CÔNG ĐỨC [PHƯỚC] CỦA CHÚNG TA Ở MỨC ĐỘ NÀO?

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 16 ก.ย. 2024
  • Công Đức (Phước) Chúng Ta Ở Mức Nào?
    KINH SỐ 3
    Tôi nghe như vầy: Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.
    Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: “Nay Ta sẽ nói về bốn phước của Phạm thiên. Sao gọi là bốn? Thiện nam tử, thiện nữ nhân nơi chưa dựng tháp, ở nơi đó mà xây tháp. Đó gọi là phước thứ nhất của Phạm thiên. Lại nữa, thiện nam tử, thiện nữ nhân tu sửa chùa cũ. Đó gọi là phước thứ hai của Phạm thiên. Lại nữa, thiện nam tử, thiện nữ nhân tạo sự hòa hợp Thánh chúng. Đó gọi là phước thứ ba của Phạm thiên. Lại nữa, khi Như Lai sắp chuyển pháp luân, chư thiên, người đời khuyến thỉnh chuyển pháp luân. Đó gọi là phước thứ tư của Phạm thiên. Đó gọi là bốn phước của Phạm thiên”.
    Lúc bấy giờ, có một Tỳ-kheo bạch đức Thế Tôn rằng: “Phước của Phạm thiên rốt ráo là nhiều hay ít?”
    Thế Tôn bảo: “Lắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, nay Ta sẽ nói”.
    Các Tỳ-kheo đáp: “Kính vâng.”
    Thế Tôn bảo: “Cõi Diêm-phù-đề từ Đông Tây, bảy ngàn do tuần, Nam Bắc hai vạn một ngàn do tuần, địa hình giống như chiếc xe. Ở trong đó, công đức có được của chúng sanh cũng bằng công đức của một vị Chuyển luân Thánh vương.
    “Lại có cõi tên Cù-da-ni dọc ngang ba mươi hai vạn dặm, địa hình như nửa mặt trăng. Các Tỳ-kheo nên biết, công đức của nhân dân trong cõi Diêm-phù-đề và một Chuyển luân Thánh vương so với người ở đó thì chỉ bằng phước của một người thôi.
    “Lại nữa, Tỳ-kheo, Phất-vu-đãi dọc ngang ba mươi sáu vạn dặm, địa hình vuông vức. Nếu tính phước của hai cõi Diêm-phù-đề và Cù-da-ni thì không bằng phước của một người cõi Phất-vu-đãi này.
    “Tỳ-kheo nên biết, Uất-đơn-viết, dọc ngang bốn mươi vạn dặm, địa hình giống như mặt trăng tròn. Nếu tính phước của nhân dân trong ba cõi trên thì cũng không bằng phước của một người ở cõi Uất-đơn-viết.
    “Tỳ-kheo nên biết, nếu tính phước của nhân dân bốn thiên hạ, không bằng đức của Tứ thiên vương. Nếu tính phước nhân dân bốn thiên hạ cùng cõi Tứ Thiên Vương thì cũng không bằng phước của cõi Tam Thập Tam Thiên. Nếu tính phước của bốn thiên hạ, Tứ Thiên Vương, cùng Tam Thập Tam Thiên, cũng không bằng phước của một vị Thích Đề-hoàn Nhân. Nếu tính phước của bốn thiên hạ, Tứ Thiên Vương, Tam Thập Tam cùng Thích Đề-hoàn Nhân, cũng không bằng phước một Diễm thiên. Nếu tính phước bốn thiên hạ, Tứ Thiên Vương, Tam Thập Tam, Thích Đề-hoàn Nhân cùng Diễm Thiên thì cũng không bằng phước trời Đâu Suất. Nếu tính phước bốn thiên hạ … cho đến phước trời Đâu Suất thì cũng không bằng phước trời Hóa Tự Tại. Nếu tính phước bốn thiên hạ, cho đến trời Hóa Tự Tại cũng chẳng bằng phước trời Tha Hóa Tự Tại. Nếu tính phước từ bốn thiên hạ cho đến cõi trời Tha Hóa Tự Tại cũng chẳng bằng phước đức của Phạm Thiên vương.
    “Tỳ-kheo nên biết, phước của Phạm Thiên như vậy. Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào cầu phước đó, theo đây mà suy lường. Cho nên, này Tỳ-kheo, muốn cầu phước Phạm Thiên, nên tìm cầu phương tiện để thành tựu công đức này. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”
    Các Tỳ-kheo sau khi nghe Những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
    Kinh Số 3 - Phẩm Khổ Lạc Thứ 29 - Kinh Tăng Nhất A Hàm

ความคิดเห็น •