Chân Dung Nghệ Sĩ | MỸ CHÂU - Tiếng hát trỗi từ lòng đất huyền bí [Tập 5] | Kênh NSND Bạch Tuyết

แชร์
ฝัง
  • เผยแพร่เมื่อ 7 ก.ย. 2024
  • #nsndbachtuyet #cailuong #chandung
    MỸ CHÂU - Tiếng hát trỗi từ lòng đất huyền bí
    Trong một thế hệ nghệ sĩ mà mỗi người đều chạm trỗ một bản sắc của riêng mình thì Mỹ Châu là “tác phẩm” độc đáo nhứt, lạ lùng nhứt, từ giọng ca, cách ca đã lập thành một dây đờn riêng - Dây Mỹ Châu cho đến định danh một phong cách biểu diễn.
    Về cơ bản, nghệ sĩ Mỹ Châu có giọng trầm thấp. Lại là một nghệ sĩ luôn giữ nếp sống mực thước nên để dưỡng giọng cho ngày phúc khảo vở Tìm lại cuộc đời, Mỹ Châu đã nhờ nhạc sĩ Hoàng Thành hạ thấp dây đờn xuống một cung (tức một quãng 😎. Một thử thách đặt ra cho người nhạc sĩ tài hoa này là đờn cho vở diễn trực tiếp tại sân khấu thì không thể chỉnh dây lên xuống, nhất là người đóng cặp với Mỹ Châu lúc này là danh ca Thanh Tuấn nên Hoàng Thành đã nghĩ cách đặt một mẫu gỗ nhỏ chặn dây đàn để nhấn chữ đờn ở nốt hò - đô lên hò la. Và anh đã thành công.
    Thấp hơn dây đào một bực, lấy PHAN làm HÒ, dây hò ba, làm ra dây Mỹ Châu là từ đó. Là khi “dây đờn kìm đã đổi sang kiểu dây cải lương tức dây HÒ - XANG rồi, nên thấp hơn một bực của chữ LIU trên dây TANG là PHAN chứ không phải CỐNG” (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc An trong Đờn ca tải tử Nam Bộ - khảo và luận).
    Từ cái chất trầm, buồn đặc biệt tự nhiên ấy, cách Mỹ Châu chuyển điệu từ ngâm sang nói lối vào bài ca, rồi quãng đổ giọng để xuống hò cũng tự nhiên một cách đặc biệt, như thể Trời cho, Tổ đãi. Người nghe thấy lạ; hoặc quen nghe cách xuống hò vọng cổ bấy lâu có thể ngờ ngợ nhưng với quãng giọng trầm thấp ấy, Mỹ Châu đã có một sự lựa chọn khôn ngoan, là CHÍNH MÌNH. Nhìn ở góc độ mỹ học thì nó hội đủ tính chân - mỹ, Châu không hề cố làm khác lạ; mà sự khác lạ cái bình thường được trau chuốt đẹp đẽ là một tố chất nghệ sĩ của Mỹ Châu. Tôi thích và trọng điều đó, ở Mỹ Châu.
    Cái hay là từ chất giọng đến sắc diện, vóc dáng, thần thái của Mỹ Châu, nó hòa quyện vào nhau để toát lên một phong cách khuê các, một thiên tư trâm anh mà cô được ban cho và ý thức gìn giữ, nâng niu, chăm chút. Mê Mỹ Châu là điều dễ hiểu, dễ thấy. Nhưng để hiểu và tường tận một tài năng ca diễn, nhất là diễn xuất của Mỹ Châu thì có khi bạn phải cần chút… kiên nhẫn. Bởi, sự chuyển động trên khuôn mặt, cơ mặt của Châu không nhiều, thậm chí rất kiệm; cả chuyển động về bộ - điệu. Nhưng, đó sẽ là những khoảnh khắc rất đắt.

    Hãy xem Mỹ Châu chuyển động trong Tâm sự Ngọc Hân, cảnh đầu, khi nghe nhũ mẫu kể về ông Huệ của quân Tây Sơn, chỉ thoáng một nét ngước mắt như giấu đi niềm hy vọng. Cho đến khi giáp mặt tướng quân Nguyễn Huệ thì Mỹ Châu đã để cho Ngọc Hân len lén nửa mừng vì giang sơn từ nay đã đổi khác; nửa tủi hờn cho phận mình bấy lâu bị giam cầm trong gác tía lầu son. Cho đến cảnh cao trào bức mật thơ vu oan nàng là nội gián của triều Lê, Mỹ Châu vẫn giữ ánh mắt u trầm ấy, vẫn khuôn mặt ít biểu lộ nhất có thể nhưng trong giây khắc, hai giọt nước mắt chảy tự hồi nào, tràn khô xuống má. Tôi đã PAUSE lại khoảnh khắc xuất thần ấy.

    Cảm giác Mỹ Châu đã tạc nên một pho tượng đá. Đá có linh hồn. Đá chảy nước mắt. Nỗi hàm oan, nỗi đau xót như tích tụ tự ngàn năm, trăm năm. Không dễ để nuôi dưỡng một đường dây cảm xúc và diễn xuất như thế. Tự dưng, tôi hình dung Mỹ Châu như một bản thể được tái sinh từ muôn vạn kiếp của một BHAVAVARMAN ( 1 chức tước trong hoàng thân) thuộc vương quốc Phù Nam, vốn đã sản sinh ra dòng văn hóa Óc Eo, từng tồn tại ở lưu vực Vàm Cỏ, được khai quật ở di chỉ Bình Tả - Long An.
    Ai biết được dưới những lớp phù sa của dòng Mê Kông - kết tụ hai nhánh sông Vàm Cỏ ấy, là trầm tích của một nền văn hóa rực rỡ, một vương quốc huyền bí đã bị vùi sâu. Tiếng hát Mỹ Châu như trỗi lên từ lòng đất cổ, nó mặc niệm cho một dấu tích huy hoàng, một đền đài lộng lẫy.

    Xem Mỹ Châu trong Nàng Hai Bến Nghé, Khách sạn hào hoa sẽ thấy những lát cắt của khuôn mặt nhân vật được cô khắc họa cho từng trường đoạn hết sức tinh tế. Với các vai xã hội, sức mạnh biểu đạt đến từ nội tâm, không cần bất cứ sự ồn ào nào; với các vai cổ trang, có sự lộng lẫy nhưng không rần rần rộ rộ. Sức hút đến từ một nội lực dồi dào, sự quyến rũ đầy ma mị. Điều này lý giải vì sao khi vừa tỏa sáng, báo giới và công chúng ngày ấy đã gọi Mỹ Châu là nàng Lolita, một nhân vật tràn ngập phim ảnh thế giới lức bấy giờ. Thật ra cái đẹp của một “tiểu nữ thần” mà Nabokov mô tả (trong tác phẩm Lolita) chỉ là tảng băng trôi, cái tài tình của nhà văn Mỹ gốc Nga này là phơi bày sự xung đột giữa một khát vọng tự do, đẹp đẽ của Tiểu nữ thân Lolita và dục vọng luôn bị che giấu, ngụy trang trong ham muốn, bản năng của lão Humbert.
    Tiếng hát của Mỹ Châu, nét đẹp u hoài của khuê nữ Mỹ Châu ngày ấy như một sự đánh thức phần đẹp đẽ - là phần thưởng tự do nhất mà công chúng tìm thấy, nhận ra ở người nghệ sĩ này.
    ….

ความคิดเห็น • 252