cho nó rồi.
Chúng ta có người hướng nội và người hướng ngoại, nhưng trong mỗi chúng ta điều có cả hai đặt tính này, chỉ là phần nào mạnh hơn mà thôi. Tự do cũng vậy, chúng ta không thể chỉ hướng ra bên ngoài, hoặc chỉ hướng ra bên trong, mà ta cần cân bằng hai trạng thái này để có được sự tự do ở cả thân và tâm.
Hướng ngoại tuyệt đối sẽ làm cho chúng ta bắt an và dễ rơi vào trạng thái mất phương hướng, còn hướng nội quá thì dễ rơi vào trạng thái an phận thủ thừa, thân phận thấp bé và khó phát triển bản thân. Nếu biết cách cân bằng 2 hệ tư tưởng này lại chắc chắn là sẽ hoàn hảo.
@@vuongnguyen6797 tất cả đều hoàn hảo. người hướng ngoại có tư tưởng của người hướng ngoại họ sống theo tư tưởng của họ. người hướng nội sống theo tư tưởng của họ họ ko sống theo tư tưởng của người hướng ngoại và cũng ko cần sự công nhận từ người hướng ngoại. người nửa nội nửa ngoại sống theo tư tưởng nửa nội nửa ngoại. sự tự do là sống đúng theo bản chất của mình và tôn trọng sự khác biệt của mọi người. tư tưởng áp đặt là gông cùm của sự tự do. sở dĩ con người thích áp đặt người khác là vì họ sợ sự khác biết muốn người khác phải giống mình
Tự do của tây là được làm điều mình thích, được thoải mái theo chủ nghĩa cá dân, dám nói lên cái sai trái, tự do đòi chính phủ đảm bảo quyền lợi của mình, nhưng k được ảnh hưởng đến ng khác, mọi thứ phải theo khuôn khổ và luật lệ. Còn tự do của ta là tha hồ làm phiền đến những ng xung quanh miễn sao k đụng tới chính phủ. Lạ lùng:)))
Video chất lượng, theo mình một người bình thường nên kết hợp cả hai trường phái để sống hài hoà và gần với Tự Do hơn, vì có lẽ tự do là một cái gì đó tuyệt đối, người thường chỉ có thể theo đuổi để gần với nó bằng cách lựa chọn những con đường/ cách làm của riêng mình.... Chúc kênh ngày càng phát triển! ❤
Theo cảm nhận và trải nghiệm của mình: Tự do phương Tây mang tính vật chất, tư bản, làm mình thấy mệt mỏi. Tự do phương Đông (chỉ còn tồn tại rất ít, ngay ở phương Đông) tạo cảm giác buông bỏ, rời xa vật chất bên ngoài và ham muốn thể xác để đi sâu vào bên trong, đặt những câu hỏi hướng về nhân sinh.
Haha, do bạn bị lừa thôi, phương tây đầy người đã giàu có, họ cốt yếu sống đi giúp đỡ mn, rãnh thì đọc sách du lịch,..... Phương đông kiếm ăn chết mịa, đâm thọc sau lưng nhau chứ buông bỏ quái gì
Người ta qua tây ko hẳn sống sướng, mà những cái cao cấp về cả vật chất và tinh thần tây nó đều đáp ứng dc, nhiều học giả đều bên tây ra,sống chả lo tiền bạc gì cả, sống thiên về tâm linh, hiện tại châu á đói ăn là nhiều, khó pt mấy cái mơ hồ như v, có thì chỉ đi cầu đi ước trong tôn giáo thôi.
@@tuannguyenquang3145 phương Đông vẫn phát triển thịnh vượng trước đây. Chính vì bị kích thích sự ham muốn và bị lệ thuộc vào vật chất nên người ta mới bỏ sang Tây, nhờ vậy Tây nó có nhiều nguồn lực hơn để thống trị. Và nhìn lại, những nước nào từng bị các nước phương Tây ghé qua đều chịu ảnh hưởng nặng nề và hỗn loạn. Lấy cái tự do cho bản thân đổi bất ổn cho người khác.
Mình hiểu đơn giản như thế này: Tư tưởng phương tây có xu hướng đi từ trên xuống, tức là định hình thế giới trước rồi áp đặt con người trong thế giới đó sẽ như thế nào, vì vậy ngta sinh ra khái niệm triết học, và triết học phương tây có lịch sử, chính là thông qua sự phân biệt các thời kỳ triết học từ thời cổ hy lạp cho tới cận đại. Triết học phương tây có lịch sử, và khái niệm tự do cũng từ phương tây mà ra, vì khái niệm này giúp giải thích được thành phần là con người có ý nghĩa gì trong sự vận động của xã hội, và đặt con người là cái rốn để giải thích mọi thứ, lịch sử của xã hội là lịch sử của con người, vì vậy xu hướng hành động của phương Tây là hướng ngoại, các nhà tư tưởng có tính áp đặt cách thức mà thế giới vận hành thông qua thế giới tưởng tượng của họ. Tư tưởng phương đông thì đi theo chiều ngang, tức là có xu hướng nhìn xung quanh và con người tự định vị mình là 1 thành phần, 1 phần cố hữu của tự nhiên, và con người quá nhỏ bé, con người bị áp đặt bởi cái gọi là Thiên, nên con người hãy tự biết mình mà sống cho đúng, mình gọi nó là tập hợp luân lý xã hội hơn là triết học, con người phương đông tìm hiểu mình trong một quần thể, và tìm cách hòa mình vào quần thể đó, trong quần thể đó có những quy luật không thể nói bằng lời, mà chỉ thông qua sự "minh triết" để tự "ngộ", nên những luân lý của phương đông nó như một túi khôn, chỉ cần lôi ra dùng là sống sẽ rất dễ, kiểu như ra đường cúi mặt một tí, k ai động mình thì mình sống khỏe, có xu hướng bị động và hướng nội, không hướng ngoại như phương Tây. "Minh triết" phương Đông không có lịch sử, nên các bạn có muốn tìm hiểu thì nó nằm trong chính cách chúng ta sống hàng ngày, cách cta ứng xử với xã hội, với con người. Thực ra phương Đông k có khái niệm "tự do", tự do là từ mượn từ phương Tây. Để cố tìm cách giải thích theo "triết học", chứ không phải "minh triết", thì có thể tạm giải thích là, người đông hay người tây thì cũng là người cả thôi, ai cũng sẽ có cái gọi là "ngã", tức cái tôi, nhưng do người phương đông hướng nội và bị động, và xã hội phương đông là xã hội luân lý, vận hành trên những quy tắc thuận Thiên như mình nói ở trên, nên con người bị bó cứng và không thể tìm được cách để bộc lộ nó ra ngoài, vậy thì làm thế nào mà người phương Đông vừa sống trong xã hội như vậy, mà không bị điên, thì chỉ có 3 cách, 1 là không làm gì cả, tức là "vô vi", 2 là giải thoát, tức "niết bàn", 3 là mê tín, tức "thờ cúng" để mong có một thế lực nào khác giúp mình thoát khổ, thoát nghèo. Nếu nói người phương Đông bị tâm thần phân liệt cũng k sai đâu, vì cta sống có đúng với con người thật của mình đâu, bên trong tìm sự giải thoát, bên ngoài vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, nó là xu hướng chung rồi. Còn nếu có ai phản biện là phương tây có chúa để đi chùa thì mình xin không nói sâu vào đây, các bạn cứ tìm hiểu sẽ thấy có sự khác biệt lớn về cách ng phương đông và ng phương tây đối diện với các thế lực siêu hình. Quay lại vấn đề chính ở clip, như mình nói ở trên, khái niệm tự do là khái niệm sinh ra từ triết học phương tây, hệ luân lý phương đông không có cái đó. Và cách giải thích tự do hướng nội hay tự do hướng ngoại chỉ là cơ bản thôi, như hội đồng cừu nói, muốn đi sâu vào thì phải tìm hiểu rất nhiều. Cảm ơn hội đồng cừu đã đưa ra được một clip rất hay về khái niệm tự do này.
Phần bàn về Tự do của phương Tây của bạn thì mình không đồng ý lắm. Nhưng phần phương Đông thì rất ổn. Mấy cha nội Khổng giáo bắt con người ta phải "self-reflect" (tự suy ngẫm). Nghĩa là cứ phải tra tấn - tra hỏi - chỉnh đốn cái self (cái tôi) hoài. Ai mà sống nỗi, chắc gì cái tôi có lỗi. Hihi
@@TheSwPr đúng rồi bạn, mình cảm ơn, khi nói về triết học, bản thân nó có đặc tính tự phủ nhận, trường phái sau phủ nhận trường phái trước, nên mình rất ủng hộ việc bạn không đồng ý với mình, và có các quan điểm để tranh luận. Mình bổ sung thêm góc nhìn của mình về Khổng giáo, ngoài mấy cha nội bạn nói, còn có nhiều cái cũng rất hay: Mếu bạn có đọc về Khổng học, tức là trong tứ thư của Khổng giáo bao gồm Luận Ngữ - Mạnh Tử - Đại học - Trung dung. Tư tưởng nguyên thủy của Khổng tử nằm trong Luận Ngữ là đáng tin nhất, đọc Luận ngữ là sẽ cảm nhận được cách Khổng Tử sống và đối nhân xử thế như thế nào, với mình thì ông ấy là một người vừa đáng kính, vừa đáng yêu, rất gần gũi với học trò, và những bài học của ông rất ý nghĩa, không hề có tính ép buộc. Còn tư tưởng bạn nói nó là Lý học hay là Tân Khổng học rồi, được phát triển bởi Chu Hi nhà Tống, l bản thân Lý học đã chịu ảnh hưởng của Phật Lão, nó đã biến chuyển thành luận lý siêu hình học rồi chứ không đơn thuần như Khổng học nguyên thủy nữa, lúc này nó đã bị các nhà cai trị biến thành công cụ để ngu dân hóa, đánh mất hoàn toàn cốt lõi tính nhân văn của Khổng học nguyên thủy. Và cũng k thể phủ nhận mặt tốt của nó, Đạo Khổng tạo ra được một giai cấp Sĩ Phu sẵn sàng hi sinh vì dân, là những người rất đáng kính, những nhà uyên bác, rất thương dân như ở Việt Nam thì có Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu,... Các ông đều là những nhà văn hóa lớn có đóng góp nhiều vào sự phát triển của Việt Nam, tuy rằng có thể bị giới hạn bởi thời đại, nhưng vào thời các ông, thì mình cũng k hi vọng được gì nhiều hơn nữa. Âu nó cũng là cái kết chung của một hệ tư tưởng khi dính dáng đến chính trị thôi.
@@Kiu87922 uhm. Nói thế cũng đúng phần nào nhưng đúng nhất của với những nước theo Nho giáo. Nho giáo bảo thủ và coi trọng ổn định xã hội, con ng tuân theo thứ bậc nên phải bị ràng buộc trong mqh với xung quanh vì thế cá nhân bị hạn chế rất nhiều.
Tự do suy cho cùng cũng là khái niệm của con người. Mà con người thì đa dạng, có thể nói mỗi người có một thế giới quan riêng và tự do cũng từ đó mà biến đổi từ góc nhìn của mỗi người. Và theo lẽ tất yếu, người hay nhóm người nào cầm quyền sẽ truyền bá tự do mà theo họ là đáng tin nhất (và các yếu tố khác như: ý kiến xã hội, đạo đức,...). Thiết nghĩ, tự do không chỉ là tự do. Mà còn liên quan đến rất nhiều vấn đề ở bên ngoài. Điển hình là mặt kinh tế, pháp luật, định kiến chung,.... (Ít nhất là đối với con người hiện tại) Cùng với những khía cạnh bên trong cơ thể như: suy nghĩ, tâm tư, lý tưởng,.... Khi nào còn những vấn đề này thì tự do hay không vẫn chỉ là mặt chữ ở lý thuyết. Theo phương Tây thiên về chính trị, theo phương Đông thiên về bản ngã. Liệu đó có phải là tự do, câu trả lời nằm trong mỗi con người.
Tư do theo cách của phương Tây có cái hay là làm cho xh ngày càng phát triển, khẳng định cái tôi rất mạnh, vì thế những phát minh thay đổi thế giới đa số đến từ phương Tây. Còn tự do theo kiểu phương Đông là tu duy hướng nội mang tính an phận thủ thừa, thân phận của kẻ bị trị và phục tùng cho tầng lớp cai trị. Tuy nhiên cả phương Tây và Phương Đông đều có những cái hay cua nó nếu ta biết can bằng giữa 2 hệ tư tưởng này lại thì có vẻ là hay và hoàn hảo hơn.
Nghe triết hc của đạo giáo về tự do lại nhớ đến eren, dành cả đời vì mục đích tự do nhưng cuối cùng cả đời anh cx chỉ là 1 bể khổ, chưa bao h đạt đc tự do. Manga kết thúc ở chap 139 ngay sau chap 140-con số của tự do cũng đã biểu lộ cho ta biết điều đó. Eren cuối cùng cx là 1 nô lệ của tự do
@@kamehameha-hahahaha nếu bạn tin theo triết học phương Đông là "thuận theo Thiên Đạo", thì bạn sẽ tin thời thịnh vượng của phương Tây sẽ sắp qua đi. Hưng thịnh rồi suy vong, đó mới là Thiên Đạo.
Rất thích Video này của nhóm. Nó giải thích rất nhiều về tư tưởng và hành vi của người châu á và phương tây. Hi vọng HDC có thể làm một video về hồi giáo và triết học ở các quốc gia trung đông.
Nói về khái niệm tự do trong triết học phương đông nói chung hoặc Đạo giáo nói riêng thì ta phải tìm hiểu đầu tiên là khái niệm "tiêu dao", tiếp đó là mối quan hệ "có - không" sẽ giải thích rất dễ hiểu cho đoạn chương 13.
Theo mình, khi so sánh tự do giữa Triết Tây và Triết Đông, thì tự do của Triết Tây không đơn thuần là chỉ nằm ở cái mức “tự do chính trị”, mà không có chút nào là “tự do siêu hình.” Thật vậy, tính siêu hình trong tự do của Triết Tây thậm chí còn đậm nét hơn trong tự do của Triết Đông. Lịch sử triết học tự do ở Tây phương bắt đầu nhuốm màu siêu hình học khi có sự góp mặt của các triết gia Kitô giáo. Trước Kitô giáo, tức là trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, “tự do” chỉ đơn thuần là một khao khát, một mong muốn thoát khỏi những “định mệnh” mà các thần minh đã quy định cho con người. Hoặc cùng lắm, “tự do” là một quyền được Nhà nước ban bố và bảo đảm cho các công dân của mình (chứ không phải cho các nô lệ). Sang thời triết học Kitô giáo (thời Trung cổ), ý niệm “tự do” đã mang một ý nghĩa hữu thể học vững chắc hơn, nhờ được suy tư dựa trên khái niệm nhân vị (persona). Nhân vị được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh của mình (Imago Dei), do đó nó có một phẩm chất đặc biệt vượt trội, cao quý trên mọi cao quý, hoàn hảo trên mọi hoàn hảo. Ý niệm tự do được xây dựng dựa trên bản tính lý tính của nhân vị. Không có nhân vị thì không có bản tính lý tính, không có bản tính lý tính thì không có tự do. Vì thế tự do là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người. Đó là lý do mà triết Tây luôn cố gắng để bảo vệ quyền này của con người. Khác với triết Tây, trong triết Đông, chúng ta hiếm khi quan sát được một quan niệm về nhân vị như vậy. Trong xã hội phương Đông “con người là của gia đình, của họ hàng, của làng, nước. Bản thân họ không có gì là của mình: thân thể là của cha mẹ cho, phận vị là của vua cho, số mệnh là của trời cho. Có được gì cũng là nhờ ơn Vua, ơn Trời. Giá trị của nó được tính theo chỗ nó là con ai, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ không theo chỗ bản thân nó là gì. Trong xã hội tất cả là thần dân của Vua, đều được xếp vào bậc thang tước vị, rồi lại chia thành hạng cha chú hay con cháu. Con người phải nhìn xuống, nhìn lên trong cái thang trật tự trên dưới đó, tự xác định vị trí của mình mà ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phải phép. Đó là con người chức năng trong xã hội luân thường chứ không có nhân cách độc lập.” Cùng lắm con người chỉ là một cá thể nhỏ bé trong vũ trụ bao la, chứ không có giá trị siêu hình gì đặc biệt. Nếu không muốn đau khổ thì ta nên chấp nhận điều đó. Vì thế, tự do trong xã hội phong kiến Đông phương là một ý niệm xa xỉ mà nhiều người chưa bao giờ dám nghĩ tới. Nó rất khác với ý niệm tự do trong triết Tây, điều được xây dựng trên ý niệm của nhân vị. Bản thân tôi cho rằng, tự do của Triết Đông hay Triết Tây, cái nào cũng có cái hay riêng của nó. Triết Đông thì dạy người ta tự do nội tâm. Triết Tây thì dạy ta biết tôn trọng phẩm giá của con người và quyền tự do của người khác. Đó không phải là vấn đề vật chất hay kinh tế, nhưng đó là một đặc tính của nhân vị và là quyền thiêng liêng mà bất cứ ai dù ở bất cứ địa vị nào, miễn là một con người, thì đều phải được bảo đảm.
Triết học phương Tây là tự doTriết học phương đông là tự do trong suy nghĩ?? really, tự do trong tư tưởng nhưng không được biểu đạt thì gọi là tự do à? Trong tuyên ngôn lập quốc của Mĩ đã miêu tả rất rõ ràng con người có các quyền bình đẳng và tự do của con người, mọi người đều bình đẳng trước Chúa.
mình có nghe sách nói "Trang Tử tâm đắc"....thực sự đấy là sự tự do mình tìm kiếm. tuy nhiên, nên không đủ trí tuệ mà nghe mấy cái này thì sẽ phản đối....đáng sợ hơn nữa là bất cần đời
Có thể thấy rõ nhất theo chiều dài lịch sử rằng trong khi ở phương Đông vẫn còn đang mắc kẹt trong chế độ phong kiến thì phương Tây đã vượt xa về hệ thống chính trị và mọi thứ khác.
v là cái khác biệt mà mình vẫn hay cảm nhận là có cái gì đó khác biệt và hay nói là văn hóa á đông chính là bắt nguồn từ quan niệm về tự do, cảm ơn HDC đã gỡ nút thắt bấy lâu nay, Quan niệm về tự do của mỗi tập thể không chỉ dẫn tới dẫn tới hình thức chính trị của cả 1 tập thể nào đó dù là ở hình thức nào phong kiến, quân chủ,cộng hòa,.... hoặc một thế giới:))) ( chắc còn lâu lắm) mà còn là quan niệm lẫn hành vi của cả 1 tập thể.
Một video, mà giải thích được nhiều thứ quá. Theo như cách tiếp cận của anh Trung, sự ra đời của self-help và chế độ cộng hoà ở bên phương Tây là điều hiển nhiên. Trong khi đó, chế độ quân chủ kéo dài rất lâu ở các nước phương đông
@@dnentertainment102 định nghĩa phong kiến của phương Đông và phương tây khác nhau, phong kiến phương Đông ko hoạt động giống phong kiến phương tây, chỉ nói phong kiến dễ gây nhầm lẫn, dùng quân chủ hợp lý hơn.
Với mình tự do phải gắn liền với cái gì đó. Tức là freedom for. Và ngay khi bạn tự do khỏi cái a, bạn sẽ gơi vào cái b. Vd: nếu bạn tự do khỏi cuộc sống hôn nhân, bạn sẽ bước vào ngục tud của sự độc thân.
Ý kiến của tôi là như sau: (có 2 điểm) 1. Tự do thật chẳng có ý nghĩa gì nếu đến cái cơ bản nhất là được sống cũng không có quyền quyết định. Bố mẹ quyết định phá thai là điều tôi thấy rất bất hợp lý nếu họ cũng muốn có tự do (theo cách nhìn phương Tây). Tự do hay không thì chưa biết, cứ phải được sống (sinh tồn) trước cái đã. Vì thế mới có cái gọi là tội ác chống lại loài người. Dù "độc ác" tới đâu, cũng phải chừa cho người ta một con đường sống. 2. Hiện tại, nếu không tính Mặt Trăng thì con người chưa đi được đâu cả. Có thể nói là nền văn minh nhân loại 6K năm này vẫn mắc kẹt ở Trái Đất. Giả sử rằng tương lai vẫn vậy (khả năng cao là sẽ như vậy) thì tại sao chúng ta không hướng ra bên ngoài để thay đổi môi trường để khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện hơn. Vì cái Thái Dương Hệ này sẽ có ngày tàn chứ không mãi mãi. Chưa kể là lượng thông tin cũng như hiểu biết con nhân loại ngày càng gia tăng, chắc chắn phải phát triển đi lên! Tài nguyên thì có hạn mà muốn đi nhanh thì phải hợp tác! Chúng ta không thể phủ nhận rằng Mỹ (Công giáo) đã định hướng đưa cả nhân loại phát triển theo. Nếu không có Mỹ, làm sao có chuyện miếng silicon to bằng móng tay nhưng chứa trong đó 15 tỷ bóng bán dẫn lại có thể thực hiện được rất nhiều công việc khác nhau, tạo ra hiệu quả công việc cao (ở một số ngành nghề là 100%). Ví dụ: Thiếu Windows, Linux, macOS, iOS, Android thì một TH-camr sẽ ra sao? Chưa kể TH-cam cũng là của Mỹ. Vấn đề không phải là kiếm ra bao tiền, mà là tạo ra cái gì (công nghệ lõi). Cái này phương Tây ăn đứt phương Đông. Nhật Bản cũng rất mạnh về khoa học kỹ thuật, nhưng Nhật Bản theo nhiều người nói là sân sau của Mỹ (đồng minh của Mỹ). Nhật Bản có ngày hôm nay không thể nói 100% là do người Nhật được, phải có Mỹ trong đó! Chốt ý, tôi vẫn thích cái "tự do" của Tây hơn. Ngay cả cái điện thoại tôi dùng để comment đây, nó chạy Android (công nghệ của Mỹ).
Tư do là điều hiển nhiên phải có của con người, nhưng tự do cũng phải được giới hạn trong những phạm vi nhất định. Bạn không thể thể hiện quyền tự do của mình khi nó xâm phạm đến quyền tự do chính đáng của người khác.
Nho giáo nói: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tức là mọi việc phải đi theo cái thứ tự đấy thì bản thân mỗi người mới thấy yên lòng, làm việc mới thuận lợi, có nghĩa là có tự do. Con người không thể trốn thoát khỏi xã hội, cho nên nếu xã hội không chống lại mình thì tức là mình đang có tự do. Ngày nay nhiều người chưa làm xong 2 việc đầu mà đã nghĩ có thể làm việc 3 việc 4, như vậy là đang conflict với chính bản năng của mình, nên trong lòng không yên, lòng không yên thì dù có làm gì cũng thấy mình không được tự do. Chỉ có những người đi tu thì mới không phải lo việc 2, nhưng họ phải dùng phần năng lượng đó để bù vào việc 1. Nếu một người chống lại xã hội mà vẫn thấy tự do thì một là thiên tài, hai là kẻ điên.
do môi trường xã hội quyết định nhận thức và lời nói của bạn.bạn sống trong xh vn thì bạn vận dụng phương đông .vì nếu bạn áp dụng phương tây bạn sẽ thành kẻ lạc loài.
Tự do chính là "quyền" được hành động và thụ hưởng kết quả của hành động đó trong một cộng đồng xã hội. Moi quyền điều được chia sẻ ...vì vậy nó phải được giới hạn trong một phạm vi..goi là điều kiện xã hội. Ai có quyền chia sẻ những quyền đã có và chưa có.. chính là khả năng nhận thức từ "lối sống". Phải nhận thức trước khi làm gì . Cái vô vi chính là cái chậm lại của hành vi để có nhận thức trước đã là phương thức tiếp nhận những "cái quyền chỉ mới được xuất hiện trong xã hội".. Ví dụ: quyền sử dụng và tham gia truyền thông trên internet, quyền được kinh doanh online.. quyền được sinh con không qua hôn nhân.. vv
cảm ơn bạn vì theo mình bạn phân tích khá chính xác . có 1 vài điểm mình được tiếp cận thì 1. con người sinh ra đã không có tự do . 2 . là tự do cho ( là cho hy sinh cuộc sống của mình . 3 là tự do trong cảm xúc ( như trẻ em hay nghệ sĩ ) . 1 vài góp ý .
Như vậy là theo xu hướng hiện đại, hầu hết tất cả các nước bây giờ đều có tư tưởng về tự do như là sự dung hòa của cả hai khái niệm phương Đông và phương Tây, chứ không có nước nào thực sự chỉ đi theo chủ nghĩa tự do của mỗi phương Tây hay phương Đông. Kể cả ở các nước là cái nôi của những tư tưởng tự do như trên thì cũng có sprinkle tư tưởng tự do của cái còn lại. Nếu vậy thì chúng ta cũng cần một khái niệm tự do mới hẳn để phù hợp với nhu cầu của con người hiện đại. Chứ phân biệt tự do phương Đông - phương Tây như thế này cx không thực sự giúp con người biểu đạt được ý người ta muốn khi nói về tự do. Ai có suggestion nào thì giúp tôi ở đây, vì tôi không biết sự kết hợp hai khái niệm tự do như vậy thì nên gọi là gì.
anh có thể phân tích sự tự do xã hội và bình đẳng xã hội ở Việt Nam được không? theo định nghĩa bình đẳng là phủ định của tự do, nhưng nó luôn được xã hội đi đôi với nhau.
Tóm tắt điểm khác nhau giữa " Tự Do" Đông và Tây theo mình là: " Tự Do" Tây là mong muốn, yêu cầu lợi ích từ 1 cá nhân, 1 nhóm hay 1 cộng động và sự phát triển của xã hội - chính trị phải đều dựa trên sự " Tự do" đó. Ngược lại" Tự do" Đông là khai phóng chính bản thân mình để nhận ra mình là 1 phần không thể tách rời của xã hội, hạn chế thay đổi đi ngược lại xã hội theo tỷ lệ từ nhỏ đến lớn. VD: hay đổi 1 cá nhân dễ hơn thay đổi cả 1 gia đình, thay đổi cả 1 gia đình dễ hơn thay đổi 1 khu phố...cứ như thế càng thay đổi ở tầng cao hơn được xem là điên rồ, đi ngược lại lợi ích toàn xã hội. Mỗi cái nó được xuất phát từ nơi thích hợp với nó, qua thời gian đầy đủ yếu tố nhân hòa, thiên thời nó sẽ sống và hình thành 1 nền tảng ở đó. Như trong triết học Phật Giáo gọi đó là duyên khởi. Như cây chuối không trồng vùng có tuyết lạnh, cây táo cũng không thể nào trồng vùng xứ nhiệt đới, nắng nóng quanh năm.
Nếu tự do là 1 trạng thái, vậy sẽ cần tài nguyên để duy trì trạng thái đấy. Sử dụng quy luật cung cầu ==> Sống theo kiểu tự do hướng ngoại ở phương Đông và tự do hướng nội ở phương Tây sẽ có lợi hơn, vì nếu phần lớn dân cư đều chọn một kiểu tự do thì tài nguyên để duy trì thứ tự do ấy sẽ k nhiều và ngược lại
Có vẻ tự do luôn gắn với đạo đức. Vì mọi định nghĩa đều cho thấy đạo đức chính là giới hạn của tự do. Đó là lí do mà những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân nhất cũng không chấp nhận được giết người bừa bãi. Như vậy, mình cho rằng chỉ khi đạo đức được định nghĩa thì lúc đó tự do sẽ được định nghĩa thôi. Cảm ơn HĐC đã cung cấp tư liệu ❤😊
Hôm nay vừa xem được bộ phim
Thriller tên In the tall grass thể hiện rất rõ về sự tương quan giữa tự do và đạo đức như bạn nói. Khi đưỡ trao tự do tuyệt đối, con ngừoi sẽ làm việc gì, ko một ai dám tưởng tượng. 😅
cách lý luận khái niệm "vô vi" kể ra cũng hay, triết học phương Đông cũng ko hề thua kém phương Tây là bao, chỉ là triết học phương Đông ít có cơ hội phát triển như p.Tây
Đồng quan điểm
@@giapmaitan9844
Nếu như tôi có tự do lời nói thì tôi sẽ nói
Bạch Kim quan điểm
Tự-do là điều kiện của trách-nhiệm. Và từ trách nhiệm của một cá nhân với xã hội sẽ sinh ra đạo đức và nhân cách của cá nhân đó. Khi con người bị tước tự-do, sẽ mất động lực thực hiện trách-nhiệm với xh, dẫn đến ng đó sẽ giảm dần nhận thức về đạo đức. Cho nên không thể "tự do trong khuôn khổ", vì điều này là cách nhanh nhất sinh ra những thứ như vô cảm, băng hoại đạo đức,..
Cảm ơn kênh đã đầu tư thời gian và công sức để tạo ra những video chất lượng như thế này. Chúng là một nguồn tri thức quý báu.
Thanks!
sự ủng hộ quý báu. hy vọng tôi cũng sẽ đóng góp dc cho hdc như thế này trong tương lai
Mong muốn của tập thể là trật tự, mong muốn của cá nhân là tự do. Đây là 2 mong muốn đối lập, nên nhà nước phải cân bằng được 2 mong muốn này mới tạo được ổn định xã hội.
:) chắc đối đầu chưa hay là vội vàng kết luận đây ông
mỗi lần nghe giảng triết xong (đặc biệt là với HĐC) thì mình thấy rằng trước khi nghe thì mình có lờ mờ biết một chút, nhưng sau khi nghe rồi thì mù mờ trong sự khai sáng. Bảo thực sự hiểu thì chưa, nhưng nó là trạng thái có một thứ gì đó mơ hồ để nghiền ngẫm tiếp xem nó là thứ gì. Giá trị nghiệm lý và chiêm nghiệm của mỗi video đều cần thời gian để đưa đến não bộ để rồi một ngày mình nảy ra một chiều khai sáng nào đó.
Chúc mừng bạn! Con người chỉ khi tự chiêm nghiệm mới đạt thành tưụ, chớ cứ xem trọng trải nghiệm thì lại tốn tiền du lịch vô bổ mà tốn hết đời người!
Gần đây mình mới xem 1 video trên After Skool. Họ nói rằng, không phải ít/không hiểu biết sẽ có nhu cầu tìm hiểu sự thật về thế giới, mà là động lực từ sự tò mò. Chấp nhận bản thân không biết, và xem việc học như một tiến trình vì bản thân mình, không phải từ sự hơn thua.
Đúng, từ lâu r mk đã không muốn sợ hơn thua, dù nó có khó đến đâu, cũng phải tự hiểu rằng làm là có lợi rồi, làm nhiều thì được nhiều làm ít thì được ít, không cần phải ai hay luật lệ nào công nhận, vì mình làm được hay không chỉ mình biết@@nonentity168
Cảm ơn bạn!
Hội đồng xin chân thành cảm ơn đóng góp đáng quý của chị Khánh Ly.
Tự do đi liền với ý thức, nhận thức và trách nhiệm.
Tôi vẫn luôn là người tự do theo triết học phương đông, vì đó là môi trường sống của tôi. 🥰
Mình thích tư tưởng đạo đức và tự do của Kant. Tự do là sự tự do tư tưởng. Và mình nghĩ sự tự do, trong sự tuân theo đạo đức, sẽ được tưởng thưởng bằng sự tự hài lòng thoả mãn theo giá trị đạo đức.
Tôi sùng bái ông Emmanuel Kant này dữ lắm!!!
là một người con của Thiên chúa, rất cảm ơn Trung và HDC vì đã phân tích quá hay cũng như dành sự tôn trọng kỹ lưỡng cho Thiên chúa giáo nói chung và Công giáo nói riêng.
Mình là tin lành
@@phatxity9948 kệ bạn 😂😂 . Không rãnh tranh cãi
chào bạn, mình là con chiên của blood god, ngài ấy tên Khorn
Phương Tây thì thuận theo Thiên Chúa, còn phương Đông thì thuận theo "Thiên Đạo". Thiên Đạo là 1 khái niệm, chứ ko phải là 1 tồn tại như Thiên Chúa.
@@HuyNguyen-kh6futhiên đạo ý chỉ quy luật thiên nhiên, trời đất. Hiểu sai thì nghĩ ông thần phật nào giáng tội
Thanks Trung for the video. Very informative and insightful. Về Đạo Lão Taoism, mình khi nghe Trung nói cũng ngồi xem lại chương 13 và 39 của Đạo Đức Kinh. Quả thật lúc nghe mình chỉ resonate những triết lý đó với các triết lý bên Nhà Phật và Thiền như là rũ bỏ bản ngả, thân xác và cái tôi vô minh, tự tánh, chân ngã hay thuyết "Không" (Vô Vi). Đối với mình thì tự do khi đó là giải phóng con người thoát khỏi khổ đau do những ham muốn của cái tôi gây ra. Tâm trí bám chấp vào cơ thể vật lý, thế giới vật chất, từ đó mới sinh ra nhiều đau khổ. Xem xong vid này của HĐC mình có thêm 1 góc nhìn mới về quan điểm tự do ở level rộng hơn, mang tính phổ quát hơn và có một chút về nhân quyền khi đặt dưới context liên quan tới các luật và hiến pháp quyết định về quyền lợi của công dân của một quốc gia nào đó. Rất cám ơn HĐC một lần nữa vì công sức và tâm huyết của team!
Vô cùng sâu sắc, gửi lời cảm ơn đến kênh.
Mình thích sự tự do theo tư tưởng Lão Trang, đó là sự tự do tuyệt đối.
Chủ đề về tự do là một chủ đề rất hay và ý nghĩa. Cảm ơn nhóm đã chia sẻ một bài rất hay về chủ đề này.
Ở cảm nhận từ riêng mình, có thể dựa vào cốt lõi của Đạo giáo hay Phật giáo mà nói. Thì tất cả mọi khái niệm hay cách nói về một chủ đề, vô tình tạo ra tính nhị nghuyên trong tiềm thức( hiểu theo nghĩa phân biệt tốt - xấu, cao - thấp). Ở đây thì mình nghĩ kể cả nhị nguyên cũng có giá trị nhất định của nó. Nói theo cách đơn giản thì mọi thứ đều có Thời, Vị, Tính của nó. Đôi khi cách nhìn theo lối chủ quan giống như thày bói coi voi, dẫn tới phân biệt các tướng hiện sinh ra bên ngoài khác nhau. Tự do theo lối phương tây hay phương đông. Xét cho cùng chỉ là một cách diễn đạt của ngôn ngữ và ý đồ chính trị. Có thể ở một góc nhìn nào đó. Ta sẽ thấy là cả 2 đều như là những phần của một bức tranh, sự thật lớn về tự do.. Mà giống như đạo phật nói. Tướng tùy tâm sinh. Mà khả năng diễn tả duy tâm của người phương đông xưa ko diễn tả hết được...
Có thể ở một viễn cảnh nào đó con người chúng ta sẽ đủ hiểu biết hết về thực tại ta đang sống và hiểu sâu hơn về mối liên kết của Tất Cả Moi Thứ.
Xin lỗi vì đã có cảm hứng để liền viết một comment nhiều khó hiểu và khó diễn tả như này.
Chân thành cảm ơn nhóm hãy cố gắng duy trì để chia sẻ kiến thức đến cho mọi người.
Nói như bạn mới là minh triết. Chứ như một số bạn me Tây ở đây thì Tây là nhất.
Tư duy của phương Tây là phân liệt và chia chẽ, rõ ràng từng cái. Tư duy phương Đông nó hơi mơ hồ đối với phần đông dân số.
Mỗi cái nó có cái hay và cái dỡ. Theo Đạo học thì tư duy Phương Tây là hữu vi. Tức là con người không hiểu rõ cái tổng quát và cái chiều sâu của vấn đề, sự liên kết của nó với tổng thể và sự vận hành của vũ trụ, chỉ nhìn sự vật qua góc nhìn của mình rồi cho rằng nó đúng và bắt người khác phải theo ý mình. Do đó họ phải luôn hành động để bắt buộc mọi thứ phải theo ý mình.
Tư duy phương Đông có sự tổng quát và hài hoà, gần với chân lí hơn. Nhưng cái tổng quát là phức tạp, trừu tượng vượt qua tư duy thông thường của đa số mọi người. Nó chỉ phù hợp với số rất ít người có trí tuệ vượt bật.
@@Vatly_TNchắc vì vậy mà bây giờ ng trung quốc hay việt nam luôn đi tìm một kẻ đầu đàn. Vì sự suy tôn trong lòng rằng người đầu đàn đó quá cao siêu,minh triết. Điều này rất cần thiết cho giới cai trị
thay vì tìm hiểu tự do thực sự là gì thì lại đi so sánh quan điểm của ông Tây với ông Đông để lý luận. mà nhị nguyên thì sao? nhị nguyên là hiện tượng bình thường trong tự nhiên mà? phân biệt tốt xấu cao thấp là việc bình thường mà??? người có tu dưỡng sẽ biết đúng sai biết tốt xấu. một kẻ không biết tốt xấu ko biết nhị nguyên mới là nguy hiểm. nhị nguyên chẳng có vấn đề gì cả. vấn đề phát sinh khi không nhìn rõ nhị nguyên tức là cái tâm vô minh mê mờ chứ ko phải nhị nguyên
Nghe HDC tổng hợp xong, cảm giác hạnh phúc thiệt. Mình theo phật giáo, phật giáo dạy toàn vẹn, hướng nội thấy rõ sự siêu thoát, hướng ngoại tạo môi trường tốt. Bởi thấy rõ dòng chảy tự nhiên nên tích cực hành động thay đổi hoàn cảnh ngoài, vì siêng hành động tác động lên hoàn cảnh nên sống với dòng chảy tự nhiên càng sâu.
Mình theo Kito Giáo,mình nhận phép Baptism để được tha thứ mọi tội lỗi và được tự do hoàn toàn
Mình theo Đạo gia , mỗi người được sống theo bản tính tự nhiên của mình ...đó là tự do tuyệt đối.
Cám ơn Hội Đồng Cừu!
Cho Thấy LÝ TƯỞNG Vẫn Là CHÂN LÝ Trong TINH THẦN ĐẠO LÝ 😁👍🏻Cảm ơn Chương trình tư HÔI ĐÔNG CƯU ❤
Cảm ơn hội đồng cừu về một video rất hay nữa về triết học. ❤❤
Hay và đầy đủ , mang nhiều thuyết phục .
Xin cảm ơn !
Tinh hoa Đạo Đức Kinh nằm ở những chương đầu tiên, các chương tiếp theo nhằm bổ sung, giải nghĩa, và cách vận dụng của Đạo và Đức ở các góc nhìn khác nhau.
Tư tưởng của Đạo Lão không được phát triển để có hệ thống Kinh sách nhiều như trong Đạo Phật, chỉ vỏn vẹn có một cuốn Đạo Đức Kinh.
Người ta hay nhắc đến Đạo ( cái bản thể siêu hình ) mà quên mất chữ Đức ( cái hiện hữu thực chất ). Triết học phương đông nói chung, và Đạo Lão nói riêng là hướng vào bên trong sửa mình, những cũng phải hướng ra ngoài để biết cái toàn thể mà cân bằng. Cũng là dùng cách diễn giải Nhị Nguyên, để tìm về và hiểu rõ cái chân lý Nhất Nguyên.
Trong chương 2, Lão Tử cũng đã đề cập đến cái lý do của mọi sự tranh chấp, hay ở đây tạm gọi là lý do mà con người không còn tự do, bởi sự phân biệt, nhị nguyên, bởi không còn hiểu Đạo, nên không tuân theo Đức.
Cũng trong chương này, Lão Tử chỉ cách xử thế ( cái Đức ) thiên hạ, tạm dịch :
_
"Vậy nên, Thánh nhân
Dùng "vô vi" mà xử sự, ( tạm hiểu : không vì cái nhỏ, cái riêng, cái tôi mà xử sự )
Dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ ( tạm hiểu : lấy hành động mà dạy dỗ )
Để cho vạn vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt,
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.
Vì không ở lại,
Nên chẳng phải bỏ đi. "
_
Trong chương 13 còn 1 đoạn cuối mà HĐC không trích dẫn, tạm dịch như sau :
_
"Vậy,
Kẻ nào biết quý thân vì thiên hạ, nên giao phó thiên hạ cho họ được .
Kẻ nào biết thương thân vì thiên hạ, nên gửi gắm thiên hạ cho họ được. "
_
Phân tích những chương đầu để hiểu rõ hai chữ Đạo - Đức (Danh), mới thông suốt được lý do tại sao lại có chương 13. Kẻ thực biết quý thân mình, cũng là biết dụng cái Đức của Đạo, biết quý thân mình tức là biết hiểu rõ cái nhị nguyên, thấy Vinh là biết có Nhục, nên Vinh-Nhục đều sợ cả, sợ nên quý thân, quý thân ở đây cũng là hiểu rõ cái nhị nguyên rồi. Kẻ ấy trị thiên hạ tất thái bình.
Hành xử theo cái lý Vô Vi là bởi biết có cái Hữu Vi.
_
" Hai thứ ấy tên khác nhau nhưng chung một gốc".
_
Cách xử thế này cũng sẽ rất gần với triết lý của Phật giáo, hiểu rõ được cái Ngã để thực hành Vô Ngã.
" Đạo khả Đạo, phi thường Đạo " ( Vô Thường )
" Danh khả Danh, phi thường Danh" ( Vô Ngã )
Các cụ bên Đông nói ít, để cho con cháu sau này phải đau đầu, nhưng cũng may bởi nói ít nên sau hơn 2500 năm vẫn còn được lưu truyền.
Tiếc là không có khả năng diễn đạt tốt, mong bạn đọc hiểu ý không chấp lời.
Cảm ơn Trung và HĐC đã cung cấp thêm một góc nhìn về triết học Đông - Tây. Mong rằng sẽ truyền cảm hứng thêm cho các bạn tìm hiểu nền triết học phương Đông, ứng dụng vào cuộc sống của mình.
chủ kênh có nói một đoạn đạo Phật không đề cập tới tự do là không đúng. Vì đạo Phật hướng con người ta hành thiện, quay về sửa cái tâm của chính mình thông qua các biện pháp tu tập( tuỳ nghiệp, duyên mỗi quốc gia lãnh thổ điều kiện sống mà áp dụng…) nhưng cốt lõi là việc mình làm lợi mình lợi người trên quy luật nhân quả. Từ đó đạt tới sự giải thoát: không bị lệ thuộc vào ngoại cảnh, bình an trong cuộc sống, gặp nghịch cảnh mà không lo lắng, gặp thuận duyên mà không dính mắc… ĐÓ LÀ TỰ DO
@@buoccham6813 theo ý hiểu của mình thì chắc Trung không có ý nói đạo Phật không đề cập tới tự do đâu.
Có lẽ bạn ấy đang đề cập đến Vô Vi và Vô Ngã, theo cách hiểu:
Vô Vi là không làm gì,
Và Vô Ngã không có "cái tôi".
Bởi Vô Vi nên không làm gì cả, dẫn đến ý hiểu là không đấu tranh với môi trường bên ngoài như phương Tây
Bởi Vô Ngã nên không có cái tôi, dẫn đến ý hiểu Tự Do là hướng vào bên trong để điều chỉnh mình thích nghi với dòng chảy lớn => không hướng ngoại, không đấu tranh
Vấn đề nằm ở chỗ này, mà để trình bày chắc không ngắn được. :D
Cách tiếp cận của Trung có lẽ sẽ đúng với phần đa nhận thức hiện tại. Nhưng khi đi vào sâu hơn, góc nhìn về triết học phương Đông cũng sẽ thay đổi.
Làm mà như không làm.
Tranh mà không đoạt.
Có lẽ HĐC nên khai thác thêm Đạo học dưới góc nhìn của Trang Tử để phóng khoáng hơn, dưới góc nhìn Kinh Dịch để thấy bao quát hơn.
Bàn một chút về câu nói của bạn " Đạt tới tự do mà không bị lệ thuộc vào ngoại cảnh " điều này là không hoàn toàn chính xác, ngoại cảnh so với gì khi mà đã là Vô Ngã ? Sao thoát khỏi ngoại cảnh nếu bạn tin vào Ngiệp - Duyên. :D
Phật rất giống Lão ở chỗ. Toàn bộ tinh hoa phật giáo nằm ở Tứ diệu đế, Chữ diệu trong Đạo Phật cũng giống như chữ Huyền trong Đạo Lão rất khó để diễn tả.
Mừng bạn đã hướng theo Phật Đạo. Chúc bạn thông suốt, không dính mắc.
Nếu thích sách bạn có thể đọc cuốn " Phật Học Tinh Hoa - Tg: Nguyễn Duy Cần " để thêm một góc nhìn về Đạo Phật.
Cái tệ của phương đông là thể chế chính trị chèn ép và khống chế tôn giáo, nên các tư tưởng và tôn giáo bị kiềm chế nên khó phát triển, nên chỉ có vài ông triết học cao thâm, thua nền tảng pt của phương tây
mình mới đọc bộ a hàm của linh sơn bảo pháp hình như có nhắc đến vô vi rồi á bn, lão tử chắc ko phải là chủ nhân của khái niệm này
Những chương sau Lão Tử cũng nói rất nhiều đến thuật trị quốc chứ không phải chỉ sửa mỗi mình. Chính trị sao cho phù hợp với Đạo, với toàn thể, với tự nhiên thì được lâu dài, thái bình.
Hay... thứ mình luôn muốn hiểu và hướng tới
mình xem kênh để được tiếp cận với nhiều khái niệm,góc nhìn..làm phong phú cho tư duy,suy nghĩ của chính mình
Rất thích bài viết về "Tự Do" lần này của HĐC. Mình góp thêm chút ý kiến của mình về việc tại sao có khác biệt về "Tự Do" ở Đông và Tây thì theo mình là như vầy.
1. Phương Tây suốt chiều dài lịch sử có rất nhiều dân tộc và nhiều đất nước nhỏ nên người dân có nhiều lựa chọn để sống ở nơi mình muốn. Phương Đông hay như Trung Quốc thì có rất ít nước nhỏ và qua nhiều triều đại thì đều chủ yếu đi theo văn hóa người Hán nên người dân bị nhốt trong những không gian văn hóa tương đồng và họ khó mà thay đổi nền văn hóa đó nên chỉ còn thay đổi chính tâm trí mình.
2. Nhà vua ở Phương Tây qua nhiều lịch sử bị hạn chế quyền lực rất nhiều bởi tầng lớp quý tộc và lãnh chúa địa phương nên nhà vua phải tìm nhiều cách để gắn kết quyền lực với người dân qua pháp luật và tạo không gian tự do cho người dân hoặc người dân sẽ tìm cách đến nơi có nhiều tự do hơn. Ở Trung Quốc thì nhà vua lại có quá nhiều uy quyền và không ai có thể khống chế nhà vua, ở một môi trường "con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa lại quét lá đa" thì ta chỉ có thể chấp nhận những gì mình có chứ khó mà thay đổi trừ khi lật đổ triều đại nhưng rốt cuộc thì những người lên thay cũng sẽ làm giống như trước thôi.
Bởi v ở châu á do bị ảnh hưởng chính trị kìm hãm phát triển tự o
@@bachvonam4640 bạn nói đúng nhưng chưa đủ. Đúng là mỹ nó nhiều luật ràng buộc để có cái gọi là văn minh, bên nó đâu dc trộm chó, đái ỉa bậy, phá hủy công trình công cộng dễ dàng. Ở vn mấy điều trên vô cùng dễ, cũng như lừa đảo ở mỹ phải vô cùng tinh vi mới lừa dc, ở vn lừa đảo làm ăn rât dễ
@@bachvonam4640Mỹ có nhiều luật lệ nhất bởi vì mỹ là nước tiên phong đi đầu về pháp luật , và pháp luật luôn đi đôi với công bằng và văn minh, cũng vì điều này nên nhiều nước học theo pháp luật của Mỹ để mang về nước mình, còn việc bạn nói về vấn đề giúp đỡ ng gặp nạn thì làm mình nhớ về những việc vụ tai nạn xe ở VN , người chạy xe taxi giúp đỡ người gặp nạn và khi đến bệnh viện thì bị người nhà nạn nhân đánh, và có rất nhiều như vậy
@@Lamnguyen27-c5h những nào ? ở VN có duy nhất 1 vụ bị đấm oan thôi, còn ở mỹ thì chưa chắc đã ít thế, lối sống tự do kiểu mỹ + thêm chủ nghĩa cá nhân của phương tây thường sinh ra những con người ích kỷ và lúc nào cg sẽ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân, thế nên bọn mẽo nó mới có số lượng người vô gia cư nhiều nhất thế giới, 1 xã hội ko biết giúp đỡ lẫn nhau, chính phủ chỉ quan tâm đến tầng lớp thượng lưu có tiền có quyền, còn dân thường thì đéo.
Chủ đề lần này hay quá~ cảm ơn Hội Đồng Cừu ❤❤❤
Cảm ơn chia sẻ của bạn! Rất mong trong thời gian tới, bạn sẽ chia sẻ về triết học nhiều hơn nữa!
2 góc nhìn về tự do rất là mới đối với mình,có thêm kiến thức về tự do phương Đông và phương Tây,cám ơn video của HĐC
Quá hay! Giờ mình mới hiểu tôn giáo - triết học có sự liên kết với nhau
Rất thú vị. Cảm ơn kênh và các bạn.
Cảm ơn HDC và Prof Trung
Kể mà Trung có thể nói thêm và sâu hơn về Tự do trong Đạo Phật thì sẽ hoàn hảo hơn:
1. Khi liên tưởng tự do của Kant vs đạo Phật, Thì có sự tương đồng. Phật chủ trương kiềm chế Tham Sân Si ở level nhập môn là Tu/ Chịu đựng (Giống như Kant, làm chủ bản năng/ Cảm xúc để hành động theo lý trí). Cao hơn là Vô lậu/ Vô ngã là Hành Vi/ Suy nghĩ 1 cách tự nhiên, ko cưỡng cầu, ép xác, hành động đó chỉ có khi Giác ngộ. Như vậy, Tự do của người Phật tử khi tu thì mang tính Ép xác, kiềm chế, Lý trí (Kant), còn tự do mà cảnh giới của Phật là tự do 1 cách tự nhiên, vô ngã, theo tánh Phật
2. Cảnh giới tự do của Phật là: Giác ngộ. Khi giác ngộ thì không còn Mê lầm/ Vô minh che mờ, làm ta hành động sai. GIống như 1 bài toán khó, người không biết, không thể giải, hoặc giải sẽ sai, người đã biết, thì anh ta có quyền / có tự do để giải sai và giải đúng. Vì vậy, Giác ngộ hoàn toàn cũng hàm ý là tự do (sự tự do đặc biệt/ xuất thế)
Nhưng sao em thấy ai cũng thích ghi là ở giấy hồ sơ là “tôn giáo: không”
@@Chuyennho123phật giáo thuần triết học hơn là một tôn giáo, khi nào bạn thờ phật và coi phật như định nghĩa thần thì là tôn giáo. Đối với triết học phật giáo thì không có thần, phật. Chỉ có niết bàn.
@@Chuyennho123ghi là bị ghìm
@@Chuyennho123 dám ghi tôn giáo mà làm nhà nc là chít
Cảm ơn Hội Đồng Cừu🙂
Một video rất chất lượng.Cảm ơn HĐC
Một video quá nhiều thông tin, cảm ơn nhóm rất nhiều.
" tự do không miễn phí, chúng ta phải đấu tranh để được tự do" hay" tự do không phải là sự bố thí nhưng phải tranh đấu để có được tự do". Nếu chỉ "hướng nội" như triếc học Đông Phương thì đó là một sự ích kỷ cá nhân. Sống một cuộc đời ngắn ngủi rồi chết trong sự ích kỷ của mình và con cháu và dân tộc của người đó mãi mãi sẽ không bao giờ có được sự tự do. Mình thích cái triếc học thực tiển của Tây Phương hơn. Là tấm gương hy sinh của Đức Chúa Giê-xu để bài tỏ tình yêu thương của Đức Chúa Trời để giải phóng con người ra khỏi sự nô lệ của tội lỗi .
Bạn chỉ đang hiểu trong tầm phạm vi của bạn trên phương diện bạn là người công giáo hoặc am hiểu triết học phương tây, bạn chưa tìm hiểu rõ nội dung của triết học phương đông nên bạn xem đó là sự ích kỹ cá nhân... Nếu bạn nói đến sự hy sinh cao cả không xuất phát từng nội tâm cá nhân vững chắc thì làm sao bạn đem lại lợi ích cho tha nhân... kể cả bạn có lòng hy sinh nhưng nội tâm thì bất ổn liệu nó có duy trì trong bao lâu, mình hãy tìm hiểu kỹ nội dung ý nghĩa trong triết học phương đông đi chứ đừng vội phê phán hay chỉ tán thán mỗi lý tưởng của bạn còn lý tưởng của người khác là ích kỷ... xin cảm ơn và thứ lỗi nếu có làm phiền!
Chúa jeus là tên đồ te.
tắt được cái tôi đi rồi hãy bình luận ông cháu ơi
Rất cảm ơn bạn
Cảm ơn Hội Đồng Cừu
cảm ơn hội đồng cừu đã làm một video rất hay và chất lượng. Cho mình rất nhiều kiến thức về vấn đề này. :)
Một chủ đề rất hay, dễ hiểu
Ước gì vid này dài hẳn 60p thì tuyệt vời
Thật sự rất ngưỡng mộ và rất phấn khích những luận điểm của Hội đồng cừu chia sẽ, nhưng tôi thấy rằng các bằng chứng khoa học gần đây đa phần có sự nghiên cứu nhóm dẫn chứng có từ phương tây. Tôi mong rằng mình có cơ hội tiếp cận nhiều hơn về nghiên cứu của phương Đông để có thể chia sẽ về quan điểm của mình nhiều hơn.
Hi vọng rằng tôi cơ một cơ hội học về chuyên môn sâu của phương đông để phản biện lại bạn
Bài nói chuyện rất chất lượng
Chào Trung, nhũng chia sẻ của bạn rất thú vị và bổ ích.
Vô vi nghe hay quá
Cảm ơn HDC
hay quá trời
chúc team mạnh khỏe
Tự do tương đối còn có khả năng, chứ tuyệt đối thì chắc là không thể. Cá nhân t nghĩ thì tự do kiểu phương Đông thực tế hơn tự do kiểu phương Tây nhưng lại khó đạt được hơn vì nó đòi hỏi khả năng nhận thức cao và sự giác ngộ. Dù cho cố thay đổi thế giới để phục vụ cho con người đến mấy cũng không thể thoát khỏi đường một chiều sinh - tử (Ít nhất là hiện tại vẫn chưa). Chúng ta bị bản năng chi phối, tư duy bị cầm tù bởi thiên kiến, bị công nghệ thao túng, giới hạn sinh học, phụ thuộc vào môi trường,...Đến cuối cùng ta như Tôn Ngộ Không nghĩ mình đã thoát khỏi bàn tay Như Lai nhưng hoá ra là chưa. Chỉ là cái nhà tù kia quá lớn vượt ngoài khả năng nhận biết của mình. Tự do có khi chỉ là ra khỏi chiếc lồng này để vào chiếc lồng khác to hơn. 😂
Bị chính trị nhồi sọ nữa
tại b là người phương đông và bạn đang trong cái giếng nên b nghĩ vậy.có bao giờ b tự hỏi phương đông p triển kém hơn phương tây là tư đâu không?..nếu ko có những người người phương tây tới khai sáng thì giờ phương đông chắc vẫn còn chế độ phong kiến.
những cái mà bạn đang có tự do bạn đang hưởng nó là thành quả của phương tây.còn phương đông là chế độ phong kiến
@@henrylu9365vậy trâu phi bao giờ mới hết nghèo đối và có tự do. Ông cha bạn không đỗ tiết thì làm gì được ngan hàng với tây. Giờ làm no lệ, đi cạo mủ cao su cho nó rồi.
Chúng ta có người hướng nội và người hướng ngoại, nhưng trong mỗi chúng ta điều có cả hai đặt tính này, chỉ là phần nào mạnh hơn mà thôi. Tự do cũng vậy, chúng ta không thể chỉ hướng ra bên ngoài, hoặc chỉ hướng ra bên trong, mà ta cần cân bằng hai trạng thái này để có được sự tự do ở cả thân và tâm.
Hướng ngoại tuyệt đối sẽ làm cho chúng ta bắt an và dễ rơi vào trạng thái mất phương hướng, còn hướng nội quá thì dễ rơi vào trạng thái an phận thủ thừa, thân phận thấp bé và khó phát triển bản thân. Nếu biết cách cân bằng 2 hệ tư tưởng này lại chắc chắn là sẽ hoàn hảo.
@@vuongnguyen6797 tất cả đều hoàn hảo. người hướng ngoại có tư tưởng của người hướng ngoại họ sống theo tư tưởng của họ. người hướng nội sống theo tư tưởng của họ họ ko sống theo tư tưởng của người hướng ngoại và cũng ko cần sự công nhận từ người hướng ngoại. người nửa nội nửa ngoại sống theo tư tưởng nửa nội nửa ngoại. sự tự do là sống đúng theo bản chất của mình và tôn trọng sự khác biệt của mọi người. tư tưởng áp đặt là gông cùm của sự tự do. sở dĩ con người thích áp đặt người khác là vì họ sợ sự khác biết muốn người khác phải giống mình
Đây la clip quá hay. Cảm ợ HĐC
coi triết mà tự nhiên em giác ngộ luôn a Trung =)))
cảm ơn nhóm đã làm 1 video xem mà tỉnh người
bài chia sẽ rất tuyệt vời anh ạ...
Chủ đề hay lắm ạ, hy vọng các topic tương tự sẽ được nhóm khai thác nhiều hơn
Tự do của tây là được làm điều mình thích, được thoải mái theo chủ nghĩa cá dân, dám nói lên cái sai trái, tự do đòi chính phủ đảm bảo quyền lợi của mình, nhưng k được ảnh hưởng đến ng khác, mọi thứ phải theo khuôn khổ và luật lệ. Còn tự do của ta là tha hồ làm phiền đến những ng xung quanh miễn sao k đụng tới chính phủ. Lạ lùng:)))
đấy là tuân thủ luật pháp, luật pháp chính là thứ bảo vệ tự do của xã hội.
Việc học rất quan trọng có bt ko?
@@coolskeleton2767 Khác nào mày đang sống chế độ phong kiến, việc đụng ai đụng, đụng đến triều đình là khi quân? Tao nghĩ mày nên học lại.
Có thật được thoải mái làm phiền người khác ko? Thử đỗ xe trước mặt tiền nhà người khác xem
@@ducnguyen4132tranh luận văn minh, không nên dùng lời lẽ nặng nề và mat sát, như vậy hiệu quả hơn đó bạn.
Ngu 🎉
Video chất lượng, theo mình một người bình thường nên kết hợp cả hai trường phái để sống hài hoà và gần với Tự Do hơn, vì có lẽ tự do là một cái gì đó tuyệt đối, người thường chỉ có thể theo đuổi để gần với nó bằng cách lựa chọn những con đường/ cách làm của riêng mình.... Chúc kênh ngày càng phát triển! ❤
Theo cảm nhận và trải nghiệm của mình: Tự do phương Tây mang tính vật chất, tư bản, làm mình thấy mệt mỏi. Tự do phương Đông (chỉ còn tồn tại rất ít, ngay ở phương Đông) tạo cảm giác buông bỏ, rời xa vật chất bên ngoài và ham muốn thể xác để đi sâu vào bên trong, đặt những câu hỏi hướng về nhân sinh.
Haha, do bạn bị lừa thôi, phương tây đầy người đã giàu có, họ cốt yếu sống đi giúp đỡ mn, rãnh thì đọc sách du lịch,..... Phương đông kiếm ăn chết mịa, đâm thọc sau lưng nhau chứ buông bỏ quái gì
Người ta qua tây ko hẳn sống sướng, mà những cái cao cấp về cả vật chất và tinh thần tây nó đều đáp ứng dc, nhiều học giả đều bên tây ra,sống chả lo tiền bạc gì cả, sống thiên về tâm linh, hiện tại châu á đói ăn là nhiều, khó pt mấy cái mơ hồ như v, có thì chỉ đi cầu đi ước trong tôn giáo thôi.
@@tuannguyenquang3145 phương Đông vẫn phát triển thịnh vượng trước đây. Chính vì bị kích thích sự ham muốn và bị lệ thuộc vào vật chất nên người ta mới bỏ sang Tây, nhờ vậy Tây nó có nhiều nguồn lực hơn để thống trị. Và nhìn lại, những nước nào từng bị các nước phương Tây ghé qua đều chịu ảnh hưởng nặng nề và hỗn loạn. Lấy cái tự do cho bản thân đổi bất ổn cho người khác.
Về cá nhân mỗi con người nếu sống càng gần với bản năng sinh tồn thì càng gần với tự do.
giống vs con vật
Một khia cạnh mang tính định chế triết đối với cái gọi là "Tự do" là "không được lấy mục đích để biện hộ cho hành động".
Nghe mà thấy nhức nhức cái đầu ghê
Tự do là nhận thức được cái tất yếu trong quá trình mưu cầu hạnh phúc của cá nhân .
cảm ơn bạn
Chủ đề này hay ghê
Mình hiểu đơn giản như thế này:
Tư tưởng phương tây có xu hướng đi từ trên xuống, tức là định hình thế giới trước rồi áp đặt con người trong thế giới đó sẽ như thế nào, vì vậy ngta sinh ra khái niệm triết học, và triết học phương tây có lịch sử, chính là thông qua sự phân biệt các thời kỳ triết học từ thời cổ hy lạp cho tới cận đại. Triết học phương tây có lịch sử, và khái niệm tự do cũng từ phương tây mà ra, vì khái niệm này giúp giải thích được thành phần là con người có ý nghĩa gì trong sự vận động của xã hội, và đặt con người là cái rốn để giải thích mọi thứ, lịch sử của xã hội là lịch sử của con người, vì vậy xu hướng hành động của phương Tây là hướng ngoại, các nhà tư tưởng có tính áp đặt cách thức mà thế giới vận hành thông qua thế giới tưởng tượng của họ.
Tư tưởng phương đông thì đi theo chiều ngang, tức là có xu hướng nhìn xung quanh và con người tự định vị mình là 1 thành phần, 1 phần cố hữu của tự nhiên, và con người quá nhỏ bé, con người bị áp đặt bởi cái gọi là Thiên, nên con người hãy tự biết mình mà sống cho đúng, mình gọi nó là tập hợp luân lý xã hội hơn là triết học, con người phương đông tìm hiểu mình trong một quần thể, và tìm cách hòa mình vào quần thể đó, trong quần thể đó có những quy luật không thể nói bằng lời, mà chỉ thông qua sự "minh triết" để tự "ngộ", nên những luân lý của phương đông nó như một túi khôn, chỉ cần lôi ra dùng là sống sẽ rất dễ, kiểu như ra đường cúi mặt một tí, k ai động mình thì mình sống khỏe, có xu hướng bị động và hướng nội, không hướng ngoại như phương Tây. "Minh triết" phương Đông không có lịch sử, nên các bạn có muốn tìm hiểu thì nó nằm trong chính cách chúng ta sống hàng ngày, cách cta ứng xử với xã hội, với con người. Thực ra phương Đông k có khái niệm "tự do", tự do là từ mượn từ phương Tây. Để cố tìm cách giải thích theo "triết học", chứ không phải "minh triết", thì có thể tạm giải thích là, người đông hay người tây thì cũng là người cả thôi, ai cũng sẽ có cái gọi là "ngã", tức cái tôi, nhưng do người phương đông hướng nội và bị động, và xã hội phương đông là xã hội luân lý, vận hành trên những quy tắc thuận Thiên như mình nói ở trên, nên con người bị bó cứng và không thể tìm được cách để bộc lộ nó ra ngoài, vậy thì làm thế nào mà người phương Đông vừa sống trong xã hội như vậy, mà không bị điên, thì chỉ có 3 cách, 1 là không làm gì cả, tức là "vô vi", 2 là giải thoát, tức "niết bàn", 3 là mê tín, tức "thờ cúng" để mong có một thế lực nào khác giúp mình thoát khổ, thoát nghèo. Nếu nói người phương Đông bị tâm thần phân liệt cũng k sai đâu, vì cta sống có đúng với con người thật của mình đâu, bên trong tìm sự giải thoát, bên ngoài vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, nó là xu hướng chung rồi. Còn nếu có ai phản biện là phương tây có chúa để đi chùa thì mình xin không nói sâu vào đây, các bạn cứ tìm hiểu sẽ thấy có sự khác biệt lớn về cách ng phương đông và ng phương tây đối diện với các thế lực siêu hình.
Quay lại vấn đề chính ở clip, như mình nói ở trên, khái niệm tự do là khái niệm sinh ra từ triết học phương tây, hệ luân lý phương đông không có cái đó. Và cách giải thích tự do hướng nội hay tự do hướng ngoại chỉ là cơ bản thôi, như hội đồng cừu nói, muốn đi sâu vào thì phải tìm hiểu rất nhiều.
Cảm ơn hội đồng cừu đã đưa ra được một clip rất hay về khái niệm tự do này.
Phần bàn về Tự do của phương Tây của bạn thì mình không đồng ý lắm.
Nhưng phần phương Đông thì rất ổn. Mấy cha nội Khổng giáo bắt con người ta phải "self-reflect" (tự suy ngẫm). Nghĩa là cứ phải tra tấn - tra hỏi - chỉnh đốn cái self (cái tôi) hoài. Ai mà sống nỗi, chắc gì cái tôi có lỗi.
Hihi
@@TheSwPr đúng rồi bạn, mình cảm ơn, khi nói về triết học, bản thân nó có đặc tính tự phủ nhận, trường phái sau phủ nhận trường phái trước, nên mình rất ủng hộ việc bạn không đồng ý với mình, và có các quan điểm để tranh luận.
Mình bổ sung thêm góc nhìn của mình về Khổng giáo, ngoài mấy cha nội bạn nói, còn có nhiều cái cũng rất hay:
Mếu bạn có đọc về Khổng học, tức là trong tứ thư của Khổng giáo bao gồm Luận Ngữ - Mạnh Tử - Đại học - Trung dung. Tư tưởng nguyên thủy của Khổng tử nằm trong Luận Ngữ là đáng tin nhất, đọc Luận ngữ là sẽ cảm nhận được cách Khổng Tử sống và đối nhân xử thế như thế nào, với mình thì ông ấy là một người vừa đáng kính, vừa đáng yêu, rất gần gũi với học trò, và những bài học của ông rất ý nghĩa, không hề có tính ép buộc.
Còn tư tưởng bạn nói nó là Lý học hay là Tân Khổng học rồi, được phát triển bởi Chu Hi nhà Tống, l bản thân Lý học đã chịu ảnh hưởng của Phật Lão, nó đã biến chuyển thành luận lý siêu hình học rồi chứ không đơn thuần như Khổng học nguyên thủy nữa, lúc này nó đã bị các nhà cai trị biến thành công cụ để ngu dân hóa, đánh mất hoàn toàn cốt lõi tính nhân văn của Khổng học nguyên thủy.
Và cũng k thể phủ nhận mặt tốt của nó, Đạo Khổng tạo ra được một giai cấp Sĩ Phu sẵn sàng hi sinh vì dân, là những người rất đáng kính, những nhà uyên bác, rất thương dân như ở Việt Nam thì có Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu,... Các ông đều là những nhà văn hóa lớn có đóng góp nhiều vào sự phát triển của Việt Nam, tuy rằng có thể bị giới hạn bởi thời đại, nhưng vào thời các ông, thì mình cũng k hi vọng được gì nhiều hơn nữa.
Âu nó cũng là cái kết chung của một hệ tư tưởng khi dính dáng đến chính trị thôi.
Ông hiểu ngược Đông Tây rồi
bình luận này rất hay và chính xác
@@Kiu87922 uhm. Nói thế cũng đúng phần nào nhưng đúng nhất của với những nước theo Nho giáo. Nho giáo bảo thủ và coi trọng ổn định xã hội, con ng tuân theo thứ bậc nên phải bị ràng buộc trong mqh với xung quanh vì thế cá nhân bị hạn chế rất nhiều.
khi chúng ta còn góc nhìn nhị nguyên thì không có tự do, khi góc nhìn về nhất nguyên thì tự do tuyệt đối
Bài này hay quá ad ạ
Tự do suy cho cùng cũng là khái niệm của con người. Mà con người thì đa dạng, có thể nói mỗi người có một thế giới quan riêng và tự do cũng từ đó mà biến đổi từ góc nhìn của mỗi người. Và theo lẽ tất yếu, người hay nhóm người nào cầm quyền sẽ truyền bá tự do mà theo họ là đáng tin nhất (và các yếu tố khác như: ý kiến xã hội, đạo đức,...).
Thiết nghĩ, tự do không chỉ là tự do. Mà còn liên quan đến rất nhiều vấn đề ở bên ngoài. Điển hình là mặt kinh tế, pháp luật, định kiến chung,.... (Ít nhất là đối với con người hiện tại) Cùng với những khía cạnh bên trong cơ thể như: suy nghĩ, tâm tư, lý tưởng,.... Khi nào còn những vấn đề này thì tự do hay không vẫn chỉ là mặt chữ ở lý thuyết. Theo phương Tây thiên về chính trị, theo phương Đông thiên về bản ngã.
Liệu đó có phải là tự do, câu trả lời nằm trong mỗi con người.
Video nào cũng like em trai
Tư do theo cách của phương Tây có cái hay là làm cho xh ngày càng phát triển, khẳng định cái tôi rất mạnh, vì thế những phát minh thay đổi thế giới đa số đến từ phương Tây. Còn tự do theo kiểu phương Đông là tu duy hướng nội mang tính an phận thủ thừa, thân phận của kẻ bị trị và phục tùng cho tầng lớp cai trị. Tuy nhiên cả phương Tây và Phương Đông đều có những cái hay cua nó nếu ta biết can bằng giữa 2 hệ tư tưởng này lại thì có vẻ là hay và hoàn hảo hơn.
Hay quá. Tiêu diêu tự tại, quan sát drama
Nghe triết hc của đạo giáo về tự do lại nhớ đến eren, dành cả đời vì mục đích tự do nhưng cuối cùng cả đời anh cx chỉ là 1 bể khổ, chưa bao h đạt đc tự do. Manga kết thúc ở chap 139 ngay sau chap 140-con số của tự do cũng đã biểu lộ cho ta biết điều đó. Eren cuối cùng cx là 1 nô lệ của tự do
Vớ vẩn, ai nói 140 là con số tự do vậy. Bú đá bịa ra dụ fan của edge lỏ eren à.
Cái kết mở cho thấy vòng tuần hoàn lại được thiết lập. Con người rất nhỏ bé trước thế giới.
Tự do phương Tây: hướng về cái quyền lợi và hạnh phúc của con người
Tự do phương Đông: hướng về đạo đức và lối sống của con người
Kết quả: Phương Tây ẩu lên đìa phương Đông mấy trăm năm 🤣
@@kamehameha-hahahaha nếu bạn tin theo triết học phương Đông là "thuận theo Thiên Đạo", thì bạn sẽ tin thời thịnh vượng của phương Tây sẽ sắp qua đi. Hưng thịnh rồi suy vong, đó mới là Thiên Đạo.
Tự do Phương Tây: Tự do dựa trên hút máu chư hầu và thuộc địa.
Tự do Phuong Đông:...
@@quannguyenanh422 ???
@@fsuna2513 Thực tế, các cuộc chiến tranh đẫm máu nhất đều xuất phát từ phương Tây!
Rất thích Video này của nhóm. Nó giải thích rất nhiều về tư tưởng và hành vi của người châu á và phương tây. Hi vọng HDC có thể làm một video về hồi giáo và triết học ở các quốc gia trung đông.
Nói về khái niệm tự do trong triết học phương đông nói chung hoặc Đạo giáo nói riêng thì ta phải tìm hiểu đầu tiên là khái niệm "tiêu dao", tiếp đó là mối quan hệ "có - không" sẽ giải thích rất dễ hiểu cho đoạn chương 13.
Theo mình, khi so sánh tự do giữa Triết Tây và Triết Đông, thì tự do của Triết Tây không đơn thuần là chỉ nằm ở cái mức “tự do chính trị”, mà không có chút nào là “tự do siêu hình.” Thật vậy, tính siêu hình trong tự do của Triết Tây thậm chí còn đậm nét hơn trong tự do của Triết Đông. Lịch sử triết học tự do ở Tây phương bắt đầu nhuốm màu siêu hình học khi có sự góp mặt của các triết gia Kitô giáo. Trước Kitô giáo, tức là trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, “tự do” chỉ đơn thuần là một khao khát, một mong muốn thoát khỏi những “định mệnh” mà các thần minh đã quy định cho con người. Hoặc cùng lắm, “tự do” là một quyền được Nhà nước ban bố và bảo đảm cho các công dân của mình (chứ không phải cho các nô lệ). Sang thời triết học Kitô giáo (thời Trung cổ), ý niệm “tự do” đã mang một ý nghĩa hữu thể học vững chắc hơn, nhờ được suy tư dựa trên khái niệm nhân vị (persona). Nhân vị được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh của mình (Imago Dei), do đó nó có một phẩm chất đặc biệt vượt trội, cao quý trên mọi cao quý, hoàn hảo trên mọi hoàn hảo. Ý niệm tự do được xây dựng dựa trên bản tính lý tính của nhân vị. Không có nhân vị thì không có bản tính lý tính, không có bản tính lý tính thì không có tự do. Vì thế tự do là một quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người. Đó là lý do mà triết Tây luôn cố gắng để bảo vệ quyền này của con người. Khác với triết Tây, trong triết Đông, chúng ta hiếm khi quan sát được một quan niệm về nhân vị như vậy. Trong xã hội phương Đông “con người là của gia đình, của họ hàng, của làng, nước. Bản thân họ không có gì là của mình: thân thể là của cha mẹ cho, phận vị là của vua cho, số mệnh là của trời cho. Có được gì cũng là nhờ ơn Vua, ơn Trời. Giá trị của nó được tính theo chỗ nó là con ai, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ không theo chỗ bản thân nó là gì. Trong xã hội tất cả là thần dân của Vua, đều được xếp vào bậc thang tước vị, rồi lại chia thành hạng cha chú hay con cháu. Con người phải nhìn xuống, nhìn lên trong cái thang trật tự trên dưới đó, tự xác định vị trí của mình mà ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phải phép. Đó là con người chức năng trong xã hội luân thường chứ không có nhân cách độc lập.” Cùng lắm con người chỉ là một cá thể nhỏ bé trong vũ trụ bao la, chứ không có giá trị siêu hình gì đặc biệt. Nếu không muốn đau khổ thì ta nên chấp nhận điều đó. Vì thế, tự do trong xã hội phong kiến Đông phương là một ý niệm xa xỉ mà nhiều người chưa bao giờ dám nghĩ tới. Nó rất khác với ý niệm tự do trong triết Tây, điều được xây dựng trên ý niệm của nhân vị. Bản thân tôi cho rằng, tự do của Triết Đông hay Triết Tây, cái nào cũng có cái hay riêng của nó. Triết Đông thì dạy người ta tự do nội tâm. Triết Tây thì dạy ta biết tôn trọng phẩm giá của con người và quyền tự do của người khác. Đó không phải là vấn đề vật chất hay kinh tế, nhưng đó là một đặc tính của nhân vị và là quyền thiêng liêng mà bất cứ ai dù ở bất cứ địa vị nào, miễn là một con người, thì đều phải được bảo đảm.
Đây là comment có ý nghĩa nhất trong serie này 💯
Triết học phương Tây là tự doTriết học phương đông là tự do trong suy nghĩ?? really, tự do trong tư tưởng nhưng không được biểu đạt thì gọi là tự do à? Trong tuyên ngôn lập quốc của Mĩ đã miêu tả rất rõ ràng con người có các quyền bình đẳng và tự do của con người, mọi người đều bình đẳng trước Chúa.
xin đồng ý với quan điểm này, mỗi triết học có mỗi vẻ đẹp riêng và văn hóa riêng của nó. Hãy nhìn một cách thấu đáo và mở rộng tầm nhìn sẽ thấy rõ.
tư do đơn giản là bản thân thoát khỏi tất cả các ràng buộc cùng với sự tôn trọng tự do của những thực thể khác.
Oh! Rất tán đồng cùng bạn.
mình có nghe sách nói "Trang Tử tâm đắc"....thực sự đấy là sự tự do mình tìm kiếm.
tuy nhiên, nên không đủ trí tuệ mà nghe mấy cái này thì sẽ phản đối....đáng sợ hơn nữa là bất cần đời
Kinh Thánh đã viết:"Người nào phạm tội là làm nô lệ cho tội lỗi" và "Đức Chúa Jesus giải phóng các người thì các người mới được tự do"
Học mà như không học ❤hayy
Có thể thấy rõ nhất theo chiều dài lịch sử rằng trong khi ở phương Đông vẫn còn đang mắc kẹt trong chế độ phong kiến thì phương Tây đã vượt xa về hệ thống chính trị và mọi thứ khác.
Chuẩn r. Giờ ở tàu và đông lào vẫn đang là phong kiến chứ thực ra làm gì thoát được
@@nayindo7988 tàu thôi chứ đông lào thì tập quyền, thay vì ông nông dân 1 đảng ông công nhân 1 đảng v.v. thì gộp chung 1 đảng cho lẹ =))
Perfect👍💯🌷💖
v là cái khác biệt mà mình vẫn hay cảm nhận là có cái gì đó khác biệt và hay nói là văn hóa á đông chính là bắt nguồn từ quan niệm về tự do, cảm ơn HDC đã gỡ nút thắt bấy lâu nay, Quan niệm về tự do của mỗi tập thể không chỉ dẫn tới dẫn tới hình thức chính trị của cả 1 tập thể nào đó dù là ở hình thức nào phong kiến, quân chủ,cộng hòa,.... hoặc một thế giới:))) ( chắc còn lâu lắm) mà còn là quan niệm lẫn hành vi của cả 1 tập thể.
công nhận lần này nghe não tưng tưng, phải nhấn nghỉ 3 lần
Tự do đối với tôi chỉ đơn giản là "không bị trói buộc"
Còn cái cá nhân đó làm gì với tự do của họ thì hoàn toàn là một khía cạnh khác
Từ hướng nội rồi hướng ngoại ... và rồi hướng nội . Đó là quy luật . Hướng nào cũng tốt ....
Một video, mà giải thích được nhiều thứ quá. Theo như cách tiếp cận của anh Trung, sự ra đời của self-help và chế độ cộng hoà ở bên phương Tây là điều hiển nhiên. Trong khi đó, chế độ quân chủ kéo dài rất lâu ở các nước phương đông
Mình nghĩ từ "phong kiến" sẽ đúng hơn
@@dnentertainment102quân chủ là phong kiến đó
@@dnentertainment102 "phong kiến" cũng chỉ là mô hình phân chia lãnh thổ
@@dnentertainment102 định nghĩa phong kiến của phương Đông và phương tây khác nhau, phong kiến phương Đông ko hoạt động giống phong kiến phương tây, chỉ nói phong kiến dễ gây nhầm lẫn, dùng quân chủ hợp lý hơn.
Trong cuốn Đạo ba kho báu của Osho có giải thích về Đạo đức kinh của Lão Tử. Mình thấy cũng khá hay đấy.
Video hay.
Điều quan trọng là khuôn khổ do ai đặt ra, dành cho ai
Tự do là nắm quy luật và vận hành theo nó.
Hnay nghe lại, thấy nhớ clip về Self-help
Với mình tự do phải gắn liền với cái gì đó. Tức là freedom for. Và ngay khi bạn tự do khỏi cái a, bạn sẽ gơi vào cái b.
Vd: nếu bạn tự do khỏi cuộc sống hôn nhân, bạn sẽ bước vào ngục tud của sự độc thân.
Ý kiến của tôi là như sau: (có 2 điểm)
1. Tự do thật chẳng có ý nghĩa gì nếu đến cái cơ bản nhất là được sống cũng không có quyền quyết định.
Bố mẹ quyết định phá thai là điều tôi thấy rất bất hợp lý nếu họ cũng muốn có tự do (theo cách nhìn phương Tây).
Tự do hay không thì chưa biết, cứ phải được sống (sinh tồn) trước cái đã.
Vì thế mới có cái gọi là tội ác chống lại loài người. Dù "độc ác" tới đâu, cũng phải chừa cho người ta một con đường sống.
2. Hiện tại, nếu không tính Mặt Trăng thì con người chưa đi được đâu cả. Có thể nói là nền văn minh nhân loại 6K năm này vẫn mắc kẹt ở Trái Đất.
Giả sử rằng tương lai vẫn vậy (khả năng cao là sẽ như vậy) thì tại sao chúng ta không hướng ra bên ngoài để thay đổi môi trường để khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thuận tiện hơn. Vì cái Thái Dương Hệ này sẽ có ngày tàn chứ không mãi mãi.
Chưa kể là lượng thông tin cũng như hiểu biết con nhân loại ngày càng gia tăng, chắc chắn phải phát triển đi lên! Tài nguyên thì có hạn mà muốn đi nhanh thì phải hợp tác!
Chúng ta không thể phủ nhận rằng Mỹ (Công giáo) đã định hướng đưa cả nhân loại phát triển theo.
Nếu không có Mỹ, làm sao có chuyện miếng silicon to bằng móng tay nhưng chứa trong đó 15 tỷ bóng bán dẫn lại có thể thực hiện được rất nhiều công việc khác nhau, tạo ra hiệu quả công việc cao (ở một số ngành nghề là 100%).
Ví dụ: Thiếu Windows, Linux, macOS, iOS, Android thì một TH-camr sẽ ra sao? Chưa kể TH-cam cũng là của Mỹ.
Vấn đề không phải là kiếm ra bao tiền, mà là tạo ra cái gì (công nghệ lõi). Cái này phương Tây ăn đứt phương Đông.
Nhật Bản cũng rất mạnh về khoa học kỹ thuật, nhưng Nhật Bản theo nhiều người nói là sân sau của Mỹ (đồng minh của Mỹ). Nhật Bản có ngày hôm nay không thể nói 100% là do người Nhật được, phải có Mỹ trong đó!
Chốt ý, tôi vẫn thích cái "tự do" của Tây hơn. Ngay cả cái điện thoại tôi dùng để comment đây, nó chạy Android (công nghệ của Mỹ).
Xuất sắc anh ơi. Meme chất lượng :))
Tư do là điều hiển nhiên phải có của con người, nhưng tự do cũng phải được giới hạn trong những phạm vi nhất định. Bạn không thể thể hiện quyền tự do của mình khi nó xâm phạm đến quyền tự do chính đáng của người khác.
Nho giáo nói: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Tức là mọi việc phải đi theo cái thứ tự đấy thì bản thân mỗi người mới thấy yên lòng, làm việc mới thuận lợi, có nghĩa là có tự do.
Con người không thể trốn thoát khỏi xã hội, cho nên nếu xã hội không chống lại mình thì tức là mình đang có tự do.
Ngày nay nhiều người chưa làm xong 2 việc đầu mà đã nghĩ có thể làm việc 3 việc 4, như vậy là đang conflict với chính bản năng của mình, nên trong lòng không yên, lòng không yên thì dù có làm gì cũng thấy mình không được tự do.
Chỉ có những người đi tu thì mới không phải lo việc 2, nhưng họ phải dùng phần năng lượng đó để bù vào việc 1.
Nếu một người chống lại xã hội mà vẫn thấy tự do thì một là thiên tài, hai là kẻ điên.
Thật ra nhiều người làm lớn về chính trị,kinh tế mà gia đình họ tan đàn xẻ nghé thôi. Con người ko hoàn hảo, bạn nói là lý thuyết hoàn hảo nhất thôi.
do môi trường xã hội quyết định nhận thức và lời nói của bạn.bạn sống trong xh vn thì bạn vận dụng phương đông .vì nếu bạn áp dụng phương tây bạn sẽ thành kẻ lạc loài.
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa tự do và độc tài, cũng như ngộ nhận giữa yêu và thích.
Tự do chính là "quyền" được hành động và thụ hưởng kết quả của hành động đó trong một cộng đồng xã hội.
Moi quyền điều được chia sẻ ...vì vậy nó phải được giới hạn trong một phạm vi..goi là điều kiện xã hội.
Ai có quyền chia sẻ những quyền đã có và chưa có.. chính là khả năng nhận thức từ "lối sống". Phải nhận thức trước khi làm gì . Cái vô vi chính là cái chậm lại của hành vi để có nhận thức trước đã là phương thức tiếp nhận những "cái quyền chỉ mới được xuất hiện trong xã hội"..
Ví dụ: quyền sử dụng và tham gia truyền thông trên internet, quyền được kinh doanh online.. quyền được sinh con không qua hôn nhân.. vv
cảm ơn bạn vì theo mình bạn phân tích khá chính xác . có 1 vài điểm mình được tiếp cận thì 1. con người sinh ra đã không có tự do . 2 . là tự do cho ( là cho hy sinh cuộc sống của mình . 3 là tự do trong cảm xúc ( như trẻ em hay nghệ sĩ ) . 1 vài góp ý .
Như vậy là theo xu hướng hiện đại, hầu hết tất cả các nước bây giờ đều có tư tưởng về tự do như là sự dung hòa của cả hai khái niệm phương Đông và phương Tây, chứ không có nước nào thực sự chỉ đi theo chủ nghĩa tự do của mỗi phương Tây hay phương Đông. Kể cả ở các nước là cái nôi của những tư tưởng tự do như trên thì cũng có sprinkle tư tưởng tự do của cái còn lại.
Nếu vậy thì chúng ta cũng cần một khái niệm tự do mới hẳn để phù hợp với nhu cầu của con người hiện đại. Chứ phân biệt tự do phương Đông - phương Tây như thế này cx không thực sự giúp con người biểu đạt được ý người ta muốn khi nói về tự do.
Ai có suggestion nào thì giúp tôi ở đây, vì tôi không biết sự kết hợp hai khái niệm tự do như vậy thì nên gọi là gì.
Gọi là + sản đấy bạn. Nhưng để đi đến đó thì còn xa.
anh có thể phân tích sự tự do xã hội và bình đẳng xã hội ở Việt Nam được không? theo định nghĩa bình đẳng là phủ định của tự do, nhưng nó luôn được xã hội đi đôi với nhau.
Vậy Tự do nào mà làm cho con người sáng tạo hơn cho phục vụ lại sự tự do cuả con người?
Tóm tắt điểm khác nhau giữa " Tự Do" Đông và Tây theo mình là: " Tự Do" Tây là mong muốn, yêu cầu lợi ích từ 1 cá nhân, 1 nhóm hay 1 cộng động và sự phát triển của xã hội - chính trị phải đều dựa trên sự " Tự do" đó.
Ngược lại" Tự do" Đông là khai phóng chính bản thân mình để nhận ra mình là 1 phần không thể tách rời của xã hội, hạn chế thay đổi đi ngược lại xã hội theo tỷ lệ từ nhỏ đến lớn. VD: hay đổi 1 cá nhân dễ hơn thay đổi cả 1 gia đình, thay đổi cả 1 gia đình dễ hơn thay đổi 1 khu phố...cứ như thế càng thay đổi ở tầng cao hơn được xem là điên rồ, đi ngược lại lợi ích toàn xã hội.
Mỗi cái nó được xuất phát từ nơi thích hợp với nó, qua thời gian đầy đủ yếu tố nhân hòa, thiên thời nó sẽ sống và hình thành 1 nền tảng ở đó. Như trong triết học Phật Giáo gọi đó là duyên khởi. Như cây chuối không trồng vùng có tuyết lạnh, cây táo cũng không thể nào trồng vùng xứ nhiệt đới, nắng nóng quanh năm.
Hỗn loạn được sinh ra từ tự do tuyệt đối. - Kriss Vrai
Nếu tự do là 1 trạng thái, vậy sẽ cần tài nguyên để duy trì trạng thái đấy. Sử dụng quy luật cung cầu
==> Sống theo kiểu tự do hướng ngoại ở phương Đông và tự do hướng nội ở phương Tây sẽ có lợi hơn, vì nếu phần lớn dân cư đều chọn một kiểu tự do thì tài nguyên để duy trì thứ tự do ấy sẽ k nhiều và ngược lại
Đúng v, nếu ai cũng tranh giành vật chất thì xh quá thực dụng, nếu ai cũng đi tu thì chả còn ai làm ra vật chất mà xài
@@tuannguyenquang3145 đã gọi là xh thì chẳng bao giờ có chuyện giống nhau. có người nọ người kia. làm gì có chuyện ai cũng .....
@@quangsati575 ko hiểu ý tui nói ví dụ à?
@@tuannguyenquang3145 ví dụ đó dùng trong phim hoạt hình thì ok nó ko dùng trong thực tế cs đc