Tôi có ấn tượng rất mạnh với tâm linh đặc biệt là bát tiên, nhiều lúc có cảm giác thần tiên từng là người thân của tôi vậy và từ khi nhận ra điều đó tôi đã học từng cái dẫu khó khăn từ họ.
Cái tên "Bát tiên" chắc hẳn ai cũng quen thuộc, thế nhưng "Bát tiên" mọi người nghe qua, đọc qua, thấy qua chẳng hề đơn giản như thế. "Bát tiên" trong lịch sử, thật ra đa dạng hơn những gì mà mọi người nghĩ. 1. Bát tiên trong Đạo giáo (truyền thuyết dân gian) --- • Thiết Quải Lý (Lý Huyền) • Hán Chung Ly (Chung Ly Quyền) • Trương Quả Lão (Trương Quả) • Lữ Động Tân (Lữ Nham) • Hà Tiên Cô (Hà Quỳnh) • Lam Thái Hòa (Hứa Kiên) • Hàn Tương Tử (cháu của Hàn Dũ) • Tào Quốc Cựu (Tào Cảnh Hưu) Trên đây là tám vị tiên nhân trong Đạo giáo, tạo thành nhóm Bát tiên được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Bát tiên trong Đạo giáo có nguồn gốc từ thời Đường - Tống, dân gian đương thời đã có tồn tại "Bát tiên đồ". Sau này trong các vở tạp kịch triều Nguyên, đều có các dấu ấn của Bát tiên, nhưng người và tên thường có sự biến đổi, như Bát tiên trong "Tam bảo thái giám Tây Dương kí diễn nghĩa" đầu triều Minh, không có nhân vật Trương Quả Lão cùng Hà Tiên Cô, thay vào đó là nhân vật Phong Tăng Tự cùng Huyền Không Tử. Còn trong "Liệt tiên toàn truyện" lại dùng nhân vật Lưu Hải (hoặc Lưu Hải Thềm) để thay cho Trương Quả Lão. Nhưng kể từ trường thiên tiểu thuyết thần tiên "Đông Du Kí" (còn có tên khác là "Thượng động Bát tiên truyền kì","Bát tiên xuất xứ Đông Du Kí") của Ngô Nguyên Thái đời nhà Minh, các nhân vật cũng như thứ hạng của Bát tiên mới được phân định rõ ràng, từ đó đã được giữ nguyên và lưu hành cho đến ngày nay. 2. Túy trung Bát tiên --- • Lý Bạch (thi tiên) • Hạ Tri Chương (tự hiệu Tứ Minh Cuồng Khách) • Lý Thích Chi (Tả Thừa tướng) • Lý San (Nhữ Dương Vương) • Thôi Tống Chi (Tập Phong Tề quốc công) • Tô Tấn (tác phẩm Bát Quái Luận, Kim tồn thi) • Trương Húc (Thảo thư) • Tiêu Toại (bố y) Đây là tám vị học giả được ví như những tiên nhân "nghiện rượu" vào Đường triều, chính là "Ẩm trung bát tiên", hoặc còn gọi là "Tuý trung bát tiên" hay "Túy bát tiên". 3. Bát tiên của nước Thục --- Bát tiên nước Thục sơ khai có thể thấy trong tiểu thuyết của Tiêu Tú, cụ thể như sau: • Dung Thành Công Là một vị tiên nhân trong tiểu thuyết thời cổ đại, thần tử của Hoàng Đế, một trong những người thầy chỉ dạy Hoàng Đế cách dưỡng sinh. Xuất hiện đầu tiên trong "Liệt Tử • Thang vấn", câu chuyện về ông xuất hiện trong "Hoàng Đế nội kinh • Bạch vấn", "Thần tiên truyện", "Liệt tiên truyện", "Hiên Viên bản kỷ". • Lý Nhĩ Chinh là Lão tử. • Đổng Trọng Thư Nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục thời Tây Hán, tư tưởng "Bài xích bách gia, độc tôn Nho thuật" của ông được Hán Vũ Đế tiếp nhận, biến Nho giáo thành tư tưởng chính thống trong xã hội TQ cũ, ảnh hưởng đến hơn 2000 năm sau. • Trương Đạo Lăng Là người sáng tạo ra Minh Uy Đạo (Thiên Sư Đạo), tổ của đạo Thiên Sư, nói một cách dễ hiểu ông chính là Trương Thiên Sư. • Nghiêm Quân Bình Họ Trang, tên Tuân, tự Quân Bình (vì kiêng kị Hán Minh Đế Lưu Trang mà đổi tên thành Nghiêm Quân Bình), là một nhà tư tưởng, đạo gia thời kì cuối Tây Hán. • Lý Bát Bách Có 6 cách nói về lai lịch của nhân vật này 1. Người nước Thục, sống đến 800 tuổi nên được đặt là "bát bách" 2. Là Lý Thoát, người nước Thục, sống qua Hạ Thương Chu ba triều đại 800 năm, một nguyên nhân nữa là người ta nói ông vặn mình một cái liền đi được 800 dặm 3. Là Lý A, người Thục Hán thời Tam Quốc, hiệu Bát Bách tuế công 4. Là Lý Khoan thời Tam Quốc 5. Là Hổ Nhĩ tiên sinh Lý Động Tân trong tiểu thuyết "Mao Đình khách thoại" của Tống Hoàng Hưu phục tác 6. Là Lý Chân trong tiểu thuyết "Thụy tan phục chí" • Phạm Trương Sinh Là nhà lãnh đạo của đạo phái Thiên Sư tại khu vực Thành Đô ngày nay vào thời Tây Tấn, thừa tướng của quân khởi nghĩ đương thời, được phong thành "Tứ thời bát tiết thiên địa thái sư". • Nhĩ Chu tiên sinh Nhĩ Chu là họ kép, tổ tiên của ông là tộc người Hồ Khiết Đan, sống ở vùng sông Nhĩ Chu, thế nên mới có họ này. Nhưng vào thời kì Ngũ Đại, nước Thục cũng có một vị Nhĩ Chu khác, tên Động, tự Thông Vi, hiệu Cư Nguyên Tử. Vào thời Tống, Lý Phòng cùng 12 người khác được lệnh của Tống Thái Tông biên soạn quyển "Thái bình quảng kí", trong đó ghi chép lại vào thời kì Ngũ Đại, triều Tây Tấn có một đạo sĩ gọi Trương Tú Khanh đã họa lại bức "Thục Bát tiên đồ", tám vị tiên nhân trong bức tranh đó cùng với tám vị kể trên tương đối giống nhau, bọn họ là Lý Kỉ, Dung Thành, Đổng Trọng Thư, Trương Đạo Lăng, Nghiêm Quân Bình, Lý Bát Bách, Phạm Trương Sinh và Cát Vĩnh Quý. 4. Bát tiên của Hoài Nam (Hoài Nam Bát Công) --- Tương truyền vào thời Tây Hán, Hoài Nam Vương Lưu An thích tiên đạo, chiêu cáo thiên hạ hiền khách phương sĩ, cùng nhau soạn sách lập thuyết, viết thành tập "Hoài Nam hồng liệt". Theo những ghi chép trong "Hoài Nam thư mục" của Cao Tố thời Đông Hán, "Tiểu học tổ châu • danh thần hạ • bát công" của Tống Vương Ứng Lân, tám vị tác giả của quyển sách này là: Tô Phi, Mục Thượng, Tả Ngô, Điền Do, Lôi Bị, Mao Bị, Ngũ Bị, Tấn Xương tạo thành "bát công". Từ đó có thể thấy rằng, Bát tiên của Hoài Nam Vương là tám vị văn nhân, không phải tiên nhân. 5. Đường Bát tiên --- Theo "Thái Thanh Ngọc tập" quyển thứ 8 có ghi chép: Thiên Hoàng chân nhân, Quảng Thành Tử, Hồng Nhai tiên sinh, Bành Tổ, Xích Tùng Tử, Ninh Phong Tử, Mã Sư Hoàng cùng Xích Tương Tử tám người cùng thời Hoàng Đế, đến thời Đường Nghiêu, tám người du ngoạn đến núi Chung Nam. Bởi vì tám vị đều sống vào thời Đường Nghiêu nên được người đời gọi là Đường Bát tiên. 6. Tống - Nguyên Bát tiên --- Như đã nói ở trên, tên và chức danh của mỗi người trong Bát tiên mỗi thời mỗi khác, ví dụ nhá: • Mã Trí Nguyên (Lữ Động Tân tam túy Nhạc Dương lâu): Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão cùng Từ Tiên Ông. • Cốc Tử Kính (Lữ Động Tân tam độ Thành Nam liễu): như trên. • Nhạc Bá Xuyên (Lữ Động Tân độ Thiết Quải Lý nhạc): Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão cùng Trương Tứ Lang. • Phạm Tử An (Trần Lý Khanh ngộ thượng trúc diệp chu): Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Từ Tiên Ông, Trương Quả Lão và Hà Tiên Cô. Vậy ta có thể thấy, Bát tiên của giai đoạn Tống - Nguyên (cho đến đầu triều Minh), những nhân vật phổ biến là Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão, Từ Tiên Ông. Hà Tiên Cô cùng Trương Tứ Lâu thi thoảng mới có xuất hiện. 7. Thượng Hạ Bát tiên Bát tiên phổ biến là Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão, Hà Tiên Cô. Thượng bát tiên: người triều Nguyên có cách lý giải về Bát tiên là Phúc, Lộc, Thọ tam tinh, Trương Tiên, Đông Phương Sóc, Trần Đoàn, Bành Tổ, Ly Sơn Tổ mẫu. Trong các vở tạp kịch triều Minh, Hạ bát tiên có nhiều cách nói: • Hạ Thanh Bình quần sơn khánh thọ: Vương Kiều, Trần Thích Tử, Dư Tiên Ông, Lưu Linh, Trần Đoàn, Hóa Trác, Nhậm Phong Tử, Lưu Hải Thiềm. • Hà Tiên Cô bảo quyển: Quảng Thành Tử, Quỷ Cốc Tử, Tôn Tẫn, Lưu Hải, Hòa Hợp Nhị tiên, Lý Bát Bách, Ma Cô. • Bát tiên thượng tự bảo quyển: Trương Tiên, Lưu Bá Ôn, Gia Cát Lượng, Miêu Quang Dụ, Dư Mậu Công, Lỗ Ninh Tú, Ngưu Lang, Chức Nữ. • Tôn Ngộ Không đại náo hội bàn đào: La Thánh Chủ, Trương Tiên, Lỗ Ban, Trương Can, Lý Vạn, Lưu Linh, Lưu Thiềm và Đỗ Khang. Điều đặc biệt là, Lưu Hải (hay Lưu Hải Thiềm) tuy rằng không nằm trong hàng vị truyền thống, thế nhưng tại một số khu vực, vị này vẫn được xếp vào hàng ngũ Bát tiên. Ví dụ như ở vùng Giang Tây, người ta dùng nhân vật Lưu Hải để thay cho Hán Chung Ly, còn ở Đài Loan lại dùng Lưu Hải thay cho Lam Thái Hòa.
Tôi có ấn tượng rất mạnh với tâm linh đặc biệt là bát tiên, nhiều lúc có cảm giác thần tiên từng là người thân của tôi vậy và từ khi nhận ra điều đó tôi đã học từng cái dẫu khó khăn từ họ.
Cái tên "Bát tiên" chắc hẳn ai cũng quen thuộc, thế nhưng "Bát tiên" mọi người nghe qua, đọc qua, thấy qua chẳng hề đơn giản như thế. "Bát tiên" trong lịch sử, thật ra đa dạng hơn những gì mà mọi người nghĩ.
1. Bát tiên trong Đạo giáo (truyền thuyết dân gian) ---
• Thiết Quải Lý (Lý Huyền)
• Hán Chung Ly (Chung Ly Quyền)
• Trương Quả Lão (Trương Quả)
• Lữ Động Tân (Lữ Nham)
• Hà Tiên Cô (Hà Quỳnh)
• Lam Thái Hòa (Hứa Kiên)
• Hàn Tương Tử (cháu của Hàn Dũ)
• Tào Quốc Cựu (Tào Cảnh Hưu)
Trên đây là tám vị tiên nhân trong Đạo giáo, tạo thành nhóm Bát tiên được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Bát tiên trong Đạo giáo có nguồn gốc từ thời Đường - Tống, dân gian đương thời đã có tồn tại "Bát tiên đồ". Sau này trong các vở tạp kịch triều Nguyên, đều có các dấu ấn của Bát tiên, nhưng người và tên thường có sự biến đổi, như Bát tiên trong "Tam bảo thái giám Tây Dương kí diễn nghĩa" đầu triều Minh, không có nhân vật Trương Quả Lão cùng Hà Tiên Cô, thay vào đó là nhân vật Phong Tăng Tự cùng Huyền Không Tử. Còn trong "Liệt tiên toàn truyện" lại dùng nhân vật Lưu Hải (hoặc Lưu Hải Thềm) để thay cho Trương Quả Lão.
Nhưng kể từ trường thiên tiểu thuyết thần tiên "Đông Du Kí" (còn có tên khác là "Thượng động Bát tiên truyền kì","Bát tiên xuất xứ Đông Du Kí") của Ngô Nguyên Thái đời nhà Minh, các nhân vật cũng như thứ hạng của Bát tiên mới được phân định rõ ràng, từ đó đã được giữ nguyên và lưu hành cho đến ngày nay.
2. Túy trung Bát tiên ---
• Lý Bạch (thi tiên)
• Hạ Tri Chương (tự hiệu Tứ Minh Cuồng Khách)
• Lý Thích Chi (Tả Thừa tướng)
• Lý San (Nhữ Dương Vương)
• Thôi Tống Chi (Tập Phong Tề quốc công)
• Tô Tấn (tác phẩm Bát Quái Luận, Kim tồn thi)
• Trương Húc (Thảo thư)
• Tiêu Toại (bố y)
Đây là tám vị học giả được ví như những tiên nhân "nghiện rượu" vào Đường triều, chính là "Ẩm trung bát tiên", hoặc còn gọi là "Tuý trung bát tiên" hay "Túy bát tiên".
3. Bát tiên của nước Thục ---
Bát tiên nước Thục sơ khai có thể thấy trong tiểu thuyết của Tiêu Tú, cụ thể như sau:
• Dung Thành Công
Là một vị tiên nhân trong tiểu thuyết thời cổ đại, thần tử của Hoàng Đế, một trong những người thầy chỉ dạy Hoàng Đế cách dưỡng sinh. Xuất hiện đầu tiên trong "Liệt Tử • Thang vấn", câu chuyện về ông xuất hiện trong "Hoàng Đế nội kinh • Bạch vấn", "Thần tiên truyện", "Liệt tiên truyện", "Hiên Viên bản kỷ".
• Lý Nhĩ
Chinh là Lão tử.
• Đổng Trọng Thư
Nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục thời Tây Hán, tư tưởng "Bài xích bách gia, độc tôn Nho thuật" của ông được Hán Vũ Đế tiếp nhận, biến Nho giáo thành tư tưởng chính thống trong xã hội TQ cũ, ảnh hưởng đến hơn 2000 năm sau.
• Trương Đạo Lăng
Là người sáng tạo ra Minh Uy Đạo (Thiên Sư Đạo), tổ của đạo Thiên Sư, nói một cách dễ hiểu ông chính là Trương Thiên Sư.
• Nghiêm Quân Bình
Họ Trang, tên Tuân, tự Quân Bình (vì kiêng kị Hán Minh Đế Lưu Trang mà đổi tên thành Nghiêm Quân Bình), là một nhà tư tưởng, đạo gia thời kì cuối Tây Hán.
• Lý Bát Bách
Có 6 cách nói về lai lịch của nhân vật này
1. Người nước Thục, sống đến 800 tuổi nên được đặt là "bát bách"
2. Là Lý Thoát, người nước Thục, sống qua Hạ Thương Chu ba triều đại 800 năm, một nguyên nhân nữa là người ta nói ông vặn mình một cái liền đi được 800 dặm
3. Là Lý A, người Thục Hán thời Tam Quốc, hiệu Bát Bách tuế công
4. Là Lý Khoan thời Tam Quốc
5. Là Hổ Nhĩ tiên sinh Lý Động Tân trong tiểu thuyết "Mao Đình khách thoại" của Tống Hoàng Hưu phục tác
6. Là Lý Chân trong tiểu thuyết "Thụy tan phục chí"
• Phạm Trương Sinh
Là nhà lãnh đạo của đạo phái Thiên Sư tại khu vực Thành Đô ngày nay vào thời Tây Tấn, thừa tướng của quân khởi nghĩ đương thời, được phong thành "Tứ thời bát tiết thiên địa thái sư".
• Nhĩ Chu tiên sinh
Nhĩ Chu là họ kép, tổ tiên của ông là tộc người Hồ Khiết Đan, sống ở vùng sông Nhĩ Chu, thế nên mới có họ này. Nhưng vào thời kì Ngũ Đại, nước Thục cũng có một vị Nhĩ Chu khác, tên Động, tự Thông Vi, hiệu Cư Nguyên Tử.
Vào thời Tống, Lý Phòng cùng 12 người khác được lệnh của Tống Thái Tông biên soạn quyển "Thái bình quảng kí", trong đó ghi chép lại vào thời kì Ngũ Đại, triều Tây Tấn có một đạo sĩ gọi Trương Tú Khanh đã họa lại bức "Thục Bát tiên đồ", tám vị tiên nhân trong bức tranh đó cùng với tám vị kể trên tương đối giống nhau, bọn họ là Lý Kỉ, Dung Thành, Đổng Trọng Thư, Trương Đạo Lăng, Nghiêm Quân Bình, Lý Bát Bách, Phạm Trương Sinh và Cát Vĩnh Quý.
4. Bát tiên của Hoài Nam (Hoài Nam Bát Công) ---
Tương truyền vào thời Tây Hán, Hoài Nam Vương Lưu An thích tiên đạo, chiêu cáo thiên hạ hiền khách phương sĩ, cùng nhau soạn sách lập thuyết, viết thành tập "Hoài Nam hồng liệt". Theo những ghi chép trong "Hoài Nam thư mục" của Cao Tố thời Đông Hán, "Tiểu học tổ châu • danh thần hạ • bát công" của Tống Vương Ứng Lân, tám vị tác giả của quyển sách này là: Tô Phi, Mục Thượng, Tả Ngô, Điền Do, Lôi Bị, Mao Bị, Ngũ Bị, Tấn Xương tạo thành "bát công".
Từ đó có thể thấy rằng, Bát tiên của Hoài Nam Vương là tám vị văn nhân, không phải tiên nhân.
5. Đường Bát tiên ---
Theo "Thái Thanh Ngọc tập" quyển thứ 8 có ghi chép: Thiên Hoàng chân nhân, Quảng Thành Tử, Hồng Nhai tiên sinh, Bành Tổ, Xích Tùng Tử, Ninh Phong Tử, Mã Sư Hoàng cùng Xích Tương Tử tám người cùng thời Hoàng Đế, đến thời Đường Nghiêu, tám người du ngoạn đến núi Chung Nam. Bởi vì tám vị đều sống vào thời Đường Nghiêu nên được người đời gọi là Đường Bát tiên.
6. Tống - Nguyên Bát tiên ---
Như đã nói ở trên, tên và chức danh của mỗi người trong Bát tiên mỗi thời mỗi khác, ví dụ nhá:
• Mã Trí Nguyên (Lữ Động Tân tam túy Nhạc Dương lâu): Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão cùng Từ Tiên Ông.
• Cốc Tử Kính (Lữ Động Tân tam độ Thành Nam liễu): như trên.
• Nhạc Bá Xuyên (Lữ Động Tân độ Thiết Quải Lý nhạc): Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão cùng Trương Tứ Lang.
• Phạm Tử An (Trần Lý Khanh ngộ thượng trúc diệp chu): Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Từ Tiên Ông, Trương Quả Lão và Hà Tiên Cô.
Vậy ta có thể thấy, Bát tiên của giai đoạn Tống - Nguyên (cho đến đầu triều Minh), những nhân vật phổ biến là Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão, Từ Tiên Ông. Hà Tiên Cô cùng Trương Tứ Lâu thi thoảng mới có xuất hiện.
7. Thượng Hạ Bát tiên
Bát tiên phổ biến là Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Thiết Quải Lý, Lam Thái Hòa, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cựu, Trương Quả Lão, Hà Tiên Cô.
Thượng bát tiên: người triều Nguyên có cách lý giải về Bát tiên là Phúc, Lộc, Thọ tam tinh, Trương Tiên, Đông Phương Sóc, Trần Đoàn, Bành Tổ, Ly Sơn Tổ mẫu.
Trong các vở tạp kịch triều Minh, Hạ bát tiên có nhiều cách nói:
• Hạ Thanh Bình quần sơn khánh thọ: Vương Kiều, Trần Thích Tử, Dư Tiên Ông, Lưu Linh, Trần Đoàn, Hóa Trác, Nhậm Phong Tử, Lưu Hải Thiềm.
• Hà Tiên Cô bảo quyển: Quảng Thành Tử, Quỷ Cốc Tử, Tôn Tẫn, Lưu Hải, Hòa Hợp Nhị tiên, Lý Bát Bách, Ma Cô.
• Bát tiên thượng tự bảo quyển: Trương Tiên, Lưu Bá Ôn, Gia Cát Lượng, Miêu Quang Dụ, Dư Mậu Công, Lỗ Ninh Tú, Ngưu Lang, Chức Nữ.
• Tôn Ngộ Không đại náo hội bàn đào: La Thánh Chủ, Trương Tiên, Lỗ Ban, Trương Can, Lý Vạn, Lưu Linh, Lưu Thiềm và Đỗ Khang.
Điều đặc biệt là, Lưu Hải (hay Lưu Hải Thiềm) tuy rằng không nằm trong hàng vị truyền thống, thế nhưng tại một số khu vực, vị này vẫn được xếp vào hàng ngũ Bát tiên. Ví dụ như ở vùng Giang Tây, người ta dùng nhân vật Lưu Hải để thay cho Hán Chung Ly, còn ở Đài Loan lại dùng Lưu Hải thay cho Lam Thái Hòa.
Hồi nhỏ coi phim Đông Du Ký nói về Bát Tiên nè, nhớ cái người cầm giỏ hoa được Tôn Ngộ Không tặng cho 500 năm công lực thành tiên 😁😁
Giọng đọc rất hay, rất truyền cảm, gây cảm hứng cho người nghe.
Hay quá admin ơi
Kiến thức mênh mông..
Cảm ơn 😷
Thanks you
Cảm ơn tất cả các bạn đã ủng hộ!
mọi người đăng ký theo dõi những thông tin thú vị này nha! link đăng ký bit.ly/30alxim
Tiếng của anh hay quá, làm về các truyền thuyết và những câu nói để đời và câu hỏi tại sao đi anh
A ơi giọng a nghe hay lắm luôn
Nói về các vị bà la môn , ông thần tài thổ địa , các vị thánh ở miền bắc viet nam
Cảm ơn anh
Nữa đi ạ em like rồi
TRƯƠNG QUẢ LÃO. Lã Động Tân. HÀ tiên Cô. LÝ thiết Quải....
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
em đang cày phim liên quan đến bát tiên này luôn😁😁
Ad làm về Thất phúc thần của Nhật Bản đi ạ
Làm về lý na tra đi add
Làm về thập bát la hán được không ad ^_^
Ad đang tìm hiểu một số nguồn, sẽ cố gắng ra video sớm nhất ^^
Lên top
@
Mong là biên tập tìm hiểu thật kỹ, sai lệch là không tránh khỏi nhưng hãy cho nó ít nhất có thể, đừng chạy KPI :)))
Mô Phật
Ý tưởng tuyệt vời
Mình vừa xem xong Đông du ký với Bát tiên 1985 xong rất là hay
túy bát tiên là gì mà sao trong túy quyền lại là 1 chiêu thức anh
Nam mô a Di Đà phat
Hán chung ly nâng ly đấm liên hoàn! Mình thấy chiêu này trong túy bát tiên mà ae bợm nhậu bây giờ hay sử dụng!🤣
Nam mô a Di Đà Phật
Lam về thầy ông nội đi
Làm về diêu trì Kim mẫu và ngọc hoàng thượng đế đi ad
Diêu trì thì chưa, Ngọc Hoàng thì bạn xem lại video tứ vị vua cha á, mình có nói sơ qua
lam ve Cuu Thien Huyen Nu di a ad
Ok ad sẽ tìm hiểu thêm, cố gắng ra video sớm nhất có thể ^^
Khổ hạnh mà ngộ đạo là trái ngược với Đức Phật
Có game bát tiên bắc ma ko
Tưởng Lã Động Tân là Phong Đô Đại Đế. Ad giới thiệu qua tên của 10 vạn thiên binh thiên tướng trong Tây Du Ký đi ạ.
Chắc ad khóc luôn quá ^^
Này chắc bác đọc mao sơn tróc quỷ nhân đúng k
@@hoangnguyen4837 đúng r bác. Chắc tầm mấy trăm năm nữa nó cũng như Tây Du Ký hay Phong Thần bây giờ.
Giọng của anh như giọng lồng tiếng á
Chừng nào mới có yêu ma quỷ quái vn vậy
Ad đang lên lịch thu, chắc có sớm thôi ^^
@ ok ad chúc ad 1 ngày tốt lành ;))
LÃO TỬ chịu khó thử Lý Thiết Quải quá hé....
Lý Thiết Quải, gội đầu bên sông, khi say chút được vạn nỗi sầu !!!!
trong phim gọi là Thiết Quải Lý
Ui
🌈🌈🌈🌈🌈💯⭐
👍👍👍
❤
Tả trái hữu phải
nước vn minh củng có nhùi tiên mà
2 vợ chồng đều thiện ác
Nam tã nữ hữu
Bát tiên là 1 loại chè
2 lưu 1 nam thắp nhang 1 nữ thắp nhang
1 lưu viết chữ nữ
Bát tiên là sự tưởng tượng của người Trung Hoa , người Việt Copy văn hoá Trung Hoa , đó là sáng tạo chăng ?
Có người Việt nào nhận bát tiên của mình đâu bạn?
Bát tiên là của người Trung Quốc chưa có người Việt nào nhận Bát tiên là của mk cả
Mình thì thắp nhạng tụng chú lạy muốn chết
Lữ đồng Tân ông ơi
Lã hay Lữ cũng vậy thôi : Lã/Lữ Động Tân.
Bát tiên làm gì có ông nào tên Lữ Đồng Tân 🤣
1 lưu viết chữ nam
Bát tiên gặp tôn ngộ không thì kêu bằng sư phụ
phi kiếm à :)))
Kkkk
Thật ra bát tiên là bán tiên
Lạy
Thấy bà coi bói xàm đến khùng mắc cười quá
nước trung quốc có tốt lành j đâu e
do lãnh đạo của họ thôi, chứ người dân họ vẫn có người tốt người xấu mà
Dân Việt hiểu văn hoá tàu hơn Việt
Cho ad hỏi cái văn hóa là gì?
vì văn hoá Việt tìm hiểu chẳng có gì thú vị