PGS.TS Đỗ Văn Đại - Bài giảng Năng lực hành vi dân sự của cá nhân (Zoom)

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 24 ก.ย. 2024

ความคิดเห็น • 3

  • @kiencuong8919
    @kiencuong8919 2 ปีที่แล้ว

    Ý KIẾN: HIỂU THẾ NÀO VỀ NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ ?
    Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
    1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
    2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
    3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
    Khoản 1: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
    Ý kiến:
    Quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự cá nhân phát sinh trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể (theo quy định pháp luật).
    Ví dụ:
    Chủ sở hữu TS sẽ có 3 quyền theo luật định: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
    Nên nói rằng: NLPLDS của chủ sở hữu TS là có 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó.
    Người không phải là chủ sở hữu TS có nghĩa vụ phải tôn trọng 3 quyền quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu đối với TS của họ (theo quy định pháp luật)
    Nên nói rằng: NLPLDS của người không phải là chủ sở hữu TS là "có nghĩa vụ phải tôn trọng 3 quyền quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ sở hữu đối với TS của họ"
    Khoản 2: Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau
    VD: A là chủ sở hữu TS1,
    NLPLDS của A đối với TS1 là "có 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với TS1"
    B không phải là chủ sở hữu TS1
    NLPLDS của B đối với TS1 là "có nghĩa vụ phải tôn trọng 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của A đối với TS1"
    "Mọi cá nhân đều có NLPLDS như nhau"
    VD: Nếu B là chủ sở hữu đối với TS2
    NLPLDS của B đối với TS2 thì B cũng có "có 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với TS2"

    NLPLDS của A đối với TS2 là cũng "có nghĩa vụ phải tôn trọng 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của B đối với TS2"

  • @kiencuong8919
    @kiencuong8919 2 ปีที่แล้ว

    Thưa Thầy, xin có ý kiến
    Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
    Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là KHẢ NĂNG của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
    Từ "khả năng": một cá nhân "bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự" được hay không, nếu được thì được như thế nào, sẽ do luật quy định, tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể (cụ thể đây là lứa tuổi, năng lực nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân).
    VD: "Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện."
    Trong điều kiện cụ thể thứ nhất: 1 người "chưa đủ 6 tuổi", luật chưa cho phép người đó trực tiếp xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ, luật quy định sẽ "do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện"
    "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự"
    Trong điều kiện cụ thể thứ 2 là 1 người "từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi": xuất hiện "KHẢ NĂNG" (luật cho phép) họ tự mình xác lập, thực hiện một số giao dịch dân sự.
    (trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.)
    Hiểu từ "khả năng" trong NLHVDS đúng, sẽ hiểu đúng từ "khả năng" trong khái niệm "năng lực pháp luật dân sự", đây là những khái niệm cơ bản rất quan trọng để giải quyết đúng các vụ án dân sự.
    "Khả năng": những nội dung (nội dung này do luật quy định) chỉ xuất hiện trọng điều kiện, hoàn cảnh nhất định