Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 138 ) : 407 / Cần hiểu đúng về pháp quy y Tam bảo Bạn đến chùa mà “ thấy tâm mình rất thanh tịnh, mọi lo âu cũng như áp lực cuộc sống đều tan biến ”, rồi “ phát khởi tâm quy y Tam bảo làm Phật tử tại gia và được thầy ở chùa đó đồng ý ” là bạn có nhiều căn lành. Nếu bạn biết nương vào căn lành này để hướng Phật, tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ gặt hái nhiều phước đức và thành công trong cuộc sống. Ở tuổi bạn, trước khi phát tâm quy y Tam bảo, làm người Phật tử tại gia, bạn xin phép bố mẹ là điều cần thiết. Tiếc rằng, bố mẹ của bạn chưa hiểu rõ và đúng về pháp quy y nên chưa đồng ý. Bạn cần bình tâm, tìm cơ hội tâm tình để bố mẹ bạn hiểu đúng về pháp quy y Tam bảo mà trợ duyên cho bạn được toại nguyện. Trước hết, quan niệm “ chỉ khi nào già thì mới nên đi chùa ” thực sự chưa đúng. Cần phải điều chỉnh lại là : Đi chùa càng sớm thì càng tốt ! Vì sao ? Đi chùa, quy y Tam bảo là nguyện nương theo Phật - Pháp - Tăng để học theo hạnh trí tuệ và từ bi, bỏ ác làm lành, thanh tịnh thân tâm, vun bồi phước đức, trở thành một Phật tử chân chính, một công dân mẫu mực, sống lợi đạo ích đời. Trong bối cảnh đạo đức của giới trẻ có nhiều biểu hiện suy đồi, tội phạm trong giới trẻ ngày càng gia tăng, việc bạn hướng đến Phật giáo để trau dồi đạo đức, để sống thiện là một tín hiệu lành cho bản thân, gia đình và cả xã hội. Tuổi trẻ như búp măng, cần phải uốn nắn sớm thì sau tre già mới thẳng. Nếu tuổi trẻ mà không hướng thiện, không tu dưỡng đạo đức thì không lấy gì đảm bảo có tuổi già hạnh phúc, thảnh thơi để đi chùa. Kế đến, bố mẹ sợ bạn “ lên đại học thì không theo được, mà bỏ đạo thì bị phạt nặng lắm ”. Sự thật thì người Phật tử học đại học ( hay làm bất cứ công việc gì ) vẫn làm tròn bổn phận của mình. Sau khi quy y, người Phật tử được khuyến khích giữ năm giới ( không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện ), mỗi tháng phát nguyện ăn chay và đi lễ chùa sám hối, cầu an ít nhất là hai ngày 14 và 30 hay 15 và mùng 01 ( âm lịch ). Ngoài ra, người Phật tử luôn nỗ lực làm việc thiện để vun bồi phước đức cho mình. Hiện nay, các bạn sinh viên Phật tử vào những ngày cuối tuần tập trung về chùa tham dự các khóa tu và làm việc thiện rất đông. Sau những ngày học tập mệt nhọc, chùa là “ sân chơi ” lành mạnh, bổ ích được các bạn sinh viên lựa chọn. Nên nói rằng sợ “ lên đại học thì không theo được ” là chưa đúng. Mặt khác, như đã nói, bổn phận tu học của người Phật tử cũng đơn giản nên không có vấn đề gì phải bỏ đạo, do vậy không cần phải lo “ bỏ đạo thì bị phạt nặng lắm ”. Cuối cùng là “ sợ quy y mà không làm đúng điều Phật dạy thì sẽ bị phạt còn nặng hơn không quy y ”. Quy y, học theo Phật là nguyện tự sửa mình, giúp mình ngày càng hoàn thiện hơn. Nếu không tự sửa mình, không sống theo lời Phật dạy, quen theo tập nghiệp làm những điều xấu ác thì chịu hậu quả. Làm cho mình tốt hơn hay xấu đi là do mình. Phật là Thầy chỉ đường, Ngài không trừng phạt ai cả mà luật nhân quả tự thưởng phạt. Mặt khác, người có quy y học Phật mà không làm đúng lời Phật vẫn chịu quả báo nhưng khác với người không quy y. Vì ít ra, họ còn sợ tội lỗi, biết ăn năn sám hối và nguyện khắc phục. Còn người không quy y học Phật, không tin hiểu nhân quả, làm sai mà tự mình không biết hay làm sai mà không ai biết thì nghĩ mình hay nên ngày càng lún sâu vào tội lỗi, quả báo nặng nề hơn rất nhiều. Hy vọng rằng, những sẻ chia này sẽ giúp bố mẹ của bạn hiểu đúng về pháp quy y và nhanh chóng đồng thuận, trợ duyên cho bạn quy Phật, hướng thiện để thành tựu phước đức và gặt hái thành công. 408 / Hóa giải nghiệp báo Trong tín niệm dân gian của phần đông người Việt, nếu người chồng hoặc vợ từng có con ( thai nhi ) nhưng bị phá bỏ hoặc do sút sảo mà không thờ tự, cúng kiếng, cầu siêu thì đứa con này không siêu thoát, sẽ bám theo cha mẹ chúng để quấy phá. Cụ thể gần như bạn nghĩ, chồng bạn và người yêu cũ trước đây đã từng phá bỏ hai đứa con ( song thai ), vì tội lỗi ấy của chồng mà giờ đây hương linh của hai bé theo cha quấy phá khiến cho hôn nhân của bạn gặp nhiều điều bất lợi. Hầu hết những người rơi vào hoàn cảnh đã từng phá thai, cả cha và mẹ đều ăn năn sám hối tội lỗi, thờ tự và cầu siêu cho con, mong con tha thứ và siêu thoát. Làm được điều này, tâm tư của cha và mẹ cũng bớt phần ray rứt và hương linh con cái của họ cũng được lợi ích. Hiện nay một số chùa tổ chức cầu siêu cho thai nhi sút sảo hay bị phá bỏ và tạo duyên cho các bậc cha mẹ của thai nhi sám hối tội lỗi đã thu hút khá đông người tham dự. Theo quan điểm của đạo Phật, phá thai là tội lỗi, nhưng hoàn cảnh không như ý của gia đình bạn hiện nay là kết quả của nhiều nghiệp nhân trong quá khứ, chứ không chỉ vì nguyên nhân vong linh của các con người chồng với người yêu cũ quấy phá. Tuy vậy, trước mắt, bạn nên khuyên chồng lên chùa làm lễ cầu siêu cho các con và sám hối nghiệp chướng của mình. Tùy theo sự thành tâm cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng của hai vợ chồng bạn, đồng thời nhờ Tam bảo gia hộ mà hương linh các cháu sẽ được nhiều lợi lạc. Để chuyển hóa hoàn cảnh hiện tại, hóa giải những nghiệp báo xấu, ngoài việc cầu siêu cho các con riêng của chồng, bạn và anh ấy cần hướng thiện và làm phước. Hướng thiện là phát tâm quy y Tam bảo, sống theo các chuẩn mực đạo đức Phật giáo ( tuân giữ năm giới ), tránh xa các điều ác. Làm phước là luôn cố gắng giúp người trong khả năng có thể ( như bố thí, cúng dường, giúp sức, che chở, động viên tinh thần, thấy ai làm điều tốt thì khen ngợi…). Trong dân gian thường nói “ Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng ”, nên gia đình bạn hãy gieo trồng và vun bồi phước đức, khi phước đức tăng trưởng thì cuộc sống mới thuận lợi và hanh thông. 409 / Tự giải nghiệp cho mình Vị thầy bói đã nói đúng một phần, vì bạn “ mắc nợ kiếp trước nên kiếp này không làm ăn được ”. Theo nhân quả Phật giáo, kiếp trước mình tạo nghiệp chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác thì kiếp này mình sẽ mất phước, chịu quả báo không có tài sản, làm ăn thất bại… Tuy vậy, vị thầy bói kia đã hoang đường khi nói có thể giải nghiệp tiền kiếp cho bạn với giá cả rõ ràng. Giải pháp của đạo Phật là nghiệp xấu do mình tạo ra thì tự mình phải chuyển hóa nó. Không ai có thể giải nghiệp cho người khác được nên bạn đừng theo thầy bói cúng bái mà “ tiền mất tật mang ”. Muốn giải nghiệp làm ăn thất bại, trước hết bạn cần thấy rõ do kiếp trước không biết bố thí nên kiếp này nghèo hèn. Muốn khá lên phải lập hạnh bố thí, sẻ chia tùy theo khả năng của mình. Nếu không có gì để cho thì thấy ai cho phải ca ngợi, vui về điều ấy. Làm được vậy mới có phước báo. Nên sám hối những tội lỗi trong quá khứ của mình, tội diệt thì phước mới sinh. Siêng làm tất cả các việc lành, mỗi việc lành sẽ tích lũy thêm phước đức cho bạn. Nhất là bạn nên phát tâm quy y, thực hành đạo đức căn bản của người Phật tử, sống tốt đạo đẹp đời. Nói tóm lại, bạn cần làm lành tránh dữ để vun bồi phước đức. Đến khi nào phước đức đầy đủ thì sẽ hóa giải nghiệp lực và bạn có thể thành công. ......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 129 ) : 375 / Biệt nghiệp & cộng nghiệp Theo giáo lý Nghiệp của đạo Phật, mỗi người đều thừa tự nghiệp của chính mình. Nghiệp là những tạo tác, hành động có tác ý. Nghiệp do mình tạo ra và trở lại chi phối chính mình. Nghiệp có biệt nghiệp ( nghiệp riêng ) và cộng nghiệp ( nghiệp chung ). Hai loại nghiệp này có liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau. Xét về biệt nghiệp thì dĩ nhiên ai làm nấy chịu, không ai có thể chịu thế cho ai. Khi cha mẹ làm ác thì chính họ sẽ chịu quả báo. Sở dĩ “ cha mẹ làm ác và hậu quả thì con cái lại gánh ” là do cộng nghiệp. Con cái có liên hệ cộng nghiệp với cha mẹ, nên những nghiệp thiện hay ác mà cha mẹ tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên con cái. Và ngược lại, những nghiệp thiện hay ác mà con cái tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên cha mẹ. Trường hợp “ cha mẹ giàu mà con cái lại nghèo, và ngược lại con cái giàu mà cha mẹ lại nghèo ” là trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Cộng nghiệp là cả gia đình nhưng mỗi người có một biệt nghiệp khác nhau. Thế nên trong cùng một gia đình nhưng mỗi người lại có một đặc điểm giàu nghèo khác biệt nhau. 376 / Sám hối tội lỗi đưa người đi phá thai Ai cũng biết phá thai là việc tội lỗi. Tuy vậy, theo như bạn trình bày, tội lỗi ấy chủ yếu thuộc về chính bản thân cô gái ấy. Bạn vì thương cảm với hoàn cảnh bi đát của họ mà giúp đưa đến bệnh viện mà thôi. Nếu lúc ấy bạn không giúp thì chắc chắn họ cũng sẽ tự làm lấy. Xét về nguyên lý tạo nghiệp giết hại thì trong trường hợp này bạn không tạo nghiệp. Chính cô gái đang mang thai quyết định bỏ thai, mẹ của cô gái cũng đồng thuận với việc ấy, nhân viên y tế nạo phá thai mới là người trực tiếp tạo nghiệp ác. Bạn tuy không có ý ác, miệng cũng không xúi bảo họ làm ác nhưng vì có tham gia nên chỉ có cộng nghiệp ( nghiệp chung ) liên quan đến đến việc phá thai ấy mà thôi. Như vậy, bạn tuy có cộng nghiệp mà không nghiêm trọng lắm, không vì việc ấy mà chịu đọa lạc. Biết rõ như thế rồi bạn nên nhẹ lòng vì phước đức của mình vẫn còn, tạo tội không lớn, có thể sám hối khiến cho tội lỗi tiêu trừ, thân tâm trở nên thanh tịnh. Việc bạn “ nghĩ lại thấy mình quá tàn nhẫn ” là điều nên có. Vì nếu như hiện tại, ắt hẳn bạn sẽ có cách giải quyết hợp lý hơn, bớt tạo ác nghiệp hơn. Bạn chỉ cần thành tâm ăn năn, sám hối tội lỗi, nguyện không tái phạm. Cụ thể là phát nguyện lễ sám chư Phật theo các nghi thức Hồng danh bửu sám, Thủy sám, Lương hoàng sám. Phát tâm làm các việc thiện lành trong khả năng để vun bồi phước đức. Chỉ cần làm như vậy thì tội lỗi của bạn được tiêu trừ 377 / Phước trí nhị nghiêm Phước trí nhị nghiêm là danh hiệu của chư Phật, bậc Toàn giác, bậc Lưỡng túc tôn, viên mãn phước đức và trí tuệ. Đức Phật Thích Ca và chư Phật trong mười phương ba đời còn được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”, trí tuệ và phước đức đều tròn đầy. Các bậc Thánh ( trong Tứ thánh như A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hoàn ) thì chưa được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”. Ngay như các bậc Thánh A la hán đại đệ tử của Đức Phật ( Ngài Xá lợi phất, Ngài Mục kiền liên…), về mặt tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì được xem ngang với Đức Phật nhưng về mặt công hạnh thì không bằng, nên chưa thể gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”. Bốn chúng đệ tử Phật ( Tỳ Kheo, Tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ ) chỉ là những người đang thực hành phước trí ( huệ ) song tu. Nếu tu tập đúng Chánh pháp thì chắc chắn chúng ta có phần trí tuệ và phước đức. Cứ thế liên tục tu tập vun bồi phước đức và trí tuệ cho đến ngày “ Phước trí nhị nghiêm ”. 378 / Cõi Cực lạc có vĩnh hằng ? Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật. Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “ Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ” ( Kinh Kim cang ), bất cứ pháp nào có tướng ( do duyên sinh ) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã. Sở dĩ giáo điển Tịnh độ ( Phật giáo Bắc tông ) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật. Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “ Tự tánh Di Đà ”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “ tướng ”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã. 379 / Bức xúc về việc phủ nhận kinh điển Đại thừa Thời Phật Thích Ca còn tại thế, hơn 45 năm thuyết pháp, những lời Phật dạy không được ghi lại bằng văn bản. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, kinh điển được các vị Thánh tăng ghi nhớ, truyền miệng lại cho các thế hệ tiếp theo. Hơn 300 năm ( khoảng từ 300 đến 500 năm ) sau khi Đức Phật nhập diệt, kinh điển mới bắt đầu được ghi chép. Kinh tạng Pàli ( kinh điển Nguyên thủy ) hình thành trong giai đoạn này, được xem là gần với thời Đức Phật nhất. Kinh điển Đại thừa, ngoài một phần tương đương với Kinh tạng Pàli ( bốn bộ A Hàm ), thì phần lớn được hình thành muộn hơn. Điều cần thẳng thắn nhìn nhận là, trong kho tàng kinh điển Đại thừa rất đồ sộ, ngoài các bộ kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ còn có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc rất muộn về sau. Các nhà nghiên cứu kinh điển bằng phương pháp văn bản học đã xác định điều này. Và ngay trong Kinh tạng Đại thừa, các nhà kết tập kinh điển tuy vẫn cho nhập tạng nhưng lưu ý một số kinh và xếp vào Nghi tợ bộ. Rõ ràng, trong Kinh tạng Đại thừa, tuy có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc, nhưng phủ nhận toàn bộ kinh điển Đại thừa không phải do Phật Thích Ca thuyết là một sự thiển cận và hẹp hòi. Người học Phật hiện nay cần phát huy chánh kiến để hội nhập với Phật giáo thế giới. Đứng trên lập trường truyền thống, tông phái của mình để phê phán hay công kích các truyền thống, tông phái khác là điều không nên. Hiện tại, chúng tôi chưa có tư liệu cụ thể về quan điểm của GHPGVN đối với vấn đề này. Tuy vậy, theo quan điểm của chúng tôi, Phật giáo thế giới có hai truyền thống lớn Nguyên thủy và Đại thừa là sự phong phú và đa dạng, làm giàu có thêm cho gia tài tuệ giác mà Đức Phật để lại cho nhân loại. Cả hai truyền thống này đều đồng nhất ở giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi, Vô ngã… Ngoài ra, hai truyền thống này còn có những luận điểm về giáo lý khác nhau. Cần thấy rõ là, dù khác nhau nhưng không hề đối nghịch và phủ nhận lẫn nhau. Người học Phật thuộc bất cứ truyền thống nào, khi nghiên cứu kinh điển cần nêu cao chánh kiến, vận dụng ba ( hoặc bốn ) dấu ấn Chánh pháp, còn gọi là Tam pháp ấn hay Tứ pháp ấn, để soi rọi và kiểm chứng. Nếu bản kinh nào, nhân danh truyền thống nào mà không có các dấu ấn của Chánh pháp thì xác định kinh đó không phải do Phật thuyết. ......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 143 ) : 427 / Băn khoăn với việc ăn chay trường Trước hết, chưa nói đến việc ăn chay vì tôn giáo, chỉ bàn về vấn đề sức khỏe. Trong cơ thể bạn có xu hướng thích ăn chay, và khi ăn chay thì bạn cảm thấy rất khỏe mạnh, đó là bằng chứng đồng thời cũng là lựa chọn đúng đắn nhất với bạn. Hiện nay trên thế giới, số lượng người lựa chọn phương pháp ăn chay vì sức khỏe khá nhiều. Họ ăn chay một cách tự nhiên, vì đó chỉ là một xu hướng ẩm thực thích hợp với cơ thể của họ. Và điều đó hầu như không gây ra một sự khác thường, lập dị nào trong mắt người khác hoặc mặc cảm, tự ti nào trong chính bản thân của họ. Kế đến, bạn là Phật tử, việc ăn chay của bạn, ngoài vấn đề sức khỏe còn mang ý nghĩa cao cả là phương tiện để thực hành lòng từ bi.Bạn cần lưu ý đến hai chữ “ phương tiện ” vì một số người tuy ăn chay mà có rất ít lòng từ. Bởi lòng từ do tu tập về tâm từ ( thiền rải tâm từ… ) mà có. Nên ăn chay cũng là cách tu tập nhưng nếu chỉ ăn chay đơn thuần ( mà không luyện tâm ) thì đó là một trong những liệu pháp dưỡng sinh mà thôi. Đạo Phật khuyến khích thực hành ăn chay để trợ duyên cho việc tu tập, phát triển tâm từ. Người Phật tử nên ăn chay ít nhất là hai ngày trong một tháng, nhiều hơn thì càng tốt. Bạn có duyên lành thích hợp với ăn chay trường quý hóa hơn. Hiện nay, khoa học về dinh dưỡng và ẩm thực khá phát triển. Các nhà khoa học hướng dẫn chúng ta nên ăn những gì phù hợp với cơ thể để thực sự khỏe mạnh hơn là ăn những gì mình thích hay số đông ưa thích. Do đó, không có gì phải “ chạnh lòng khi mọi người nhìn mình với vẻ hơi e ngại ”, vì ăn chay là quan điểm, là xu hướng ẩm thực của riêng bạn. Ngược lại, bạn nên tự hào vì đã sáng suốt lựa chọn cách ẩm thực phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình. Trong các mối quan hệ xã hội như lễ giỗ tiệc tùng, khi nhận lời mời hoặc khi tham dự bạn cứ bày tỏ thẳng thắn mình là người ăn chay. Nếu lúc dự tiệc, có thức ăn chay thì tốt, còn không thì thôi, “ tham dự để mọi người cùng vui nhưng chỉ ăn ít rau trái ” là tốt rồi. Lâu dần, mọi người đều biết bạn là người ăn chay, chắc chắn khi có bạn tham dự họ sẽ chuẩn bị vài món chay cho bạn. Bởi lẽ, việc làm một vài món chay thông dụng vốn rất dễ dàng đối với các nhà hàng, quán ăn, nhà riêng hiện nay. Khi lập gia đình cũng vậy, nếu khéo thu xếp thì việc ăn chay trường cũng khá dễ dàng. Bạn cần biết rằng, người ăn chay mà cơ thể “ thấy rất khỏe mạnh ” thì việc làm “ người vợ, người mẹ ” cũng bình thường như bao người khác, không có gì trở ngại cả. Chỉ khi mang thai, bạn cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để bổ sung một số chất cần thiết cho em bé phát triển tốt. Trong bối cảnh ẩm thực hiện nay, các gia đình có hiểu biết về dinh dưỡng đều thiết lập thực đơn chú trọng đến việc ăn nhiều rau củ quả, hạn chế bớt thịt cá, giảm thiểu dầu mỡ, đường, muối, v.v... sẽ rất tốt cho sức khỏe. Người ăn chay trường vẫn làm việc nội trợ, nấu nướng cho gia đình bình thường. Không hề có “ tội lỗi ” khi người ăn chay phải mua sắm và nấu mặn. Khi ăn cũng vậy, bạn hãy nghĩ ăn chay như là cách “ ăn kiêng ” nên vẫn ăn chung mâm cùng chồng con như các gia đình khác. Điều quan trọng là bạn hãy loại ngay các suy nghĩ không mấy bao dung ( nếu không nói là thiên lệch ) về ăn chay như : “ Chỉ có ăn chay mới thanh tịnh, cao quý. Ăn chay mà nấu mặn sợ mang tội. Ăn chay là tu nên cần cách ly ăn mặn… ”, nghĩ như vậy rất dễ tạo ra các áp lực. Bạn nên ăn chay một cách tự nhiên, dung dị, hòa đồng. Xem việc ăn chay nhằm hỗ trợ cho việc chuyển hóa tâm. Cốt lõi của tu tập là chuyển hóa tâm chứ không phải là ăn gì ! 428 / Quy y học Phật để hoàn thiện mình Cuộc đời mình phải do chính mình quyết định lấy. Sau khi suy xét thấu đáo, cân nhắc kỹ lưỡng về một khuynh hướng tâm linh hay một đường hướng sống thiện lành thì tự mình quyết định đi theo. Người có trí và biết tự chủ thì không thể phó thác bản thân cho người khác, không tin vào phán quyết của thầy bói mà cần tin vào chính mình. Người tìm hiểu và có tâm nguyện hướng Phật cần phải thấy rằng con người vốn không nợ thần linh ( không lệ thuộc bất cứ ai ) mà chỉ nợ nghiệp cũ của mình. Nghiệp cũ do chính mình tạo ra từ quá khứ có thể tốt hoặc xấu, nhưng khi quy y học Phật chúng ta thực hành giáo pháp để hoàn toàn chủ động chuyển hóa nghiệp cũ, tạo ra nghiệp mới tốt đẹp. Đức Phật là bậc Giác Ngộ, Ngài không phải thần linh. Đi theo Phật chính là học theo công hạnh của Ngài, phát huy trí tuệ, thực hành từ bi, chuyển hóa phiền não để sống an vui, lợi mình và lợi người. Thiết nghĩ, bạn hãy phát huy tuệ giác để sáng suốt quyết định, để chủ động và trách nhiệm với bản thân nhằm vượt thoát mọi ràng buộc của thần linh mà sống an vui, tự chủ và tự tại. 429 / Lỡ thất hứa với Đức Phật thì làm sao ? Bạn đã quỳ trước Đức Phật phát nguyện ăn chay và sau đó chưa làm trọn lời nguyện của mình thì cần phải sám hối. Đối với các thiện pháp khác cũng vậy, nếu đã phát nguyện trước Tam bảo mà vì chướng duyên không hoàn thành phải chí thành sám hối. Bạn đến trước bàn thờ Phật, đốt hương đèn, cung kính lễ bái, quỳ trước Phật thành tâm phát lồ sám hối. Lòng bạn như thế nào thì cứ y như vậy mà tỏ bày. Sau khi sám hối xong, cung kính lễ Phật bái tạ. Đức Phật luôn từ bi hỷ xả cho bạn khi các điều khấn nguyện chưa được làm tròn đồng thời cũng chứng minh cho bạn những điều phước thiện mà bạn đã làm được. Nhân đây, bạn cũng nên biết thêm rằng, ăn chay là duyên lành để mình tu tâm sửa tính. Nhờ phát nguyện ăn chay mà bạn biết tự nhìn lại mình, hổ thẹn với các điều xấu đã làm, phát huy thêm các điều thiện đang và sẽ làm. Ăn chay như vậy mới thực sự có phước đức. 430 / Phải khẳng định mình là Phật tử Khi đã quy y Tam bảo rồi, nếu có người hỏi hay khai các loại giấy tờ liên quan đến tôn giáo, bạn cần khẳng định tôn giáo của mình là Phật giáo, bạn là Phật tử, với tất cả lòng hãnh diện và tự hào. Trước hết, người có đức tin tôn giáo chí ít cũng là người có xu hướng đạo đức, quan tâm thực hành các điều thiện. Kế đến, khi khẳng định mình là Phật tử, chứng tỏ bạn có lòng tự trọng, có trách nhiệm hơn với bản thân trong đời sống cá nhân cũng như các tương tác xã hội. Đức Phật là bậc từ bi và trí tuệ tròn đầy, nhân loại khắp năm châu đều tôn kính. Chúng ta là đệ tử của Đức Phật, nguyện học và làm theo Chánh pháp để hoàn thiện tự thân, sống an lạc và có ích cho cuộc đời, chắc chắn cũng được mọi người yêu thương và tôn trọng. Nên bạn hãy tự hào với tôn giáo là Phật giáo của mình. ......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 128 ) : 371 / Có ý định tự tử vì thủ dâm ám ảnh Sinh ra trong cõi Dục nên ái dục là thuộc tính căn bản của con người. Ai cũng bị ái dục xâm chiếm và chi phối. Trong ba nghiệp căn bản ( tham dục, sân hận, si mê ), mỗi người đều có đầy đủ nhưng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Có người tham dục ít nhưng sân si lại nhiều. Riêng bạn, có thể xem là nghiệp ái dục khá nặng nề. Ban đầu, thủ dâm là hành vi có tính bản năng, không nên xem đó là tội lỗi. Theo các nhà sinh lý và tâm thần học, thủ dâm không chỉ hoàn toàn có hại cho sức khỏe hay quá xấu xa về tâm hồn, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, hành vi ấy được xem như cần thiết và vô hại. Bạn là Phật tử nên cần lưu ý rằng, theo đạo Phật, thủ dâm không phải là nội dung chính yếu của tội tà dâm. Trọng tâm của giới thứ ba là, người Phật tử đã lập gia đình mà có quan hệ nam nữ ngoài giá thú mới phạm tội tà dâm. Bạn cần hiểu rõ là, giáo lý đạo Phật không xem thủ dâm là tội nặng đến mức “ trời không dung đất không tha ”, “ sau khi chết quả báo rất nặng ” như bạn đã nghĩ. Nói cách khác, với người Phật tử, hành vi thủ dâm chỉ khuyết giới thứ ba, nếu bạn “ đã quyết bỏ ” thì có thể sám hối để thân tâm trở thành thanh tịnh. Vì thế bạn hãy bỏ ngay ý niệm tự tử vì tội nghiệp bạn đã tạo ra không nặng lắm. Kế đến cần nhận thức rõ rằng, cho dù có cố tình “ kết thúc cuộc đời oan trái này ” thì nghiệp ái dục ấy vẫn y nguyên, còn mang thêm tội giết người ( tự sát ) nữa, có tái sinh vào đâu thì tội nghiệp ấy càng nặng thêm. Theo đạo Phật, tự tử không phải là xong, chấm dứt mọi chuyện; hành vi thiếu trí tuệ ấy chẳng những không giải quyết được vấn đề mà khiến cho tội chướng nặng nề hơn. Bạn hãy nương vào Phật pháp và nỗ lực tự thân để cứu lấy đời mình. Đạo Phật có nhiều phương thức để trị liệu phiền não, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu cho con người. Ái dục là một phiền não sâu dày nhưng có thể chuyển hóa được. Bạn đã thực tập niệm Phật nhưng chưa chế ngự tâm ái dục thì hãy thay đổi đề mục niệm. Đầu tiên, bạn cần tu tập “ điều thân ” vì thân tâm ảnh hưởng lẫn nhau. Bạn hãy nói không với rượu bia và các chất say, tránh ăn nhiều ngũ vị tân ( hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu ), hạn chế ăn no vào buổi tối, không xem nghe các ấn phẩm kích dục. Mặt khác, bạn hãy tăng cường vận động thể dục thể thao, tham gia các sinh hoạt xã hội, giao lưu cùng bạn bè. Những điều chỉnh về ăn uống và lối sống như trên sẽ có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa ái dục. Kế đến, bạn hãy quán niệm về đề mục “ Thân bất tịnh ”. Thân mình và người ( đối tượng ham muốn ) đều không sạch, là một túi da chứa các đồ bất tịnh bên trong. Hãy nhìn thật rõ như nó đang là, không cần tự ám thị hay thêm bớt. Ngoài việc thấy rõ máu mủ phẩn tiểu thịt xương… nhơ nhớp, ngay cả khi thân được xem là sạch sẽ nhất thì vẫn có 09 cửa ( cửu khiếu ) luôn thải ra những vật bất tịnh. Cấp độ mạnh hơn là quán “ Tử thi ”, quán sát một thây chết bị quăng bỏ trong nghĩa địa từ tím tái, sình trương, phân hủy, thối rữa cho đến khi còn lại xương trắng, cát bụi trở về với cát bụi. Hai pháp quán này mang đến một tuệ giác thấy rõ như thật về thân mình và người đều bất tịnh. Hiệu ứng trước mắt là lắng dịu bớt tâm ái dục. Nếu duy trì thường trực tuệ quán này, cùng với nỗ lực điều thân, thành tâm sám hối nghiệp chướng ái dục nặng nề, nguyện “ quyết bỏ ”, thì chắc chắn ái dục sẽ được chuyển hóa. 372 / Thêu tranh Phật cần kiêng kỵ điều gì ? Thêu tranh Phật để cúng cho nhà chùa hay tặng người hữu duyên là việc tạo ra công đức, phước báo vô lượng. Nếu đủ duyên thì bạn nên làm. Trong quá trình thêu tranh Phật, bạn không cần kiêng kỵ bất cứ điều gì. Để phước đức được trọn lành, trước khi thêu, bạn cần dọn mình cho thân tâm trong sạch, thành tâm phát nguyện, thấy rõ việc làm của mình là phụng sự Tam bảo, tạo ra phước đức to lớn. Trong khi làm thì tâm luôn hoan hỷ, thân thanh tịnh trang nghiêm. 373 / Ưu tư về hỏa táng, cách rải tro cốt và thờ cúng Nhân loại hiện nay có nhiều cách mai táng người chết như địa táng ( chôn ), hỏa táng ( thiêu ), thủy táng ( thả sông biển ), lâm táng ( bỏ xác vào rừng ), không táng ( treo lên cây )… Theo Phật giáo, mai táng người chết theo cách nào cũng đều được. Bởi lẽ, sau khi chết thần thức sẽ theo nghiệp tái sinh, đây mới là phần quan trọng, còn xác thân tứ đại thì tùy duyên an táng theo phong tục. Gia đình bạn chọn cách hỏa táng, sau đó đem tro cốt rải sông hoặc biển ( hoặc rừng cây ) là giải pháp rất văn minh, tiết kiệm, phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện nay. Khi đi rải tro cốt, con cháu nên tự làm mà không cần mời thầy cũng như thực hiện bất cứ lễ nghi nào. Chọn một khúc sông hay bờ biển ( khu rừng ) nào sạch sẽ, kính cẩn bốc từng nắm tro cốt của người thân thả xuống. Trong khi rải tro cốt con cháu cần yên lặng, thành kính, nguyện cầu cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi. Rải cốt xong, “ về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay ” hoặc “ gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa ”, cách nào cũng được. Quan trọng là, gia đình cần chăm làm các điều phước thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người thân. Có thể cúng dường, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới v.v… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất. Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh. 374 / Giữ giới “ Không uống rượu ” uống bia được không ? Y theo kinh văn ghi lại lời răn dạy của Đức Phật, người Phật tử giữ giới thứ năm là “ Không uống rượu ”. Vì rượu là chất gây say nghiện khiến người sử dụng mất tự chủ, không kiểm soát được lời nói và hành vi, dẫn đến tạo ác nghiệp. Vào thời Đức Phật ( cách nay gần 2.600 năm ), chỉ có rượu là chất gây say nghiện mà thôi. Ngày nay, những chất gây say nghiện được con người tạo ra rất nhiều, ngoài rượu còn có ma túy các loại, bia cùng nhiều thức uống có cồn khác. Do vậy, những bậc thầy thời hiện đại đã nương theo ý của Đức Phật, diễn dịch giới thứ năm của hàng Phật tử cần giữ gìn là “ Không uống rượu và dùng các chất say ” hay gọn hơn “ Không say nghiện ”. Như thế, tất cả những chất gây say nghiện ngoài rượu, người Phật tử đã nguyện giữ giới thứ năm đều không được dùng. Trong quá trình thọ trì giới thứ năm, Đức Phật có du di ( khai mở ), người nào vì bệnh phải sử dụng thuốc rượu thì trước khi dùng phải xin phép thầy hoặc đại chúng, dùng xong liệu trình phải bạch thưa để chấm dứt. Hiện nay, bia rượu tràn ngập khắp nơi, gây không ít hệ lụy cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đây cũng là thử thách to lớn cho người Phật tử trong việc thọ trì giới luật. Thiết nghĩ, vì một lý do bất đắc dĩ nào đó mà phải uống tí bia, dẫu không say nhưng người Phật tử cần tự biết rõ mình đang bị khuyết giới, sinh tâm hổ thẹn rồi chí thành sám hối. Biết hổ thẹn mới tìm cách diệt trừ, quyết nói không với bia rượu. Không nên cố tình hiểu sai “ Phật chỉ cấm uống rượu ” rồi tha hồ làm quấy, uống bia đến bí tỉ, tạo ác nghiệp “ nay khổ đời sau khổ ”. ......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 131 ) : 382 / Uống thuốc rượu có phạm giới ? Với vấn đề ăn chay mà bạn đã trình bày, xin chia sẻ với bạn hai điều. Thứ nhất, người Phật tử được khuyến khích mỗi tháng thực hành ăn chay ít nhất là 02 ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Nên trước đây bạn ăn chay mỗi tháng 10 ngày, nay do bệnh nên chỉ phát tâm ăn chay 02 ngày là tùy duyên. Có điều, với một người bình thường, mỗi tháng ăn chay 10 ngày, nếu ăn chay đúng cách thì không thể nào thiếu dinh dưỡng và dẫn đến bệnh tật được. Thậm chí ngược lại, theo các nhà khoa học về dinh dưỡng, mỗi tháng ăn chay khoảng 10 ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Hiện trào lưu ăn chay vì sức khỏe rất thịnh hành. Thứ hai, giữ giới không sát sinh và thực hành ăn chay tuy có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng thực chất lại là hai vấn đề khác biệt nhau. Ăn chay để thanh lọc cơ thể, nâng cao sức khỏe và nuôi dưỡng tâm từ bi. Cần nhớ là, người đệ tử Phật không thực hành ăn chay vẫn có thể giữ gìn trọn vẹn giới không sát sinh. ( Truyền thống thọ dụng 03 thứ thịt thanh tịnh [ tam tịnh nhục, không thấy - nghe - nghi vì mình mà giết ] mà vẫn giữ trọn giới không sát sinh của chư Tăng và Phật tử hệ phái Phật giáo Nguyên thủy [ Nam tông ] là minh chứng cụ thể ). Như thế, việc bạn ăn chay mỗi tháng 10 ngày hay 02 ngày đều tốt, và không vì điều này khiến cho thối chuyển việc giữ giới không sát sinh của bạn. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là những ngày không ăn chay thì bạn có thể buông lung về việc làm tổn hại chúng sinh. Về giới thứ 05 không uống rượu ( và các chất say ), là Phật tử thì không dùng, trừ trường hợp bác sĩ khuyên dùng thuốc ( ngâm rượu ) để trị bệnh thì trước khi uống thuốc cần phải xin phép. Bạn có thể trình thưa với thầy bổn sư của bạn, hay bộc bạch cho các đạo hữu trong đạo tràng biết, nếu không đủ duyên với thầy bạn thì tự thân bạn hãy đảnh lễ và trình thưa với Đức Phật ( cứ thật lòng mà trình bày theo hoàn cảnh và tâm nguyện của mình ). Sau khi dùng hết liệu trình ( 01 tuần, 01 tháng chẳng hạn ), bạn cũng y theo pháp trình thưa lên thầy, bạn, hay Đức Phật để chấm dứt. Đây là phương tiện mà Đức Phật đã khai mở cho người bệnh để dùng thuốc, nếu bạn làm đúng như vậy thì có thể dùng thuốc rượu mà không phạm giới thứ 05. 383 / Muôn kiểu ăn chay Tùy theo giáo điển, phong tục, quan niệm của mỗi tôn giáo, giáo phái hay cộng đồng mà có những cách ăn chay khác nhau. Đơn cử như ăn chay là chỉ ăn phần nước ( không ăn phần cái, xác ), ăn chay là không ăn thịt các loài máu đỏ ( loài máu trắng thì ăn được ), ăn chay là không ăn uống gì vào ban ngày ( ban đêm thì ăn uống bình thường ) v.v… Ăn chay trong đạo Phật ( Bắc tông ) là ăn thực vật, không ăn các thực phẩm động vật. Vì có nhiều cách thức ăn chay, nên sẽ phiến diện và khập khiễng khi đứng trên cách ăn chay của mình mà đối chiếu, so sánh, đánh giá với các cách ăn chay của người khác. Người Phật tử chỉ nên tuân thủ cách ăn chay theo truyền thống của mình. Đối với các truyền thống khác, nếu đủ duyên, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu cách thức ăn chay của họ nhưng không phê phán hay xét nét mà cần tuyệt đối tôn trọng. 384 / Vì sao ăn chay vào ngày rằm ? Phật tử được khuyến khích lập hạnh mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, khá hơn là bốn ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi, góp phần hạn chế sát sinh, và để nâng cao sức khỏe. Nếu ăn chay hai ngày thì thường là ngày 14 và 30 ( hoặc mùng 01, 15 ) âm lịch. Ăn chay bốn ngày thì thường là ngày 14, 15, 30 và mùng 01. Sở dĩ phải ăn chay vào những ngày trên vì đó là những ngày “ trai ” trong tháng. Trai có nghĩa hẹp là chay, nghĩa rộng là thanh tịnh. Trong ngày trai, người Phật tử cần nỗ lực tu học, làm phước thiện, thanh tịnh thân và tâm của mình. Nên dù ở đâu, làm gì, vào những ngày này ( còn được gọi là ngày tối trăng [ 30, 01 ] hay sáng trăng [ 14, 15 ] ) các Phật tử phải đến chùa để thực thi phận sự của mình như lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, sám hối, cúng dường, nghe pháp, tọa thiền… Ăn chay vào những ngày này sẽ khiến thân thể nhẹ nhàng, trợ duyên tích cực cho việc tịnh hóa thân tâm. Ngoài ra, vào những ngày nói trên, do tác động mạnh của từ trường trong vũ trụ chi phối nên khiến tâm lý con người bị nhiều xáo trộn, khó tự chủ, dễ gây tội lỗi. Ăn chay và tu tập vào những ngày này để tự nhắc mình chánh niệm và tỉnh giác hơn, giúp làm chủ bản thân nhằm hạn chế tối đa các lầm lỗi đáng tiếc. 385 / Những ngày ăn chay có nên kiêng chuyện vợ chồng ? Tùy vào mục đích ăn chay mà có ứng xử thích hợp. Nếu bạn ăn chay vào những ngày “ trai ” với mục đích trai giới, chay tịnh thân tâm thì cần kiêng chuyện ân ái vợ chồng. Như ngày Phật tử phát tâm thọ giới Bát quan trai, ngày sóc vọng, ngày vía Phật và Bồ tát, hay Phật tử thọ tại gia Bồ tát giới mỗi tháng có 06 ngày trai thì thọ trì trai giới, kiêng không ân ái vợ chồng. Còn các trường hợp khác, bạn phát tâm ăn chay cho thân thể nhẹ nhàng mà không có chủ đích thọ trì trai giới, thì chuyện tình cảm vợ chồng đều có thể tùy duyên. ......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 136 ) : 402 / Địa ngục có thật không ? Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam hiện nay là dung hội đầy đủ hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủy ( Nam tông ) và Phật giáo Phát triển ( Bắc tông - Đại thừa ). Từ Ấn Độ, đạo Phật truyền xuống phía Nam như các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, sử dụng Kinh tạng Pali, gọi là Phật giáo Nam tông. Từ Ấn Độ, đạo Phật truyền lên phía Bắc như các nước vùng Bắc Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, sử dụng Kinh tạng Sanskrit ( chuyển ngữ thành Hán tạng ), gọi là Phật giáo Bắc tông. Do đặc điểm lịch sử phát triển, tư tưởng bộ phái, sự tiếp biến văn hóa có khác nhau nên dẫn đến : Ngoài việc thống nhất về giáo điển căn bản, hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Bắc tông có một số quan điểm khác nhau. Người học Phật cần hiểu điểm mấu chốt này khi tiếp nhận giáo pháp để tránh hoang mang, khó hiểu vì cùng một vấn đề mà đôi khi chư Tăng lại nói khác nhau. Thứ nhất là vấn đề có địa ngục không ? Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La hán. Tuy nhiên, kinh điển Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều ghi nhận có địa ngục. Địa ngục là một trong sáu cảnh giới của lục đạo. Do đó, nói không có địa ngục là sai với kinh điển Phật giáo. Thứ hai, sau khi chết thì đi đầu thai ngay, không hề có việc trải qua 49 ngày hay có thân trung ấm và thường trải qua 49 ngày ? Vấn đề này đã được chư Tăng bàn thảo từ hai ngàn năm trước và kéo dài đến ngày nay. Có thể tóm gọn, sau khi chết thì đi đầu thai ngay, không hề có việc trải qua 49 ngày là quan điểm của Phật giáo Nam tông. Quan điểm của Phật giáo Bắc tông là sau khi chết nếu tạo nghiệp cực ác hay cực thiện thì đi đầu thai liền, còn người tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn thì thọ thân trung ấm, tối đa khoảng 49 ngày sẽ tái sinh vào cảnh giới tương ứng với nghiệp nhân đã tạo. Thứ ba, Đức Phật có phù hộ không ? Đức Phật là Bậc Giác ngộ, Ngài có những phẩm tính đặc thù như Tam minh, Lục thông, Thập lực v.v…, tuy vậy Ngài tuyên bố không có quyền ban phúc hay giáng họa cho ai cả. Nhân quả luôn rõ ràng và công bằng. Mỗi người tự quyết cuộc đời của mình thông qua nghiệp mà mình tạo tác. Tu tập theo đạo Phật căn bản dựa trên nền tảng tự lực. Phật giáo Bắc tông tuy có nói đến tha lực nhưng tự lực vẫn là chính. Người đệ tử Phật không cầu xin Ngài ban cho mình điều này điều kia mà chỉ cầu Phật soi sáng, giúp mình tỉnh thức để học theo hạnh nguyện của Ngài mà chuyển hóa nghiệp của chính mình. Thứ tư, việc xây chùa, đúc tượng Phật là vô ích, không nên thờ xá lợi Phật có đúng không ? Trong giáo pháp, có hai phương diện mà người sơ học cần nắm vững, đó là Tục đế và Chân đế, hiện tượng và bản thể, tương đối và tuyệt đối. Ở mỗi phương diện có lý luận, cách thức tiếp cận khác nhau. Về Tục đế, dĩ nhiên xây chùa, đúc tượng, thờ Phật là được phước vô lượng. Không ai có thể phủ nhận điều này. Trong Tục đế, nhân quả và tội phước thật rõ ràng. Nên việc làm phước của bạn lâu nay rất hữu ích, bạn đã gieo nhân lành thì chắc chắn gặt quả lành. Trong một số trường hợp, các thiền sư nói đến Chân đế, tuyệt đối thì cách thức thông thường là phủ định để phá chấp rốt ráo. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp này là dùng để khai thị cho người đương cơ, không phải cho số đông, đại chúng. Thứ năm, các kinh Dược Sư, kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng là ngụy tạo ? Theo các nhà nghiên cứu văn bản học, thời Phật không ghi chép kinh điển. Khoảng hơn ba trăm năm sau Phật Niết bàn, Kinh tạng Pali ( Phật giáo Nam tông ) mới được ghi chép. Kinh điển Phật giáo Bắc tông được kiết tập muộn hơn. Trong đó, có những kinh không tìm được nguồn gốc Phạn bản ( Sanskrit ) hoặc có thêm vào các yếu tố văn hóa Trung Hoa ( vì nhiều nguyên nhân ). Người học Phật theo cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông đều căn cứ vào các dấu ấn Chánh pháp ( Tam pháp ấn, Tứ pháp ấn ) để xác lập tính chính thống và khả tín của kinh điển. Nếu bản kinh nào thiếu vắng các dấu ấn Chánh pháp thì có thể xem đó là ngụy tạo, không phải lời Phật dạy. 403 / Ly dị vợ có phạm tội không ? Về nguyên tắc, người Phật tử đã lập gia đình mà hôn nhân bị trục trặc, sau nhiều nỗ lực hàn gắn nhưng không cải thiện, không thể tiếp tục sống chung được nữa thì vợ chồng có thể bàn bạc với nhau để ly dị, nhằm giải thoát cho nhau. Khi tình đã cạn, duyên đã hết thì quá trình ly thân hay ly dị cần được tiến hành trong ôn hòa, tôn trọng, có trách nhiệm với vợ ( chồng ) và con cái. Thiết nghĩ, việc ly dị cũng phù hợp với thuyết nhân duyên của đạo Phật. Sau khi ly dị thì có thể tái hôn mà không hề phạm giới. Theo như tâm sự của bạn, thiết nghĩ, bạn nên bình tâm để suy nghĩ thật cặn kẽ. Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo và như ý cả, được cái này thì mất cái kia. Việc ly dị vợ để đến với người yêu cũ dù được bao biện “ nhằm sống thật với con người mình ” cũng thể hiện rõ tính ích kỷ, thiếu trách nhiệm. Người mà chỉ nghĩ cho mình, sống ích kỷ và thiếu trách nhiệm thì khó xây dựng hạnh phúc với bất cứ ai. Mặt khác, nếu tìm mọi cách để được sống với người yêu cũ thì cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có hôn nhân hạnh phúc. Đơn giản vì, có thể tình yêu mà bạn dành cho cô ấy còn nguyên vẹn nhưng mọi thứ khác về bạn và cô ấy đều đã thay đổi. Cụ thể, cô ấy trong trái tim bạn và cô ấy trong thực tế mười mấy năm sau có thể khác xa đến trời vực. Thêm nữa, giả như bạn được toại nguyện thì con cái sẽ như thế nào ? Chúng đâu có tội tình gì mà phải thiếu cha, vắng mẹ ? Rồi chuyện “ con anh, con em, con chúng ta ” và vô vàn những khó khăn trong cuộc sống khác nữa là những thách thức không nhỏ mà bạn phải vượt qua. Hiện nay, về căn bản thì gia đình của bạn vẫn đang êm ấm, ổn định. Bạn là Phật tử nên lập hạnh “ muốn ít ” cùng với “ an trú trong hiện tại ” và không nên “sống trong cảnh phải đấu tranh tư tưởng rất khổ sở” nữa. Nếu tiến hành ly hôn thì bạn chính là người đã phản bội vợ con của mình. Vẫn biết bạn thương người yêu trước thật nhiều nhưng với hiện tại thì tất cả đã là dĩ vãng. Tình yêu mà bạn dành cho cô ấy rất đáng trân trọng nhưng bạn nên giấu kín trong lòng hoặc chuyển hóa thành tình bạn để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của người chồng, người cha. ......
Con xin đãng lễ sư cô.sư giảng pháp rất hay.sư cô Tâm Tâm đã thuyết giảng rất nhiều nước trên thế giới
Con xin cung kính và biết ơn Sư giảng Pháp cho chúng con nghe 🙏🙏🙏❤️🙇♂️
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.❤
🙏🙏🙏🪷🌻 xin biết ơn Sư Cô & các Bác đã đưa bài Pháp của Sư tới con cùng mọi người
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mo A Di Da Phat 🙏🙏🙏
Nam Mo Bon Su Thich Ca Mau Ni Phat. 🙏🙏🙏.
🙏🙏🙏
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 138 ) :
407 / Cần hiểu đúng về pháp quy y Tam bảo
Bạn đến chùa mà “ thấy tâm mình rất thanh tịnh, mọi lo âu cũng như áp lực cuộc sống đều tan biến ”, rồi “ phát khởi tâm quy y Tam bảo làm Phật tử tại gia và được thầy ở chùa đó đồng ý ” là bạn có nhiều căn lành. Nếu bạn biết nương vào căn lành này để hướng Phật, tự hoàn thiện mình thì chắc chắn sẽ gặt hái nhiều phước đức và thành công trong cuộc sống.
Ở tuổi bạn, trước khi phát tâm quy y Tam bảo, làm người Phật tử tại gia, bạn xin phép bố mẹ là điều cần thiết. Tiếc rằng, bố mẹ của bạn chưa hiểu rõ và đúng về pháp quy y nên chưa đồng ý. Bạn cần bình tâm, tìm cơ hội tâm tình để bố mẹ bạn hiểu đúng về pháp quy y Tam bảo mà trợ duyên cho bạn được toại nguyện.
Trước hết, quan niệm “ chỉ khi nào già thì mới nên đi chùa ” thực sự chưa đúng. Cần phải điều chỉnh lại là : Đi chùa càng sớm thì càng tốt ! Vì sao ? Đi chùa, quy y Tam bảo là nguyện nương theo Phật - Pháp - Tăng để học theo hạnh trí tuệ và từ bi, bỏ ác làm lành, thanh tịnh thân tâm, vun bồi phước đức, trở thành một Phật tử chân chính, một công dân mẫu mực, sống lợi đạo ích đời. Trong bối cảnh đạo đức của giới trẻ có nhiều biểu hiện suy đồi, tội phạm trong giới trẻ ngày càng gia tăng, việc bạn hướng đến Phật giáo để trau dồi đạo đức, để sống thiện là một tín hiệu lành cho bản thân, gia đình và cả xã hội.
Tuổi trẻ như búp măng, cần phải uốn nắn sớm thì sau tre già mới thẳng. Nếu tuổi trẻ mà không hướng thiện, không tu dưỡng đạo đức thì không lấy gì đảm bảo có tuổi già hạnh phúc, thảnh thơi để đi chùa.
Kế đến, bố mẹ sợ bạn “ lên đại học thì không theo được, mà bỏ đạo thì bị phạt nặng lắm ”. Sự thật thì người Phật tử học đại học ( hay làm bất cứ công việc gì ) vẫn làm tròn bổn phận của mình. Sau khi quy y, người Phật tử được khuyến khích giữ năm giới ( không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện ), mỗi tháng phát nguyện ăn chay và đi lễ chùa sám hối, cầu an ít nhất là hai ngày 14 và 30 hay 15 và mùng 01 ( âm lịch ).
Ngoài ra, người Phật tử luôn nỗ lực làm việc thiện để vun bồi phước đức cho mình. Hiện nay, các bạn sinh viên Phật tử vào những ngày cuối tuần tập trung về chùa tham dự các khóa tu và làm việc thiện rất đông. Sau những ngày học tập mệt nhọc, chùa là “ sân chơi ” lành mạnh, bổ ích được các bạn sinh viên lựa chọn. Nên nói rằng sợ “ lên đại học thì không theo được ” là chưa đúng. Mặt khác, như đã nói, bổn phận tu học của người Phật tử cũng đơn giản nên không có vấn đề gì phải bỏ đạo, do vậy không cần phải lo “ bỏ đạo thì bị phạt nặng lắm ”.
Cuối cùng là “ sợ quy y mà không làm đúng điều Phật dạy thì sẽ bị phạt còn nặng hơn không quy y ”. Quy y, học theo Phật là nguyện tự sửa mình, giúp mình ngày càng hoàn thiện hơn. Nếu không tự sửa mình, không sống theo lời Phật dạy, quen theo tập nghiệp làm những điều xấu ác thì chịu hậu quả. Làm cho mình tốt hơn hay xấu đi là do mình. Phật là Thầy chỉ đường, Ngài không trừng phạt ai cả mà luật nhân quả tự thưởng phạt.
Mặt khác, người có quy y học Phật mà không làm đúng lời Phật vẫn chịu quả báo nhưng khác với người không quy y. Vì ít ra, họ còn sợ tội lỗi, biết ăn năn sám hối và nguyện khắc phục. Còn người không quy y học Phật, không tin hiểu nhân quả, làm sai mà tự mình không biết hay làm sai mà không ai biết thì nghĩ mình hay nên ngày càng lún sâu vào tội lỗi, quả báo nặng nề hơn rất nhiều.
Hy vọng rằng, những sẻ chia này sẽ giúp bố mẹ của bạn hiểu đúng về pháp quy y và nhanh chóng đồng thuận, trợ duyên cho bạn quy Phật, hướng thiện để thành tựu phước đức và gặt hái thành công.
408 / Hóa giải nghiệp báo
Trong tín niệm dân gian của phần đông người Việt, nếu người chồng hoặc vợ từng có con ( thai nhi ) nhưng bị phá bỏ hoặc do sút sảo mà không thờ tự, cúng kiếng, cầu siêu thì đứa con này không siêu thoát, sẽ bám theo cha mẹ chúng để quấy phá. Cụ thể gần như bạn nghĩ, chồng bạn và người yêu cũ trước đây đã từng phá bỏ hai đứa con ( song thai ), vì tội lỗi ấy của chồng mà giờ đây hương linh của hai bé theo cha quấy phá khiến cho hôn nhân của bạn gặp nhiều điều bất lợi.
Hầu hết những người rơi vào hoàn cảnh đã từng phá thai, cả cha và mẹ đều ăn năn sám hối tội lỗi, thờ tự và cầu siêu cho con, mong con tha thứ và siêu thoát. Làm được điều này, tâm tư của cha và mẹ cũng bớt phần ray rứt và hương linh con cái của họ cũng được lợi ích. Hiện nay một số chùa tổ chức cầu siêu cho thai nhi sút sảo hay bị phá bỏ và tạo duyên cho các bậc cha mẹ của thai nhi sám hối tội lỗi đã thu hút khá đông người tham dự.
Theo quan điểm của đạo Phật, phá thai là tội lỗi, nhưng hoàn cảnh không như ý của gia đình bạn hiện nay là kết quả của nhiều nghiệp nhân trong quá khứ, chứ không chỉ vì nguyên nhân vong linh của các con người chồng với người yêu cũ quấy phá. Tuy vậy, trước mắt, bạn nên khuyên chồng lên chùa làm lễ cầu siêu cho các con và sám hối nghiệp chướng của mình. Tùy theo sự thành tâm cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng của hai vợ chồng bạn, đồng thời nhờ Tam bảo gia hộ mà hương linh các cháu sẽ được nhiều lợi lạc.
Để chuyển hóa hoàn cảnh hiện tại, hóa giải những nghiệp báo xấu, ngoài việc cầu siêu cho các con riêng của chồng, bạn và anh ấy cần hướng thiện và làm phước. Hướng thiện là phát tâm quy y Tam bảo, sống theo các chuẩn mực đạo đức Phật giáo ( tuân giữ năm giới ), tránh xa các điều ác. Làm phước là luôn cố gắng giúp người trong khả năng có thể ( như bố thí, cúng dường, giúp sức, che chở, động viên tinh thần, thấy ai làm điều tốt thì khen ngợi…). Trong dân gian thường nói “ Có phước có đức thì mặc sức mà hưởng ”, nên gia đình bạn hãy gieo trồng và vun bồi phước đức, khi phước đức tăng trưởng thì cuộc sống mới thuận lợi và hanh thông.
409 / Tự giải nghiệp cho mình
Vị thầy bói đã nói đúng một phần, vì bạn “ mắc nợ kiếp trước nên kiếp này không làm ăn được ”. Theo nhân quả Phật giáo, kiếp trước mình tạo nghiệp chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác thì kiếp này mình sẽ mất phước, chịu quả báo không có tài sản, làm ăn thất bại… Tuy vậy, vị thầy bói kia đã hoang đường khi nói có thể giải nghiệp tiền kiếp cho bạn với giá cả rõ ràng.
Giải pháp của đạo Phật là nghiệp xấu do mình tạo ra thì tự mình phải chuyển hóa nó. Không ai có thể giải nghiệp cho người khác được nên bạn đừng theo thầy bói cúng bái mà “ tiền mất tật mang ”. Muốn giải nghiệp làm ăn thất bại, trước hết bạn cần thấy rõ do kiếp trước không biết bố thí nên kiếp này nghèo hèn. Muốn khá lên phải lập hạnh bố thí, sẻ chia tùy theo khả năng của mình. Nếu không có gì để cho thì thấy ai cho phải ca ngợi, vui về điều ấy. Làm được vậy mới có phước báo.
Nên sám hối những tội lỗi trong quá khứ của mình, tội diệt thì phước mới sinh. Siêng làm tất cả các việc lành, mỗi việc lành sẽ tích lũy thêm phước đức cho bạn. Nhất là bạn nên phát tâm quy y, thực hành đạo đức căn bản của người Phật tử, sống tốt đạo đẹp đời. Nói tóm lại, bạn cần làm lành tránh dữ để vun bồi phước đức. Đến khi nào phước đức đầy đủ thì sẽ hóa giải nghiệp lực và bạn có thể thành công.
......
miền bắc mỗi làng có 1 miếu thờ thần
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 129 ) :
375 / Biệt nghiệp & cộng nghiệp
Theo giáo lý Nghiệp của đạo Phật, mỗi người đều thừa tự nghiệp của chính mình. Nghiệp là những tạo tác, hành động có tác ý. Nghiệp do mình tạo ra và trở lại chi phối chính mình. Nghiệp có biệt nghiệp ( nghiệp riêng ) và cộng nghiệp ( nghiệp chung ). Hai loại nghiệp này có liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau.
Xét về biệt nghiệp thì dĩ nhiên ai làm nấy chịu, không ai có thể chịu thế cho ai. Khi cha mẹ làm ác thì chính họ sẽ chịu quả báo. Sở dĩ “ cha mẹ làm ác và hậu quả thì con cái lại gánh ” là do cộng nghiệp. Con cái có liên hệ cộng nghiệp với cha mẹ, nên những nghiệp thiện hay ác mà cha mẹ tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên con cái. Và ngược lại, những nghiệp thiện hay ác mà con cái tạo ra sẽ tác động tốt hay xấu lên cha mẹ.
Trường hợp “ cha mẹ giàu mà con cái lại nghèo, và ngược lại con cái giàu mà cha mẹ lại nghèo ” là trong cộng nghiệp có biệt nghiệp. Cộng nghiệp là cả gia đình nhưng mỗi người có một biệt nghiệp khác nhau. Thế nên trong cùng một gia đình nhưng mỗi người lại có một đặc điểm giàu nghèo khác biệt nhau.
376 / Sám hối tội lỗi đưa người đi phá thai
Ai cũng biết phá thai là việc tội lỗi. Tuy vậy, theo như bạn trình bày, tội lỗi ấy chủ yếu thuộc về chính bản thân cô gái ấy. Bạn vì thương cảm với hoàn cảnh bi đát của họ mà giúp đưa đến bệnh viện mà thôi. Nếu lúc ấy bạn không giúp thì chắc chắn họ cũng sẽ tự làm lấy.
Xét về nguyên lý tạo nghiệp giết hại thì trong trường hợp này bạn không tạo nghiệp. Chính cô gái đang mang thai quyết định bỏ thai, mẹ của cô gái cũng đồng thuận với việc ấy, nhân viên y tế nạo phá thai mới là người trực tiếp tạo nghiệp ác. Bạn tuy không có ý ác, miệng cũng không xúi bảo họ làm ác nhưng vì có tham gia nên chỉ có cộng nghiệp ( nghiệp chung ) liên quan đến đến việc phá thai ấy mà thôi.
Như vậy, bạn tuy có cộng nghiệp mà không nghiêm trọng lắm, không vì việc ấy mà chịu đọa lạc. Biết rõ như thế rồi bạn nên nhẹ lòng vì phước đức của mình vẫn còn, tạo tội không lớn, có thể sám hối khiến cho tội lỗi tiêu trừ, thân tâm trở nên thanh tịnh. Việc bạn “ nghĩ lại thấy mình quá tàn nhẫn ” là điều nên có. Vì nếu như hiện tại, ắt hẳn bạn sẽ có cách giải quyết hợp lý hơn, bớt tạo ác nghiệp hơn.
Bạn chỉ cần thành tâm ăn năn, sám hối tội lỗi, nguyện không tái phạm. Cụ thể là phát nguyện lễ sám chư Phật theo các nghi thức Hồng danh bửu sám, Thủy sám, Lương hoàng sám. Phát tâm làm các việc thiện lành trong khả năng để vun bồi phước đức. Chỉ cần làm như vậy thì tội lỗi của bạn được tiêu trừ
377 / Phước trí nhị nghiêm
Phước trí nhị nghiêm là danh hiệu của chư Phật, bậc Toàn giác, bậc Lưỡng túc tôn, viên mãn phước đức và trí tuệ. Đức Phật Thích Ca và chư Phật trong mười phương ba đời còn được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”, trí tuệ và phước đức đều tròn đầy.
Các bậc Thánh ( trong Tứ thánh như A la hán, A na hàm, Tư đà hàm, Tu đà hoàn ) thì chưa được gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”. Ngay như các bậc Thánh A la hán đại đệ tử của Đức Phật ( Ngài Xá lợi phất, Ngài Mục kiền liên…), về mặt tâm giải thoát, tuệ giải thoát thì được xem ngang với Đức Phật nhưng về mặt công hạnh thì không bằng, nên chưa thể gọi là bậc “ Phước trí nhị nghiêm ”.
Bốn chúng đệ tử Phật ( Tỳ Kheo, Tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ ) chỉ là những người đang thực hành phước trí ( huệ ) song tu. Nếu tu tập đúng Chánh pháp thì chắc chắn chúng ta có phần trí tuệ và phước đức. Cứ thế liên tục tu tập vun bồi phước đức và trí tuệ cho đến ngày “ Phước trí nhị nghiêm ”.
378 / Cõi Cực lạc có vĩnh hằng ?
Vạn pháp vô thường là một trong những giáo lý căn bản của đạo Phật. Các pháp hữu vi, có hình tướng, duyên sinh thì đều tuân theo quy luật vô thường, biến hoại, sinh diệt. Nếu nói vĩnh hằng, thường còn mãi là không đúng với Tam pháp ấn, sai với giáo lý đạo Phật.
Vì thế, cảnh giới Cực lạc tuy là y báo của Đức Phật A Di Đà cùng chư Thánh chúng, có vô lượng công đức cũng như sự thù thắng vi diệu trang nghiêm nhưng thực chất vẫn không vĩnh hằng, không ngoài quy luật vô thường. Bởi “ Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ” ( Kinh Kim cang ), bất cứ pháp nào có tướng ( do duyên sinh ) thảy đều hư vọng, vô thường, vô ngã.
Sở dĩ giáo điển Tịnh độ ( Phật giáo Bắc tông ) ca ngợi Cực lạc với vô lượng thù thắng trang nghiêm là nói thiên về mặt Tướng và Dụng. Thế giới Cực lạc là y báo do vô lượng công đức đồng thời là phương tiện quyền xảo của Đức Phật A Di Đà nhằm tạo thắng duyên cho chúng sinh Ta bà về nương để tu tập cho đến ngày thành Phật.
Nói một cách dễ hiểu, khi chưa thành Phật, các Thánh giả ở Cực lạc có được một môi trường tu tập tuyệt hảo, hội đủ mọi thắng duyên tiến tu thành Phật, bất thoái chuyển. Tuy nhiên, đến khi các Thánh giả ở Cực lạc tu tập thể nhập “ Tự tánh Di Đà ”, thành bậc Giác ngộ rồi thì chính các Ngài trực nhận rõ ràng nhất, Cực lạc chỉ là phương tiện độ sinh của Phật A Di Đà. Nên phàm đã có “ tướng ”, cho dù là Cực lạc thì cũng theo quy luật duyên sinh, vô thường, vô ngã.
379 / Bức xúc về việc phủ nhận kinh điển Đại thừa
Thời Phật Thích Ca còn tại thế, hơn 45 năm thuyết pháp, những lời Phật dạy không được ghi lại bằng văn bản. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, kinh điển được các vị Thánh tăng ghi nhớ, truyền miệng lại cho các thế hệ tiếp theo. Hơn 300 năm ( khoảng từ 300 đến 500 năm ) sau khi Đức Phật nhập diệt, kinh điển mới bắt đầu được ghi chép. Kinh tạng Pàli ( kinh điển Nguyên thủy ) hình thành trong giai đoạn này, được xem là gần với thời Đức Phật nhất.
Kinh điển Đại thừa, ngoài một phần tương đương với Kinh tạng Pàli ( bốn bộ A Hàm ), thì phần lớn được hình thành muộn hơn. Điều cần thẳng thắn nhìn nhận là, trong kho tàng kinh điển Đại thừa rất đồ sộ, ngoài các bộ kinh có nguồn gốc từ Ấn Độ còn có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc rất muộn về sau. Các nhà nghiên cứu kinh điển bằng phương pháp văn bản học đã xác định điều này. Và ngay trong Kinh tạng Đại thừa, các nhà kết tập kinh điển tuy vẫn cho nhập tạng nhưng lưu ý một số kinh và xếp vào Nghi tợ bộ.
Rõ ràng, trong Kinh tạng Đại thừa, tuy có một số kinh được trước tác tại Trung Quốc, nhưng phủ nhận toàn bộ kinh điển Đại thừa không phải do Phật Thích Ca thuyết là một sự thiển cận và hẹp hòi. Người học Phật hiện nay cần phát huy chánh kiến để hội nhập với Phật giáo thế giới. Đứng trên lập trường truyền thống, tông phái của mình để phê phán hay công kích các truyền thống, tông phái khác là điều không nên.
Hiện tại, chúng tôi chưa có tư liệu cụ thể về quan điểm của GHPGVN đối với vấn đề này. Tuy vậy, theo quan điểm của chúng tôi, Phật giáo thế giới có hai truyền thống lớn Nguyên thủy và Đại thừa là sự phong phú và đa dạng, làm giàu có thêm cho gia tài tuệ giác mà Đức Phật để lại cho nhân loại. Cả hai truyền thống này đều đồng nhất ở giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi, Vô ngã… Ngoài ra, hai truyền thống này còn có những luận điểm về giáo lý khác nhau. Cần thấy rõ là, dù khác nhau nhưng không hề đối nghịch và phủ nhận lẫn nhau.
Người học Phật thuộc bất cứ truyền thống nào, khi nghiên cứu kinh điển cần nêu cao chánh kiến, vận dụng ba ( hoặc bốn ) dấu ấn Chánh pháp, còn gọi là Tam pháp ấn hay Tứ pháp ấn, để soi rọi và kiểm chứng. Nếu bản kinh nào, nhân danh truyền thống nào mà không có các dấu ấn của Chánh pháp thì xác định kinh đó không phải do Phật thuyết.
......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 143 ) :
427 / Băn khoăn với việc ăn chay trường
Trước hết, chưa nói đến việc ăn chay vì tôn giáo, chỉ bàn về vấn đề sức khỏe. Trong cơ thể bạn có xu hướng thích ăn chay, và khi ăn chay thì bạn cảm thấy rất khỏe mạnh, đó là bằng chứng đồng thời cũng là lựa chọn đúng đắn nhất với bạn. Hiện nay trên thế giới, số lượng người lựa chọn phương pháp ăn chay vì sức khỏe khá nhiều. Họ ăn chay một cách tự nhiên, vì đó chỉ là một xu hướng ẩm thực thích hợp với cơ thể của họ. Và điều đó hầu như không gây ra một sự khác thường, lập dị nào trong mắt người khác hoặc mặc cảm, tự ti nào trong chính bản thân của họ.
Kế đến, bạn là Phật tử, việc ăn chay của bạn, ngoài vấn đề sức khỏe còn mang ý nghĩa cao cả là phương tiện để thực hành lòng từ bi.Bạn cần lưu ý đến hai chữ “ phương tiện ” vì một số người tuy ăn chay mà có rất ít lòng từ. Bởi lòng từ do tu tập về tâm từ ( thiền rải tâm từ… ) mà có. Nên ăn chay cũng là cách tu tập nhưng nếu chỉ ăn chay đơn thuần ( mà không luyện tâm ) thì đó là một trong những liệu pháp dưỡng sinh mà thôi.
Đạo Phật khuyến khích thực hành ăn chay để trợ duyên cho việc tu tập, phát triển tâm từ. Người Phật tử nên ăn chay ít nhất là hai ngày trong một tháng, nhiều hơn thì càng tốt. Bạn có duyên lành thích hợp với ăn chay trường quý hóa hơn. Hiện nay, khoa học về dinh dưỡng và ẩm thực khá phát triển. Các nhà khoa học hướng dẫn chúng ta nên ăn những gì phù hợp với cơ thể để thực sự khỏe mạnh hơn là ăn những gì mình thích hay số đông ưa thích.
Do đó, không có gì phải “ chạnh lòng khi mọi người nhìn mình với vẻ hơi e ngại ”, vì ăn chay là quan điểm, là xu hướng ẩm thực của riêng bạn. Ngược lại, bạn nên tự hào vì đã sáng suốt lựa chọn cách ẩm thực phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình. Trong các mối quan hệ xã hội như lễ giỗ tiệc tùng, khi nhận lời mời hoặc khi tham dự bạn cứ bày tỏ thẳng thắn mình là người ăn chay. Nếu lúc dự tiệc, có thức ăn chay thì tốt, còn không thì thôi, “ tham dự để mọi người cùng vui nhưng chỉ ăn ít rau trái ” là tốt rồi. Lâu dần, mọi người đều biết bạn là người ăn chay, chắc chắn khi có bạn tham dự họ sẽ chuẩn bị vài món chay cho bạn. Bởi lẽ, việc làm một vài món chay thông dụng vốn rất dễ dàng đối với các nhà hàng, quán ăn, nhà riêng hiện nay.
Khi lập gia đình cũng vậy, nếu khéo thu xếp thì việc ăn chay trường cũng khá dễ dàng. Bạn cần biết rằng, người ăn chay mà cơ thể “ thấy rất khỏe mạnh ” thì việc làm “ người vợ, người mẹ ” cũng bình thường như bao người khác, không có gì trở ngại cả. Chỉ khi mang thai, bạn cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để bổ sung một số chất cần thiết cho em bé phát triển tốt. Trong bối cảnh ẩm thực hiện nay, các gia đình có hiểu biết về dinh dưỡng đều thiết lập thực đơn chú trọng đến việc ăn nhiều rau củ quả, hạn chế bớt thịt cá, giảm thiểu dầu mỡ, đường, muối, v.v... sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Người ăn chay trường vẫn làm việc nội trợ, nấu nướng cho gia đình bình thường. Không hề có “ tội lỗi ” khi người ăn chay phải mua sắm và nấu mặn. Khi ăn cũng vậy, bạn hãy nghĩ ăn chay như là cách “ ăn kiêng ” nên vẫn ăn chung mâm cùng chồng con như các gia đình khác. Điều quan trọng là bạn hãy loại ngay các suy nghĩ không mấy bao dung ( nếu không nói là thiên lệch ) về ăn chay như : “ Chỉ có ăn chay mới thanh tịnh, cao quý. Ăn chay mà nấu mặn sợ mang tội. Ăn chay là tu nên cần cách ly ăn mặn… ”, nghĩ như vậy rất dễ tạo ra các áp lực. Bạn nên ăn chay một cách tự nhiên, dung dị, hòa đồng. Xem việc ăn chay nhằm hỗ trợ cho việc chuyển hóa tâm. Cốt lõi của tu tập là chuyển hóa tâm chứ không phải là ăn gì !
428 / Quy y học Phật để hoàn thiện mình
Cuộc đời mình phải do chính mình quyết định lấy. Sau khi suy xét thấu đáo, cân nhắc kỹ lưỡng về một khuynh hướng tâm linh hay một đường hướng sống thiện lành thì tự mình quyết định đi theo. Người có trí và biết tự chủ thì không thể phó thác bản thân cho người khác, không tin vào phán quyết của thầy bói mà cần tin vào chính mình.
Người tìm hiểu và có tâm nguyện hướng Phật cần phải thấy rằng con người vốn không nợ thần linh ( không lệ thuộc bất cứ ai ) mà chỉ nợ nghiệp cũ của mình. Nghiệp cũ do chính mình tạo ra từ quá khứ có thể tốt hoặc xấu, nhưng khi quy y học Phật chúng ta thực hành giáo pháp để hoàn toàn chủ động chuyển hóa nghiệp cũ, tạo ra nghiệp mới tốt đẹp.
Đức Phật là bậc Giác Ngộ, Ngài không phải thần linh. Đi theo Phật chính là học theo công hạnh của Ngài, phát huy trí tuệ, thực hành từ bi, chuyển hóa phiền não để sống an vui, lợi mình và lợi người. Thiết nghĩ, bạn hãy phát huy tuệ giác để sáng suốt quyết định, để chủ động và trách nhiệm với bản thân nhằm vượt thoát mọi ràng buộc của thần linh mà sống an vui, tự chủ và tự tại.
429 / Lỡ thất hứa với Đức Phật thì làm sao ?
Bạn đã quỳ trước Đức Phật phát nguyện ăn chay và sau đó chưa làm trọn lời nguyện của mình thì cần phải sám hối. Đối với các thiện pháp khác cũng vậy, nếu đã phát nguyện trước Tam bảo mà vì chướng duyên không hoàn thành phải chí thành sám hối.
Bạn đến trước bàn thờ Phật, đốt hương đèn, cung kính lễ bái, quỳ trước Phật thành tâm phát lồ sám hối. Lòng bạn như thế nào thì cứ y như vậy mà tỏ bày. Sau khi sám hối xong, cung kính lễ Phật bái tạ. Đức Phật luôn từ bi hỷ xả cho bạn khi các điều khấn nguyện chưa được làm tròn đồng thời cũng chứng minh cho bạn những điều phước thiện mà bạn đã làm được.
Nhân đây, bạn cũng nên biết thêm rằng, ăn chay là duyên lành để mình tu tâm sửa tính. Nhờ phát nguyện ăn chay mà bạn biết tự nhìn lại mình, hổ thẹn với các điều xấu đã làm, phát huy thêm các điều thiện đang và sẽ làm. Ăn chay như vậy mới thực sự có phước đức.
430 / Phải khẳng định mình là Phật tử
Khi đã quy y Tam bảo rồi, nếu có người hỏi hay khai các loại giấy tờ liên quan đến tôn giáo, bạn cần khẳng định tôn giáo của mình là Phật giáo, bạn là Phật tử, với tất cả lòng hãnh diện và tự hào.
Trước hết, người có đức tin tôn giáo chí ít cũng là người có xu hướng đạo đức, quan tâm thực hành các điều thiện. Kế đến, khi khẳng định mình là Phật tử, chứng tỏ bạn có lòng tự trọng, có trách nhiệm hơn với bản thân trong đời sống cá nhân cũng như các tương tác xã hội.
Đức Phật là bậc từ bi và trí tuệ tròn đầy, nhân loại khắp năm châu đều tôn kính. Chúng ta là đệ tử của Đức Phật, nguyện học và làm theo Chánh pháp để hoàn thiện tự thân, sống an lạc và có ích cho cuộc đời, chắc chắn cũng được mọi người yêu thương và tôn trọng. Nên bạn hãy tự hào với tôn giáo là Phật giáo của mình.
......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 128 ) :
371 / Có ý định tự tử vì thủ dâm ám ảnh
Sinh ra trong cõi Dục nên ái dục là thuộc tính căn bản của con người. Ai cũng bị ái dục xâm chiếm và chi phối. Trong ba nghiệp căn bản ( tham dục, sân hận, si mê ), mỗi người đều có đầy đủ nhưng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Có người tham dục ít nhưng sân si lại nhiều. Riêng bạn, có thể xem là nghiệp ái dục khá nặng nề.
Ban đầu, thủ dâm là hành vi có tính bản năng, không nên xem đó là tội lỗi. Theo các nhà sinh lý và tâm thần học, thủ dâm không chỉ hoàn toàn có hại cho sức khỏe hay quá xấu xa về tâm hồn, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, hành vi ấy được xem như cần thiết và vô hại.
Bạn là Phật tử nên cần lưu ý rằng, theo đạo Phật, thủ dâm không phải là nội dung chính yếu của tội tà dâm. Trọng tâm của giới thứ ba là, người Phật tử đã lập gia đình mà có quan hệ nam nữ ngoài giá thú mới phạm tội tà dâm. Bạn cần hiểu rõ là, giáo lý đạo Phật không xem thủ dâm là tội nặng đến mức “ trời không dung đất không tha ”, “ sau khi chết quả báo rất nặng ” như bạn đã nghĩ. Nói cách khác, với người Phật tử, hành vi thủ dâm chỉ khuyết giới thứ ba, nếu bạn “ đã quyết bỏ ” thì có thể sám hối để thân tâm trở thành thanh tịnh.
Vì thế bạn hãy bỏ ngay ý niệm tự tử vì tội nghiệp bạn đã tạo ra không nặng lắm. Kế đến cần nhận thức rõ rằng, cho dù có cố tình “ kết thúc cuộc đời oan trái này ” thì nghiệp ái dục ấy vẫn y nguyên, còn mang thêm tội giết người ( tự sát ) nữa, có tái sinh vào đâu thì tội nghiệp ấy càng nặng thêm. Theo đạo Phật, tự tử không phải là xong, chấm dứt mọi chuyện; hành vi thiếu trí tuệ ấy chẳng những không giải quyết được vấn đề mà khiến cho tội chướng nặng nề hơn.
Bạn hãy nương vào Phật pháp và nỗ lực tự thân để cứu lấy đời mình. Đạo Phật có nhiều phương thức để trị liệu phiền não, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu cho con người. Ái dục là một phiền não sâu dày nhưng có thể chuyển hóa được.
Bạn đã thực tập niệm Phật nhưng chưa chế ngự tâm ái dục thì hãy thay đổi đề mục niệm. Đầu tiên, bạn cần tu tập “ điều thân ” vì thân tâm ảnh hưởng lẫn nhau. Bạn hãy nói không với rượu bia và các chất say, tránh ăn nhiều ngũ vị tân ( hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu ), hạn chế ăn no vào buổi tối, không xem nghe các ấn phẩm kích dục. Mặt khác, bạn hãy tăng cường vận động thể dục thể thao, tham gia các sinh hoạt xã hội, giao lưu cùng bạn bè. Những điều chỉnh về ăn uống và lối sống như trên sẽ có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa ái dục.
Kế đến, bạn hãy quán niệm về đề mục “ Thân bất tịnh ”. Thân mình và người ( đối tượng ham muốn ) đều không sạch, là một túi da chứa các đồ bất tịnh bên trong. Hãy nhìn thật rõ như nó đang là, không cần tự ám thị hay thêm bớt. Ngoài việc thấy rõ máu mủ phẩn tiểu thịt xương… nhơ nhớp, ngay cả khi thân được xem là sạch sẽ nhất thì vẫn có 09 cửa ( cửu khiếu ) luôn thải ra những vật bất tịnh. Cấp độ mạnh hơn là quán “ Tử thi ”, quán sát một thây chết bị quăng bỏ trong nghĩa địa từ tím tái, sình trương, phân hủy, thối rữa cho đến khi còn lại xương trắng, cát bụi trở về với cát bụi.
Hai pháp quán này mang đến một tuệ giác thấy rõ như thật về thân mình và người đều bất tịnh. Hiệu ứng trước mắt là lắng dịu bớt tâm ái dục. Nếu duy trì thường trực tuệ quán này, cùng với nỗ lực điều thân, thành tâm sám hối nghiệp chướng ái dục nặng nề, nguyện “ quyết bỏ ”, thì chắc chắn ái dục sẽ được chuyển hóa.
372 / Thêu tranh Phật cần kiêng kỵ điều gì ?
Thêu tranh Phật để cúng cho nhà chùa hay tặng người hữu duyên là việc tạo ra công đức, phước báo vô lượng. Nếu đủ duyên thì bạn nên làm. Trong quá trình thêu tranh Phật, bạn không cần kiêng kỵ bất cứ điều gì.
Để phước đức được trọn lành, trước khi thêu, bạn cần dọn mình cho thân tâm trong sạch, thành tâm phát nguyện, thấy rõ việc làm của mình là phụng sự Tam bảo, tạo ra phước đức to lớn. Trong khi làm thì tâm luôn hoan hỷ, thân thanh tịnh trang nghiêm.
373 / Ưu tư về hỏa táng, cách rải tro cốt và thờ cúng
Nhân loại hiện nay có nhiều cách mai táng người chết như địa táng ( chôn ), hỏa táng ( thiêu ), thủy táng ( thả sông biển ), lâm táng ( bỏ xác vào rừng ), không táng ( treo lên cây )… Theo Phật giáo, mai táng người chết theo cách nào cũng đều được. Bởi lẽ, sau khi chết thần thức sẽ theo nghiệp tái sinh, đây mới là phần quan trọng, còn xác thân tứ đại thì tùy duyên an táng theo phong tục. Gia đình bạn chọn cách hỏa táng, sau đó đem tro cốt rải sông hoặc biển ( hoặc rừng cây ) là giải pháp rất văn minh, tiết kiệm, phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện nay.
Khi đi rải tro cốt, con cháu nên tự làm mà không cần mời thầy cũng như thực hiện bất cứ lễ nghi nào. Chọn một khúc sông hay bờ biển ( khu rừng ) nào sạch sẽ, kính cẩn bốc từng nắm tro cốt của người thân thả xuống. Trong khi rải tro cốt con cháu cần yên lặng, thành kính, nguyện cầu cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi. Rải cốt xong, “ về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay ” hoặc “ gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa ”, cách nào cũng được.
Quan trọng là, gia đình cần chăm làm các điều phước thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người thân. Có thể cúng dường, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới v.v… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất. Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh.
374 / Giữ giới “ Không uống rượu ” uống bia được không ?
Y theo kinh văn ghi lại lời răn dạy của Đức Phật, người Phật tử giữ giới thứ năm là “ Không uống rượu ”. Vì rượu là chất gây say nghiện khiến người sử dụng mất tự chủ, không kiểm soát được lời nói và hành vi, dẫn đến tạo ác nghiệp.
Vào thời Đức Phật ( cách nay gần 2.600 năm ), chỉ có rượu là chất gây say nghiện mà thôi. Ngày nay, những chất gây say nghiện được con người tạo ra rất nhiều, ngoài rượu còn có ma túy các loại, bia cùng nhiều thức uống có cồn khác. Do vậy, những bậc thầy thời hiện đại đã nương theo ý của Đức Phật, diễn dịch giới thứ năm của hàng Phật tử cần giữ gìn là “ Không uống rượu và dùng các chất say ” hay gọn hơn “ Không say nghiện ”.
Như thế, tất cả những chất gây say nghiện ngoài rượu, người Phật tử đã nguyện giữ giới thứ năm đều không được dùng. Trong quá trình thọ trì giới thứ năm, Đức Phật có du di ( khai mở ), người nào vì bệnh phải sử dụng thuốc rượu thì trước khi dùng phải xin phép thầy hoặc đại chúng, dùng xong liệu trình phải bạch thưa để chấm dứt.
Hiện nay, bia rượu tràn ngập khắp nơi, gây không ít hệ lụy cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đây cũng là thử thách to lớn cho người Phật tử trong việc thọ trì giới luật. Thiết nghĩ, vì một lý do bất đắc dĩ nào đó mà phải uống tí bia, dẫu không say nhưng người Phật tử cần tự biết rõ mình đang bị khuyết giới, sinh tâm hổ thẹn rồi chí thành sám hối. Biết hổ thẹn mới tìm cách diệt trừ, quyết nói không với bia rượu. Không nên cố tình hiểu sai “ Phật chỉ cấm uống rượu ” rồi tha hồ làm quấy, uống bia đến bí tỉ, tạo ác nghiệp “ nay khổ đời sau khổ ”.
......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 131 ) :
382 / Uống thuốc rượu có phạm giới ?
Với vấn đề ăn chay mà bạn đã trình bày, xin chia sẻ với bạn hai điều. Thứ nhất, người Phật tử được khuyến khích mỗi tháng thực hành ăn chay ít nhất là 02 ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Nên trước đây bạn ăn chay mỗi tháng 10 ngày, nay do bệnh nên chỉ phát tâm ăn chay 02 ngày là tùy duyên. Có điều, với một người bình thường, mỗi tháng ăn chay 10 ngày, nếu ăn chay đúng cách thì không thể nào thiếu dinh dưỡng và dẫn đến bệnh tật được. Thậm chí ngược lại, theo các nhà khoa học về dinh dưỡng, mỗi tháng ăn chay khoảng 10 ngày sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Hiện trào lưu ăn chay vì sức khỏe rất thịnh hành.
Thứ hai, giữ giới không sát sinh và thực hành ăn chay tuy có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng thực chất lại là hai vấn đề khác biệt nhau. Ăn chay để thanh lọc cơ thể, nâng cao sức khỏe và nuôi dưỡng tâm từ bi. Cần nhớ là, người đệ tử Phật không thực hành ăn chay vẫn có thể giữ gìn trọn vẹn giới không sát sinh. ( Truyền thống thọ dụng 03 thứ thịt thanh tịnh [ tam tịnh nhục, không thấy - nghe - nghi vì mình mà giết ] mà vẫn giữ trọn giới không sát sinh của chư Tăng và Phật tử hệ phái Phật giáo Nguyên thủy [ Nam tông ] là minh chứng cụ thể ).
Như thế, việc bạn ăn chay mỗi tháng 10 ngày hay 02 ngày đều tốt, và không vì điều này khiến cho thối chuyển việc giữ giới không sát sinh của bạn. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là những ngày không ăn chay thì bạn có thể buông lung về việc làm tổn hại chúng sinh.
Về giới thứ 05 không uống rượu ( và các chất say ), là Phật tử thì không dùng, trừ trường hợp bác sĩ khuyên dùng thuốc ( ngâm rượu ) để trị bệnh thì trước khi uống thuốc cần phải xin phép. Bạn có thể trình thưa với thầy bổn sư của bạn, hay bộc bạch cho các đạo hữu trong đạo tràng biết, nếu không đủ duyên với thầy bạn thì tự thân bạn hãy đảnh lễ và trình thưa với Đức Phật ( cứ thật lòng mà trình bày theo hoàn cảnh và tâm nguyện của mình ). Sau khi dùng hết liệu trình ( 01 tuần, 01 tháng chẳng hạn ), bạn cũng y theo pháp trình thưa lên thầy, bạn, hay Đức Phật để chấm dứt. Đây là phương tiện mà Đức Phật đã khai mở cho người bệnh để dùng thuốc, nếu bạn làm đúng như vậy thì có thể dùng thuốc rượu mà không phạm giới thứ 05.
383 / Muôn kiểu ăn chay
Tùy theo giáo điển, phong tục, quan niệm của mỗi tôn giáo, giáo phái hay cộng đồng mà có những cách ăn chay khác nhau. Đơn cử như ăn chay là chỉ ăn phần nước ( không ăn phần cái, xác ), ăn chay là không ăn thịt các loài máu đỏ ( loài máu trắng thì ăn được ), ăn chay là không ăn uống gì vào ban ngày ( ban đêm thì ăn uống bình thường ) v.v… Ăn chay trong đạo Phật ( Bắc tông ) là ăn thực vật, không ăn các thực phẩm động vật.
Vì có nhiều cách thức ăn chay, nên sẽ phiến diện và khập khiễng khi đứng trên cách ăn chay của mình mà đối chiếu, so sánh, đánh giá với các cách ăn chay của người khác. Người Phật tử chỉ nên tuân thủ cách ăn chay theo truyền thống của mình. Đối với các truyền thống khác, nếu đủ duyên, chúng ta vẫn có thể tìm hiểu cách thức ăn chay của họ nhưng không phê phán hay xét nét mà cần tuyệt đối tôn trọng.
384 / Vì sao ăn chay vào ngày rằm ?
Phật tử được khuyến khích lập hạnh mỗi tháng ăn chay ít nhất là hai ngày, khá hơn là bốn ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi, góp phần hạn chế sát sinh, và để nâng cao sức khỏe.
Nếu ăn chay hai ngày thì thường là ngày 14 và 30 ( hoặc mùng 01, 15 ) âm lịch. Ăn chay bốn ngày thì thường là ngày 14, 15, 30 và mùng 01. Sở dĩ phải ăn chay vào những ngày trên vì đó là những ngày “ trai ” trong tháng. Trai có nghĩa hẹp là chay, nghĩa rộng là thanh tịnh. Trong ngày trai, người Phật tử cần nỗ lực tu học, làm phước thiện, thanh tịnh thân và tâm của mình.
Nên dù ở đâu, làm gì, vào những ngày này ( còn được gọi là ngày tối trăng [ 30, 01 ] hay sáng trăng [ 14, 15 ] ) các Phật tử phải đến chùa để thực thi phận sự của mình như lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, sám hối, cúng dường, nghe pháp, tọa thiền… Ăn chay vào những ngày này sẽ khiến thân thể nhẹ nhàng, trợ duyên tích cực cho việc tịnh hóa thân tâm.
Ngoài ra, vào những ngày nói trên, do tác động mạnh của từ trường trong vũ trụ chi phối nên khiến tâm lý con người bị nhiều xáo trộn, khó tự chủ, dễ gây tội lỗi. Ăn chay và tu tập vào những ngày này để tự nhắc mình chánh niệm và tỉnh giác hơn, giúp làm chủ bản thân nhằm hạn chế tối đa các lầm lỗi đáng tiếc.
385 / Những ngày ăn chay có nên kiêng chuyện vợ chồng ?
Tùy vào mục đích ăn chay mà có ứng xử thích hợp. Nếu bạn ăn chay vào những ngày “ trai ” với mục đích trai giới, chay tịnh thân tâm thì cần kiêng chuyện ân ái vợ chồng.
Như ngày Phật tử phát tâm thọ giới Bát quan trai, ngày sóc vọng, ngày vía Phật và Bồ tát, hay Phật tử thọ tại gia Bồ tát giới mỗi tháng có 06 ngày trai thì thọ trì trai giới, kiêng không ân ái vợ chồng.
Còn các trường hợp khác, bạn phát tâm ăn chay cho thân thể nhẹ nhàng mà không có chủ đích thọ trì trai giới, thì chuyện tình cảm vợ chồng đều có thể tùy duyên.
......
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 136 ) :
402 / Địa ngục có thật không ?
Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam hiện nay là dung hội đầy đủ hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủy ( Nam tông ) và Phật giáo Phát triển ( Bắc tông - Đại thừa ). Từ Ấn Độ, đạo Phật truyền xuống phía Nam như các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, sử dụng Kinh tạng Pali, gọi là Phật giáo Nam tông. Từ Ấn Độ, đạo Phật truyền lên phía Bắc như các nước vùng Bắc Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, sử dụng Kinh tạng Sanskrit ( chuyển ngữ thành Hán tạng ), gọi là Phật giáo Bắc tông. Do đặc điểm lịch sử phát triển, tư tưởng bộ phái, sự tiếp biến văn hóa có khác nhau nên dẫn đến : Ngoài việc thống nhất về giáo điển căn bản, hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Bắc tông có một số quan điểm khác nhau. Người học Phật cần hiểu điểm mấu chốt này khi tiếp nhận giáo pháp để tránh hoang mang, khó hiểu vì cùng một vấn đề mà đôi khi chư Tăng lại nói khác nhau.
Thứ nhất là vấn đề có địa ngục không ? Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La hán. Tuy nhiên, kinh điển Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều ghi nhận có địa ngục. Địa ngục là một trong sáu cảnh giới của lục đạo. Do đó, nói không có địa ngục là sai với kinh điển Phật giáo.
Thứ hai, sau khi chết thì đi đầu thai ngay, không hề có việc trải qua 49 ngày hay có thân trung ấm và thường trải qua 49 ngày ? Vấn đề này đã được chư Tăng bàn thảo từ hai ngàn năm trước và kéo dài đến ngày nay. Có thể tóm gọn, sau khi chết thì đi đầu thai ngay, không hề có việc trải qua 49 ngày là quan điểm của Phật giáo Nam tông. Quan điểm của Phật giáo Bắc tông là sau khi chết nếu tạo nghiệp cực ác hay cực thiện thì đi đầu thai liền, còn người tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn thì thọ thân trung ấm, tối đa khoảng 49 ngày sẽ tái sinh vào cảnh giới tương ứng với nghiệp nhân đã tạo.
Thứ ba, Đức Phật có phù hộ không ? Đức Phật là Bậc Giác ngộ, Ngài có những phẩm tính đặc thù như Tam minh, Lục thông, Thập lực v.v…, tuy vậy Ngài tuyên bố không có quyền ban phúc hay giáng họa cho ai cả. Nhân quả luôn rõ ràng và công bằng. Mỗi người tự quyết cuộc đời của mình thông qua nghiệp mà mình tạo tác. Tu tập theo đạo Phật căn bản dựa trên nền tảng tự lực. Phật giáo Bắc tông tuy có nói đến tha lực nhưng tự lực vẫn là chính. Người đệ tử Phật không cầu xin Ngài ban cho mình điều này điều kia mà chỉ cầu Phật soi sáng, giúp mình tỉnh thức để học theo hạnh nguyện của Ngài mà chuyển hóa nghiệp của chính mình.
Thứ tư, việc xây chùa, đúc tượng Phật là vô ích, không nên thờ xá lợi Phật có đúng không ? Trong giáo pháp, có hai phương diện mà người sơ học cần nắm vững, đó là Tục đế và Chân đế, hiện tượng và bản thể, tương đối và tuyệt đối. Ở mỗi phương diện có lý luận, cách thức tiếp cận khác nhau. Về Tục đế, dĩ nhiên xây chùa, đúc tượng, thờ Phật là được phước vô lượng. Không ai có thể phủ nhận điều này. Trong Tục đế, nhân quả và tội phước thật rõ ràng. Nên việc làm phước của bạn lâu nay rất hữu ích, bạn đã gieo nhân lành thì chắc chắn gặt quả lành. Trong một số trường hợp, các thiền sư nói đến Chân đế, tuyệt đối thì cách thức thông thường là phủ định để phá chấp rốt ráo. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp này là dùng để khai thị cho người đương cơ, không phải cho số đông, đại chúng.
Thứ năm, các kinh Dược Sư, kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng là ngụy tạo ? Theo các nhà nghiên cứu văn bản học, thời Phật không ghi chép kinh điển. Khoảng hơn ba trăm năm sau Phật Niết bàn, Kinh tạng Pali ( Phật giáo Nam tông ) mới được ghi chép. Kinh điển Phật giáo Bắc tông được kiết tập muộn hơn. Trong đó, có những kinh không tìm được nguồn gốc Phạn bản ( Sanskrit ) hoặc có thêm vào các yếu tố văn hóa Trung Hoa ( vì nhiều nguyên nhân ). Người học Phật theo cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông đều căn cứ vào các dấu ấn Chánh pháp ( Tam pháp ấn, Tứ pháp ấn ) để xác lập tính chính thống và khả tín của kinh điển. Nếu bản kinh nào thiếu vắng các dấu ấn Chánh pháp thì có thể xem đó là ngụy tạo, không phải lời Phật dạy.
403 / Ly dị vợ có phạm tội không ?
Về nguyên tắc, người Phật tử đã lập gia đình mà hôn nhân bị trục trặc, sau nhiều nỗ lực hàn gắn nhưng không cải thiện, không thể tiếp tục sống chung được nữa thì vợ chồng có thể bàn bạc với nhau để ly dị, nhằm giải thoát cho nhau. Khi tình đã cạn, duyên đã hết thì quá trình ly thân hay ly dị cần được tiến hành trong ôn hòa, tôn trọng, có trách nhiệm với vợ ( chồng ) và con cái. Thiết nghĩ, việc ly dị cũng phù hợp với thuyết nhân duyên của đạo Phật. Sau khi ly dị thì có thể tái hôn mà không hề phạm giới.
Theo như tâm sự của bạn, thiết nghĩ, bạn nên bình tâm để suy nghĩ thật cặn kẽ. Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo và như ý cả, được cái này thì mất cái kia. Việc ly dị vợ để đến với người yêu cũ dù được bao biện “ nhằm sống thật với con người mình ” cũng thể hiện rõ tính ích kỷ, thiếu trách nhiệm. Người mà chỉ nghĩ cho mình, sống ích kỷ và thiếu trách nhiệm thì khó xây dựng hạnh phúc với bất cứ ai.
Mặt khác, nếu tìm mọi cách để được sống với người yêu cũ thì cũng không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có hôn nhân hạnh phúc. Đơn giản vì, có thể tình yêu mà bạn dành cho cô ấy còn nguyên vẹn nhưng mọi thứ khác về bạn và cô ấy đều đã thay đổi. Cụ thể, cô ấy trong trái tim bạn và cô ấy trong thực tế mười mấy năm sau có thể khác xa đến trời vực. Thêm nữa, giả như bạn được toại nguyện thì con cái sẽ như thế nào ? Chúng đâu có tội tình gì mà phải thiếu cha, vắng mẹ ? Rồi chuyện “ con anh, con em, con chúng ta ” và vô vàn những khó khăn trong cuộc sống khác nữa là những thách thức không nhỏ mà bạn phải vượt qua.
Hiện nay, về căn bản thì gia đình của bạn vẫn đang êm ấm, ổn định. Bạn là Phật tử nên lập hạnh “ muốn ít ” cùng với “ an trú trong hiện tại ” và không nên “sống trong cảnh phải đấu tranh tư tưởng rất khổ sở” nữa. Nếu tiến hành ly hôn thì bạn chính là người đã phản bội vợ con của mình. Vẫn biết bạn thương người yêu trước thật nhiều nhưng với hiện tại thì tất cả đã là dĩ vãng. Tình yêu mà bạn dành cho cô ấy rất đáng trân trọng nhưng bạn nên giấu kín trong lòng hoặc chuyển hóa thành tình bạn để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của người chồng, người cha.
......