Vòng 15 VL 2016:Than QN thắng ngược SHB Đà Nẵng bằng lối đá "không thể xấu xí" hơn!

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 26 ก.ย. 2024
  • Trước hết, mời các bạn xem báo tuổi trẻ có bài viết
    Vòng 15 V-League 2016: SHB Đà Nẵng chơi đẹp và…thua
    TTO- Phút 81, bóng đang nằm trong sự khống chế của SHB Đà Nẵng và dù thủ môn Tuấn Linh (Than Quảng Ninh) chấn thương nằm sân, cầu môn bỏ trống nhưng cầu thủ đội khách D92 Nẵng đã chủ động dừng trận đấu. Một hành động thể thao rất có ý nghĩa, lần đầu xuất hiện ở V-League.
    Vào thời điểm nói trên, tỉ số đang là 2-2. Hiệp một, SHB Đà Nẵng dẫn trước 2-0 do công của Đức Lễ và Merlo. Nhưng ở hiệp hai, phút 66, 67, Dyachenko rồi Mạc Hồng Quân ghi liền hai bàn thắng gỡ hòa 2-2 cho chủ nhà Than Quảng Ninh.
    Trận này, tiền đạo Eydison (SHB Đà Nẵng) liên tục nằm sân do bị hậu vệ Than Quảng Ninh vào bóng cứng rắn, thậm chí thô bạo. Và cũng chính vì lối đá cứng rắn với Eydison mà hậu vệ Huy Cường bị truất quyền thi đấu vào phút 73. Phút 90+4, Tuấn Tú (Than Quảng Ninh) bị mời ra khỏi sân sau khi nhận hai thẻ vàng đều vì chơi thô bạo và nguy hiểm.
    Lối chơi Fair play của SHB Đà Nẵng đã khiến cho họ nhận trái đắng vào cuối trận. Từ một pha phàn công nhanh, Dyachenko dứt diểm khéo léo vào góc xa ấn định chiến thắng 3-2 cho chủ nhà Than Quảng Ninh.
    ------------------------------------------------------------------------------------------------
    Đội TQN được biết đến là một đội bóng tuy mới lên chơi ở giải V.L qua 3 mùa giải, nhưng họ nổi tiếng nhất V.League 2016 về " tuyệt chiêu" ...câu giờ và “bạo lực”. Đến năm 2016 này, họ càng nâng cao “tiểu xảo” câu giờ và “bạo lực” đó lên đến mức độ…”vô vô đối” của “vô đối”. Có thể nói, cho đến lúc này (V.League 2016 dù mới đi qua 15 vòng đấu), nhưng với “chiêu” câu giờ, và lối đá “thô bạo”…quá ‘xấu xí’ đó, có thể nói, khó có đội nào tranh được ngôi vị “xấu xí nhất” của họ ở mùa V.League 2016 này
    Trong bóng đá, đội bóng yếu hơn đối phương nếu may mắn ghi được bàn thắng trước, họ thường tìm mọi cách để "câu giờ", vừa làm cho thời gian bóng chính thức lăn "trong cuộc" ít đi (thì cơ hội cho đối phương gỡ hòa hoặc thắng ngược cũng ít đi), vừa làm giảm đi sự "hưng phấn" của đối thủ. Chưa nói, nếu cầu thủ đối phương mất bình tỉnh và bị "ức chế" không kiểm soát được mình, có thể sẽ phản ứng "thiếu kiềm chế" là "lãnh thẻ" lãng nhách. Thế là "mắc bẫy" của họ, gây cho đội nhà "thiệt đơn, thiệt kép" và ...thua, có khi đậm đà hơn thực tế diễn tiến trên sân. Than Quảng Ninh rất thành công trong "chiệu trò" này. Vì họ có một thủ môn rất có "tài" trong cái việc "câu giờ" như tôi vừa nêu (nhờ thế mà cậu ta được mang băng đội trưởng?). Nói như vậy không có nghĩa là các đội khác không "câu giờ", nhưng trong chừng mực nào đó,... không "lộ liễu" đến mức "thô thiển" như TQN. Các bạn xem đi, chúng tôi chỉ "trích" có hơn 15 phút thôi, nhưng Tuấn Linh đã "nằm vạ" đến 2 lần (chỉ tính những lần ‘lộ liễu và thô thiển’ nhất), bằng với thời gian mà trọng tài bàn cho đá bù giờ trận này là 5 phút (nếu không thiên vị cho TQN, thời gian đá bù phải lên đến 8 phút, trọng tài ạ…(!?). Từ lúc cầu thủ Nguyễn Huy Cường của họ bị thẻ đỏ rời sân ở phút 73 (khi này họ đã gỡ hòa 2-2, chả va chạm ai cả (hoạc chỉ cần chạm nhẹ), cậu ta liền tự lăn đùng ra tỏ vẽ đau đớn đến mức như vừa bị..."thiến" không bằng?!
    Điển hình nhất là 2 pha bóng đột nhà bị đội khách áp sát gây nguy hiểm cho khung thành của TQN, là cậu ta lăn đùng ra ôm đầu trông như vừa bị chấn thương đầu (sọ não) rất “trầm trọng” dù chỉ va chạm phới qua với chính cầu thủ mình (nhưng sau pha dùng “tiểu xảo” để thoát thua này cậu ta lại mạnh như chưa bao giờ mạnh như thế, nhìn cậu ta phát bóng khởi động những cuộc phản công thì rõ). Thế là cứu cho đội không bị thủng lưới (vì có đến 5, 6 cầu thủ của đội khách chiếm vào những vị trí thuận lợi để ghi bàn) nhưng phải…dừng lại để các BS vào chăm sóc cho cậu ta.
    Cứ thế, bằng “tiểu xảo” đó để “buộc đội khách phải dừng lại mỗi khi cầm bóng xâm nhập vùng “cấm địa” của TQN để ghi bàn.
    Cách khống chế đội khách bằng lối đá “bẩn” như như vậy đã làm cho cả BHL của SHB Đà Nẵng và các cầu của họ bị quá nhiều “ức chế”. Họ không thể nào tập trung vào một trận đấu mà “cứ mỗi lần đội mình đưa được bóng vào khu cấm địa, tạo cơ hội ghi bàn thì thủ môn đội đội chủ nhà lại lăn ra ‘ăn vạ bẩn thĩu’ như thế. Đó là điều mà đội chủ nhà mong muốn sự mất tập trung, “tâm lý bất ổn” của đội khách đã bị họ khai thác. Đội khách đã rơi vào “kế bẩn” của đội chủ nhà và cái giá phải trả là một bàn thua trong pha bóng rình rập của họ.
    Nhất là sau khi gỡ hòa (hết hiệp 1, họ bị đội khách dẫn đến 0-2), rồi bị thiếu người vì thẻ đỏ, “thủ môn đội trưởng của chủ nhà diễn tiếp những trò “bẩn” như thế, đặc biệt là phút 90+1. Mời các bạn xem kỷ đi, pha nhảy lên tranh bóng của Gaston Merlo của SHB Đà Nẵng có làm cho cậu ta đau đến mức đó không (không có va chạm gì cả) mà “kịch vô sĩ” này cũng nằm lăn ra ăn vạ được, hết biết!(!?)
    Với lối đá “trên cả xấu xí” như thế, đội chủ nhà đã bảo vệ được thắng lợi khi kết thúc trận đấu dù họ "chỉ cần đá 9 người"!

ความคิดเห็น • 1